.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Thầy Dạy Võ Đầu Tiên Của Nữ Tướng Bùi Thị Xuân Là Ai?

 



Thầy dạy võ đầu tiên cho Bùi Thị Xuân tên Ngô Mãnh, là ông của Ngô Văn Sở, được gia đình cho tạm trú trong vườn nhà. Cảm ơn sự giúp đỡ, võ sư Ngô Mãnh chăm dạy cô học trò thông minh.

Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện, Bùi Thị Xuân là người thôn Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Bà là con gái của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú và Bùi Thị Nhạn (sau này là hoàng hậu của vua Quang Trung) bằng cô.

Thuở thiếu thời, Bùi Thị Xuân vừa xinh đẹp vừa dũng mãnh; nữ công khéo, chữ viết đẹp, nhưng thích “làm con trai”, thích đi quyền, múa kiếm. Nghe kể chuyện bà Triệu, bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn noi gương. Còn những chuyện Tô Tiểu Muội cùng chồng xướng họa, chuyện bà Mạnh Quang “cử án tề mi” thì Bùi Thị Xuân lại cho là nhảm nhí.

Lúc nhỏ, Bùi Thị Xuân đi học thường mặc quần áo con trai. Lớn lên bà tự chế các kiểu áo hiệp nữ trong sách mà mặc. Cha mẹ chiều con không nỡ trách cứ. Còn tiếng khen chê của người ngoài thì Bùi Thị Xuân không bận tâm. Năm 12 tuổi, Bùi Thị Xuân đến trường học chữ. Một hôm, bạn bè giễu cợt ra câu đối: Ngoài trai trong gái, dưa cải dưa môn.Ngay lúc đó đã có người đối rằng: Đứng xuân ngồi thung, lá vông lá chóc.

Người kia vừa đối xong thì cả bọn đồng vỗ tay cười vang. Bùi Thị Xuân lúc đó cả thẹn, liền vung quyền đánh vào mặt hai người sinh sự rồi bỏ về nhà. Từ đấy, bà thôi học văn, ở nhà chuyên học võ. Thầy dạy tên Ngô Mãnh, là ông của Ngô Văn Sở, được gia đình cho tạm trú trong vườn nhà. Cảm ơn sự giúp đỡ, võ sư Ngô Mãnh chăm dạy cô học trò thông minh.

Được ba năm thì thầy mất, Bùi Thị Xuân phải tự rèn luyện. Một đêm nọ, bà đang tập luyện nơi sân nhà thì có một bà lão đến đứng coi. Bùi Thị Xuân niềm nở tiếp đón. Từ đó, đêm đêm bà lão đến dạy võ cho Bùi Thị Xuân. Dạy từ đầu hôm đến quá khuya thì bà lão lui gót. Không ai rõ lai lịch bà ra sao. Suốt ba năm, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến, cũng đi đúng giờ. Bà dạy quyền, dạy song kiếm, tập nhảy xa, nhảy cao, luyện công và cứ đêm học, ngày tập.

Một hôm, tình cờ trông thấy người hầu gái dùng đôi đũa bếp múa kiếm một mình, Bùi Thị Xuân gạn hỏi thì được biết cô này hằng ngày trông thấy cô chủ luyện tập nên cũng bắt chước, lâu ngày thành quen. Từ ấy, Bùi Thị Xuân thu thập đệ tử. Chị em trong xóm ban đầu chỉ vài người đến xin học, sau mỗi ngày một đông, không mấy lúc mà nhà họ Bùi thành một trường dạy võ. Võ sinh đủ các hạng tuổi, từ 15 đến 35. Có nhiều người đã có con, tay dắt tay bồng cũng đến xin học. Tài nghệ đã tinh mà cách đối xử, cách dạy dỗ lại đứng đắn nên Bùi Thị Xuân được chị em kính yêu, quý trọng. Trong số đệ tử xuất sắc có bà Bùi Thị Nhạn.

Một phú ông họ Đinh ở thôn Lai Nghi, để đền ơn dạy con gái đã tặng Bùi Thị Xuân một con ngựa trắng toàn sắc mới tập kiệu, vóc to, sức mạnh, chạy nhanh. Bùi Thị Xuân tập ngựa trở thành một chiến mã chạy suốt buổi không đổ mồ hôi. Con ngựa này lúc bà ra phò vua Quang Trung ở Phú Xuân vẫn còn và bà thường cưỡi ra trận. Cụ nghè Nguyễn Trọng Trì khi viết về bà đã ca tụng:

Bạch mã trì khu cổ chiến trường/ Tướng quân bách chiến thanh uy dương.

Lời bàn về Bùi Thị Xuân

Không những là người có tài nghệ về kiếm thuật, Bùi Thị Xuân còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi. Tất cả những tài nghệ ấy cộng với lòng dũng cảm đã giúp Bùi Thị Xuân cùng chồng là danh tướng tài ba Trần Quang Diệu nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ buổi đầu. Chưa hết, theo sử cũ thì bà còn là người có tấm lòng thương dân sâu sắc. Gặp năm mất mùa, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi, triều thần lập tức tiến cử Bùi Thị Xuân ra nơi đó làm trấn thủ. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hối lộ… bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Vì thế, nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn…

Không chỉ có các sử gia đương thời mà còn cả hậu thế ngày nay đều phải thừa nhận rằng: Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng…

K.N (Theo Báo Bình Phước)



• Bí mật cách siêu du thuyền lớn nhất thế giới lo ăn mỗi ngày cho 10.000 người.

- 'Thành phố nổi' chở gần 8.000 du khách & hơn 2.000 thủy thủ Icon of the Seas (Biểu tượng Biển cả) được xác định là du thuyền lớn nhất thế giới hiện tại. Câu hỏi là, làm sao có thể cung cấp ngày ba bữa cho ngần ấy con người lênh đênh trên biển?

Trên con tàu du lịch lớn nhất thế giới mới vừa ra mắt vào tháng 1, bữa ăn không chỉ đơn thuần là tiệc tự chọn truyền thống và món nướng bên hồ bơi với bánh mì kẹp thịt và pizza. Tất nhiên, còn có những bữa tiệc đắt tiền spaghetti Bolognese, hàu sống và thậm chí cả thịt thỏ - đủ để nuôi 10.000 con người tập trung trên một con tàu.

Linken D'Souza, phó chủ tịch cấp cao về thực phẩm và đồ uống của hãng du thuyền Royal Caribbean, chia sẻ với Business Insider về 'bí mật' này.

Quá trình chuẩn bị thực phẩm của Icon of the Seas bắt đầu trên đất liền ở Miami, nơi con tàu nhận nguyên liệu trước mỗi chuyến ra khơi.
Icon of the Seas hiện đang khai thác các chuyến du ngoạn 7 ngày từ Miami đến Mexico, vùng Caribe và hòn đảo tư nhân của Royal Caribbean, Perfect Day tại CocoCay.

Germán Rijo, bếp trưởng điều hành, cho biết các mặt hàng tươi sống như quả mọng, pho mát và thảo mộc được làm mới hàng tuần.

Tuy nhiên, các mặt hàng đông lạnh - như sườn non, tôm hùm và cá - được nhận sau mỗi 2 đến 3 chuyến đi.

Quá trình chuẩn bị thực phẩm của Icon of the Seas bắt đầu trên đất liền ở Miami, nơi con tàu nhận nguyên liệu trước mỗi chuyến ra khơi.
Icon of the Seas hiện đang khai thác các chuyến du ngoạn 7 ngày từ Miami đến Mexico, vùng Caribe và hòn đảo tư nhân của Royal Caribbean, Perfect Day tại CocoCay.

Con tàu có hơn 20 nhà hàng và chừng đó quán cà phê. Các lựa chọn trả phí bao gồm quầy bán sushi mang đi và bữa tối sang trọng trị giá 200 USD/người.

Những du khách không muốn vung tiền vào các bữa ăn đặc sản có thể thường xuyên đến nhà hàng miễn phí của tàu.

Nhà hàng cung cấp nhiều cơm, khoai tây, tôm hùm, thăn bò và sườn non hơn bất kỳ món ăn nào khác. Nhưng thực đơn của nó được thay đổi hàng đêm, mang đến cho thực khách nhiều lựa chọn như bánh cua, gà rán và escargot.

Chỉ cần nhớ đặt bàn trước: Nhà hàng 3 tầng có thể phục vụ 6.000 khách trong vòng 3 tiếng rưỡi.

Để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, mỗi tầng của nhà hàng đều có bếp riêng. Người phục vụ tầng dưới cùng chịu trách nhiệm cho 2.400 người trong bữa tối bận rộn.

Trong số 425 đầu bếp của Icon of the Seas, 45 người làm việc trong căn bếp của nhà hàng miễn phí, mỗi ngày làm việc 10 hoặc 11 giờ.

Chuẩn bị thức ăn là công việc suốt ngày đêm, một số làm việc ca đêm. Ngoài việc phục vụ ở nhà hàng miễn phí, nhà bếp còn chuẩn bị bánh mì và bánh ngọt cho tàu.

Bí mật cách siêu du thuyền lớn nhất thế giới lo ăn mỗi ngày cho 10.000 người- Ảnh 6.
Nhà hàng Empire Supper Club có bữa ăn 200 USD/người với nhạc sống và cocktail kết hợp

Theo Alexander Perberschlager, một giám đốc điều hành du lịch, đây không phải là thành tích nhỏ đối với một con tàu có kích thước như Icon of the Seas: Mỗi ngày, tiệm bánh sản xuất ra 35.000 đến 40.000 món nướng, bao gồm bánh mì baguette, bánh nướng xốp và món phổ biến nhất: bánh sừng bò.

Bên cạnh đó là súp và nước sốt được đun sôi trong các nồi từ 40 đến 120 gallon.

Để duy trì khẩu phần ăn và giảm lãng phí thực phẩm, Royal Caribbean sử dụng dữ liệu lịch sử nội bộ để xác định loại thực phẩm nào và số lượng cần nấu, được điều chỉnh theo nhân khẩu học của khách hàng.

German Rijo, bếp trưởng điều hành, cho biết: "Nếu chúng tôi có nhiều du khách người Latin, chúng tôi sẽ cần rất nhiều gạo, đậu và chicharron".

Lãng phí thực phẩm có thể là vấn đề nan giải trên con tàu phục vụ tương đương với dân số của một thị trấn nhỏ. Một số thực phẩm sản xuất quá mức được bảo quản trong máy làm lạnh nhanh và tái sử dụng sau đó, giảm thiểu chất thải.

Cơm chẳng hạn. Thay vì bỏ thêm những mẻ bánh carby nhỏ, nhà bếp có thể làm lạnh và tái sử dụng nó làm cơm chiên hoặc cơm thập cẩm. Hoặc, có thể được hâm nóng lại và phục vụ như cũ.

Theo hãng du thuyền, thức ăn thừa không thể tái sử dụng sẽ được đưa vào hệ thống "chuyển rác thải thành năng lượng".

Người phát ngôn của Royal Caribbean cho biết, công nghệ này có tên là nhiệt phân hỗ trợ bằng vi sóng (MAP), có thể sử dụng chất thải hữu cơ để tạo ra 200 đến 300 kilowatt năng lượng - đủ để vận hành công viên nước Icon of the seas...
• (Phan Thế Nghĩa sưu tầm).

- Du thuyền Icon of the seas bắt đầu hoạt động
vào ngày 27/01/2024.

Nguồn fb Phan Thế Nghĩa.


 

Anh Việt Thu (tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, 1939-1975) là nhạc sĩ người Việt Nam nổi tiếng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Hai vì sao lạc, Tám điệp khúc, Người ngoài phố.
Anh Việt Thu sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tên "Kim Sang" là tên của vị sư thầy tại ngôi chùa Campuchia mà cha mẹ ông đến cầu tự. Trên bia mộ của Anh Việt Thu có ghi pháp danh của ông là Minh Hạnh. Ông là anh cả, dưới còn có ba người em là Phi Long, Phi Hùng và em út Việt Thu, thế nên mới sinh ra bút danh "Anh Việt Thu" với nghĩa là "Anh của Việt Thu". Theo nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh, là người anh trong gia đình nên khi chứng kiến cảnh hai người em trai ly tán người miền Nam kẻ miền Bắc mà nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác ra ca khúc nổi tiếng "Hai vì sao lạc".
Anh Việt Thu sáng tác rất sớm. Từ năm 1956, ông đã có một số tác phẩm đầu tay như "Giòng An Giang", "Đẹp Bạc Liêu",... Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác khoảng hơn hai trăm bài hát.
Bạn bè nhận xét rằng Anh Việt Thu là người ít nói, hiền lành, sống nhiệt thành và có tính nghệ sĩ. Lúc ông dạy nhạc ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá nhưng do tính nghệ sĩ nên vẫn thường túng thiếu, có lúc đã phải bán cả radio để trả tiền thuê nhà.
Anh Việt Thu qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Ất Mão) tại Y viện Quảng Đông, Sài Gòn do bệnh hoại thận. Ông được đưa về quê án táng tại nơi mà ngày nay thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Niên khoá 1958-1959, Anh Việt Thu là trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội Sinh viên Quốc gia.
Năm 1963, ông đã làm luận án về âm nhạc học tại nhạc viện Tōkyō (Nhật Bản) và sau đó đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại Trường Âm nhạc Quốc gia Sài Gòn khóa đầu tiên.
Năm 1964, ông về Tây Ninh dạy nhạc cho Trường Nam Trung học Tây Ninh (nay là Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo).
Từ năm 1965 đến năm 1966, ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh, hát từ Cần Thơ ra đến Huế.
Năm 1966, ông là huấn luyện viên các khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động do Bộ Thanh Niên tổ chức tại Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Nguyễn Thanh, Ngô Mạnh Thu,.. Khóa sinh do Ty Thanh Niên ở các tỉnh tuyển chọn và đưa về dự. Đây tiền thân của Phong trào Du ca Việt Nam.
Trong các năm 1966 - 1968, ông được Đài Vô tuyến Việt Nam mời về làm chương trình Phù Sa và Tuần báo văn nghệ truyền thanh. Sang năm 1971, ông có riêng chương trình Giờ âm nhạc Anh Việt Thu trên Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam (VNCH)
Giai đoạn 1972 - 1973, Anh Việt Thu hợp tác với hãng Đĩa hát Việt Nam thực hiện một số băng nhạc cổ vũ tín hiệu hoà bình từ Hiệp định Paris (1973).
Về cuối đời, ông làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh quân lực Việt Nam Cộng hòa chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Phạm Minh Cảnh.
Lời cuối
Viết về Tuyển tập 8 tình khúc Anh Việt Thu - Mùa xuân đó có em (1968):
“ Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xoá bỏ tất cả những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa. Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ bởi chăng, sự an nghỉ là linh dược của người điên. Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện và thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng.... ”
— Anh Việt Thu
Lời trần tình
Mùa xuân đó có em
“ ...Là bài tình ca mang bóng dáng những khuôn mặt người yêu và bạn bè. Là những bài hát đã viết trong suốt quãng đời tuổi trẻ xem như những đoá hoa cỏ dại rải rác bên đường... ”
— Anh Việt Thu
Long Anh Ba Theo: Wikipedia


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.