20 tháng 6 2024

Chiêm ngưỡng hiện vật của các vua triều Nguyễn và Hoàng hậu Nam Phương

 

Loạt hiện vật của các vị vua triều Nguyễn qua từng thời kỳ lần đầu được giới thiệu trưng bày tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn.

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn (trực thuộc Bảo tàng Đỗ Hùng) vừa chính thức được giới thiệu tại TPHCM.

Buổi ra mắt có sự tham gia của ông Đỗ Hùng - Giám đốc Bảo tàng Đỗ Hùng, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bày tỏ sự đánh giá cao đối với sự ra đời của các bảo tàng. 

“2 bảo tàng là sự bổ sung rất ý nghĩa các điểm văn hóa, du lịch ngay tại trung tâm thành phố. Có những bảo tàng như thế này càng tăng thêm địa điểm lý thú, bổ ích để mang đến cho công chúng thêm lựa chọn tham quan", ông nói. 

Ông Hải đánh giá cao các đơn vị tư nhân đã có công mang cổ vật Việt Nam hồi hương để công chúng có thể chiêm ngưỡng, hiểu thêm giá trị di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể. 

"Tôi nghĩ với một số món giá trị, sau này nếu có điều kiện nên xây dựng đề xuất là bảo vật quốc gia", ông chia sẻ thêm. 

Ông Đỗ Hùng cho biết mình và ê-kíp mất hơn 6 tháng để thi công thực hiện 2 bảo tàng với chi phí đầu tư ban đầu hơn 15 tỷ đồng. 

Ông Đỗ Hùng mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. 

Với hơn 30 năm sưu tập và nghiên cứu cổ vật, ông Đỗ Hùng cảm nhận được mỗi cổ vật đều chứa đựng nhiều yếu tố về nghệ thuật, lịch sử cùng những câu chuyện thú vị gắn liền.

“Đến thời điểm này, tôi không còn là một nhà sưu tầm hay một người thưởng thức cổ vật nữa. Tôi đặt mình là một người có sứ mệnh phải giữ gìn, phát huy bằng cách giới thiệu các cổ vật ra công chúng. Chính vì vậy tôi thành lập Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn”, ông nói. 

Một trong những cổ vật tại bảo tàng. 

Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn trưng bày những hiện vật của hoàng tộc nhà Nguyễn, từ những món đồ trang sức, thú vui của hoàng tử, công chúa thường nhật cho đến những món đồ giá trị hơn phục vụ cho việc vận hành triều chính.

Hàng nghìn cổ vật trưng bày trong hai bảo tàng được ông Đỗ Hùng sưu tầm và mua lại từ nhiều nguồn sưu tầm khác nhau.  


Những hiện vật quý giá thường được người nước ngoài sở hữu, ông phải mua đấu giá chủ yếu từ Pháp. Đặc biệt, trong lần ra mắt bảo tàng này, có những cổ vật của Vua Kiến Phúc (trị vì năm 1883-1884) vừa được ông Hùng đấu giá từ Pháp về, cũng được mang trưng bày. 

Tại bảo tàng này, công chúng cũng có thể quan sát nhiều hiện vật của các vị vua khác trong triều Nguyễn như chiếc cúp mang tên Duy Tân; chiếc tủ gỗ dát vàng 24K của Vua Khải Định. Bảo tàng còn lưu giữ nhiều hiện vật của Vua Bảo Đại, có thể kể đến như: bộ phụ kiện văn phòng, hộp đựng chiếu thư, bộ đồ trà nước, ngọc phả… hay hộp đựng, hộp trang điểm, chén đựng trang sức, sổ tay điêu khắc, bộ kinh Thiên Chúa của Hoàng hậu Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn.









Ngoài ra, công chúng còn được nhìn ngắm trang phục của hoàng thái hậu, cung nữ; trang phục, vật dụng của quan nhất phẩm; tranh thêu; tủ, bộ bàn ghế khảm xà cừ; trang phục, nhạc cụ nhã nhạc cung đình Huế; võng ngồi của hoàng tử, công chúa; vật dụng thường ngày… được sử dụng trong giai đoạn này
Một góc trưng bày tại Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam. 

Trong khi đó, Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam trưng bày các bộ trang sức, trang phục thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục tập quán... của 54 dân tộc anh em. Từ đó khơi dậy ý thức bình đẳng, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng trước tác động của toàn cầu hóa. 


Các cổ vật được sưu tầm theo từng nội dung, trong đó có mảng về trang sức của 54 dân tộc. Đỗ Hùng tự tìm tài liệu, được sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sưu tầm, khảo cổ, bảo tàng để sưu tầm hiện vật. Lượng cổ vật trưng bày tại bảo tàng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong BST của ông.




"54 dân tộc đều có những đặc điểm văn hoá, quan điểm nghệ thuật, mỹ thuật riêng. Điều đó cũng thể hiện qua trang sức. Có dân tộc thì trang sức được thiết kế cầu kỳ nhưng cũng có dân tộc đề cao sự mộc mạc, tự nhiên", đại diện ban tổ chức cho biết. 

Không gian bảo tàng trưng bày các trang sức chủ yếu như: hoa tai, vòng đeo tay, nhẫn, dây chuyền… Phần lớn các loại trang sức có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20 của 54 dân tộc Việt Nam.

Ban tổ chức bố trí khu vực trưng bày trang sức theo vị trí địa lý các dân tộc thường sinh sống thành một cụm vì có sự tương đồng với nhau như: dân tộc H'Rê, Chơ Ro, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Gia Rai, Ra Glai, Tà Ôi, Khmer, X-Tiêng, Co, Cơ Ho, Ê Đê, M'Nông… 

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn là hai bảo tàng tư nhân nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng, tọa lạc tại số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM. 

Ảnh: BTC 

Tuấn Chiêu - VietNam Net


Qua nhiều năm dạy Piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ về năng lực về âm nhạc.
Tôi chưa bao giờ hân hạnh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một vài học sinh thật sự tài năng.
Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên “được thử thách về âm nhạc”. Robby là một ví dụ.
Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài Piano đầu tiên.
Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi Piano. Vì vậy tôi nhận cậu bé vào lớp.
Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu.
Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: “Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn”.
Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh.
Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.
Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp.
Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác.
Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!
Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.
Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý.
Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.
Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh bạn bè, thân nhân của các em học viên.
Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi.
Tôi sắp xếp thế để nếu Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.
Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẻ.
Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bung nó lên.
Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.
Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo.
Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn ràng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên.
Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.
Ngất ngây và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc.
“ Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! em làm cách nào thế?”
Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng:
“Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy”.
Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt.
Khi những người ở ban công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động.
Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.
Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby.
Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.
Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và ở trong bản thân ta.
Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?
Bé Robby đã chết trong vụ khủng bố nổ bom tại thành phố Oklahoma tháng 4/1995.
Tác giả: Mildred Hondorf, cựu giáo viên âm nhạc của một trường tiểu học ở Des Moises, tiểu bang Iowa.
Nguồn : LeVanQuy sưu tầm



Audrey Hepburn, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1929 tại Brussels, Bỉ, được tôn vinh là một trong những nữ diễn viên mang tính biểu tượng nhất của Thời đại hoàng kim của Hollywood. Câu chuyện cuộc đời của cô là minh chứng cho sự duyên dáng, kiên cường và chủ nghĩa nhân đạo, khiến cô trở thành một nhân vật được yêu mến cả trong và ngoài màn ảnh.

Cuộc đời ban đầu của Hepburn được đánh dấu bằng khó khăn trong Thế chiến thứ hai ở châu Âu. Lớn lên chủ yếu ở Hà Lan, cô đã trực tiếp trải qua sự khủng khiếp của chiến tranh, bao gồm nạn đói và sự chiếm đóng của Đức. Những cuộc đấu tranh ban đầu này đã hình thành nên thế giới quan nhân ái của cô và sau đó thúc đẩy cam kết của cô đối với các hoạt động nhân đạo.

Bước đột phá của Audrey Hepburn ở Hollywood đến với vai diễn trong "Roman Holiday" (1953), nơi cô đóng vai Công chúa Ann cùng với Gregory Peck. Màn trình diễn của cô đã mang về cho cô giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, đưa cô trở thành ngôi sao nổi tiếng và biến cô thành biểu tượng của sự thanh lịch và quyến rũ.

Trong suốt những năm 1950 và 1960, Hepburn đóng vai chính trong một loạt phim nổi tiếng, bao gồm Sabrina (1954), Breakfast at Tiffany's (1961) và My Fair Lady (1964). Được biết đến với phong cách đặc biệt, bao gồm cả kiểu tóc mái thưa và những lựa chọn thời trang thanh lịch, cô đã trở thành biểu tượng thời trang và là nàng thơ của các nhà thiết kế như Hubert de Givenchy.

Ngoài sự nghiệp diễn xuất, di sản của Audrey Hepburn còn được xác định bằng công việc nhân đạo của cô. Cô từng là Đại sứ thiện chí của UNICEF từ năm 1988 cho đến khi qua đời, tích cực vận động cho quyền trẻ em và nâng cao nhận thức về các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn thế giới. Sự cống hiến của cô đã mang lại cho cô Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 1992.

Câu chuyện cuộc đời của Audrey Hepburn là minh chứng cho sự kiên cường, duyên dáng và sức mạnh của lòng tốt. Tác động của cô đối với điện ảnh và thời trang tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, trong khi di sản nhân đạo của cô là một ví dụ vượt thời gian về việc sử dụng danh tiếng để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa. Audrey Hepburn qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 1993, nhưng tinh thần của cô vẫn sống mãi qua những bộ phim vượt thời gian và những đóng góp lâu dài cho các hoạt động nhân đạo.

Sưu tầm. 

Có bao nhiêu thủy ngân trong Lăng Tần Thủy Hoàng?

Lăng Tần Thủy Hoàng, công trình kiến trúc lăng mộ vĩ đại của vị hoàng đế đầu tiên Trung Hoa, luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và du khách. Một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất chính là lượng thủy ngân khổng lồ được cho là tồn tại bên trong lăng mộ.

Theo các ghi chép lịch sử và các cuộc khai quật khảo cổ học, lăng Tần Thủy Hoàng được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng, mô phỏng cung điện hoàng gia dưới lòng đất. Để bảo vệ thi hài của Tần Thủy Hoàng khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và trộm mộ, người ta đã sử dụng một lượng lớn thủy ngân - chất độc có tính sát khuẩn cao - bao phủ xung quanh quan tài.

Ước tính có khoảng 100 tấn thủy ngân được sử dụng trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đây là một lượng khổng lồ, so sánh với việc khai thác thủy ngân thời bấy giờ quả là một kỳ công phi thường. Tuy nhiên, đây vẫn là con số chưa được kiểm chứng chính xác bởi các nhà khoa học do lo ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường.


Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn thu hút sự tò mò của giới khảo cổ và công chúng. Một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất là lượng thủy ngân khổng lồ được cho là tồn tại bên trong lăng mộ.

Sự tồn tại của lượng thủy ngân khổng lồ này đã dấy lên nhiều giả thuyết và lo ngại về tác động của nó đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Một số chuyên gia cho rằng lượng thủy ngân này có thể gây ngộ độc cho những người tiếp xúc trực tiếp, đồng thời làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai trong khu vực.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học cũng chỉ ra rằng lượng thủy ngân này đã được bao bọc kín đáo bên trong lăng mộ và ít có khả năng rò rỉ ra ngoài. Họ cũng cho biết, nồng độ thủy ngân đo được tại khu vực xung quanh lăng mộ hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn.


Theo các ghi chép cổ xưa, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được xây dựng vô cùng nguy nga tráng lệ, mô phỏng theo cung điện hoàng gia dưới lòng đất. Để bảo vệ thi hài của vị hoàng đế khỏi những kẻ trộm mộ, người ta đã sử dụng một lượng lớn thủy ngân để bao phủ xung quanh quan tài. Ước tính có tới 100 tấn thủy ngân được sử dụng trong công trình này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận lượng thủy ngân khổng lồ này thực sự tồn tại. Các cuộc khai quật khảo cổ học tại khu vực lăng mộ chỉ phát hiện ra một lượng nhỏ thủy ngân, không đủ để khẳng định giả thuyết ban đầu.

Những năm gần đây, các chuyên gia đã suy đoán về hàm lượng thủy ngân lỏng trong lăng qua nghiên cứu về cây lựu xung quanh lăng Tần Thủy Hoàng. Người ta quan sát thấy hầu hết các cây lựu xung quanh lăng đều không ra trái, điều này có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường do thủy ngân lỏng trong lăng. Mặc dù lượng thủy ngân lỏng thực sự được sử dụng là không chắc chắn nhưng hiện tượng cây lựu cung cấp manh mối gián tiếp.

Với sự tiến bộ của công nghệ khảo cổ và phương pháp khoa học, việc khám phá Lăng Tần Thủy Hoàng của người dân cũng sẽ có chiều sâu hơn. Công nghệ hiện đại cho phép phân tích chính xác hơn về cấu trúc của ngôi mộ, sự phân bố thủy ngân lỏng và nghề thủ công cổ xưa. Có thể sẽ có thêm nhiều hoạt động khảo cổ trong tương lai nhằm tiết lộ thêm nhiều bí ẩn về Lăng Tần Thủy Hoàng.


Việc sử dụng thủy ngân trong xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một chủ đề gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng thủy ngân là một nghi lễ tôn giáo nhằm bảo vệ linh hồn của vị hoàng đế. Số khác lại cho rằng thủy ngân được sử dụng như một chất độc để ngăn chặn vi khuẩn và vi sinh vật phân hủy thi hài. Bất kể mục đích sử dụng là gì, lượng thủy ngân khổng lồ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng đặt ra những nguy cơ tiềm ẩn cho môi trường và sức khỏe con người. Thủy ngân là một kim loại nặng có độc tính cao, có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, hô hấp và tim mạch.

Sự huyền bí và lộng lẫy của Lăng Tần Thủy Hoàng thu hút rất nhiều khách du lịch. Hố chiến binh và ngựa đất nung cùng các địa điểm khảo cổ xung quanh đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách. Khi việc khám phá và bảo vệ lăng mộ tiếp tục đi sâu, có thể sẽ có nhiều trưng bày và dự án tương tác hơn trong tương lai để cho phép mọi người hiểu lịch sử huy hoàng này một cách trực quan hơn.


Việc khai quật và bảo tồn lăng mộ Tần Thủy Hoàng cần được thực hiện một cách cẩn trọng để tránh rò rỉ thủy ngân ra môi trường. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp để xử lý thủy ngân an toàn và hiệu quả, đảm bảo bảo vệ di sản văn hóa và sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên vẫn có một thực tế là việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng liên quan đến những vấn đề khoa học và đạo đức phức tạp. Vì có thể có một lượng lớn thủy ngân độc hại nên việc đảm bảo an toàn cho các nhà khảo cổ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thêm là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Ngoài ra, các vấn đề như tôn trọng lịch sử, bảo vệ di sản, hợp tác với cộng đồng cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo Đức Khương








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét