Londinium, hay còn gọi là London thời La Mã, từng là thủ đô của La Mã ở Anh trong phần lớn thời kỳ La Mã thống trị. Các nhà sử học cho rằng Londinium được thành lập không lâu sau cuộc xâm lược của Claudius vào khoảng từ năm 47 đến 50. Một số ý kiến cho rằng nơi đây có thể đã được xây dựng từ một công trình phòng thủ trong cuộc xâm lược năm 43. Cấu trúc có niên đại rõ ràng sớm nhất tại Londinium là một hệ thống thoát nước bằng gỗ được xây dựng vào năm 47. Nằm ở vị trí chiến lược tại một bến phà quan trọng trên sông Thames, Londinium nhanh chóng trở thành một trung tâm giao thông thiết yếu và cảng lớn, được xây dựng từ năm 49 đến 52. Londinium phát triển mạnh mẽ như một trung tâm thương mại của La Mã ở Anh cho đến khi bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 5.
London: Thành Phố Hiện Đại
Ngày nay, London là một siêu đô thị toàn cầu, hòa quyện di sản lịch sử với sự đổi mới hiện đại. Di tích cổ xưa của Londinium giờ đây trở thành Thành phố London, một trung tâm tài chính nổi bật với những biểu tượng như Tháp London, Nhà thờ St. Paul, và Sàn giao dịch chứng khoán London. Bầu không khí văn hóa sôi động, dân số đa dạng và những kỳ quan kiến trúc làm cho London hiện đại trở thành một minh chứng cho ý nghĩa lâu dài và sự phát triển năng động từ những gốc rễ La Mã của nó. London không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế và văn hóa lớn, nơi mà quá khứ và hiện tại cùng hòa quyện để tạo nên một thành phố đầy sức sống và sự sáng tạo.
Đây là vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam từng đỗ Trạng nguyên: Mất 20 năm để từ lính cầm lọng leo lên đỉnh cao quyền lực
Vào thời vua Lê Uy Mục, khi triều đình tổ chức thi tuyển võ sĩ tại Thăng Long, Mạc Đăng Dung đã ghi danh và đỗ đầu, trở thành Võ trạng nguyên. Đây chính là bước đầu tiên đưa ông đến với con đường quan lộ. Ban đầu, Mạc Đăng Dung được chọn vào đội quân túc vệ, nhiệm vụ của ông là cầm lọng theo nhà vua. Tuy nhiên, với trí tuệ hơn người, Mạc Đăng Dung đã biến nó thành bước đệm để leo dần lên những vị trí quan trọng trong triều đình.
Mạc Đăng Dung xây dựng hình tượng thật thà, ngay thẳng, được lòng nhiều người. Đến năm 1508 ở tuổi 25, ông được bổ nhiệm làm Đô Chỉ huy sứ vệ Thiên Vũ. Vào triều đại vua Lê Tương Dực, ông được thăng làm Vũ Xuyên bá vào năm 1511. Đến thời vua Lê Chiêu Tông, ông được thăng làm Vũ Xuyên hầu vào năm 1518, nhận nhiệm vụ trấn thủ Hải Dương. Đây chính là thời cơ lớn để Mạc Đăng Dung thu thập hương binh, chỉnh đốn quân ngũ. Ông được vua hết mực tin tưởng khi có công lớn giúp vua đánh dẹp các thế lực chống triều đình, vây cánh ngày một bành trướng.
Vậy là sau 20 năm làm quan, Mạc Đăng Dung đã đủ thế lực đưa em ruột Lê Chiêu Thống là Lê Cung Hoàng lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại đối nghịch với anh trai của mình. Để rồi đến tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung buộc vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, chính thức thành lập nhà Mạc, lấy hiệu Mạc Thái Tổ. Sở dĩ ông có thể đăng cơ ngoài tài trí, quyền lực thì còn nhờ gây dựng được uy tín trong dân chúng.
Mạc Thái Tổ là người có tâm có tầm, sau khi đăng cơ không "đuổi cùng giết tận" con cháu nhà Lê hay những người trung thành với triều đình cũ. Ông có công lớn bảo tồn các di sản văn hóa và kiến trúc của nhà Lê sơ tại Thăng Long và Thanh Hóa, tu bổ các công trình quan trọng như Quốc Tử Giám ở Thăng Long và khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa. Sau khoảng 3 năm đăng cơ, Mạc Thái Tổ đã nhường ngôi cho con trai Mạc Đăng Doanh và lên làm Thái thượng hoàng
Theo Sở Hữu Trí Tuệ và Sáng Tạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét