Tổng quan về các tuyến đường sắt đô thị ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định thời kỳ 1881-1955
Việt Nam từ lâu đã vắng bóng xe điện ở các thành phố lớn. Ít người biết rằng ở cả Sài Gòn lẫn Hà Nội đã từng có một thời gian dài rộn ràng tiếng xe điện leng keng.
Tuyến đường sắt đô thị ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ năm 1881 và phát triển mạnh mẽ cho tới năm 1945 thì gần như ngừng hoạt động, chấm dứt hoàn toàn năm 1955.
Khi tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn (cũng là tuyến đầu tiên của cả Đông Dương) thì thành phố này vẫn chưa có hệ thống điện công cộng, vì vậy đầu máy xe lửa được chạy bằng động cơ hơi nước, lò đốt bằng than hoặc củi, khi chạy nên người dân gọi là “xe lửa”.
Đến năm 1911, khi chính quyền thuộc địa nâng cấp hệ thống điện ở Sài Gòn thì các tuyến tramway mới bắt đầu được “điện khí hóa”, tức là đầu máy xe lửa không còn chạy bằng động cơ hơi nước nữa mà chuyển qua chạy bằng điện thông qua hệ thống đường dây điện trên cao dọc theo đường ray.
Trên đầu xe có cái cần câu điện bằng thép cao khoảng 2 mét hình chữ U lật ngược, khi xe chạy thì rà theo đường dây điện chạy dọc theo đường rầy, xẹt ra tia lửa. Hình thức “câu điện” này khác với xe điện ở Hà Nội, lấy điện bằng cái cần dài bắt vào dây.
Tính đến năm 1945, tổng chiều dài của tramways vùng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và vùng phụ cận là hơn 72 km.
Các ga/trạm xe lửa để hình đại diện giúp người dân dễ nhận biết. Ga Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Cầu Kho hình con cá, ga An Bình có hình con khỉ, ga Arrat Cống Quỳnh hình cây cào cỏ và ga Chợ Lớn có hình xe cút kít.
ĐÔNG KHA
NHỚ VỀ NHỮNG CHIẾC XÍCH LÔ MÁY – NÉT ĐỘC LẠ CỦA SÀI GÒN XƯA
Xích lô máy đã trở thành phương tiện công cộng biểu tượng trên mọi góc đường của đất Sài Gòn Gia Định xưa. Những chiếc xích máy được cải tiến hơn những chiếc xích lô thông thường khác bằng cách sử dụng máy móc thay vì dùng sức người như trước đây. Nhờ vậy, mà xích lô máy nhanh chóng được nhiều tầng lớp dân Sài Gòn ưa thích vì sự thuận tiện và vẻ đẹp hình thức mà nó mang lại.
Giống như những phương tiện công cộng truyền thống khác như taxi cóc hay xe đò thì xích lô máy cũng là một phần ký ức không thể phai nhoà của người dân sinh sống và làm việc tại đất Sài Gòn trước năm 1975. Điều đặc biệt là Sài Gòn cũng được vinh danh là thành phố “duy nhất” trên thế giới có sự xuất hiện của xích lô máy trong những năm thuộc thập niên 90s.
Chiếc xích lô máy có mặt trên đường phố Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1940, được dựa trên nền chiếc xe Triporteur Peugeot (một loại xe 3 bánh dùng để vận chuyển hàng hóa), chiếc xe chạy bằng động cơ mạnh mẽ với nhiên liệu chính là xăng pha nhớt và chủ yếu được sản xuất tại nước Pháp. Thời điểm, thực dân Pháp tiến hành quay trở lại xâm lược Việt Nam thì nhu cầu vận tải hàng được tăng lên gấp nhiều lần, chính vì vậy mà chính quyền Pháp nhập rất nhiều phương tiện để giải quyết vấn đề này và trong đó có chiếc xe Triporteur Peugeot (tiền thân của những chiếc xích lô máy đời đầu tại đất Sài Thành).
Nhờ vào những ưu điểm vượt bậc mà vào năm 1950 tại Sài Gòn – Chợ Lớn có hơn 1000 chiếc xích lô máy được đưa vào hoạt động với nhu cầu sử dụng rộng rãi. Những chiếc xích lô máy cùng tiếng động cơ mạnh mẽ đã nhanh chóng trở thành biểu tượng “độc nhất vô nhị” của Sài Gòn mà khó nơi nào trên thế giới có được.
Nhưng đến năm 1960, khi những chiếc xe Lam được du nhập vào Sài Gòn thì phần lớn nghề chạy xích lô máy dần bị cạnh tranh một cách áp đảo và quyết liệt. Vì một phần xe Lam sẽ chở được nhiều người hơn mà phần phía trước xe còn có thể chở hàng hóa cùng giá thành rẻ hơn xích lô máy. Do đó, những chiếc xích lô máy dần dần đã mất đi vị thế vốn có của mình.
