.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Hai chàng trai chỉ còn 3 ngày được sống, 2 thái độ và 2 kết cục

Nếu như cuộc sống của bạn chỉ còn lại ba ngày, bạn sẽ làm gì? Tận hưởng hết những thứ ở trên đời hay làm chút gì đó có ý nghĩa? Hãy thử xem bạn có lựa chọn giống nhân vật trong câu chuyện không nhé!

tốt bụng, lựa chọn, Lạc quan, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Có hai người thanh niên từ nông thôn lên thành phố làm ăn, sau nhiều năm cố gắng họ đã kiếm được rất nhiều tiền, vì thế họ quyết định trở về quê hương sinh sống.
Khi hai người đang đi trên đường để trở về quê, thì gặp một ông lão mặc áo trắng. Ông lão này trên tay cầm một chiếc chiêng đồng, đứng sẵn ở đó chờ họ.
Hai người tò mò hỏi: “Ông ở đây làm gì thế?”.
Ông lão nói: “Ta là người chuyên gõ tiếng chiêng cuối cùng giúp người khác, hai người đều chỉ còn sống được ba ngày nữađến lúc hoàng hôn của ngày thứ ba, ta sẽ cầm chiêng đồng đến ngoài cổng nhà hai người để gõkhi các người nghe được tiếng chiêng, thì sinh mệnh sẽ kết thúc”. Sau khi nói xong, ông lão liền biến mất.
Hai người nghe xong, vẻ mặt thất thần thở dài: “Thật vất vả, bao nhiêu năm khổ cực làm ăn nơi thành phố, kiếm được nhiều tiền như thế, muốn trở về quê hương sinh sống yên vui, kết quả lại chỉ còn sống được có ba ngày nữa…”
Họ chia tay nhau ai về nhà nấy, một người sau khi về nhà, chỉ lo ăn uống, tiêu xài cho hết tài sản bao năm tích góp, mỗi ngày mặt mày đều ủ rũ và tự nghĩ: “Mình phải làm thế nào đây? Chỉ còn có thể sống được ba ngày nữa!”. Anh ta cứ chán nản và thất vọng như vậy cả ngày, mặt mày xám xịt, việc gì cũng không làm, trong đầu chỉ nhớ rõ ngày ông lão kia sẽ đến gõ chiêng.
Anh ta cứ chờ đợi, chờ đợi đến lúc hoàng hôn của ngày thứ ba, thân thể đã như một quả bóng xì hơi, cuối cùng ông lão kia tới, ông lão cầm chiếc chiêng đồng đứng ở ngoài cổng và gõ một tiếng “boong”, anh ta vừa nghe thấy tiếng chiêng, thì lập tức lăn xuống đất mà chết. Vì sao vậy? Bởi vì anh ta đã một mực chờ đợi tiếng chuông này.
Còn người kia sau khi về nhà thầm nghĩ: “Thật đáng tiếc, kiếm được nhiều tiền như này, lại chỉ có thể sống được ba ngày nữa, mình từ nhỏ đã xa nhà rồi, chưa từng làm được việc gì cho quê hương, mình nên mang số tiền này chia cho những người nghèo khổ và những người cần giúp đỡ”.
Thế là, anh ta đem tiền ra chia cho những người nghèo khổ, lại còn làm đường, xây cầu cho người dân đi lại, vì mải làm những việc này nên anh ta quá bận và đã quên mất ngày mà ông lão đánh chiêng hẹn sẽ đến.
Cuối cùng đã đến ngày thứ ba, anh ta cũng đã phân chia hết toàn bộ tài sản của mình, dân làng mời đội chiêng trống, gánh hát đến trước cổng nhà, lại còn múa lân, múa sư tử, đốt pháo nổ và pháo hoa để cảm ơn anh ta, cảnh tượng vô cùng đông đúc và náo nhiệt.
Hoàng hôn hôm đó, ông lão kia xuất hiện như đã hẹn, ông đứng ở ngoài cổng nhà anh ta mà gõ chiêng đồng, ông lão gõ mấy tiếng liền “boong, boong, boong”.
Nhưng trước cổng nhà anh ta tiếng chiêng trống chúc tụng vang trời, tất cả họ đều không ai nghe thấy gì, ông lão gõ thế nào cũng vô dụng, đành phải rời đi.
Nhiều ngày sau, anh ta mới nhớ ra việc ông lão đánh chiêng đồng, rồi tự hỏi mình: “Ông lão sao lại thất hứa vậy nhỉ?”.
Khi một người đang ở vào tình thế tuyệt vọng, nếu như có thể lạc quan tích cực, dũng cảm đối mặt, không lo lắng về những việc xảy ra thì không phải sợ một ngày nào đó “tiếng chiêng đồng” sẽ kêu, và khi đó tuyệt vọng sẽ không còn là tuyệt vọng, mà có thể chuyển thành một tình thế tốt đẹp hơn!

Theo Daikynguyenvn

Thời gian không đợi người, hãy trân quý!

Thời gian thấm thoắt trôi nhanh không chờ đợi một ai. Vậy nên, hãy quý trọng thời gian để không bỏ lỡ và hối tiếc những cơ duyên trong đời.

đọc sách, thời gian, quý trọng thời gian, quân tử,
“Được mùa chẳng được mãi, một ngày khó trở lại, kịp thời ráng gắng sức, tuế nguyệt chẳng chờ ai”. (Ảnh: Internet)
Nhà sử học đời Bắc Tống tên là Lưu Thứ có chí khí cao thượng, cả đời chăm chỉ học hành, tu dưỡng bản thân. Mỗi ngày ông đều sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, không bao giờ lãng phí.
Lưu Thứ từ nhỏ đã học tập kinh thư của nhà nho, mỗi ngày đều đọc sách, ghi nhớ trong lòng, thường hay quên ăn bỏ ngủ. Khi Lưu Thứ lên 8 tuổi, trong nhà có một vị khách bảo rằng Khổng Tử không có huynh đệ. Lưu Thứ lập tức lấy câu trong “Luận Ngữ”: “Dĩ kỳ huynh chi tử thê chi” đối lại ngay, để chứng minh rằng Khổng Tử có anh em, khiến cả nhà đều kinh ngạc. Bạn bè cậu có điều gì thắc mắc mà hỏi, không có câu nào cậu không trả lời được. Cậu bảo bạn bè rằng kỳ thực mọi câu trả lời đều có trong sách cả, chỉ cần đọc sách cho nhiều thì đều có thể biết được.
Vào năm 18 tuổi, Lưu Thứ thi đậu tiến sỹ. Tể Tướng Yến Thù thấy ông tinh thông “Xuân Thu” và “Lễ ký”, đối đáp rành rọt trôi chảy, bèn mời đến Quốc Tử Giám để giảng kinh thư. Yến Thù thậm chí tự mình dẫn quan viên cùng đến nghe Lưu Thứ giảng. Mọi người bị đạo đức cao thượng cùng với hiểu biết uyên thâm của Lưu Thứ thuyết phục, khiến ai nấy đều tự nhiên khởi ý muốn học tập kinh thư.
Một lần, Lưu Thứ biết được có một học giả tên là Tống Thứ Đạo làm quan tại Bạc Châu, trong nhà có rất nhiều kinh thư, cho nên bất kể đường sá xa xôi hằng trăm dặm chạy đến đó mà mượn sách. Tống Thứ Đạo thấy Lưu Thứ đường xa tìm đến, bèn mời ông ở lại nhà và mở tiệc khoản đãi. Nhưng Lưu Thứ từ chối nói rằng: “Ngài hẳn cũng biết, tôi tìm đến đây không phải là để hưởng thụ sơn hào hải vị, mong ngài hủy lệnh mở tiệc dùm cho. Tôi vì ái mộ danh tiếng của ngài mà đến đây để được mượn sách”.
Sau đó Tống Thứ Đạo dẫn Lưu Thứ vào Tàng Thư lâu, Lưu Thứ cả ngày lẫn đêm ở tại nơi này, miệng đọc tay chép, kiên trì như vậy đến hơn 10 ngày, cho đến khi ông đọc xong và sao chép lại xong toàn bộ những kinh thư mà ông muốn.
đọc sách, thời gian, quý trọng thời gian, quân tử,
Tống Thứ Đạo cảm thán mà nói: “Ngài có tinh thần chịu khổ nhọc như vậy thật khiến cho người ta khâm phục!”. Lưu Thứ cười nói: “Nào có khổ gì đâu! Mỗi lần đọc sách là mỗi lần được sáng tỏ, tôi cảm thấy có niềm vui sướng vô cùng tận ở trong đó!”.
Lưu Thứ học thức uyên bác, tinh thông cách viết sử, phân tích thấu triệt. Dù là những sự kiện lịch sử từ cổ chí kim, từ lớn tới nhỏ, ông đều biết rõ như lòng bàn tay. Tư Mã Quang tu sửa bộ “Tư Trì Thông Giám”, người đầu tiên tuyển mộ chính là Lưu Thứ.
Một lần, Lưu Thứ đi cùng nhóm Tư Mã Quang du ngoạn đến núi Vạn An, gặp một con đường núi mà hai bên tả hữu có những bia đá cổ có những danh từ liên quan đến thời Ngũ Đại, mọi người đều không biết lai lịch của chúng ra sao. Chỉ có Lưu Thứ rành mạch giảng xuất sự tích từ lúc khai thủy của chúng. Khi trở về, nhiều người tra cứu lại kinh sử, quả nhiên giống y những điều mà Lưu Thứ nói, không sai điểm nào.
Lưu Thứ là một người có đạo đức cao thượng, là một vị quan thanh liêm chính trực, mọi sự đều là “đúng thì nói là đúng, sai thì bảo rằng sai”. Ông đề xướng việc hoằng dương đạo lý Nghiêu Thuấn, thực hành những điều chính nhân quân tử, làm việc đều giảng hợp dân ý, thuận dân tâm, được dân chúng hết sức kính trọng và yêu mến.
Ông đối với tự mình thì yêu cầu vô cùng nghiêm khắc, mỗi ngày ngoài thời gian ngủ nghỉ, ông dành hết thời gian cho việc đọc sách và làm những việc có ý nghĩa. Cho dù ở trong bất kể hoàn cảnh nào, ông đều mỗi ngày đọc sách, mười năm không thiếu ngày nào.
Ông từng tự viết một cuốn sách, trong đó tự kiểm điểm rằng mình có “20 điều sai trái” và “18 điều thiếu sót”, kịp thời phản tỉnh chính bản thân mình, từ đó tu sửa. Sự chân thật và dũng khí của ông khiến người khác hết sức kính phục.
Từ xưa tới nay những người chí lớn, không chỉ có một người quý thời gian như vàng ngọc. Cổ nhân nói,
Thánh nhân bất quý xích chi bích, nhi trọng thốn chi âm”,
nghĩa là
“Thánh nhân không coi trọng miếng ngọc bích dài một xích, mà coi trọng cái bóng mặt trời dài một thốn” (bóng mặt trời hàm ý là thời gian).
Tằng Uyên Minh hiền giả triều nhà Tấn từng nói,
“Thịnh niên bất trùng lai,
Nhất nhật nan tái thần,
Cập thời đương miễn lệ,
Tuế nguyệt bất đãi nhân”
Tạm dịch:
“Được mùa chẳng được mãi,
Một ngày khó trở lại,
Kịp thời ráng gắng sức,
Tuế nguyệt chẳng chờ ai”’.
Người xưa có trình độ tu dưỡng đạo đức cùng với tư tưởng phẩm cách thật đáng cho chúng ta học tập và tham khảo.
Theo minhhue.net

9 câu châm ngôn cuộc sống – 9 bài học lớn để bạn trưởng thành

Cuộc sống rất nhiều thứ không như ý muốn. Vậy nên, mỗi ngày trôi qua, tâm hồn người ta lại dần nặng trĩu bởi những phiền muộn. Hãy học cách cho đi, cảm thông và buông bỏ để tận hưởng mỗi giây phút của cuộc đời.

trân quý, cuoc song, chân ngôn, buông bỏ,
Tuổi thanh xuân của chúng ta trong nháy mắt sẽ không còn nữa, hãy biết trân quý từng phút giây. (Ảnh: Internet)
1. Đừng mong mỏi xa xôi rằng người khác sẽ cho bạn bất kỳ sự giúp đỡ nào về mặt kinh tế, bởi tiền bạc đối với bất kỳ ai cũng đều là thứ không đủ dùng. (Học được cách biết cho đi)
2. Bạn bè giúp bạn là việc thiện, là đạo nghĩa; còn nếu bạn bè không giúp đỡ bạn thì cũng không gì đáng trách cả, không nên giữ tâm oán hận, bởi người ta vốn không hề mắc nợ gì bạn cả! (Học được cách cảm thông)
3. Phải biết rằng, trong những lúc bạn cần sự giúp đỡ nhất, sẽ không ai thay thế được ngoài chính bản thân bạn. Vậy nên, cần để cho bản thân học được tính độc lập, kiên cường, vui vẻ. Rốt cuộc chỉ có mình bạn sẽ phải sống chết, vui buồn với bản thân bạn mà thôi! (Học được cách kiên cường)
4. Đừng nhìn người khác giàu hay nghèo mà kết bạn, bởi họ dẫu có tài sản hàng tỷ thì cũng chẳng quan hệ gì với một đồng xu trên người của bạn, không nên tự biến mình thành kẻ bợ đỡ. Nhiều người, họ có thể không có gì cả nhưng lại có thể chia sẻ với bạn cái bánh bao duy nhất của mình. (Học được cách biết đánh giá)
5. Không nên vì người bạn giàu có về mặt kinh tế mà rời xa người bạn giàu có về mặt tinh thần. Bởi bạn sẽ dần dần hiểu ra, những người giàu về kinh tế có thể dẫn bạn đi ăn uống vui chơi, cũng có thể mang đến cho bạn những phiền não của thế tục, còn người bạn giàu có về mặt tinh thần chỉ có thể cùng bạn đi trên cánh đồng ruộng, đi bên bờ những dòng suối mát, không có cao lương mỹ vị, không có rượu sâm banh, cà phê, cũng không có vũ trường, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùng cười sảng khoái hồn nhiên như một đứa trẻ. (Học được cách biết tự trọng)
trân quý, cuoc song, chân ngôn, buông bỏ,
(Ảnh: Internet)
6. Có thể tin tưởng rằng trên đời này thật sự có những mối tình kiên trinh tốt đẹp, nhưng nó chỉ thuộc về Ngưu Lang – Chức Nữ, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, còn có Romeo và Juliet nữa. Bởi vì họ đều không có sống lâu. Còn chúng ta thì cần phải sống rất lâu vậy. (Học được biết trân quý)
7. Không kể bạn kết hôn vì điều gì, chỉ cần bạn có con cái, bạn chính là cần phải yêu thương gia đình này. Không kể nó sơ sài bao nhiêu, lạnh lẽo bao nhiêu, bạn đều có nghĩa vụ làm ấm nó, bởi vì bạn là cha mẹ! (Học được biết gánh vác)
8. Tuổi thanh xuân của chúng ta trong nháy mắt sẽ không còn nữa, từng hàng từng hàng nếp nhăn lan đến khóe mắt, chúng ta không ngăn nổi năm tháng tàn phá dung mạo của mình, nhưng chúng ta có thể khiến cho trái tim của chúng ta được tôi luyện dần dần trong năm tháng. Giống như hạt cát trong ngọc trai, dần dần sáng bóng hẳn lên, đợi đến khi chúng ta tóc bạc răng thưa, bước chân trở nên chậm chạp, còn có thể để cho ánh sáng của viên trân châu chiếu rọi hành trình sau cùng, không phải vậy sao? (Học được biết trưởng thành)
9. Không nên dính mắc nhiều quá, đời người có rất nhiều điều vốn không được như ý muốn. Thế giới sẽ không nghênh đón và hòa hợp với bạn, trái đất không phải xoay chuyển vì bạn, vậy nên không nên quá dính mắc vào việc chúng ta sẽ sở hữu những gì, ngay cả bản thân chúng ta cũng chẳng qua chỉ là những vị khách qua đường trong cõi hồng trần này, khi sinh ra là đến trong tay trắng, chết rồi lại có thể mang theo được cái gì đây? (Học được biết buông bỏ)
Tiểu Thiện, dịch từ Secretchina

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.