Gỗ quý ở Việt Nam được trả 250 tỷ đồng/kg vẫn không bán, được ví là 'kim cương rừng' hiếm có khó tìm
Đại gia ngầm' người Việt từng được nhóm người Ấn Độ hỏi mua gỗ quý với giá gần 250 tỷ đồng/kg nhưng lại nhất quyết không bán.
Ở Đông Anh, Hà Nội có một người đàn ông được mệnh danh là "đại gia ngầm" khi sở hữu số gỗ quý giá lên đến hàng chục triệu đô la. Đó là anh Nguyễn Văn Lợi - chủ nhân khối kỳ nam hóa thạch hiếm có khó tìm, giá trị ngang ngửa một kho báu. Được biết, trong một lần đi công tác tại khu vực giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum hồi năm 1995 - 1996, anh Lơi đã mua về ba thanh gỗ kỳ nam, một tượng Phật Bà Quan Âm và gìn giữ chúng cho đến hiện tại.
Gỗ kỳ nam của anh Lợi có những đường vân gỗ hằn rõ trên bề mặt cùng màu đen trắng đan xen hài hòa đặc trưng."Bức tượng Quán Thế Âm này tôi thuê người tạc hơn mười năm trước. Ban đầu, khối gỗ có màu đen tuyền nhưng theo thời gian, nó đã chuyển dần sang những vệt trắng như tuyết",anh Lợi chia sẻ với phóng viên. Anh cũng tiết lộ rằng một nhóm người Ấn Độ từng trả giá khúc gỗ kỳ nam hơn 1kg cả chục triệu USD/kg (tương đương gần 250 tỷ đồng) nhưng anh đã từ chối bán.
Được biết, kỳ nam là loại gỗ vô cùng quý hiếm, được mệnh danh là "kim cương rừng" vì đặc tính và giá trị khủng của nó. Gỗ kỳ namhình thành tự nhiên trong thân cây dó bầu khi cây bị tổn thương và tiết ra loại nhựa đặc biệt. Trải qua quá trình tác động của vi khuẩn và nấm mốc trong hàng nghìn năm, chỗ nhựa đó trở thành kỳ nam với hương thơm đặc trưng hiếm thấy. Kỳ nam thường có màu vàng nhạt, nâu, đen hoặc tím đen. Vì hương thơm và độ lưu hương lâu nên kỳ nam được ứng dụng trong sản xuất nước hoa, tinh dầu, nhang, trang sức, nội thất cao cấp. Nó cũng được dùng như một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Tại Việt Nam, kỳ nam hiện nay thường có ở Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên và Nha Trang. Vì bị khai thác quá mức nên kỳ nam ngày càng trở nên khan hiếm, giá trị từ đó mà bị đẩy lên cao ngất ngưởng.
Theo Sở Hữu Trí Tuệ.
Toàn cảnh hồ Powell, ngay biên giới hai tiểu bang Utah và Arizona.
"Hồ Powell là hồ nhân tạo lớn hạng nhì của Mỹ, sau hồ Mead. Đập nước trên sông Colorado tại khu Grand Canyon tạo nên hồ Mead. Đập nước trên sông này ở khu hẻm núi Glen tạo nên hồ Powell.
Hồ dài 299 cây số (km), rộng 40 cây số (km), và chiều sâu trung bình là 40 thước (m), chổ sâu nhất là 178 thước (m).
Hồ chứa 30.001 km3 nước nếu đầy, nhưng hiện nay chỉ chứa hơn phân nửa số nước này thôi. Powell là tên của người thám hiểm sông Colorado đầu tiên năm 1869. Hồ này nằm ngay vùng biên giới giữa hai tiểu bang Utah và Arizona.
Đập nước Glen tạo nên hồ Powell. Đập này bắt đầu xây vào tháng 6 năm 1960. Người ta phải đổ bê tông (concrete) liên tục trong 3 năm, đến tháng 9 năm 1963 mới xong.
Tổng cộng người ta đã đổ khoảng 4 triệu thước khối (m3) bê tông xuống đây. Đập nước Glen tạo nên hồ Powell. Phải hơn 11 năm sông Colorado mới tràn ngập được hồ này, vào tháng 6 năm 1980.
Khu du lịch Glen Canyon và hồ Powell được nhiều du khách đến thăm viếng, mỗi năm tiếp đón hơn 2,000,000 người.
Khu du lịch hồ Powell có nhiều thú vui. Ngoài việc ngắm cảnh vật tuyệt vời vùng này, các bạn có thể đi câu cá, hay chơi golf. Cá ở đây rất nhiều, lớn, lội nhởn nhơ khắp hồ. Những thú vui và giải trí ở đây bao gồm, chèo thuyền (boating), câu cá (fishing), trượt nước (waterskiing), mô tô nước (Jet skiing), và leo núi (hiking).
Sân golf ở đây rất nổi tiếng, nơi những trận vô địch golf thường xảy ra. Sân golf nằm trên đồi cao, từ đó các bạn có thể ngắm nhìn cảnh vật đập nước Glen Canyon, hồ Powell và vách đá thẳng đứng Vermillion, rất đẹp..."
(Trích bộ sách 9 quyển "Nước Mỹ nơi tôi đang sống" của Lê Thanh Hoàng Dân)
Hình FB "Age of Artctica".
BẠN ĐÃ NHÌN THẤY QUẢ TRE BAO GIỜ CHƯA ?
Nhiều người không biết QUẢ TRE
Không hình dung nó màu mè ra sao ?
Không biết mùi vị thế nào ?
Dẫu tre gần gũi suốt bao nhiêu đời
Thường có ở khắp mọi nơi
Hơn 10 năm mới đến thời trổ hoa
Thiên thời địa lợi giao hoà
Mới hình thành quả nhạt nhoà sắc hương
Thịt dày , vỏ cứng gia cường
Nướng lên mùi vị thơm hương ngon lành
Đơm hoa kết trái tươi xanh
Chỉ “ Tre Lê “ mới hình thành được thôi
Phố xá dần thế núi đồi
Luỹ tre lặng lẽ đơn côi xa dần
……
Điều đặc biệt nhất ở loại quả này chính là 50 năm chúng mới kết trái một lần. Quả có vỏ màu xanh quen thuộc của cây tre, hình tròn với phần chóp nhọn giống như quả đào. Sau khi chín, quả cũng không thay đổi nhiều về hình dạng mà chỉ có kích cỡ lớn hơn mà thôi (đường kính khoảng 7cm). Nhìn bề ngoài của chúng rất bình thường nhưng đây lại là 1 loại trái cây đ.ắt đỏ (nhất là ở Trung Quốc).
Quả tre lê có phần vỏ dày và cứng như vỏ tre, phần thịt bên trong màu xanh vàng. Quả không có hạt và rất mọng nước. Bạn có thể thưởng thức trực tiếp quả tre lê chín hoặc nướng chúng lên để tạo mùi vị riêng biệt. So với các loại trái cây thông thường, loại quả này có 1 hương vị rất đặc biệt. Do hiếm có nên gi.á của chúng có thể lên tới 200 NDT/quả, tương đương hơn 700.000 đồng/quả.
KiếnThứcThúVị
Sa mạc kỳ lạ nhất thế giới, nơi nước còn nhiều hơn cả cát
“Sa mạc Ngàn Hồ”, tọa lạc tại Vườn quốc gia Lençóis Maranhenses, Brazil, là một kỳ quan thiên nhiên hiếm có.
Bức tranh thiên nhiên độc đáo
Khác với những sa mạc khô cằn thông thường, “Sa mạc Ngàn Hồ” nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, với lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm mỗi năm. Mặc dù có một lượng mưa không đáng kể, nhưng nước từ các trận mưa lại tập trung ở những vùng trũng, cùng với sự cung cấp nước liên tục từ những mạch nước ngầm, tạo thành hàng loạt hồ lớn nhỏ đan xen giữa cát vàng. Nhìn từ xa, cảnh tượng hồ và cát xen kẽ nhau như một bức tranh tự nhiên đầy mê hoặc.
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là sự đa dạng sinh học tại đây. Trái với cảnh cằn cỗi, nơi này là môi trường sống của hơn 200 loài cá nước ngọt, cùng với một loạt sinh vật như côn trùng thủy sinh, động vật giáp xác và nhiều loại thực vật. Khung cảnh phong phú này khiến “Sa mạc Ngàn Hồ” trở thành một hiện tượng độc đáo hiếm gặp.
Chu kỳ sống và khả năng sinh tồn kỳ diệu
Một trong những loài sinh vật nổi bật nhất tại “Sa mạc Ngàn Hồ” là loài cá sa mạc với tên khoa học Lepidosiren paradoxa. Loài cá này có khả năng tồn tại đáng kinh ngạc trong điều kiện khắc nghiệt. Vào mùa khô, các hồ nước cạn khô, nhiệt độ có thể vượt quá 40 độ C, nhưng loài cá này không chết. Thay vào đó, chúng quấn mình vào một túi noãn bào, giảm sự trao đổi chất và bước vào trạng thái giống như ngủ đông, chờ đợi mùa mưa tới.
Khi mưa đến, nước hồ lại đổ đầy, và loài cá này cũng theo đó mà bắt đầu thức giấc. Chúng phá vỡ túi noãn bào, chui ra và ngay lập tức bước vào mùa sinh sản. Những ấu trùng cá nở ra từ trứng sau đó trở thành thức ăn cho hàng loạt sinh vật khác, tạo nên một chuỗi sinh học hoàn chỉnh. Quá trình này lặp đi lặp lại mỗi năm, duy trì sự sống và cân bằng sinh thái của khu vực hồ.
Di sản văn hóa và con người
“Sa mạc Ngàn Hồ” không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa quý báu. Từ hàng ngàn năm trước, các dân tộc du mục cổ đại đã sinh sống tại đây và để lại những dấu ấn văn hóa đặc biệt thông qua các bức tranh khắc đá tại khu vực được gọi là "Thành phố của quỷ". Các cột cát ở đây được hình thành qua hàng ngàn năm bởi gió và nước, tạo nên các cột đá với hình thù kỳ lạ như một thành phố cổ bằng cát.
Những bức tranh khắc đá này ghi lại cuộc sống của người xưa, từ cảnh săn bắn, câu cá đến những sinh hoạt đời thường như kéo co. Hình ảnh người cổ đại được khắc họa với những chuyển động sinh động, cho thấy trình độ nghệ thuật và văn hóa của người xưa.
Thách thức từ biến đổi khí hậu và con người
Tuy nhiên, “Sa mạc Ngàn Hồ” đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người. Trong những năm gần đây, lượng mưa giảm mạnh và mực nước ngầm suy giảm khiến nhiều hồ không còn đủ nước để duy trì sự sống sau mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt là loài cá lâu năm có tuổi đời lên đến 10.000 năm.
Ngoài ra, sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp tại khu vực xung quanh cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước, gây áp lực lớn lên hệ sinh thái mong manh. Du lịch phát triển quá mức cũng là một vấn đề, khi việc khai thác không kiểm soát làm tổn hại thêm đến môi trường tự nhiên.
Nỗ lực bảo vệ kỳ quan thiên nhiên
Nhằm giải quyết các vấn đề này, năm 2017, chính phủ Brazil đã khởi động chương trình "Nạo vét và phục hồi môi trường của khu vực hồ Alto Mato Grosso" với mục tiêu bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái tại “Sa mạc Ngàn Hồ” . Các biện pháp như nạo vét nhân tạo, giám sát và phục hồi sinh thái đã được triển khai để giảm thiểu nguy cơ sa mạc hóa và bảo vệ sự sống tại khu vực này.
“Sa mạc Ngàn Hồ” là một trong những kỳ quan thiên nhiên hiếm hoi của trái đất, nơi mà sự sống tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, để kỳ quan này tiếp tục duy trì vẻ đẹp và sự sống, cần có sự chung tay của con người trong việc bảo vệ và phát triển bền vững. Chỉ khi chúng ta thực sự nhận thức và hành động, phép màu của thiên nhiên mới có thể được bảo tồn cho các thế hệ mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét