.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

HẠ CHIỀU CHỢT MƯA




 

Thầy Dạy Võ Đầu Tiên Của Nữ Tướng Bùi Thị Xuân Là Ai?

 



Thầy dạy võ đầu tiên cho Bùi Thị Xuân tên Ngô Mãnh, là ông của Ngô Văn Sở, được gia đình cho tạm trú trong vườn nhà. Cảm ơn sự giúp đỡ, võ sư Ngô Mãnh chăm dạy cô học trò thông minh.

Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện, Bùi Thị Xuân là người thôn Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Bà là con gái của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú và Bùi Thị Nhạn (sau này là hoàng hậu của vua Quang Trung) bằng cô.

Thuở thiếu thời, Bùi Thị Xuân vừa xinh đẹp vừa dũng mãnh; nữ công khéo, chữ viết đẹp, nhưng thích “làm con trai”, thích đi quyền, múa kiếm. Nghe kể chuyện bà Triệu, bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn noi gương. Còn những chuyện Tô Tiểu Muội cùng chồng xướng họa, chuyện bà Mạnh Quang “cử án tề mi” thì Bùi Thị Xuân lại cho là nhảm nhí.

Lúc nhỏ, Bùi Thị Xuân đi học thường mặc quần áo con trai. Lớn lên bà tự chế các kiểu áo hiệp nữ trong sách mà mặc. Cha mẹ chiều con không nỡ trách cứ. Còn tiếng khen chê của người ngoài thì Bùi Thị Xuân không bận tâm. Năm 12 tuổi, Bùi Thị Xuân đến trường học chữ. Một hôm, bạn bè giễu cợt ra câu đối: Ngoài trai trong gái, dưa cải dưa môn.Ngay lúc đó đã có người đối rằng: Đứng xuân ngồi thung, lá vông lá chóc.

Người kia vừa đối xong thì cả bọn đồng vỗ tay cười vang. Bùi Thị Xuân lúc đó cả thẹn, liền vung quyền đánh vào mặt hai người sinh sự rồi bỏ về nhà. Từ đấy, bà thôi học văn, ở nhà chuyên học võ. Thầy dạy tên Ngô Mãnh, là ông của Ngô Văn Sở, được gia đình cho tạm trú trong vườn nhà. Cảm ơn sự giúp đỡ, võ sư Ngô Mãnh chăm dạy cô học trò thông minh.

Được ba năm thì thầy mất, Bùi Thị Xuân phải tự rèn luyện. Một đêm nọ, bà đang tập luyện nơi sân nhà thì có một bà lão đến đứng coi. Bùi Thị Xuân niềm nở tiếp đón. Từ đó, đêm đêm bà lão đến dạy võ cho Bùi Thị Xuân. Dạy từ đầu hôm đến quá khuya thì bà lão lui gót. Không ai rõ lai lịch bà ra sao. Suốt ba năm, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến, cũng đi đúng giờ. Bà dạy quyền, dạy song kiếm, tập nhảy xa, nhảy cao, luyện công và cứ đêm học, ngày tập.

Một hôm, tình cờ trông thấy người hầu gái dùng đôi đũa bếp múa kiếm một mình, Bùi Thị Xuân gạn hỏi thì được biết cô này hằng ngày trông thấy cô chủ luyện tập nên cũng bắt chước, lâu ngày thành quen. Từ ấy, Bùi Thị Xuân thu thập đệ tử. Chị em trong xóm ban đầu chỉ vài người đến xin học, sau mỗi ngày một đông, không mấy lúc mà nhà họ Bùi thành một trường dạy võ. Võ sinh đủ các hạng tuổi, từ 15 đến 35. Có nhiều người đã có con, tay dắt tay bồng cũng đến xin học. Tài nghệ đã tinh mà cách đối xử, cách dạy dỗ lại đứng đắn nên Bùi Thị Xuân được chị em kính yêu, quý trọng. Trong số đệ tử xuất sắc có bà Bùi Thị Nhạn.

Một phú ông họ Đinh ở thôn Lai Nghi, để đền ơn dạy con gái đã tặng Bùi Thị Xuân một con ngựa trắng toàn sắc mới tập kiệu, vóc to, sức mạnh, chạy nhanh. Bùi Thị Xuân tập ngựa trở thành một chiến mã chạy suốt buổi không đổ mồ hôi. Con ngựa này lúc bà ra phò vua Quang Trung ở Phú Xuân vẫn còn và bà thường cưỡi ra trận. Cụ nghè Nguyễn Trọng Trì khi viết về bà đã ca tụng:

Bạch mã trì khu cổ chiến trường/ Tướng quân bách chiến thanh uy dương.

Lời bàn về Bùi Thị Xuân

Không những là người có tài nghệ về kiếm thuật, Bùi Thị Xuân còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi. Tất cả những tài nghệ ấy cộng với lòng dũng cảm đã giúp Bùi Thị Xuân cùng chồng là danh tướng tài ba Trần Quang Diệu nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ buổi đầu. Chưa hết, theo sử cũ thì bà còn là người có tấm lòng thương dân sâu sắc. Gặp năm mất mùa, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi, triều thần lập tức tiến cử Bùi Thị Xuân ra nơi đó làm trấn thủ. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hối lộ… bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Vì thế, nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn…

Không chỉ có các sử gia đương thời mà còn cả hậu thế ngày nay đều phải thừa nhận rằng: Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng…

K.N (Theo Báo Bình Phước)



• Bí mật cách siêu du thuyền lớn nhất thế giới lo ăn mỗi ngày cho 10.000 người.

- 'Thành phố nổi' chở gần 8.000 du khách & hơn 2.000 thủy thủ Icon of the Seas (Biểu tượng Biển cả) được xác định là du thuyền lớn nhất thế giới hiện tại. Câu hỏi là, làm sao có thể cung cấp ngày ba bữa cho ngần ấy con người lênh đênh trên biển?

Trên con tàu du lịch lớn nhất thế giới mới vừa ra mắt vào tháng 1, bữa ăn không chỉ đơn thuần là tiệc tự chọn truyền thống và món nướng bên hồ bơi với bánh mì kẹp thịt và pizza. Tất nhiên, còn có những bữa tiệc đắt tiền spaghetti Bolognese, hàu sống và thậm chí cả thịt thỏ - đủ để nuôi 10.000 con người tập trung trên một con tàu.

Linken D'Souza, phó chủ tịch cấp cao về thực phẩm và đồ uống của hãng du thuyền Royal Caribbean, chia sẻ với Business Insider về 'bí mật' này.

Quá trình chuẩn bị thực phẩm của Icon of the Seas bắt đầu trên đất liền ở Miami, nơi con tàu nhận nguyên liệu trước mỗi chuyến ra khơi.
Icon of the Seas hiện đang khai thác các chuyến du ngoạn 7 ngày từ Miami đến Mexico, vùng Caribe và hòn đảo tư nhân của Royal Caribbean, Perfect Day tại CocoCay.

Germán Rijo, bếp trưởng điều hành, cho biết các mặt hàng tươi sống như quả mọng, pho mát và thảo mộc được làm mới hàng tuần.

Tuy nhiên, các mặt hàng đông lạnh - như sườn non, tôm hùm và cá - được nhận sau mỗi 2 đến 3 chuyến đi.

Quá trình chuẩn bị thực phẩm của Icon of the Seas bắt đầu trên đất liền ở Miami, nơi con tàu nhận nguyên liệu trước mỗi chuyến ra khơi.
Icon of the Seas hiện đang khai thác các chuyến du ngoạn 7 ngày từ Miami đến Mexico, vùng Caribe và hòn đảo tư nhân của Royal Caribbean, Perfect Day tại CocoCay.

Con tàu có hơn 20 nhà hàng và chừng đó quán cà phê. Các lựa chọn trả phí bao gồm quầy bán sushi mang đi và bữa tối sang trọng trị giá 200 USD/người.

Những du khách không muốn vung tiền vào các bữa ăn đặc sản có thể thường xuyên đến nhà hàng miễn phí của tàu.

Nhà hàng cung cấp nhiều cơm, khoai tây, tôm hùm, thăn bò và sườn non hơn bất kỳ món ăn nào khác. Nhưng thực đơn của nó được thay đổi hàng đêm, mang đến cho thực khách nhiều lựa chọn như bánh cua, gà rán và escargot.

Chỉ cần nhớ đặt bàn trước: Nhà hàng 3 tầng có thể phục vụ 6.000 khách trong vòng 3 tiếng rưỡi.

Để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, mỗi tầng của nhà hàng đều có bếp riêng. Người phục vụ tầng dưới cùng chịu trách nhiệm cho 2.400 người trong bữa tối bận rộn.

Trong số 425 đầu bếp của Icon of the Seas, 45 người làm việc trong căn bếp của nhà hàng miễn phí, mỗi ngày làm việc 10 hoặc 11 giờ.

Chuẩn bị thức ăn là công việc suốt ngày đêm, một số làm việc ca đêm. Ngoài việc phục vụ ở nhà hàng miễn phí, nhà bếp còn chuẩn bị bánh mì và bánh ngọt cho tàu.

Bí mật cách siêu du thuyền lớn nhất thế giới lo ăn mỗi ngày cho 10.000 người- Ảnh 6.
Nhà hàng Empire Supper Club có bữa ăn 200 USD/người với nhạc sống và cocktail kết hợp

Theo Alexander Perberschlager, một giám đốc điều hành du lịch, đây không phải là thành tích nhỏ đối với một con tàu có kích thước như Icon of the Seas: Mỗi ngày, tiệm bánh sản xuất ra 35.000 đến 40.000 món nướng, bao gồm bánh mì baguette, bánh nướng xốp và món phổ biến nhất: bánh sừng bò.

Bên cạnh đó là súp và nước sốt được đun sôi trong các nồi từ 40 đến 120 gallon.

Để duy trì khẩu phần ăn và giảm lãng phí thực phẩm, Royal Caribbean sử dụng dữ liệu lịch sử nội bộ để xác định loại thực phẩm nào và số lượng cần nấu, được điều chỉnh theo nhân khẩu học của khách hàng.

German Rijo, bếp trưởng điều hành, cho biết: "Nếu chúng tôi có nhiều du khách người Latin, chúng tôi sẽ cần rất nhiều gạo, đậu và chicharron".

Lãng phí thực phẩm có thể là vấn đề nan giải trên con tàu phục vụ tương đương với dân số của một thị trấn nhỏ. Một số thực phẩm sản xuất quá mức được bảo quản trong máy làm lạnh nhanh và tái sử dụng sau đó, giảm thiểu chất thải.

Cơm chẳng hạn. Thay vì bỏ thêm những mẻ bánh carby nhỏ, nhà bếp có thể làm lạnh và tái sử dụng nó làm cơm chiên hoặc cơm thập cẩm. Hoặc, có thể được hâm nóng lại và phục vụ như cũ.

Theo hãng du thuyền, thức ăn thừa không thể tái sử dụng sẽ được đưa vào hệ thống "chuyển rác thải thành năng lượng".

Người phát ngôn của Royal Caribbean cho biết, công nghệ này có tên là nhiệt phân hỗ trợ bằng vi sóng (MAP), có thể sử dụng chất thải hữu cơ để tạo ra 200 đến 300 kilowatt năng lượng - đủ để vận hành công viên nước Icon of the seas...
• (Phan Thế Nghĩa sưu tầm).

- Du thuyền Icon of the seas bắt đầu hoạt động
vào ngày 27/01/2024.

Nguồn fb Phan Thế Nghĩa.


 

Anh Việt Thu (tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, 1939-1975) là nhạc sĩ người Việt Nam nổi tiếng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Hai vì sao lạc, Tám điệp khúc, Người ngoài phố.
Anh Việt Thu sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tên "Kim Sang" là tên của vị sư thầy tại ngôi chùa Campuchia mà cha mẹ ông đến cầu tự. Trên bia mộ của Anh Việt Thu có ghi pháp danh của ông là Minh Hạnh. Ông là anh cả, dưới còn có ba người em là Phi Long, Phi Hùng và em út Việt Thu, thế nên mới sinh ra bút danh "Anh Việt Thu" với nghĩa là "Anh của Việt Thu". Theo nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh, là người anh trong gia đình nên khi chứng kiến cảnh hai người em trai ly tán người miền Nam kẻ miền Bắc mà nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác ra ca khúc nổi tiếng "Hai vì sao lạc".
Anh Việt Thu sáng tác rất sớm. Từ năm 1956, ông đã có một số tác phẩm đầu tay như "Giòng An Giang", "Đẹp Bạc Liêu",... Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác khoảng hơn hai trăm bài hát.
Bạn bè nhận xét rằng Anh Việt Thu là người ít nói, hiền lành, sống nhiệt thành và có tính nghệ sĩ. Lúc ông dạy nhạc ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá nhưng do tính nghệ sĩ nên vẫn thường túng thiếu, có lúc đã phải bán cả radio để trả tiền thuê nhà.
Anh Việt Thu qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Ất Mão) tại Y viện Quảng Đông, Sài Gòn do bệnh hoại thận. Ông được đưa về quê án táng tại nơi mà ngày nay thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Niên khoá 1958-1959, Anh Việt Thu là trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội Sinh viên Quốc gia.
Năm 1963, ông đã làm luận án về âm nhạc học tại nhạc viện Tōkyō (Nhật Bản) và sau đó đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại Trường Âm nhạc Quốc gia Sài Gòn khóa đầu tiên.
Năm 1964, ông về Tây Ninh dạy nhạc cho Trường Nam Trung học Tây Ninh (nay là Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo).
Từ năm 1965 đến năm 1966, ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh, hát từ Cần Thơ ra đến Huế.
Năm 1966, ông là huấn luyện viên các khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động do Bộ Thanh Niên tổ chức tại Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Nguyễn Thanh, Ngô Mạnh Thu,.. Khóa sinh do Ty Thanh Niên ở các tỉnh tuyển chọn và đưa về dự. Đây tiền thân của Phong trào Du ca Việt Nam.
Trong các năm 1966 - 1968, ông được Đài Vô tuyến Việt Nam mời về làm chương trình Phù Sa và Tuần báo văn nghệ truyền thanh. Sang năm 1971, ông có riêng chương trình Giờ âm nhạc Anh Việt Thu trên Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam (VNCH)
Giai đoạn 1972 - 1973, Anh Việt Thu hợp tác với hãng Đĩa hát Việt Nam thực hiện một số băng nhạc cổ vũ tín hiệu hoà bình từ Hiệp định Paris (1973).
Về cuối đời, ông làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh quân lực Việt Nam Cộng hòa chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Phạm Minh Cảnh.
Lời cuối
Viết về Tuyển tập 8 tình khúc Anh Việt Thu - Mùa xuân đó có em (1968):
“ Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xoá bỏ tất cả những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa. Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ bởi chăng, sự an nghỉ là linh dược của người điên. Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện và thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng.... ”
— Anh Việt Thu
Lời trần tình
Mùa xuân đó có em
“ ...Là bài tình ca mang bóng dáng những khuôn mặt người yêu và bạn bè. Là những bài hát đã viết trong suốt quãng đời tuổi trẻ xem như những đoá hoa cỏ dại rải rác bên đường... ”
— Anh Việt Thu
Long Anh Ba Theo: Wikipedia


CỨU TÀI SẢN VÔ GIÁ!




100 TUỔI ĐỂ LÀM CÁI GÌ?
Sau khi khám sức khỏe định kỳ và nhận kết quả sức khỏe bình thường, gặp bác sĩ, một vị trung niên hỏi vẻ phấn khởi: "Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể sống đến 100 tuổi không?".
Bác sĩ thận trọng nói "Trước khi trả lời câu hỏi của ông, tôi xin tìm hiểu ở ông một vài chi tiết, rồi mới kết luận được".
Vâng, bác sĩ cứ hỏi!
- Xin hỏi ông, ông có bạn bè tụ tập không?
- Tôi ít bạn bè, muốn chơi với họ nhưng không hợp. Cũng có thể họ không chơi với tôi.
- Thế còn rượu, bia, thuốc lá hay xì gà, ông vẫn dùng chứ?
- Lúc trẻ vì công việc, đôi khi được bạn bè, khách hàng mời, tôi có dùng nhưng hạn chế tối đa. Nghe tuyên truyền về tác hại ghê quá, tôi xa lánh các thứ này.
- Lô đề, cờ bạc, cá độ các kiểu, ông có chơi không?
- Ồ, các thứ ấy rất xa lạ đối với tôi.
- Ngoài vợ ông ra, ông còn biết mùi của người phụ nữ nào khác không?
- Nói thật, tôi chưa hề và thực sự tôi không đủ dũng cảm.
- Chả nhẽ, tán tỉnh cô em nào đó cũng chưa?
- Đúng vậy, chả giấu gì bác sĩ.
- Ăn uống của ông thế nào?
- Tôi ăn kiêng, ăn chay.
- Chả lẽ cái nem, bát phở bò, thịt cừu nướng hấp dẫn thế mời ông mà ông cũng không ăn?
- Không.
- Thời đại Facebook, Instagram, Whatsapp, Zalo, Messenger, Viber... ông có sử dụng để giao lưu với mọi người không?
- Cái đó nghe nói mất thời gian và lắm chuyện lắm. Tôi tránh xa.
- Ở nhà ai nấu cơm cho ông ăn?
- Trời se duyên cho tôi một bà vợ nấu ăn tuyệt vời, nên là vợ tôi.
- Ông chơi môn thể thao gì?
- Hàng ngày, tôi đi bộ quanh khu tập thể nơi tôi được phân phối nhà lúc còn đương chức. Thi thoảng đánh bóng bàn với mấy cụ cao niên cùng khu.
- Vậy có khi nào ông chợt thả hồn và hứng khởi viết vài câu thơ vu vơ nào chưa?
- Thực sự tôi rất kém khoản thơ văn, cứ nói đến khoản này là bị dị ứng, sởn gai ốc.
- Ông tôn thờ tôn giáo nào?
- Từ trước đến giờ, tôi khai tôn giáo Không!
...

Ông bác sĩ ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Xin lỗi đã hỏi ông quá nhiều vì nghề nghiệp của tôi là phải vậy. Câu trả lời và cũng là câu kết luận của tôi là "Ông muốn sống đến 100 tuổi để làm cái gì?

Sưu tầm



GIÁO SƯ TIẾN SĨ NGU HƠN CẢ VỊT
Một ông giáo sư tiến sĩ nông nghiệp được phân công về huyện để nghiên cứu thực tế về nông nghiệp ở địa phương.
Đi được nửa đường thì trời đã sụp tối, cơn mưa lại ầm ầm kéo tới, hai bên đường toàn ruộng nương vắng vẻ, đang lo lắng bỗng nhiên ông thấy phía trước có một quán nước le lói ánh đèn.
Dừng xe lại, ông hỏi cô chủ quán trạc ngoài 30 đang dọn dẹp quán: Cô chủ quán ơi, cô có bán gì ăn không?
Cô chủ quán nhìn người đàn ông trung niên, hỏi lại: Anh đi đâu về vùng này?
Ông giáo sư nói về công việc của mình, cô chủ quán nhận ra người này cần phải được giúp đỡ.
Cô mời ông vào cùng ăn bữa cơm với mình, cơm nóng thức ăn ngon, men rượu quê thì thật ấm nồng, ngoài trời thì mưa to sấm giông chớp giật, khiến người bên trong cảm thấy càng gần gũi nhau. Cô chủ quán kể rằng chồng cô đi bộ đội, đã biệt tích 10 năm rồi không thấy tin thư...
Đôi má đỏ hồng và ánh mắt long lanh, cô nói với ông tiến sĩ:
- Cơn mưa này biết đến bao giờ mới dứt? Thôi anh nghỉ lại nhà tôi đêm nay, mai hãy lên đường.
Ông giáo sư tiến sĩ nghe vậy vui mừng lắm, ông cảm ơn cô chủ quán rối rít.
Hai bên cứ thế trò chuyện đến khuya. Cô chủ quán tình tứ hỏi ông tiến sĩ:
- Anh là giáo sư tiến sĩ về nông nghiệp, cho em hỏi việc này: Nhà em có con vịt cái trắng mà chồng nó đi biệt tích đã lâu. Một hôm con vịt nhớ chồng quá nên nó quyết định đi tìm chồng.
Đi một ngày nó gặp anh vịt đen và hỏi về chồng mình. Anh vịt đen đáp, cho tôi đạp một cái tôi chỉ cho. Chị vịt đồng ý, xong việc anh vịt đen chỉ đường cho chị vịt đi tiếp.
Ngày hôm sau gặp bác vịt xám, chị lại hỏi về chồng mình. Bác vịt xám nói, cho tôi đạp cái tôi chỉ cho...
Cứ thế ngày này qua ngày nọ, chị vịt gặp tiếp anh vịt trắng, chú vịt nâu. Cứ ai cũng đạp chị một cái, mà đi mãi chị vẫn không tìm được chồng.
Anh cho em hỏi nhé, thế con của chị vịt trắng nhà em sau này có lông màu gì?
Ông giáo sư tiến sĩ lấy máy tính ra tìm bản đồ gen rồi tổ hợp gen hoài mà không ra, cô chủ quán má hồng đợi lâu quá, buồn tình vào phòng đi ngủ.
Sáng ra, cô chủ quán thấy ông giáo sư vẫn còn loay hoay với cái máy tính, ông xin lỗi cô rằng đề tài "con vịt cái tìm chồng" thật là quá khó nên ông chưa có lời giải, xin hẹn một dịp khác sẽ trả lời, ông cám ơn cô và từ giã lên đường để đi cho kịp.
Cô chủ quán buồn rầu nghĩ thầm trong bụng:
- Dịp khác chắc cũng như vậy thôi, làm bà mất toi chai rượu mà còn khó chịu cả đêm. Mẹ kiếp, GIÁO SƯ TIẾN SĨ NGU HƠN CẢ VỊT.

Phong Luu (viết theo lời bạn kể)

Hiiiiiii
Ông chồng nọc 2 đứa con ra khảo ; - Khai mau, đứa nào lấy tiền của cha ? Cô vợ sốt ruột tới can và hỏi vui : - Sao anh không nghĩ là em lấy?- Ông chồng trả lời : Mất như vậy không phải là em ! - Vì sao ?
- Vì trong túi vẫn còn lại một ít ...



Tất cả c





 

NGƯỜI ĐÀN BÀ CÂM




Chị bị câm, theo như lời người ta kể thì lúc lên sáu, chị vẫn ríu rít nói cười. Rồi một ngày, trời mưa nặng hạt, sấm chớp giật đùng đùng. Ba chị kịp dắt con bò về chuồng nhưng bò vừa vô đến cổng, một tia chớp sáng rực, ông bị thiên lôi gọi tên. Chị chứng kiến, sợ hãi, mặt cắt không ra giọt máu nhưng không khóc. Rồi từ đó đến nay, chị không một lời.

​Trớ trêu thay! Người biết nói rành rõi lại không thích hoặc không thể giao tiếp với người câm. Dù chị có được học ngôn ngữ của người câm bao giờ, cách nói của chị cũng chỉ là bản năng. Rồi xung quanh chị, cái xóm núi nghèo nàn lạc hậu, người ta càng lạ với ngôn ngữ cử chỉ. Khổ nỗi, như bị trời đày, chị lại thích nói. Người ta khó lòng đứng lại trò chuyện với chị dăm phút, cuộc sống gấp gáp, cái ăn cái mặc làm người ta hối hả, tất bật. Chị vẫn không nãn, vẫn kiên trì muốn “nói chuyện”, hầu như chị độc thoại, gặp ai chị cũng chỉ chỏ, ra hiệu không ngừng, miệng cứ ứ ư liên tục. Ai nhìn chị cũng thương, những người vô tâm hơn cũng chỉ biết mắc cười thầm. Có người thấy bất nhẫn quá thì cũng nán lại vài giây, giả bộ dùng cử chỉ ngôn ngữ, cũng ứ ư rồi khua chân múa tay. Chị cười vì được chia sẻ.

​Người lớn thương cảnh ngộ của chị, dù không rảnh trò chuyện nhưng họ nhìn bằng ánh mắt thông cảm, đôi khi cả thương hại. Trẻ con trong xóm thì nghịch ranh. Chị vô tình trở thành đề tài những trò nghịch như quỷ của chúng. Mỗi lần thấy chị, chúng chạy ào lại, tay múa lia lịa, rồi mấy đứa đứng sau lưng bụm miệng cười. Nếu cãi nhau, cãi không lại, tức quá thì rủa bạn mình câm như chị cho người khác nhờ.

​Đã qua tuổi 25 nhưng chị vẫn một mình. Nói cho cùng, cuộc sống đầy rẫy những cô gái đẹp, có tri thức, ăn nói có duyên, ai lại đi lấy chị, một người đàn bà nhan sắc tầm tầm, lại câm.

​Chị không có bạn, sống âm thầm bằng nghề đan lát. Kể cũng lạ, cái tật đi trước cái tài theo sau. Chị có đôi bàn tay tài hoa, chị đan rất khéo và cũng giàu óc sáng tạo. Những món đồ thủ công của chị vừa đẹp vừa lạ, giá lại mềm mỏng. Tụi nhỏ hay vô cái cửa hàng mà mẹ chị làm cho để mua đồ tặng bạn bè. Chị cũng kiếm được đồng đồng.

​Mẹ chị già lắm rồi, cũng không thể sống đời với chị mãi được. Rồi một ngày, bà qua đời. Chị lại côi cút, nhìn chị cũng không đoán được đang vui buồn hay hờn giận gì. Khuôn mặt chị, sức biểu cảm là trung dung, khó nắm bắt.

​Anh hàng xóm bị bệnh, bệnh triền miên, dai dẳng. Lúc trẻ trai, khi còn sung mãn, anh làm lở núi lở non, chăm lo cho gia đình đầy đủ. Bây giờ tự dưng cơ thể trở chứng, bệnh hoạn hoài. Anh là trụ cột gia đình, giờ lăn đùng ra ốm, tình cảnh rõ cơ cực. Các con nheo nhóc, chúng cứ như cỏ dại ven rừng, cằn cõi nhưng vẫn sống. Đã vậy, lúc còn khỏe, anh không cho vợ đụng tay đụng chân, việc đồng áng anh lo tất, vợ chỉ cơm nước, giặt giũ.

Bây giờ ra nông nỗi này, cái bệnh, cái nghèo đeo bám. Quả thật “họa vô đơn chí”, mấy hôm nay tự dưng chị vợ vắng nhà, đứa con nhỏ theo mẹ, đứa lớn ngồi cửa ngóng, anh nằm đợi, đợi mãi rồi không thấy vợ về.

​Hai cha con, nhà không có đàn bà, rơi vào cảnh bi đát. Anh bệnh tật không ai chăm sóc, cơm cháo, thuốc thang…, cháu còn nhỏ, tự lo cho bản thân là giỏi rồi, cơm nước bữa khê bữa khét. Tuy câm nhưng chị rất giàu tình cảm, người câm nhưng tình cảm có “câm” bao giờ. Chị thấy tội nghiệp, qua lại chăm lo chu đáo - cứ như hai cha con anh với chị là chỗ thân tình. “Giao tiếp” thét, thằng nhỏ bắt đầu hiểu được “ngôn ngữ” của chị. Và chị thích nghi, hòa hợp được với họ, những người biết nói.

​Chị vợ bặt vô âm tín cả năm. Có người xa quê tình cờ gặp, nghe phong phanh chị ta đã theo một người đàn ông khá giả, sang trọng, đổi đời. Anh không buồn, không oán giận, chỉ bảo hết duyên. Từ đó, anh với chị càng thân tình hơn, hai mảnh đời rách rưới đùm bọc, nương tựa lẫn nhau mà sống. Vậy là chị có chồng.

​Cuộc sống của đôi vợ chồng êm ấm. Không phải vì chị câm nên không mồm mép, không thể càu nhàu như người vợ trước mà bỡi lẽ chị rất ngoan hiền. Chị không nói được nhưng tâm hồn “biết nói”, hiền lành và thương chồng, yêu con. Chị chăm lo tận tâm, anh dần bình phục như có phép màu. Cái tiệm hớt tóc trước cửa nhà khách ra vô đều đặn, thêm mấy sào ruộng đưa người ta thuê, nói chung, không dư giả những đủ rau cháo qua ngày. À, trước đó, khi chính thức về nhà anh, chị hoàn toàn tin tưởng nên không ngần ngại bán đi cửa hàng làm đồ thủ công. Chị bây giờ chỉ làm bà nội trợ. Cũng buồn đôi tay nhưng chị hạnh phúc. Sống đạm bạc nhưng êm đềm, nghèo tiền bạc nhưng tình thương dư giả.

​Rồi một ngày, anh bị bệnh. Càng ngày càng tiều tụy, gầy gò đến độ da bọc xương, da dẻ vàng chạch. Vẫn cứ chủ quan vì nghĩ bệnh cũ tái phát nên cứ lần lựa. Chị lo lắng khi thấy sức khỏe chồng sa sút, muốn khuyên nhủ anh nhưng quả là quá khó. Rồi một ngày, khi bệnh càng trầm kha thì đi viện. Bác sĩ bảo ung thư gan giai đoạn cuối, đã di căn. Và anh đi. Anh bỏ chị một mình.

​Anh mất, chị đau đớn, còn gì đau khổ bằng muốn khóc mà không khóc được. Khóc không ra tiếng, cứ nấc lên quằn quại, ruột gan càng đau đớn. Chị lủi thủi ra vào trong ngôi nhà quạnh vắng. Cuộc sống từng ngày trôi qua trong im lặng, trống trơn.

​Người vợ năm xưa bỗng dưng xuất hiện. Chị ta ra mồ thắp cho anh nén nhang và về đuổi người đàn bà câm ra khỏi nhà. Bị câm nhưng chị vẫn hiểu khi người ta giao tiếp bằng tay chân. Thấy người vợ trước hung dữ nhặt đồ mình vứt hết ra ngoài đường là chị hiểu, mình không có quyền gì để ở trong ngôi nhà này. Ngôi nhà mà chị là “người dưng” còn người đàn bà đang sục sạo và quăng đồ đạc chị ra đường kia mới là vợ trên giấy tờ.

​Chị lặng lẽ ra đi. Theo sự mách bảo của một số người trong thôn, chị theo xe vào thành phố bán vé số, lây lất qua ngày. Bán vé số quả là một công việc không bỏ vốn nhưng vẫn có lời, người bán chỉ cần bỏ sức và dẻo mồm. Oái ăm thay, chị lại không biết nói. Gặp ai chị cũng giơ tập vé số ra, ánh mắt thiết tha. Một số người thấy tội nghiệp mua cho vài tờ, chị mừng húm. Gật đầu cảm tạ lia lịa.

​Hôm đó vô quán nhậu, lũ trẻ choai choai tụm năm tụm bảy, đầu xanh, đầu bạch kim, hai lai…Chị giơ tập vé mời, một cậu trong bàn bất ngờ giựt hết cả tập, chạy vù khỏi quán. Chị chạy theo cậu nhỏ, miệng muốn la kêu mọi người chặn đòi tập vé số giúp nhưng không được. Chị kiên trì chạy theo cậu nhỏ một quãng. Bất lực, chị ngồi bệt xuống đường, buồn bã.

​Một người đàn ông đứng trước mặt chị. Người này to cao, vạm vỡ, anh không đứng một mình mà tay dắt cậu bé lúc nãy đến xin lỗi chị. Chị vui mừng chụp tập vé số, nụ cười đang nở bỗng tắt ngấm. Chị buồn hiu hắt, đã hết giờ để trả lại vé cho đại lí rồi. Người đàn ông như hiểu được cảnh ngộ của chị, anh ta đưa tiền, mua hết tập vé số, rồi anh ta bỏ ngược lại tập vé số vào chiếc túi của chị và nhanh chân sải bước...

​Chị về đại lý, mọi người thấy chị xác xơ nhưng vẻ mặt lộ rõ niềm vui. Mỗi người một dự đoán, chị biết điều thắc mắc đó nhưng tiếc là không thể chia sẻ được câu chuyện buổi chiều cho mọi người. Và tối đó, chị dù không trúng tờ số nào nhưng nhớ tới cái cách người đàn ông lạ tặng chị xấp vé, chị ngồi cười đỏ mặt ...

Truyện ngắn - tác giả: Nguyễn Thị Bích Nhàn


TÌNH MUỘN !

Một ngày trôi qua nhanh, vừa nhìn thấy bình minh ló dạng thì chút xíu hoàng hôn đã phủ kín bầu trời, và rồi màn đêm sầm sập tới.
Đêm nay chị nắm chặt tay chồng không rời, bằng linh tính chị biết ông sẽ ra đi trong đêm nay.
Ông bệnh đã mấy tháng rồi, cái loại bệnh già như ngọn đèn leo lét, nhờ chị chăm sóc chu đáo, ngày đêm túc trực bên giường nên trông ông vẫn còn đẹp lão. Ông âu yếm nhìn khuôn mặt phúc hậu, duyên dáng của chị không rời, tay đan vào nhau.
Họ đã cùng thức cả tuần nay, cùng hồi tưởng cuộc sống vợ chồng hạnh phúc 15 năm trôi qua như một giấc mơ.
Ông nhớ lần đầu tiên gặp chị tại nhà người bạn của ông 15 năm trước. Khi ấy chị 50 đã goá chồng hơn một chục năm, còn ông 70 cũng goá vợ được 10 năm. Vẻ lam lũ, cực nhọc không hề xóa đi những nét đẹp mặn mà của chị và giọng nói dịu dàng, chân tình nghe một lần là nhớ mãi. Khi chị khuất sau cánh cổng, bạn ông bùi ngùi nói:
- Tội nghiệp cô ấy lắm, đồng hương em đấy, trước là giáo viên dạy văn, chồng mất sớm phải làm đủ nghề để kiếm sống nuôi con.
Bỗng dưng ông cảm thấy chạnh lòng.
Khổ thân cho chị! suốt đời chỉ biết sách vở, sau khi chồng mất, người ta giới thiệu chị vào một cơ quan trong miền nam này, hơn 10 năm công tác, chị cũng không dành dụm được gì, đồng lương ít ỏi chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống cho chị và 2 con đến trường.
Đến khi gặp ông, con gái lớn của chị sắp vào đại học, con gái nhỏ học lớp 11, nhà mà cơ quan cấp sắp bị nhà nước giải tỏa. Cùng đường, buổi tối chị tráng bánh cuốn ngồi trước cửa cơ quan bán, để có tiền đi thuê nhà trọ.
Khi ra đường mưu sinh chị cũng không ngờ là chỗ chị ngồi bán tuy miễn phí nhưng rất ít người qua lại. Lâu thật là lâu mới có người ghé mua là chị mừng rỡ, ân cần gói bánh rồi đưa bằng cả hai tay cho họ.
Nhìn chị tỉ mẩn vuốt từng tờ bạc lẻ rồi đếm đi, đếm lại mà tim ông nhói đau. Bao giờ ông cũng chờ đến khuya rồi ghé mua ủng hộ hết rổ bánh ế cho chị. Sau một tháng mắt chị trở nên thâm quầng, nước da cũng xanh hơn vì vất vả quá mà tiền lời chẳng được bao nhiêu. Đúng lúc ấy ông ngỏ lời với chị. Ông chỉ nói đơn giản thế này mà chị đồng ý.
- Hãy để tôi cùng chung tay với em lo cho tương lai của bọn trẻ con.
Khi về nhà tâm sự với hai đứa con gái chúng nó nhảy ngược lên. Đứa lớn dằn hắt
- Mẹ già rồi còn đi lấy chồng làm gì, mẹ muốn bọn bạn con nó cười con à!.
Mặc kệ cho chị hết lời phân tích thiệt hơn nó vẫn vùng vằng.
- Coi như là chúng con bán mẹ cho bác ấy để lấy tiền ăn học.
Bên gia đình ông thì tình hình còn gay cấn hơn nhiều. Đứa con gái đầu đòi họp gia đình, xỉ vả ông, già mà chưa trót đời và còn tìm đến tận cơ quan chị để lăng nhục chị. "thấy bố tôi có tiền nên tìm mọi cách quyến rũ".
Cực chẳng đã ông phải rao bán căn nhà rất có giá trị của mình, chia làm 4 phần bằng nhau, 3 phần cho 3 đứa con, phần còn lại ông mua một căn nhà ở tít sâu trong hẻm sau khi đã làm sổ tiết kiệm. Ông nói với chị.
- Vợ chồng mình sống bằng lương hưu là đủ, tiền lãi mình để dành cho hai đứa bé học đại học.
Ngày cưới ông tổ chức gọn nhẹ, ấm cúng, giành tất cả sự trân trọng và yêu thương cho chị. Ai cũng khen hai vợ chồng rất đẹp đôi.
Khi nhận lời lấy ông là lúc chị đã sức cùng, lực kiệt. Vừa mới cưới được hơn tháng thì chị bị tông xe máy chấn thương phần đầu phải nằm một chỗ gần 3 tháng. Ngày ngày ông vụng về nấu cơm, sắc thuốc mang đến tận giường rồi đút cho chị ăn từng muỗng. Chính những ngày đó tình yêu như cái mầm cây nứt ra rồi lớn dần trong lòng chị. Với chị ông như một người cha, người anh, người bạn, người thương. Còn ông thì bao nhiêu năm sống với người vợ do tổ chức mai mối khô khan, lạnh lùng, mở mồm ra là nói chỉ thị, nghị quyết giờ ông mới cảm nhận được thế nào là một cuộc hôn nhân hạnh phúc thực sự với người mình yêu. Chị rất đảm đang, vén khéo, chăm sóc ông cực kỳ chu đáo, tận tình. Lấy nhau được nửa năm chị lên được mấy kí, đỏ da, thắm thịt, xinh đẹp ngời ngời, còn ông thì như được cải lão hoàn đồng, những chứng bệnh cũ dần dần biến mất.
Chị nhớ trước ngày cưới, chị và bạn đi xem bói ông thầy đã phán rằng:
"Số cô lận đận lắm, lấy hai đời chồng mà ở với ông nào cũng chỉ được 7 năm"
Chị giật mình thon thót vì đúng là chồng đầu của chị bị bệnh mất sau 7 năm cưới nhau. Sau khi lấy ông chị cứ đếm từng năm một. Sau hết 4 năm đầu, con gái lớn ra trường rồi đi làm, sau 1 năm nữa đến lượt con gái út, rồi ông và chị cùng đứng ra gả chồng cho hai đứa. Ngày chúng nó dắt con về kêu các con chào ông bà ngoại đi, chị vui trào nước mắt. Làm mẹ rồi nên mới hiểu được lòng mẹ. Chúng vẫn thủ thỉ:
- Chúng con rất ngưỡng mộ mẹ và bác, và cũng chỉ mong sao sống hạnh phúc được như hai người.
Ông trời thương tình đã cho ông sống với chị được 15 năm. 15 năm trong ngôi nhà nhỏ lúc nào cũng rộn rã tiếng cười vui, tiếng chị đọc truyện, đọc thơ cho ông nghe. Tháng trước thấy sức khỏe mình kém đi nhiều ông đã gọi người rao bán căn nhà, tiền ông để ở ngân hàng và xin họ ở thêm một tháng. Ông sang tên toàn bộ sổ tiết kiệm cho chị và dặn dò sau khi ông mất hãy lên Sài Gòn mua căn hộ nhỏ ở cùng chung cư với các con cho có người hủ hỉ chứ đừng ở chung mà làm phiền con cháu.
Âu yếm nhìn vợ ông đề nghị
- Mình đọc cho tôi vài bài thơ nữa nhé!
Chị nghẹn ngào đọc mấy dòng thơ ông thích:
Cuộc đời ơi
Một khi tôi chết rồi
Thì trong cõi vắng lặng của người
Chỉ một lời để lại
Tôi đã từng yêu

Đọc xong thì thấy tay ông trượt khỏi tay chị. Ông đi rồi. Trên môi còn vương vấn nụ cười mãn nguyện.

Tác giả : Chu Thị Hồng Hạnh

CON ... TRƯỢT RỒI BỐ Ạ !
Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt.
Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn.
Bữa cơm tối nay có cá kho, bố đánh dưới ao lên nhưng nó ăn không thấy ngon. Hình như bố cũng vậy.
- Không đỗ thì ôn thi tiếp. Con đừng buồn, nhìn con buồn bố nản lắm.
Nó quay lại nhìn bố với đôi mắt ướt:
- Con hết buồn rồi, bố đừng lo.
Đêm, nó trằn trọc không ngủ được. Khó khăn lắm, mẹ mới chợp mắt nên nó không muốn tiếng trở mình của nó làm mẹ thức giấc. Nó sờ tay lên tường, mảng tường đã bong tróc chỗ lồi, chỗ lõm khiến bàn tay nó ram ráp. Nó nghĩ đến giấc mơ dở dang của mình…
Nhưng nếu nó đi học thì bố mẹ sẽ thế nào đây? Bố lấy đâu ra tiền để vừa lo thuốc thang cho mẹ lại vừa lo cho nó học đại học. Bác sĩ đã bảo bệnh của mẹ sẽ khỏi nếu kiên trì chữa trị. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho nó. Nó không muốn mẹ phải hy sinh cả sự sống của mình chỉ để cho nó được học đại học. Với nó, mạng sống của mẹ quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời.
- Bố à, chắc sang tháng sau con lên phụ giúp dì Hoa bán hàng cho… đỡ buồn.
Nó nhìn bố thăm dò. Thực ra là nó đang nói tránh cái điều mà nó nghĩ: phải đi làm để có tiền đỡ đần cho bố. Sau một hồi suy nghĩ, bố đặt tay lên vai nó, giọng chùng xuống:
- Cũng được con ạ.
Nó lên phố bán hàng, bỏ lại phía sau những nỗi niềm và những giọt nước mắt. Cửa hàng của dì nó ở vị trí trung tâm thành phố, lại là đại lý lớn nên rất đông khách. Bận bịu với việc bán hàng, nó cũng quên đi nỗi buồn. Tiền ăn ở dì lo, còn tiền công tháng dì bảo nó gửi về quê cho bố mẹ. Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, nó thấy quyết định của nó thật có ý nghĩa, nhất là khi gọi điện về thấy bố khoe:
- Bệnh của mẹ tiến triển nhiều rồi con ạ.
Rồi một ngày, bố đột ngột xuất hiện ở cửa hàng với khuôn mặt của một người đang cố chịu đựng:
- Tại sao con lại nói dối bố?
Bố dằn từng tiếng một rồi chìa tờ giấy báo điểm đậu đại học mà nó đã cố giấu. Nó nhìn thấy trong mắt bố là cả một sự kiềm nén ghê gớm, nên câu trả lời của nó cũng trở nên đứt quãng:
- Con… xin lỗi bố… nhưng bố ơi, làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể để bố một mình vật lộn để vừa chăm mẹ vừa nuôi con học đại học. Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan trọng hơn. Đợi đến khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp, con sẽ vào đại học bố ạ, chỉ là đi sau các bạn vài bước thôi.
Lần đầu tiên trong đời, nó nhìn thấy bố khóc, đôi mắt nó nhòe đi...
Nguồn: Tâm Trương Văn


 Hành Trình Tìm Cha

Bên kia điện thoại, giọng chị Hai nó hoảng hốt: “Ba đi lạc rồi em ơi!...”.

Còn nhớ hôm, ra bến xe đón cha từ quê lên, nó đã nổi cáu. Ông cụ đùm đề xách theo con gà mái tơ, lại còn na thêm một quầy chuối xanh nặng trĩu. Nó trách: “Ở thành phố này thiếu gì đồ ngon, vật lạ. Ba mang chi cho cực thân”. Ông cụ cười hồn hậu, nói: “Tao mang cho cháu tao. Có phải cho tụi mày đâu!”.

Hôm ấy, ngồi sau xe con gái chở, ông cứ thắc mắc: “Sao người ở đâu ra mà đông quá? Thả tao xuống đây, tao chịu, không biết đường về”. Nó không ngờ, câu nói của cha tưởng đùa mà nay lại hóa thật.

Vừa gặp nó, chị Hai mếu máo: “Cứ nghĩ ba qua chào hàng xóm như mấy lần trước rồi về. Không ngờ, chị chờ mãi không thấy ba đâu…”.

Hai chị em nó vội túa ra đường. Nó chạy xe, lo lắng, khi nghĩ đến cảnh: Một ông già tóc bạc, lưng còng, đi thất thểu trên những con đường xa lạ. Mắt ông thơ thẩn, nhìn nhà cao tầng san sát, bảng hiệu chi chít, hoang mang, sợ hãi, vì chẳng thể nhớ số điện thoại hay địa chỉ nhà con.

Gần 12 giờ trưa, thành phố như chảo lửa, nó hết chạy loanh quanh những trục đường lớn, lại vòng qua các công viên. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy cha đâu. Nghĩ đến cảnh trời nắng, cha vừa đói, vừa khát mà phải cuốc bộ, lòng nó càng rối bời.

Điện thoại đổ chuông. Nó cứ đinh ninh, khi nghe máy, giọng chị Hai sẽ reo vui: “Tìm được ba rồi em ơi!”. Nhưng không ngờ, ngược lại, giọng chị nó bấn loạn: “Ở phường vừa thông báo, có một cụ già đi lạc… xe tông… bị thương nặng lắm. Đang ở phòng cấp cứu. Họ kêu chị lên xác nhận xem… có phải người thân không?”.

Nó rụng rời tay chân, giọng run run: “Chị hỏi xem, ông già đó mặc đồ màu gì?”. Chị Hai nó sực nhớ ra, sáng nay, trước khi ra khỏi nhà, cha mặc bộ đồ pijama màu xanh da trời. Chị sụt sịt: “Họ bảo… ông già mặc đồ màu xanh… ”. Nó vẫn chưa muốn tin sự thật, người nằm trong phòng cấp cứu là cha. “Chị hỏi kỹ lại xem… màu xanh gì?”.

Nhưng bên kia điện thoại là sự im lặng. Có lẽ chị Hai nó, không còn đủ bình tĩnh để hỏi. Chị đã tức tốc phóng xe đến bệnh viện.

Hai tay run rẩy, nó vòng xe qua ngã tư. Ánh mắt nó vẫn kiên định, rà soát quanh các góc đường tìm hy vọng nhưng trong lòng rối như tơ vò. Khi xe chạy qua chỗ có cây bồ đề thật lớn, linh tính mách bảo, nó nhìn chăm chú vào sau gốc cây. Một vạt áo màu xanh ló ra. Nó hồi hộp, vòng xe lại. Là cha đang đang ngồi bệt dưới đất, đôi mắt đăm đăm nhìn dòng xe cộ lướt trên đường. Nó reo lên, nước mắt chực rơi: “Ba!”. Nghe tiếng con gái gọi, gương mặt ông vui mừng khôn xiết. Ông nhanh nhẹn đứng lên, hồ hởi hỏi:

- Sao con biết ba ở đây hay vậy?

- Con gái rượu của ba mà…

Nó quên cả càm ràm ông, vội vàng lấy điện thoại, báo cho chị gái tin vui.

- Sao ba đi đâu mà xa quá vậy?

- Ba tính ra đầu hẻm, mua bao thuốc l.á. Mà ba đi lên rồi đi xuống, thấy đường nào cũng giống nhau. Không nhớ đường vô nhà luôn. Có mấy người, họ nói ba đọc số điện thoại của các con, họ gọi giúp cho. Nhưng ba có nhớ đâu!

- Ba đói bụng rồi phải không? Ba con mình đi ăn ha?

- Thôi, chở ba về đi. Ba mỏi cái chân quá!

Cha ngồi sau xe nó, ngoan ngoãn như một đứa trẻ. Nó bỗng nhớ về ký ức ngày còn thơ. Năm nó lên 7 tuổi. Có một lần, nó mải đi theo đội múa lân. Nó đi cho đến khi bụng đói cồn cào, hai chân mỏi nhừ. Không nhớ đường về nhà, nó cũng ngồi bệt dưới một gốc cây như cha bây giờ. Đôi mắt đầy ngóng trông người thân. Khi cha đạp xe đến, nó đã òa khóc nức nở. Cả niềm vui lẫn nỗi sợ hãi cùng đan xen nhau.

Nó nhận ra, một ngày nào đó, nó cũng sẽ giống như cha bây giờ, đầu óc lẩn thẩn, khi nhớ, lúc quên…

Biết trước vòng tròn cuộc đời thường lặp lại, người ta sẽ rộng lượng với cha mẹ, với tất thảy người lớn tuổi, bởi họ nhận ra, cũng đến một ngày, họ ở tuổi xế chiều…

Nguyễn Nga


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.