14 tháng 5 2024

Bước qua 60 năm cuộc đời, cuộc sống bắt đầu làm phép trừ với mỗi chúng ta.



Sớm hay muộn, cuộc sống sẽ lấy đi sức khoẻ: Đã đến lúc gặp tí mưa là ốm, gặp chút lạnh là cảm. Đã đến ngày xương khớp đau nhức. Bạn bè cùng trang lứa đã có người ngồi xe lăn…

U60. Đã nhận thấy có phép trừ về thể chất.
Tiếp theo, cuộc sống dùng phép trừ với tinh thần. Tình bạn mấy chục năm gắn bó bên nhau, nhóm bạn cùng sở thích… đã dần bị chia cắt giải tán. Trước kia chỉ alo là tụ tập, hú một tiếng là lên đường. Bây giờ khó lắm vì mỗi người có những lí do của riêng mình.
Tinh thần và năng lượng bị giảm.
Bước qua tuổi 60, cuộc sống đã và đang lấy đi một vài giấc mơ của ta, phá hỏng một số mong muốn hay hoạch định tương lai, đẩy ta vào thế bị động…
Không có ai mãi mãi khỏe. Không có tình cảm nào mãi trường tồn. Chẳng tương lai nào là chắc chắn. Đó là quy luật vô thường. Hiểu, biết ơn những điều bất như ý mà cuộc sống mang đến để dạy ta chấp nhận mọi sự như nó đang là và đặc biệt để rút ra bài học cho chính mình khi bước sang giai đoạn cuối của cuộc đời.
Biết ơn vài cơn đau, vài trận ốm mà cuộc sống mang đến từ lúc bước qua tuổi 60. Có đau ốm mới biết trân quý sức khỏe. Có đi bệnh viện, nhìn bước chân nặng nhọc đau đớn của bệnh nhân cùng đôi nạng hay ánh mắt bất lực của người ngồi xe lăn mà tự nghĩ từ nay mỗi khi ra đường phải đi chậm rãi an toàn hơn. Cần yêu thương chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của chính mình.
Biết ơn bài học về tinh thần khi ta thấy thiếu vắng tiếng cười tiếng nói rôm rả. Cô đơn để mình tìm ra niềm vui tự thân. Để mình chắc chắn rằng có mọi người mình sẽ rất rất vui. Nhưng khi không có ai, mình tự quay vào bên trong, tự yêu bản thân bằng cách tìm và tạo niềm vui cho chính mình.
Biết ơn những bất thành trong hoạch định tương lai. Nghịch cảnh dạy ta cách chấp nhận, tôi luyện ra bản lĩnh và ta hiểu không có con đường nào là cụt cả. An trú trong hiện tại. Mọi việc còn lại thuận theo duyên như dòng nước chảy.
Bước qua tuổi 60, cuộc sống bắt đầu làm phép trừ với sức khỏe, tinh thần vv… của mỗi chúng ta. Phép trừ với số bị trừ là những năm tháng còn lại ngày càng nhỏ, số trừ là những khó khăn khắc nghiệt ngày càng to. Trừ cho đến khi hiệu số là đường thẳng trên màn hình monitor đo nhịp tim...
Ngay bây giờ, hãy chọn cho mình cách sống tích cực để không bao giờ ta phải hối tiếc và trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ta vẫn có nội tâm an yên.
(Viết linh tinh khi ngồi ở hành lang bệnh viện)


Học đông học tây, bằng này cấp nọ, vậy mà tôi vẫn giật mình khi đọc bài House & Home của kts Võ Thành Lân.
Té ra, căn nhà nhìn thấy được, sờ mó được, ra vào để trú ngụ được, nó chỉ là house thôi. Còn home, cũng là cái nhà đấy, nhưng nó khác xa lắm.
Home - nhà tôi, là nơi mà tình yêu và nhớ nhung của ta luôn hướng về, nơi gìn giữ bền vững cội nguồn, nơi chứa đựng vô vàn kỷ niệm.
Thế nhưng, xoay quanh cái home ấy, mỗi thời, cách nhìn nhận về home cũng mỗi khác, mỗi thế hệ, thái độ ứng xử với home, cũng có ít nhiều bi hài xoay quanh.
House & Home, một tản văn thú vị và đáng đọc!
******
HOUSE - HOME

(Tác giả: kts. Lan Vo)
Có nhiều từ mà người Việt chúng ta khi nói, khi viết, thường dùng với khái niệm rất chung chung, ví dụ như từ “nhà”.
“Nhà”, hàm nghĩa rất rộng. Theo chức năng thì có: nhà ở, nhà ăn, nhà thương, nhà hát, nhà quốc hội, nhà vệ sinh, nhà thổ. Theo chức danh thì có: nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà phê bình. Theo hình thức thì: nhà biệt thự, nhà cao tầng, nhà tranh, nhà ngói, nhà lá. Theo đánh giá thì: nhà nghèo, nhà giàu. Ôi chao, vô số “nhà”, cơ man “nhà”, và, có một từ, gần như nghĩa của nó bao gồm tất cả: “nhà tôi”.
Trong khuôn khổ tản mạn này, người viết chỉ muốn nói một chút chơi, về khái niệm gần gũi và thiết thân nhất của từ “nhà” theo tiếng Anh “house - home”.
Người Mỹ có câu rất hay để phân biệt house và home: your house is nice, but I want to go home (nhà anh thì đẹp đấy, nhưng tôi chỉ muốn về nhà mình).
Đến đây, lại sực nhớ câu mà các lãng tử thường nghêu ngao: giang hồ ta chỉ giang hồ vặt / nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà (Giang Hồ - Phạm Hữu Quang).
Nhưng than ôi, thời buổi bây giờ, nấu cơm bằng nồi cơm điện thì làm sao mà nghe được tiếng cơm sôi. Muốn nghe được cái âm thanh reo vui ấy, chỉ có thể là từ mép của chiếc nồi gang, đặt trên bếp cà ràng ông táo, củi cháy phừng phừng đút phía dưới.
Muốn nghe được âm thanh reo vui ấy, chỉ có thể là từ nơi mà bà mụ bắc ấm nước đỡ đẻ cho mẹ ta. Từ nơi mà nước trong ấm ấy, được lấy từ cái giếng sau hè, do ông nội ta đào để uống, để tưới hàng cau của bà nội, trồng hai bên lối vào nhà.
Rồi thì cái bộ phản ăn cơm từng là nơi ta nằm ăn đòn, vì ham chơi trốn học, là do công của bố và chú ta xẻ trên rừng kéo về, cả mấy cây cột, cây kèo cũng thế. Cho nên ở đó, ở nơi mà từng tấc vuông sống, đều ngập hơi ấm bàn tay của những người thân thuộc, chắt chiu dựng xây, không chỉ ngôi nhà, mà còn se chỉ để thắt, bện những sợi dây vô hình, nối kết con người và lịch sử, nối kết quá khứ vào hiện tại. Bởi thế, hỏi sao mà, ta chỉ muốn về nhà mình thôi.
******
Có một đôi, tuổi đã sồn sồn sắp lấy nhau, cần khẩn cấp một tổ uyên ương đến gặp tôi, nhờ vẽ giúp nhà. Tôi bảo, ông bà cần gì, thích gì, nói hết ra xem. Chàng từ tốn trình ra bảy, tám, ý thích, yêu cầu. Còn nàng, tất nhiên là gấp đôi.
Trước gần hai mươi cái gạch đầu dòng, tôi phân tích cho họ hiểu là chúng đá nhau loạn xạ, nên, muốn có cái này, phải bỏ qua cái kia. Chưa dứt lời, thì giữa chàng và nàng, đã xảy ra một trận võ mồm chí chóe, ỏm tỏi. Ai cũng cho ý của mình là đúng, dứt khoát phán theo kiểu hạ thủ bất quờn, để rồi tiếp theo, cả hai hầm hầm phủi đít ra về quên cả chào kiến trúc sư.
Cái hợp đồng góp gạo nấu cơm chung ấy, xem ra vẫn còn vô số điều khoản, mang màu sắc cá nhân, chưa thỏa thuận được. Nghĩa là, còn lâu, kiến trúc sư cứ việc ngồi đó mà hóng tiếp nhé.
Giới trẻ "hiện đại" bây giờ, nhìn về về cái home tương lai của mình theo tiêu chí 3C: condo - car - credit card. Nơi hẹn hò giờ đây, không phải là cây rơm còn thơm mùi lúa mới, hay bóng tre bên bờ ao, hay giậu mồng tơi xanh rờn như cha thơ sĩ nhà quê nhát cáy nào đó mô tả. Chỉ cần bấm một cái tin nhắn tới một địa chỉ năm chục một giờ, bảy chục hai giờ nhan nhản ngoài phố, cho nó nhanh. Cuộc đời chỉ là những việc cần giải quyết thế thôi, chẳng gì phải lăn tăn.
Người Pháp có câu: mỗi ngôi nhà là một ước mơ. Đúng thế, khi vào tuổi trưởng thành, ai cũng từng có một giấc mơ, mơ về một “ngôi nhà và những đứa trẻ”, nhưng đôi khi lại quên rằng, để biến những giấc mơ ấy thành hiện thực thì phải tự làm lấy là chính.
Về những đứa trẻ thì không ai dạy, cũng làm rất hăng. Riêng ngôi nhà thì có khi lại trao giấc mơ của mình vào tay người khác, các kiến trúc sư. Mà các kiến trúc sư, tài giỏi mấy, cũng chỉ thiết kế ra được những cái house để ở chứ làm sao mà vẽ ra được cái home?
Và các bạn cũng nên biết thêm, rằng có đến 80% các kiến trúc sư đều trở nên bối rối, khi phải tự thiết kế và xây dựng ngôi nhà cho chính mình (20% còn lại thì chưa đủ tiền để xây nhà). Nên, nếu có ai thắc mắc với các kiến trúc sư, vậy chứ khi xây nhà cho mình, chắc các ngài có nhiều ý tưởng hay ho mới lạ lắm, phải không? Thì phần lớn sẽ được nghe trả lời: Ối giời, ý tưởng cái mẹ gì, làm nhanh để có chỗ ở và làm việc, bả thích gì thì cứ theo đó mà làm cho nó yên chuyện.
Thời nay người ta đi mua căn hộ tái định cư, cao cấp, đẳng cấp gì gì đó, với quan tâm hàng đầu là, nếu có sự cố thì tôi thoát ra bằng đường nào. Nỗi lo này là thực tế, thực tế như là, có dễ bán, có dễ cho thuê không.
Cứ thế, chưa vào đã tính thoát ra, chưa ở đã tính bán đi. Cho thấy, đơn giản, đó chỉ là một cái house hay apartment tạm trú qua ngày. Lên voi người ta xây lâu đài biệt phủ. Xuống chó, thì bị nhét vào cái hốc nhỏ trong căn nhà to, mà nghiền ngẫm cái sự đời. Cái sự đời hướng người ta chúi mũi vào chiếc Lexus mà quên mất cây Ô Liu. Và như thế, kết quả cuối cùng không mấy khó để đoán ra.
Chiếc Lexus và cây Ô Liu, luôn là bài toán và vấn đề khó giải. Khó, nhưng không phải là không thể.
******
Từ xa nhìn thấp thoáng thấy chiếc cổng làng, cảm tưởng dường như mình đã về đến nhà. Dường như đã về đến nhà, vì nơi đó, tôi sẽ gặp những người quen biết, thân thương; vì nơi đó, tôi có thể lang thang đêm ngày mà không e ngại bất cứ điều gì; vì nơi đó, tôi có thể trút bỏ lại sau lưng, tất cả những phiền toái lo toan, đa đoan vướng bận, sách nhiễu nhì nhằng, mệt mỏi ám ảnh. Cái nơi mà, khái niệm về quê hay về nhà là một khái niệm không thể tách rời.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ ecological (sinh thái, chất lượng của môi trường) được xuất phát từ chữ Hy Lạp: oikos (ngôi nhà), cho nên, không chỉ “quê tôi, ai cũng có một dòng sông bên nhà”, mà còn là, quê tôi, nơi cho tôi một tình yêu để quay về.
Hỏi rằng người ở quê đâu,
Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà
(Chào Nguyên Xuân - Bùi Giáng)
Alexandre Yersin đến Nha Trang từ cái thời, nơi đây còn là một vùng biển hoang sơ. Ông sống, làm việc rồi một thân một mình chết ở xứ sở xa xôi này. Ông có “gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người” như trong mấy câu vọng cổ ai oán hay ngân nga không nhỉ? Không, ông đã sống và mất đi trong cái home chung thân thiết của cả một miền quê, của cả nhân loại. Cái home ông tự tạo dựng bằng tấm lòng nhân ái cao cả của mình. Một cái home thật sự, không nhất thiết phải có “ngôi nhà và những đứa trẻ”, mà nó là một không gian rộng lớn, một homeland, quê nhà thân thương và quyến luyến.
******
Đêm nhớ về Sài Gòn, bóng mẹ hiền mờ mờ bên sông, mắt người tình một trời mênh mông (Đêm Nhớ Về Sài Gòn - Trầm Tử Thiêng). Nhớ về, nhớ về Sài Gòn, giờ đây chính là nhớ về mẹ; giờ đây, chính là nhớ về bạn bè, chính là nhớ ánh mắt người tình. Còn đâu một Sài Gòn - homeland (quê nhà, nơi ta sinh ra và lớn lên)? Nếu có còn chăng, chỉ là một quê nhà như chiếc vỏ rỗng màu mè, chứa những tàn phai, để ai kia, vội vã trở về, rồi lại vội vã ra đi.
Nhưng vẫn phải nhớ về, cái nỗi nhớ cứ canh cánh trong lòng, bởi lơ mơ “sẽ không lớn nổi thành người” (bị dọa thế mà).
Ôi, giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xa.
Tội nghiệp thằng bé!



NGƯỜI THÀNH CÔNG KHÁC NGƯỜI THƯỜNG 21 THÓI QUEN SAU
1. Không ngng hc hi.

2. Đọc ít nht 1 quyn sách mt tháng.

3. To thói quen ghi chép.

4. Qun lý thi gian thông minh.
5. Chi tiêu thông minh, qun lý tài chính vng chc.

6. Làm vic tp trung.

7. Dành mt khong thi gian mt mình để suy nghĩ và làm vic.

8. La chn nhng vic quan trng để tp trung làm trước.

9. Làm vic nhiu không bng làm vic thông minh.

10. Ngoài gi làm vic, hn chế ti đa s dng thiết b công ngh.

11. Biết cách giao vic cho người có năng lc mi làm được nhiu vic hơn.

12. Phi biết nm bt thi cơ, đôi khi liu mt chút.

13. Không nên bng lòng vi vòng an toàn ca chính mình.

14. Xây dng tm nhìn, đi trước đón đầu.

15. To du n để khác bit vi đám đông.

16. Không tho mãn vi kết qu hin ti.

17. Phân bit rõ ràng suy nghĩ thc tế vi o tưởng.

18. Hiu rõ bn thân. Mình là ai, mình là người như thế nào, mình thc s mun điu gì?

19. Có mc tiêu và kế hoch rõ ràng.

20. Rèn luyn suy nghĩ, nhân cách, tư duy tích cc.

21. Chia s kinh nghim bn thân, đối x tt vi mi người xung quanh.

Sưu tm



CÁNH CỬA KHÔNG KHOÁ…

Cô nhẹ nhàng gõ cửa, nhưng trong lòng đột nhiên có một dự cảm xấu. Cô gái giật mình khi đẩy cửa: “Thật lạ, trước đây mẹ không bao giờ quên khóa cửa.”

Trong một căn nhà nhỏ của một thôn nhỏ ở một vùng nông thôn hẻo lánh có một người mẹ và cô con gái sống trong một căn nhà nhỏ. Người mẹ thường sợ bị mất trộm đến nỗi vào mỗi đêm bà luôn khóa cửa bằng ba ổ khóa.

Cô con gái rất chán ghét cuộc sống nông thôn nhàm chán, nó cứ như một bức tranh khung cảnh không có gì thay đổi. Cô khao khát được lên thành phố, muốn nhìn thấy thế giới tuyệt đẹp mà cô đã tưởng tượng qua đài phát thanh.

Vào một buổi sáng, cô đã lẻn ra khỏi nhà khi mẹ cô đang ngủ, rời bỏ mẹ để theo đuổi giấc mơ hão huyền.

“Mẹ ơi, mẹ hãy coi như không có đứa con gái này!”

Thật tiếc là thế giới này không đẹp đẽ đến nao lòng như cô từng tưởng tượng.

“Mẹ ơi!”

Sau mười năm, cô gái trưởng thành lê tấm thân tàn tạ và một trái tim tan nát trở về quê hương.

Khi cô về đến nhà đã là đêm muộn, ánh sáng yếu ớt len ​​qua khe cửa. Cô nhẹ nhàng gõ cửa, nhưng trong lòng đột nhiên có một dự cảm xấu. Cô gái giật mình khi đẩy cửa: “Thật lạ, trước đây mẹ không bao giờ quên khóa cửa.”

Người mẹ với thân hình gầy gò cuộn tròn trên nền nhà lạnh lẽo đang ngủ thiếp đi với dáng vẻ đau lòng.

"Mẹ ... mẹ ..."

Nghe thấy tiếng khóc của con gái, người mẹ mở mắt ra, không nói lời nào, ôm lấy bờ vai mệt mỏi của con gái. Sau khi khóc một hồi lâu trong vòng tay mẹ, cô con gái bỗng tò mò hỏi: "Mẹ ơi, sao hôm nay mẹ không khóa cửa, lỡ có người vào nhà thì sao ạ?"

Bà mẹ trả lời: "Không phải chỉ mỗi hôm nay, mẹ sợ giữa đêm con đột ngột về nhà, nên mười năm nay mẹ chưa từng khóa cửa".

Ngày nào cũng vậy, người mẹ đã chờ đợi cô gái quay về suốt mười năm nay, đồ đạc trong phòng của cô vẫn được giữ nguyên như cũ. Đêm đó, hai mẹ con trở lại như cách đây mười năm, khóa chặt cửa rồi ngủ thiếp đi.

Cánh cửa không khóa bởi vì tình yêu thương của gia đình là cái nôi của hy vọng.

Hãy cảm ơn sự ấm áp của ngôi nhà vì đã tạo động lực để chúng ta không ngừng trưởng thành.

Đức Nhã -Theo CMoney 
( Nguyễn Hoàng Diễm Sưu tầm bài và hình ảnh)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét