.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

CÁM ƠN NGƯỜI.




 

Biết để đề phòng, với bất cứ tuổi nào, nhất là người lớn tuổi

 

Chúng ta thường nghe những câu chuyện ai ngờ: “Hôm qua, tôi đang nói chuyện với anh ấy, tại sao anh ấy lại chết đột ngột”.

 Chuyện gì xảy ra khi một người có vẻ khỏe mạnh đã qua đời vào ban đêm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân mà ít người quan tâm đó là chết sau khi dậy đi tiểu. 

Lý do là khi việc buồn tiểu sẽ đánh thức giấc ngủ đột ngột, thời khắc này làm mô hình hoạt động của não bị thay đổi đột ngột. Tự nhiên tăng lên, não sẽ bị thiếu máu và sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch suy yếu. 

Vì vậy bạn không vội dậy ngay để cho não bộ không bị thiếu máu lưu thông. Tốt nhất bạn nên dành ra 2 phút để làm những việc sau đây:

 1. Khi bạn thức dậy, nằm nghiêng về bên trái một phút. Hít thở sâu! 

2. Ngồi trên giường trong nửa phút tiếp theo. 

3. Hạ chân và ngồi trên mép giường trong nửa phút. Sau hai phút não của bạn sẽ không còn bị thiếu máu và trái tim của bạn sẽ không làm suy yếu, mà sẽ làm giảm nguy cơ chết đột ngột. 

 Điều này có thể xảy ra bất kể tuổi tác. Trẻ hay già.

Khi đã rất buồn tiểu sẽ làm cho bạn thức giấc, lúc này bạn hãy trở mình nằm nghiêng về bên tay trái thì buồn tiểu sẽ giảm ngay tức thì, dễ chịu hơn. Trẻ em sẽ giảm nhanh hơn người lớn! 

SƯU TẦM


Ở trong bếp không được làm điều này

Vợ vừa mới xào rau trong bếp,
bỗng qua đời trong nháy mắt...
 
Vợ nói với chồng: “Anh giúp em đổ bột mì ra”.
Chồng vội nói: “Khoan đã! Đổ bột bên cạnh bếp ga, em không muốn sống à?”

Câu nói trên không phải là trò đùa. Vào ngày 27/6/2015, một vụ nổ xảy ra tại công viên ở Đài Loan, kết quả là 10 người chết, 500 người bị thương, nguyên nhân của vụ nổ chính là một loại bột màu tạo hiệu ứng sân khấu được phun vào đám đông đang nhảy trong tiếng nhạc rất lớn. Đám mây bột bốc cháy và phát nổ ngay sau đó, đây được cho là “thảm họa tồi tệ nhất ở Tân Đài Bắc”.



Dưới đây là lý giải nguyên nhân của vụ nổ:

1. Một bên đốt lửa, một bên là bột mì, điều gì sẽ xảy ra?


Khi lửa gặp bột mì, ngay lập tức ngọn lửa bốc lên. Nếu thay thế bột mì bằng bột cà phê hay bột ngô, kết quả cũng tương tự.

Thí nghiệm chứng minh: Khi chúng ta đang bật bếp ga, tuyệt đối không được rắc bột mì.

2. Bột mì nổ trong không gian kín

Nếu ở trong một không gian kín, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. Trong cuộc thí nghiệm, các điều tra viên đã rắc bột mì trong một phòng kín.

Họ dùng quạt thổi bột lên rồi mở bật lửa điện tử điều khiển từ xa, kết quả là căn phòng nổ tung.
Thí nghiệm chứng minh: Trong không khí có nồng độ hạt bột nhất định, gặp một tia lửa, vụ nổ có thể xảy ra.

3. Trở lại vụ nổ ở Đài Loan

Đầu tiên, các điều tra viên đem bột màu rắc trên mặt đất. (Kết quả cũng tương tự nếu sử dụng bột mì).

Sau đó mở quạt công nghiệp khiến cho bột màu (làm bằng bột ngô) bay khắp hiện trường rồi mở các thiết bị đánh lửa điện tử.

Thí nghiệm chứng minh: Dù ở ngoài trời, khi các hạt bột đạt tới nồng độ nhất định, gặp lửa sẽ phát nổ.

Ngoài ra còn có vụ nổ khác gọi là “nổ bụi”. Vậy, nổ bụi là gì?

Bụi bay lơ lửng trong không khí, khi đến một nồng độ nhất định, nếu gặp phải nguồn lửa sẽ nhanh chóng phát nổ. Nổ bụi có tốc độ cực nhanh, sức công phá lớn.

Tại sao bụi phát nổ?

Nổ bụi không khác nhiều so với nổ xăng, hơi xăng bay vào không khí đến một nồng độ nhất định gặp lửa sẽ phát nổ. Khi bụi khuếch tán trong không khí đến nồng độ nhất định, gặp lửa thì cũng sẽ phát nổ giống như xăng.

Đám mây bụi của mọi loại vật liệu có thể cháy sẽ phát nổ nếu mức độ bụi tập trung trong không khí rơi vào ngưỡng gây nổ và có nguồn phát ra lượng nhiệt cần thiết cho nó, theo Dust Explosion Info. Chúng ta có thể ngăn vụ nổ xảy ra bằng cách đảm bảo loại trừ một hoặc tốt nhất là cả hai điều kiện. Tuy nhiên, không phải mọi đám mây bụi đều phát nổ khi có hai điều kiện nêu trên.. Độ dày đặc của chúng phải nằm trong một ngưỡng nhất định. Mây bụi sẽ không phát nổ nếu độ dày đặc thấp hơn hoặc vượt quá ngưỡng này.

Nổ bụi là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa trong ngành công nghiệp. Ngày 7/2/2008, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy đường Imperial Sugar ở Port Wenworth, bang Georgia, Mỹ, làm 14 người chết và 38 người bị thương.

Trong phòng bếp đang có lửa cháy, tuyệt đối không được rắc bột mì hay bột màu,
cũng không nên phun thuốc xịt côn trùng!

Một bà nội trợ nấu ăn trong bếp, nhìn thấy con gián ở bồn rửa, cô đã tiện tay cầm chai thuốc xịt côn trùng phun vào con gián. Con gián nhanh chóng chạy đến bếp gas, cô phun thuốc xịt côn trùng vào đúng lúc bếp gas đang cháy. Kết quả là xảy ra vụ nổ, phòng bếp bùng cháy, bà nội trợ đáng thương bị lửa cháy toàn thân, tỷ lệ tổn thương đạt 85%. Lúc đưa đến bệnh viện, cô bị tử vong do suy tim và phổi.

Phòng bếp đã bị thiêu hủy hoàn toàn

Đây là một ví dụ sinh động nhắc nhở chúng ta nhất định phải ghi nhớ: Khi trong phòng bếp đang có lửa cháy, tuyệt đối không được phun thuốc diệt côn trùng!


Chúng ta phải biết rằng: Tất cả thuốc xịt côn trùng hay thuốc trừ sâu đều có dung môi rất dễ bay hơi và dễ cháy. Khi phun thuốc trừ sâu, hoặc thuốc diệt côn trùng chỉ cần một tia lửa nhỏ trong không khí chứa oxy là sẽ đốt cháy hỗn hợp và phát nổ. Sai lầm thông thường này có thể xảy ra đối với bất cứ gia đình nào.

Huy Hoàng

  

Bạn có biết


Với một chiếc điện thoại xịn thì 70% chức năng của nó chúng ta không dùng đến.
Với một chiếc xe đắt tiền thì 70% tốc độ và các đồ phụ kiện là không cần thiết.
Với 1 căn biệt thự thì đến 70% không gian là chúng ta không dùng đến.
70% quần ào trong tủ của bạn không được mặc tới.
Cả cuộc đời làm việc thì đến 70% số tiền kiếm được là dành cho người khác tiêu.
Vì vậy chúng ta phải bảo vệ và tận dụng hết khả năng 30% còn lại của chính mình bằng cách:
- Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, cho dù không ốm đau.
- Uống nhiều nước, ngay cả khi không khát.
- Học cách buông bỏ, ngay cả khi đối diện với những vấn đề nghiêm trọng.
- Học cách thỏa hiệp ngay cả khi bạn là người đúng.
- Học cách khiêm tốn, ngay cả khi bạn giàu có và có quyền lực.
- Học cách bằng lòng ngay cả khi bạn không giàu.
- Tập luyện thể thao ngay cả khi bạn bận rộn.
- Dành thời gian cho những người bạn yêu mến.
Cuộc sống này rất ngắn ngủi, vì vậy hãy hưởng thụ nó một cách trọn vẹn nhất.

SƯU TẦM

LUẬT ĂN CƠM: 50 quy tắc trên mâm cơm Việt



1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
22. Không gõ đũa bát thìa.
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
50
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
49. Không được phép quá chén.
50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
Bạn nghĩ sao về những quy tắc trên mâm cơm Việt?

SƯU TẦM


Giật mình số người khiêng linh cữu của Từ Hy thái hậu



Từ Hy thái hậu chết được đặt trong quan tài rải ngọc trai đen, miệng ngậm dạ minh châu, và cỗ quan tài nặng đến mức khiến hậu thế giật mình bởi số lượng người khiêng

Ngày Từ Hy thái hậu qua đời, trong ngoài kinh thành đều chật kín người, là người phụ nữ sống xa hoa và quyền lực, Từ Hy có ảnh hưởng lớn đến chính trị nhà Thanh bấy giờ.

Sau khi Từ Hy thái hậu qua đời, những bí ẩn xung quanh vẫn khiến người đời sau luôn thắc mắc.


Theo thông tin đã biết, Từ Hy thái hậu ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 19 và là phi tần của Hoàng đế Hàm Phong. Sau khi hạ sinh Trưởng Hoàng tử Tải Thuần, địa vị trong cung của bà đã được củng cố. Khi Tải Thuần kế vị, trở thành Hoàng đế Đồng Trị, bà được phong thành Từ Hy thái hậu.

Năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời, có tài liệu nói rằng, những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính.

Chưa dừng lại ở đó, trong đám tang còn có hàng trăm kỵ sĩ bằng đất nung và giấy được xếp hàng ngay ngắn, chúng sẽ được đốt trước ngày tang lễ diễn ra. Vì theo quan niệm của Trung Quốc thời đó thì những binh sỹ bằng giấy và đất nung này sẽ được phái xuống âm phủ trước để dẹp đường cũng như chuẩn bị sẵn nhằm hầu hạ cho thái hậu.


Ngày Từ Hy thái hậu mất, các cung nữ đã đặt trong miệng của bà 1 viên dạ minh châu vì một ý nghĩa nào đó. Tang lễ của Từ Hy thái hậu có quy mô không hề kém như của hoàng đế. Ngày chôn cất bà, trong ngoài kinh thành đều chật kín người, ai cũng muốn xem người đã nắm quyền hành tối cao trong hàng chục năm qua trông như thế nào sau khi chết. Có thể coi tang lễ của Từ Hy thái hậu là một đám tang xa hoa và hoành tráng bậc nhất Trung Quốc​.

Được biết, linh cữu của Từ Hy thái hậu mạ vàng ròng, trên chiếc quan tài có gắn 2.500 viên ngọc trai, 6.000 viên ngọc, 203 viên đá quý màu trắng,...



Mặc dù đám tang đã được chụp lại khá chi tiết, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây mới chỉ là một phần nhỏ trong tang lễ của Từ Hy thái hậu. Có thể những vật lễ dùng trong lăng mộ của thái hậu còn có giá trị hơn rất nhiều.





Đặc biệt, cần có trên 100 người mới có thể nâng chiếc quan tài lên được. Từ đó có thể biết được bên trong linh cữu có biết bao nhiêu vàng bạc châu báu.

Vào năm 1928, đám người trộm mộ của Tôn Điện Anh đã xâm phạm lăng mộ Từ Hy thái hậu, cậy nắp quan tài và đánh cắp nhiều bảo vật quý giá bên trong. Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.

Nguyên Anh (Lược dịch)
















Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

BỎ QUÊN....





Phương ngữ vùng miền - lắm chuyện tréo ngoe.


Anh nọ dưới miệt vườn cưới được cô vợ trên phố vừa xinh vừa nết na chăm chỉ. Cưng lắm và cẩn thận nhắc ba má mình:
- dzợ con người thành phố, mới dìa làm dâu xứ mình, tiếng nói, ngôn ngữ nhiều khi còn bở ngở, tía má chịu khó dùng từ ngữ ở trển khi nói chuyện với dzợ con, để dần dần lâu ngày cổ quen dần rồi hẳng hay.
Dzí dụ thay vì "tía" thì mình nói là "ba", cái "khạp" thì nói là cái "lu", "mần" việc thì nói là làm việc...
Hai ông bà già chồng chiều con, cưng dâu nên nhất nhất uốn giọng lời ăn tiếng nói, cách dùng từ để con dâu không lạc lỏng và mau hoà đồng với miệt sông nước, nhất là ông ba chồng cẩn trọng lắm.
Nói vậy chứ cũng có lúc quên, khó nhất là khi đã vào một hai xị (mà miệt dưới mình, tuần ba bốn bữa là thường tình). Bữa nọ sau khi xây chừng với chú tám và thằng tèo anh xóm bên đến xế chiều gần hết khoảng lít, ông khật khưởng về đến cổng nhà gọi cửa í ới. Cô con dâu nghe tiếng ba chồng trước cổng vội chạy ra mở cửa. Ổng thấy con dâu te tái chạy ra mở cổng thì lấy làm lạ hỏi:
- Chứ "dzú" mày đâu? (dưới mình hay gọi má là vú, ý là hỏi má mày đâu mà mày ra mở cửa).
Cô con dâu giật thót mình, đỏ mặt ấp úng:
- Tía hỏi gì ạ?
- Ổng gằn giọng: dzú đâu, dzú mày đâu?
- Dạ.. dạ...
Ổng bực mình lớn tiếng:
- Ấp a ấp úng cái gì, dzú mày đâu rồi?
Lúc này cô con dâu hoảng thực sự, vội giở áo vạch cái bên trái ra,
- Dạ ... dạ... đây ạ!
Ông cha chồng lúc này biết mình lở lời dùng phương ngữ gây hiểu lầm, tái mặt hoảng hồn, tỉnh cả rượu, vội la lớn đính chính:
- Hổng phải, tao hỏi "dzú" kia kìa, chứ hổng phải "dzú" này (ý nói dzú ở đây là má tụi bây chứ hổng phải là cái bình đựng sửa của mày).
Cô con dâu thấy cha chồng hét hỏi: dzú kia kìa, chứ hổng phải dzú này, thì tưởng ổng chưa vừa ý, vội vàng vạch nốt cái bên phải ra:
- Dạ.. dạ đây ạ, cả 2 cái đây ạ...


Sưu Tầm





 

BIỂN SÓNG.




 

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.