Người chạy xe xích lô máy được xem là biểu tượng cho sự khéo léo và cẩn trọng vì để điều khiển một chiếc xe 3 bánh với trọng tải lên đến hàng trăm kg là không phải việc ai cũng có thể làm được.
Hình ảnh những bác tài “cool ngầu” với mũ cói, kính mát với phong cách ăn mặc độc đáo đứng dọc trên nhiều tuyến đường lớn nhỏ Sài Gòn đã tạo nên khung cảnh tựa như một cuộn phim chỉ vừa phát hành ngày hôm qua. Ngày nay, những chiếc xích lô máy chỉ còn là những hoài niệm thông qua những mạch ký ức còn sót lại của người sinh sống tại thời kỳ đó.
Những chiếc xích lô máy với tiếng âm thanh đặc biệt hoà lẫn cùng nhiều âm thanh khác đã đánh thức ngày mới của người dân Sài Thành. Từ những ngóc ngách con phố nhỏ cho đến những quãng đường sầm uất thì hình ảnh xích lô máy đã trở thành hoài niệm khó phai của Sài Gòn những năm trước 1975
Từ sau những năm 1975, khi xăng dầu trở nên khan hiếm thì trên đường phố Sài Gòn hoàn toàn “vắng bóng” những chiếc xe 3 bánh đặc biệt này. Nhưng thay vào đó, là những chiếc xích lô được vận hành bằng hình thức thủ công lại một lần nữa lên ngôi và đối với mọi tầng lớp người dân Sài Gòn từ tri thức cho đến lao động thì hình ảnh những chiếc xích lô máy đã ăn sâu vào tiềm thức của với những giá trị văn hoá tinh thần văn minh và hùng cường.
Nguyễn Ngân
Bí ẩn đội quân độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, khiến quân Pháp hoảng sợ bỏ chạy cứu thân
Đội quân đặc biệt này đã khiến cho quân Pháp đảo điên, hoảng sợ một phen. Chúng không tài nào hiểu được vì sao binh lính của mình sau 1 đêm lại lăn ra chết nhiều như vậy.
Võ Duy Dương (1827 – 1866), là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Đồng Tháp Mười. Ông nổi tiếng là người có tài, văn võ song toàn. Võ Duy Dương còn sở hữu sức mạnh phi thường, có thể nhổ cả bụi tre mỡ. Nhờ danh tiếng của mình mà Võ Duy Dương chiêu mộ được 1.000 quân đồn điền, được triều Nguyễn phong cho chức Thiên hộ, người đời vẫn thường gọi ông là Dương Thiên hộ cũng vì thế.
Cuốn “Nam Kỳ lục tỉnh” cho biết, Dương Thiên hộ từng huấn luyện một đội quân rắn độc số lượng rất đông. Chúng được thả ra vào ban đêm, khiến quân địch thiệt hại nặng nề.
Cụ thể, một hôm nọ đồn Doi bị quân Pháp tấn công, quân ta chống trả kịch liệt nhưng không thể trụ nổi, phải lui về Động Cát. Địch đuổi đến Động Cát thì trời đã tối nên chúng vào nhà trạm đóng quân tạm. Nào ngờ đêm đó quân Pháp nhiều người bỗng lăn ra chết lạ thường, không thể tìm được nguyên nhân.
Trước hiện tượng kỳ lạ đó, quân Pháp hoang mang không dám tiến sâu hơn. Chúng rút trở ra Doi Đồng. Nhưng ở đây chúng bắt đầu nghe được tin đồn Võ Duy Dương có một đội quân rắn thần trợ giúp. Hoảng sợ quá, quân Pháp đành rút về Cao Lãnh. Quân của ta nhờ đó được thế trở lại đóng ở Doi Đồn.
Tháng sau, Pháp lại tấn công Doi Đồn, ta lui vào căn cứ. Như kịch bản cũ, quân địch vào đóng trong Động Cát. Rút kinh nghiệm lần trước nên chúng canh gác qua đêm rất gắt gao. Nào ngờ nửa đêm vẫn có những tiếng la hét thất thanh rồi chết. Sau một hồi tìm kiếm, quân Pháp phát hiện ra hang rắn, quyết định đổ dầu đốt luôn cả hang.
Lúc này đây khói lửa mịt mù, trời bỗng nổi giông gió. Một con rắn hổ mang to lớn ở đâu phóng đến, lăn vào lửa, nhe răng đe dọa. Quân Pháp thấy vậy thì hoảng loạn bỏ chạy giữ thân. Đúng lúc đó, nghĩa quân do Huấn Hiệu đốc chiến kéo đến tấn công. Trận đó quân ta thắng lớn, giết cả tên chỉ huy của địch.
Có thể nói, đội quân rắn độc đã trợ giúp Dương Thiên hộ rất nhiều trong cách đánh giặc. Đội quân này cũng cho thấy mưu lược của vị thủ lĩnh này trong trận mạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét