12 tháng 6 2024

Chân dung đại gia Sài Gòn 'tiền tiêu mấy đời không hết'

 

Là một trong tứ đại phú hào giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa, ông Đỗ Hữu Phương được cho là sở hữu khối tài sản nhiều đến mức tiêu mấy đời không hết, đất đai nhà cửa ở đâu cũng có.

Đại gia Đỗ Hữu Phương từng có khối tài sản lừng lấy Sài Thành một thời. Tương truyền tiền của của ông tiêu mấy đời không hết, đất đai nhà cửa ở đâu cũng có.

Người Sài Gòn xưa có câu "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hoa", để chỉ tứ đại phú hào giàu có bậc nhất ai ai cũng biết đến. Trong đó "nhì Phương" là chỉ ông Đỗ Hữu Phương, đại gia có khối tài sản siêu "khủng", chỉ thua kém ông Huyện Sỹ người được mệnh danh giàu có hơn cả vua Bảo Đại.

Đại phú hào giàu lên nhờ con đường quan lộ

Ông Đỗ Hữu Phương (sinh năm 1841, mất năm 1914), là người gốc Hoa, con trai của một đại địa chủ Nam Kỳ thời bấy giờ. Gia đình ông sở hữu đất đai rộng lớn, trồng lúa, cây ăn trái ngút ngàn và hàng trăm căn nhà mặt tiền cho thuê.

Ông Đỗ Hữu Phương có tầm hiểu biết, giỏi ngoại ngữ, có chí làm quan và làm giàu. Từ một quan chức nhỏ, ông được người Pháp thưởng Tam đẳng bội tinh, triều đình Huế phong hàm Tổng đốc.



Đại phú hào Đỗ Hữu Phương giàu nhất nhì Sài Gòn xưa. Ảnh: Internet  

Năm 1861, ông Phương chớp thời cơ tiếp xúc làm việc với người Pháp khi Sài Gòn mở cửa tự do buôn bán với thế giới bên ngoài.

Thời điểm đó, ông giữ chức Trưởng khu Chợ Lớn, sau thành huyện Chợ Lớn. Đến năm 1872, ông Phương là Đốc phủ tỉnh Chợ Lớn. Năm 1897, ông về hưu.

Từ đây, có thông tin cho rằng dù xuất thân trong gia đình giàu có, buôn bán nhưng ông Phương lại giàu lên nhờ con đường quan lộ chứ không phải việc kinh doanh.

Bên cạnh đó, vị phú hào này còn được thừa hưởng khối tài sản kếch xù, đồng lúa bạt ngàn, cửa hiệu buôn bán từ người bố của mình. Mỗi mùa vụ ông đều thu lợi lớn, kết nối với các tiểu thương, xây dựng hệ thống bán buôn riêng biệt. Ngoài ra, ông cùng gia đình cai quản bất động sản cả một vùng rộng lớn về phía bắc của Sài Gòn xưa.




Ông Đỗ Hữu Phương thời trẻ. Ảnh: Internet 

Tiền của nhiều đến mức ăn mấy đời không hết

Độ giàu có của ông Đỗ Hữu Phương được người ta nói rằng tiêu mấy đời cũng không hết. Thóc lúa trong nhà đại gia này chất thành núi. Vợ ông Phương là người giỏi giang, tháo vát, biết nắm bắt thời thế nên trúng mùa, bán ra với giá cao khiến gia đình đã giàu càng thêm giàu hơn.



Dinh thự bề thế của gia đình ông Đỗ Hữu Phương. Ảnh: Internet

Người ta đồn rằng, gia đình ông có riêng một đội đếm tiền được sắp xếp bí mật trong căn phòng phía sau nhà. Vào mùa vụ hoặc dịp thu tiền của thương lái, đội nhóm này ăn ngủ tại chỗ chỉ để đếm tiền. Tiền sau khi đếm xong được buộc chặt cất vào phòng kín kiên cố và khóa nhiều lớp. Chùm chìa khóa của căn phòng chỉ có vợ ông Phương được giữ và nó gần như là vật bất ly thân đối với bà, thậm chí lúc đi ngủ cũng nắm chặt trong tay...

Sự giàu có của vị đại gia Sài Gòn còn thể hiện ở việc khách tới nhà chơi đều được ông Phương đãi rượu sâm banh, ăn bánh petits beurres de Nantes và uống cà phê De la Paix. Đây là những món thượng hạng chỉ dành cho giới nhà giàu.

Theo Hoàng Minh (Kienthuc.net.vn)



Vị hoàng đế được ghi vào kỷ lục Guinness thế giới: Cưới 500 vợ, sinh 525 con trai và 342 con gái, vẫn sống đến 80 tuổi.


Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để chứng minh thực hư một người đàn ông có thể sinh tới hơn 800 người con. Kết quả vô cùng bất ngờ.

Vị vua sinh con nhiều nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl (1645-1727) là một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử Morocco (Maroc, quốc gia nằm ở phía Bắc châu Phi). Ông lên ngôi năm 26 tuổi, khi đó Morocco đang suy yếu bởi chiến tranh nội bộ giữa các bộ lạc, nhưng với những chính sách đúng đắn, ông đã nhanh chóng chấn hưng được đất nước.

Sultan Moulay Ismaïl là vị vua đầu tiên của vương triều Alaouite với thời gian trị vì dài nhất trong lịch sử nước này, từ 1672-1727. Ông khẳng định mình là dòng dõi nhà tiên tri Muhammad của đạo Hồi.

Trong những năm đầu tiên đăng quang, Moulay Ismail luôn ở trên chiến trường. Ông đích thân chỉ huy quân đội và chiến đấu ở phía bắc và phía nam, ông sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để đánh bại lực lượng yếu kém trước và tiếp tục mở rộng quyền lực của mình. Moulay Ismaïl được coi là một vị vua tàn bạo và khát máu.



Minh họa chân dung vua Sultan Moulay Ismail

Khi mới lên ngôi, ông đã cho bêu đầu 400 người thuộc phe đối lập tại thành phố Fez. Trong 55 năm tiếp theo, ông ra lệnh giết chết 30.000 người, chưa tính đến kẻ thù bị giết trên chiến trường.. Thậm chí, vị vua tàn bạo này còn từng ra lệnh trưng bày hàng ngàn đầu lâu của kẻ thù trong lễ lên ngôi. Ismail đã dẫn dắt Maroco đến sự thịnh vượng, đưa đất nước nhỏ bé, sơ khai, chỉ nằm trên bờ biển này dần lớn mạnh, đồng thời cũng là người sáng lập ra vương triều Alawite có thể duy trì đến ngày nay.

Sau khi đạt được thành công lớn trong sự nghiệp, Ismail bắt đầu đam mê thú vui bản thân, ra lệnh chiêu mộ những người đẹp từ khắp nơi trên thế giới từ Châu Á, Châu Âu, Châu Phi,...Theo ghi chép lịch sử, hậu cung của ông có hơn 500 người vợ đến từ các quốc gia khác nhau, có người mới 15 tuổi và có người già đến 40 tuổi.

Bởi vì cuộc sống buông thả, ông đã sinh ra tổng cộng 525 con trai và 342 con gái, kỷ lục này quả thực là chưa từng có. Thậm chí, sách Kỷ lục Guinness đã ghi nhận, đây là người nhiều con nhất mà lịch sử thế giới.

Thực hư một người đàn ông có thể sinh hơn 800 đứa trẻ

Dựa trên các báo cáo của Dominique Busnot - một nhà ngoại giao Pháp từng nhiều lần viếng thăm Morocco ghi chép lại rằng, quốc vương có tới 1.171 người con cùng với 4 bà vợ chính thức và 500 thê thiếp, tại thời điểm năm 1704. Khi đó, Ismail 57 tuổi và lên ngôi vua được 32 năm. Con số này thậm chí còn nhiều hơn những ghi chép lịch sử khác là hơn 800 người con.

Một số nhà nghiên cứu nhận định, Ismaïl không thể có số lượng con nhiều như Busnot đã công bố. Nguyên nhân là do phụ nữ chỉ có thể thụ thai trong một vài ngày mỗi tháng, những ngày còn lại tinh trùng không thể nào thụ tinh cho trứng. Ngoài ra, nhiều phụ nữ còn chịu ảnh hưởng của căn bệnh hiếm muộn và vô sinh, đặc biệt xảy ra ở các quốc gia đang phát triển.

Song, một số chuyên gia khác cho biết khả năng trên hoàn toàn có thể xảy ra.



Vua Sultan Moulay Ismail hoàn toàn có thể sinh được hơn 800 người con, thậm chí là nhiều hơn

Để giải quyết nghi vấn, các nhà khoa học xây dựng chương trình mô phỏng máy tính để tìm hiểu xem, Ismaïl cần phải quan hệ tình dục bao nhiêu lần mỗi ngày để trở thành cha của 1.171 đứa trẻ trong 32 năm. Mô phỏng cũng đưa ra mọi khả năng về chu kỳ kinh nguyệt của những người vợ, thời gian rụng trứng, chất lượng tinh trùng và sinh lực của vua.

Kết quả cho thấy, Ismaïl chỉ cần duy trì tần suất "yêu" chính xác là 0,83 - 1,43 lần/ngày để sinh ra số con kỷ lục. Hơn nữa, nhà vua không cần dùng hết hậu cung gồm 4 bà vợ và 500 thê thiếp, mà chỉ cần từ 65-110 phụ nữ. Tiến sĩ Elisabeth Oberzaucher, tác giả nghiên cứu nhấn mạnh thêm rằng, các kết quả có sự khác nhau, phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu sinh sản được áp dụng.

"Chúng tôi rất thận trọng với những tính toán của chính mình, và Ismaïl có đủ khả năng để sinh ra số lượng con nói trên", Live Science dẫn lời Elisabeth Oberzaucher. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos Once đầu năm 2014.

Như vậy, con số 1.171 người con hay 888 người con như các ghi chép là có thể xảy ra vì giới hạn sinh con của một người đàn ông trong cuộc đời lớn hơn rất nhiều lần phụ nữ. Bởi, anh ta không mất thời gian mang thai và hồi phục.

Được biết, Ismaïl luôn trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ phụ nữ nào dám ngoại tình. Đối với những thê thiếp không chung thủy, Ismaïl đích thân bóp cổ họ tới chết hoặc ra lệnh cắt bỏ ngực hoặc nhổ răng. Nam giới để mắt tới vợ hay thê thiếp của ông cũng bị xử tử.

Theo Nguyễn Phượng (Nguoiduatin.vn)


Trung Quốc phát hiện mộ cổ tinh xảo khó tin, nghi của vị vua sống cách đây 2.200 năm


Giữa tháng 04, giới khảo cổ Trung Quốc tuyên bố khai quật mộ cổ nước Sở lớn nhất từng phát hiện, nhiều khả năng thuộc về một vị vua.



Ảnh: SCMP/Xinhua

Ngôi mộ được khai quật ở tỉnh An Huy ước tính niên đại 2.200 năm, có kiến trúc phức tạp hiếm thấy. Giới khoa học đã bắt đầu quá trình khai quật từ năm 2019, một phần do trộm mộ liên tục nhắm vào công trình này.

Khu vực khai quật bao gồm hầm chứa ngựa và xe ngựa, bãi chôn hiến tế và nghĩa địa. Một trong những cổ vật đáng chú ý được tìm thấy là một tấm chiếu trúc.

"Kỹ thuật đan chiếu trúc gần giống như ngày nay. Sau khi xác định bằng công nghệ carbon, chúng tôi kết luận tấm chiếu có niên đạt từ 400-232 TCN," Zhang Zhiguo, quản lý bảo tồn cổ vật văn hóa tại Dự án Võ Vương Đôn trả lời phỏng vấn.

Giới khảo cổ tìm được nhiều cổ vật khác, chẳng hạn như bình đồng, các vật dụng, nhạc cụ và tượng nhỏ. Khoảng một phần ba khu mộ đã được khai quật, do đó giới khảo cổ tin rằng sẽ có thêm nhiều thông tin được xác định trong thời gian tới.

Các chuyên gia cho rằng khu mộ thuộc về vua Khảo Liệt của nước sở, tại vị từ 262-238 TCN. Ông từng phát động xâm lược nước Lỗ, quê nhà của Khổng Tử.

Giớ khoa học tin rằng đây là mộ vua Khảo Liêt do ông đã dời kinh đô nước Sở về nơi hiện nay là Thọ Huyện, tỉnh An Huy (Trung Quốc). Chỉ có ba vua nước Sở sau đó tiếp tục trị vì tại nơi này, ba gồm U vương, Ai vương và vua Phụ Sô.

Chuyên gia tin rằng họ đã tìm được mộ của U vương, trong khi Ai vương bị Phụ Sô ám sát nên sẽ không thể có mộ lớn. Phụ Sô sau đó bị quân Tần bắt giữ làm tù binh, nên cũng không thể có khu mộ phức tạp như vậy.

Gong Xicheng, phó giám đốc Viện Cổ vật văn hóa và Khảo cổ An Huy cho biết quá trình khai quật đã bước vào giai đoạn hai bên trong phòng chứa quan tài, "danh tính chủ nhân ngôi mộ sẽ sớm được hé lộ".

Hà An (SHTT)




Khai quật mộ Lã Bố, hóa ra hậu thế bị lừa suốt trăm năm

Lã Bố được xem là đệ nhất mãnh tướng thời Tam quốc, tung hoành ngang dọc với Phương Thiên Họa Kích. Khi khai quật mộ của Lã Bố ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, bí mật về vũ khí của ông được phanh phui.



Trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Lữ Bố hay còn gọi Lã Bố là một trong những mãnh tướng nổi tiếng cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Đặc biệt, Lã Bố được xem là đệ nhất mãnh tướng thời Tam quốc, xếp trên cả Triệu Vân, Điển Vi, Quan Vũ...


Lã Bố (? – 199), tự Phụng Tiên, là người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi bật với sức mạnh phi thường, thích luyện võ, cung tên, côn quyền… Năm 11 tuổi, Lã Bố đã đánh bại được đại lực sĩ nổi tiếng ở trong dòng tộc.

 

Không chỉ giỏi võ nghệ, dũng mãnh hơn người, Lã Bố còn sở hữu hai "báu vật" hiếm có trên đời là Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố.

 

Trong đó, Phương Thiên Họa Kích là vũ khí gắn liền với tên tuổi của Lữ Bố, cùng mãnh tướng này tung hoành khắp nơi, đánh bại và tiêu diệt được vô số kẻ địch.

Cây kích "Phương Thiên Họa Kích" được cho là vật bất ly thân của Lã Bố. Đệ nhất mãnh tướng thời Tam quốc này luôn mang vũ khí này theo người và giúp ông làm nên nhiều chiến thắng lừng lẫy.

Vào năm 2007, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện một mộ cổ ở tỉnh Hà Nam. Qua kiểm tra, phân tích, họ xác nhận đó là nơi chôn cất Lã Bố. Sau khi thua trận, Lã Bố bị Tào Tháo giết chết năm 199. Trong các sử liệu, ghi chép cổ, họ không tìm được thông tin nào về việc Lã Bố chết như thế nào và được chôn cất ở đâu.

 

Một trong những khám phá quan trọng tại mộ của Lã Bố là việc các chuyên gia phát hiện một cây giáo.

 

Các nhà nghiên cứu nhận định cây giáo đó mới thực sự là thứ vũ khí mà Lã Bố sử dụng trên chiến trường, giao đấu với vô số cao thủ thời Tam quốc.

Từ đây, giới chuyên gia đi đến kết luận Lã Bố dùng giáo thay vì "Phương Thiên Họa Kích" huyền thoại như những mô tả trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung.

 


Nhờ phát hiện khảo cổ quan trọng này, công chúng đã biết được sự thật về vũ khí của Lã Bố sau khi "ăn quả lừa" trong suốt hàng trăm năm qua mà không hay biết.

Theo Tâm Anh (Kienthuc.net.vn)


 


 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét