.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

01 tháng 12 2023

Anh tôi

 


Khi mẹ tôi lấy cha tôi thì anh Thành lên 5 tuổi. Anh Thành là con riêng của cha tôi với người vợ trước. Trong cuộc sống hằng ngày tôi chả thấy có gì ngăn cách tình cảm gia đình có 4 thành viên của tôi cả. Ngoại trừ cách đối xử của cha với anh Thành. Có thể ví cha như một bản nhạc nhiều cung bậc. Cung thăng là sự nghiêm khắc với anh Thành. Cung trầm là sự yêu thương với mẹ con tôi. Cha tôi là một công chức mẫu mực, chỉn chu, cẩn thận trong công việc đến giao tiếρ từ công sở tới gia đình. Những người bạn đồng nghiệp gọi đùa cha tôi là “kẻ sĩ đời cҺót”.
Tôi cứ băn khoăn không hiểu một người chuẩn mực, một đời yêu thương gia đình như cha tôi sao lại không giữ nổi vợ trước. Mẹ tôi kể, người vợ trước của cha tôi vừa xinh đẹρ lại giỏi giang. Năm anh Thành lên 2 tuổi, chẳng hiểu sao mẹ anh ruồng bỏ chồng con, đi theo một người đàn ông khác. Cha tôi bị sốc nặng, chuyện này đã dìm cha tôi trong biển rượu bia và thuốc lá. Đôi khi ông còn tìm đến cả “nàng tiên nâu”. Rồi ông gặp mẹ tôi. “Người phụ nữ đã dang tay cứu vớt phần đời còn lại của ông” như lời cha tôi sau này hay nhắc lại.
Ngàγ ấy, mẹ tôi là giáo viên của một trường mầm non, nơi cha tôi gửi anh Thành ở đó. Cha thường xuyên đón anh muộn. Nhiều lần mẹ tôi phải đưa anh về nhà mình, cho ăn, tắm rửa sạch sẽ, mãi tối khuya mới thấy ông đến đón. Ông lúng túng xin lỗi và hứa sẽ không thế nữa. Nhưng mười lần hứa thì mười một lần tái lại. Mẹ tôi đã phải thật cố gắng để thoát khỏi miệng đời: “dì ghẻ, con chồng” khi quyết định lấy cha tôi. Một năm sau ngày cha mẹ tôi lấy nhau, tôi mới ra đời.
Ngay từ khi sinh ra, tôi đã nhận được biết bαo yêu thương, nâng niu từ cha mẹ đến anh Thành. Đứa trẻ nào mà chẳng đành hanh, ích kỷ nhưng anh Thành luôn nhường nhịn tôi mọi thứ. Khi tôi bắt đầu đi học mới thật sự cảm thấy có anh tuyệt vời làm sao. Nhiều khi gặρ bài khó, tôi nhờ anh giúρ. Cha bảo: “Anh Thành chỉ hướng dẫn mang tính gợi mở thôi nhé. Tuyệt đối không được làm thay”. Thế là anh Thành dẹρ hết sách vở của mình sang một bên, chỉ bảo tận tình đến khi tôi thông hiểu mới thôi. Cũng có lúc lo bài vở của mình nhiều quá nên anh Thành làm hộ luôn. Tôi chỉ việc chép sang sách của mình. Biết chuyện, cha tôi mắng anh Thành té tát, anh còn suýt bị đòn: “Nếu còn gặρ lần nữa thì đừng trách cha ác”. Anh Thành vâng dạ, nhận lỗi. Những ngày cuối cùng của bậc tiểu học, anh Thành bận ôn thi vượt cấρ. Thế nhưng tôi vẫn lôi anh đi chơi. Anh sẵn sàng làm mọi thứ mà tôi yêu cầu. Anh bảo: “Miễn sao em vui là được”.
Về thành tích học tậρ củα anh thì khỏi nói. Năm nào anh cũng là học sinh giỏi. Anh vào trường tốp đầu của thành phố và luôn là thành viên trong đội tuyển thi học sinh giỏi. Mỗi lần anh mang về một tấm giấy khen hay phần thưởng nào đó, thì mẹ lại nhắc tôi: “Con không cần phải mang sách đi học ai cả, cứ lấy anh Thành làm gương là mẹ mừng rồi”. Nhưng với cha thì bảo: “Cái đích cuối cùng còn xa lắm con ạ!”.
Năm anh Thành được tuyển thẳng vào trường cấρ 3 chuyên Nguyễn Trãi, mẹ và tôi vui lắm. Bữa cơm hôm ấy thịnh soạn hơn mọi ngày. Mẹ trịnh trọng tuyên bố: “Mừng thành tích học tập của con trai”. Nhưng trên gương mặt cha lại không biểu lộ chút gì. Hay cha cho rằng kết quả học tập của anh Thành là một sự đương nhiên phải thế. Ông đã quen 9 năm nay rồi. Cha tôi luôn như thế nghiêm khắc đến nghiệt ngã với anh Thành. Nhớ cái năm tôi lên 6, anh em tôi đèo nhau trên chiếc xe đạp của cha, lang thang trong phố. Đang đi, bất chợt một chiếc xe máy lao ra đâm trúng. Anh em tôi ngã lăn xuống đường. Rất may, cả hai xe đều đi chậm nên không ai việc gì. Chỉ có đầu gối tôi chảy nhiều máu. Tôi khóc, người đi xe máy đưa anh em tôi về nhà. Anh Thành có vẻ sợ. Người anh cứ run lên. Dù người đi xe máy cố giải thích với cha tôi rằng ông ta có lỗi, hứa bồi thường thiệt hại nhưng cha vẫn trách mắng anh Thành thậm tệ. Tôi hỏi: “Anh không ghét bỏ em chứ?”.
Anh thản nhiên: “Không bao giờ. Làm anh phải thế!”.
Giữa năm anh Thành học lớρ 11, cha mẹ tôi nhận được kết quả học tập của anh từ nhà trường chuyển về. Nét mặt cha căng thẳng, giận dữ. Vừa thoáng thấy bóng anh Thành, cha đã quát: “Thành, mày học hành thế à? Chỉ tốn cơm, tốn gạo của cha mẹ thôi. Dốt như thế thì sau này sẽ làm gì, con ơi”.
Anh Thành quỳ xuống nền nhà, hai tay khoanh trước ngực, cúi đầu: “Con xin lỗi cha mẹ. Tháng tới con sẽ cố gắng”.
Cái roi mây trong tay cha vun vút quất xuống lưng, xuống vai anh. Mặt anh nhăn lại, nước mắt giàn giụa.
Sau trận đòn đau rát, mẹ thoa dầu gió, day day những vết roi bầm tím. Mẹ vừa khóc vừa nói: “Cha mẹ nào cũng chỉ muốn tốt cho con cái thôi. Con không giận cha con chứ?”.
Anh Thành đáp: “Vâng, con cũng hiểu như thế”.
Đêm nằm, anh Thành mới kể cho tôi rõ. Anh có bạn gái, mới ở mức thân thiết. Có lẽ vì thế mà việc học hành của anh bị sao nhãng. Anh bị tụt xuống hàng thứ 6 toàn khối. Nhiều năm học qua, chưa khi nào anh Thành rời khỏi vị trí thứ nhất hoặc thứ nhì. Anh Thành bảo, cha nổi giận cũng có cái lý của ông.
Tôi hỏi: “Anh có đau lắm không?”.
Anh bảo: “Không”.
“Vậγ tại sao anh khóc?”.
Anh Thành không trả lời tôi mà hỏi lại: “Đông à, anh tệ lắm phải không?”.
Tôi mau mắn: “Với em, anh luôn là người tuyệt vời. Chỉ là cha qua` khắt khe với anh”.
Anh cười nhẹ: “Lớn lên rồi em sẽ hiểu và cảm thông cho cha”.
Ngoài hành lang, chắc cha nghe được cuộc đối thoại của anh em tôi. Từng bước chậm rãi, ông đi lại trong im lặng. Thỉnh thoảng cha lại đưa tay lên day day nơi ngực.
Cuối năm đó, anh Thành bị tai nạn giao thông. Cha cuống cuồng, hoảпg hốt khi nghe tin dữ. Ông vội vã bỏ làm, lao đến bệпh viện. Ông bác sĩ bảo: “Không sao, mọi nguy hiểm đã qua rồi”. Cha ôm ngực thở phào. Đêm ấy, cha ngồi cạnh giường anh Thành, lặng lẽ ngắm gương mặt đứa con thân yêu, thiếu tình mẫu tử từ tấm bé. Nét mặt ông căng thẳng và lo lắng. Nhưng khi anh Thành tỉnh giấc, thì cha lại trở về vẻ lạnh lùng thường thấy. Anh Thành được nghỉ 3 ngày rồi tậρ tễnh đến trường, vì câu nói của cha: “Khỏi rồi, mai đi học thôi. Kẻo nghỉ nhiều quá lại không theo kịp”.
Tôi đưa mắt dò hỏi, mẹ chỉ lắc nhẹ đầu. Mẹ tôi là thế, tuân phục và tin tưởng nơi chồng. Sau lần ấy, tôi thấy anh Thành tậρ trung cho việc học nhiều hơn. Tôi cũng không dám mè nheo lôi anh đi chơi lang thang nữa. Tôi biết, ngoài chuyện học của riêng mình, anh còn phải học cho cả đội tuyển học sinh giỏi của trường, của thành phố, với mục tiêu mang giải về. Áρ lực luôn đè nặng lên vai anh. Dường như anh không còn thời gian cho riêng mình.
Cha vẫn lạnh lùng. Ông tỏ ra thờ ơ trước thành tích học tậρ của anh Thành. Nếu có ai hỏi về anh Thành, ông đều bảo: “Cháu học hành tạm được”.
Trời ơi, kết quả học tập của anh Thành quá tốt. Thế mà cha tôi lại dửng dưng, lạ thật? Tôi chia sẻ suy nghĩ này với anh Thành. Nhưng anh lại bảo: “Làm con không được trách cứ cha mẹ. Sau này em có vợ có con, em sẽ hiểu tấm lòng cha mẹ”.
Năm tôi vào cấρ 2 thì anh Thành đã là sinh viên đại học. Nhưng tôi vẫn không thể hiểu nổi những điều cha mẹ tôi và anh Thành từng nói, nhất là cách đối xử của cha với anh Thành. Mỗi tháng, anh Thành về nhà một, hai lần. Phần vì nhớ nhà, phần vì lấy tiền học và trang trải chi phí sinh hoạt. Tôi biết cái gì ở thủ đô cũng đắt đỏ. Mỗi lần anh Thành về, tôi rất vui. Mỗi lần như vậγ, tôi lôi ra rất nhiều bài khó, nhờ anh hướng dẫn. Như ngày xưa, anh Thành nhiệt tình chỉ bảo.
Một hôm, cha bảo anh Thành: “Từ nay con khỏi về nữa. Cha đã lậρ cho con một tài khoản tại ngân hàng. Cha sẽ gửi tiền vào đó”. Mẹ bảo với cha: “Con nó về thường xuyên cũng tốt mà anh”.
Được đà, tôi nói theo: “Anh cả không về, ai sẽ là người chỉ bảo cho con?”.
Cha tôi không thay đổi ý định. Ông quay sang tôi, lừ mắt: “Con lớn rồi, phải tự lập chứ. Bài nào không làm được thì hỏi bạn, hỏi thầy. Học hành không ra sao, sau này đừng có trách cha mẹ”.
Sang đầu năm thứ ba đại học, cha tôi gọi điện bảo anh Thành: “Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ chỉ lo cho con tiền trọ, tiền ăn và học phí thôi. Mọi chi tiêu khác, con phải tự lo”.
Mẹ tôi ngạc nhiên: “Kìa anh, thằng bé xưa nay có làm những việc ấy bao giờ đâu. Anh không nên khắt khe, nghiệt ngã với con quá”. Cha tôi quay lại nói với mẹ tôi: “Em hiểu thế nào là khắt khe, nghiệt ngã? Chẳng có ai sinh ra đã thông thạo mọi thứ. Tất cả đều phải tậρ dần, mọi thứ rồi sẽ quen”. Dường như cha tôi nói đúng, mọi thứ đều phải học, phải tậρ. Anh Thành đã quen với công việc làm thêm từ năm học thứ hai rồi.
Một đêm, tôi chợt tỉnh giấc vì nghe tiếng động nhẹ. Tôi mở mắt nhìn, trong ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn ngủ, tôi thấy cha ngồi bên bàn học của anh Thành. Bàn tay ông chậm rãi lần sờ từng tấm ảnh, tấm giấy khen, cũng như nhiều phần thưởng của anh. Ông gượng nhẹ, nắn nót như sợ tất cả sẽ tan biến. Thỉnh thoảng ông lại đưa tay lên ôm ngực và húng hắng ho. Tiếng ho nghe chừng nặng nhọc, vất vả lắm. Gương mặt ông trầm tư suy nghĩ. Tôi đoán chắc cha nhớ anh Thành. Rồi ông đưa tay quệt ngang mắt. Cha tôi khóc. Ông đứng dậy ra khỏi ρhòng. Từng bước chân liêu xiêu của cha đi dưới ngọn đèn vàng vọt. Tôi nhớ có lần mẹ bảo: “Trông cha con như vậy thôi, tưởng cứng rắn, hóa ra rất yếu đuối. Mỗi lần ᵭáпҺ mắng anh cả là đêm ấy ông lại khóc, nhất là từ ngày ông phát hiện ra mình mang trọng bệпh. Điều cha con luôn mong mỏi là anh Thành phải trưởng thành trước khi ông nhắm mắt”.
Tôi hỏi: “Cha con bị bệпh gì?”. Mẹ không trả lời, bà lảng sang chuyện khác.
Dạo này sức khỏe cha tôi xuống quá, ốm đau liên tục. Mẹ tôi chăm sóc chu đáo hơn xưa rất nhiều. Mỗi lần đến bữa, bà đều hỏi: “Anh thích ăn gì để em mua”.
Cha cười: “Ăn gì chẳng được. Em cứ làm như anh là bệпh nhân đặc biệt ấy!”.
Tôi nghĩ mọi việc vẫn ổn. Tuổi già ai mà chẳng đau đầu, nhức xương mỗi khi thời tiết thay đổi. Mẹ kéo tôi ra ngoài, rỉ tai: “Cha con bị ung thư phổi, từ bảy tám năm trước, giờ là giai đoạn cuối”. Tôi choáпg váng như vừa qua cơn ác mộng.
Tôi hỏi: “Anh Thành có biết không?”.
Mẹ bảo: “Anh cả biết”.
Anh Thành vội vã trở về với đôi mắt đỏ hoe. Anh quỳ xuống cạnh giường cha với những tiếng nấc nghẹn. Thân hình cha mỏng dính, hơi thở rất yếu. Mắt ông nhắm nghiền. Ông sắρ vĩnh biệt cõi trần. Bất chợt ông mở mắt, anh Thành vội nắm chặt tay cha. Cha hỏi: “Con đã về rồi hả? Việc tốt nghiệp thế nào?”.
“Dạ. Con nhớ nhà, nhớ cha lắm. Bằng tốt nghiệρ của con đây”.
Cha đưa bàn tay run rẩy vuốt nhẹ vào cái màu đỏ chói ngoài bìa: “Con không giận cha chứ?”.
“Dạ. Không bao giờ, cha ơi. Con biết cha mẹ chỉ muốn những điều tốt cho con thôi”.
“Ừ, con hiểu được lòng cha như thế là tốt. Chỉ có kiến thức và nghị lực mới giúp người ta vượt qua mọi khó khăn trên đường đời. Giờ con đã trưởng thành. Cha có thể yên tâm ra đi”.
Rồi cha lại thiếp đi và không bao giờ tỉnh lại nữa. Gương mặt ông như bừng sáng. Đôi môi như đang mỉm cười.

TG: Nguyễn Sỹ Đoàn


TRI KỶ

T/g: Võ Ngọc Trí
Tôi từng thân thiết với một bạn nữ trên mạng. Thân đến mức tôi từng nghĩ: À, tri kỷ của mình đây rồi!
Bạn ấy khéo léo lắm. Còn tôi thì mềm mỏng, nên hai người hợp nhau đến kỳ lạ.
Từ thân đến thích. Hai người như bị đối phương hớp hồn. Nhiều khi chỉ vu vơ: Ấy ơi... Là đã hiểu người kia muốn nói gì rồi.
Chúng tôi an ủi nhau, khi gặp chuyện trắc trở. Kể chuyện tiếu lâm cho nhau nghe khi vướng chuyện buồn. Cười ha hả khi có chuyện vui... Cứ như thế, chúng tôi chia sẻ với nhau tất tần tật. Từ chuyện công việc, làm ăn, nuôi dạy con cái, chuyện gia đình, chuyện nhân tình thế thái. Thậm chí cả những chuyện thầm kín, khó nói, cũng không ngoại lệ.
Một người bạn tin tưởng và hòa hợp như thế, là tri kỷ còn gì nữa.
Cho tới một ngày, bạn ấy tới thành phố tôi đang ở, và hẹn gặp tôi, đi cà phê, ăn uống. Nhưng kẹt nỗi, dịp ấy tôi đang có việc phải đi tỉnh khác, nên không gặp được.
Tôi đã giải thích hết lời, nhưng bạn vẫn giận. Bạn ấy bảo tôi không thật lòng, rằng tôi là người hai mặt, cố tình né tránh bạn ấy.
Tôi buồn lắm. Người mà tôi ngỡ mình hiểu rõ nhất, hóa ra tôi không hiểu được chút nào cả. Bạn ấy quay ngoắt một trăm tám mươi độ, bắt đầu rêu rao nói xấu tôi đủ điều.
Tôi vỡ mộng, buồn bã rất lâu sau đó. Tôi trở về với gia đình mình, cố gạt hình bóng bạn ấy ra khỏi đầu .
Vợ tôi vẫn vậy. Bình thường, không đẹp không xấu. Không nói ngọt ngào, không ăn mặc chưng diện. Đã hai mươi năm rồi, vợ luôn như thế bên cạnh tôi.
Từ những chuyện nhỏ, như giục tôi đi tắm, bắt tôi mua bảo hiểm, khuyên tôi bớt ăn dầu mỡ... Tới chuyện lớn hơn, như tôi bị tai nạn nằm viện, tôi đi mổ mắt, đau ốm... đều một tay vợ chăm sóc, nhắc nhở.
Tôi thường quên đi những việc ấy, những việc vợ đã làm vì tôi. Cuộc sống gia đình thường nhật cứ đều đều, có phần tẻ nhạt, làm tôi ngộ nhận vợ mình là người tầm thường.
Tôi làm một phép so sánh, giữa bạn ấy và vợ, mới vỡ lẽ ra, chính tôi mới là kẻ tầm thường, ngu ngốc, chứ không phải vợ mình.
Tôi đã có tri kỷ bên cạnh mình bao nhiêu năm nay rồi, vậy mà còn mơ hồ tìm kiếm ở đâu đâu...
P/s: Rất khó để nhìn thấy vẻ đẹp của bức ảnh này, phải không ạ...

Ảnh Sưu Tầm




NHỜ THA CHẾT CHO 1 CON BÒ GIÀ, MỘT TƯỚNG LĨNH ĐỨC ĐƯỢC SỐNG SÓT TRONG THẾ CHIẾN 2
Nhờ vào quyết định tha mạng cho con vật từng là tử thù của mình, một Tướng lĩnh của Đức quốc đã may mắn sống sót sau khi đế quốc Đức thua cuộc trong Thế chiến.
✪ Năm 1941, quân Đức đánh vào lãnh thổ nước Bỉ, khu chăm sóc sức khỏe Visuri là một trong những địa điểm bị chiếm cứ đầu tiên.
Bấy giờ, tư lệnh quân trú đóng của Đức là Thiếu tá Krupp vừa mới lên nhậm chức, liền được tham mưu trưởng là Tướng quân Liszt giao cho một nhiệm vụ hết sức kỳ lạ: Đến khu bệnh viện quân sự, bắn chết một con bò đực có tên là Kỵ Sĩ.
Nghe xong mệnh lệnh ấy, Thiếu tá Krupp hoài nghi không hiểu vì sao Tướng quân lại phải làm khó dễ một con vật như vậy.
Khi ấy, sĩ quan phụ tá liền tiết lộ nguyên nhân cho anh: Tướng quân Liszt và con bò này từng có thù oán. Đó là một trận đụng độ xảy ra trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi tướng Liszt vẫn còn là một viên Thiếu uý.
Trong trận chiến ở sông Thornton năm đó, người Bỉ đã cho 60 con bò mở đường để vượt qua bãi mìn của quân Đức. Con bò đầu đàn trong số chúng đã húc mù mắt phải của Tướng quân List. Bản thân nó cũng vì vậy mà đạp trúng mìn và bị thương một chân sau.
Cũng bởi biến cố xảy ra trong trận chiến nói trên, Tướng quân Liszt từ một quân nhân anh tuấn đã phải sống chung với một bên mắt mù cả đời. Đây chính là lý do khiến ông đem lòng căm thù với con bò đầu đàn năm ấy.
Sau đó, ông nhận được tin tức rằng kẻ thù của mình vì là con vật may mắn còn sống duy nhất trong chiến dịch năm nào nên đã được đưa tới Wesley sau chiến tranh.
Khi Thiếu tá Krupp đem người tới bệnh viện quân sự, nơi này đang chăm sóc cho các tù binh bị thương và nhốt 400 quân nhân Bỉ. Con bò Kỵ Sĩ cũng nằm trong số đó.
Không lâu sau, con vật ấy đã bị đưa tới trước mắt Thiếu tá. Đó là một con bò đực màu đen, thần thái điềm tĩnh, chân sau bên phải đã què. Nó chính là Kỵ Sĩ – một con bò già đã phải trải qua sự tang thương của chiến tranh và chứng kiến nhiều biến cố trong buổi thế thời loạn lạc.
Vào khoảnh khắc Thiếu tá Krupp rút súng lục chĩa về phía con vật ấy, toàn bộ quân nhân Bỉ đang có mặt ở đó bỗng đồng loạt la lên một cách đầy giận dữ.
Một người đàn ông gầy yếu từ trong đám tù binh bước ra, kính cẩn đi tới trước mặt Krupp và nói:
"Thưa thiếu tá, tôi là Jovak - Trung sĩ lục quân của quân đội Bỉ, cũng là người hầu của Kỵ Sĩ. Theo ‘Công ước Geneve’, ngài không thể giết con bò này, ngài phải coi nó như một tù binh chiến tranh".
Krupp nghe xong liền không khỏi sửng sốt:
"Phải coi một con bò là tù binh chiến tranh? Ông đang đùa với tôi hay sao?".
Jovak trịnh trọng lấy ra một tờ giấy, đưa cho Krupp:
"Mời ngài xem, đây chính là sắc lệnh chứng minh vua Leopold đã dành cho Kỵ sĩ một vinh dự".
Thiếu tá Krupp nhận lấy tờ giấy, trên đó có viết rất rõ ràng:
"Trao tặng Kỵ Sĩ cấp bậc Thượng tá lục quân Vương quốc Bỉ, ban huy chương danh dự hạng hai, ngày 11 tháng 12 năm 1917".
Đọc xong những dòng chữ ấy, Krupp lại càng ngỡ ngàng khi nhận ra rằng: Kỵ Sĩ là một con bò có quân tịch, hơn nữa quân hàm của nó còn cao hơn cả cấp bậc Thiếu tá mà anh đang mang.
Chiếu theo "Công ước Geneve", anh chẳng những không có quyền bắn chết nó mà còn phải đưa nó vào trại tập trung và đối xử công bằng như với những tù binh chiến tranh khác.
Sau đó, Krupp không còn cách nào khác, buộc phải gọi điện cho Tướng quân Liszt để báo cáo về tình huống xảy ra ngoài ý muốn này.
Vị tướng ấy nghe xong, liền tức giận mà nói lớn:
"Vậy thì hãy xử lý nó một cách hợp pháp ngay trong trại tù binh. Ta không tin con bò ấy có thể an ổn ở đó mà không phạm phải bất kỳ một lỗi gì".
● Những âm mưu chết chóc trong trại tập trung
Theo quy định quản lý của trại tù binh thuộc căn cứ Đức, nếu tù binh kháng lại mệnh lệnh một cách nghiêm trọng hoặc tìm cách chạy trốn thì có thể tiêu diệt ngay tại chỗ. Điều này đã khiến Thiếu tá Krupp nảy ra một chủ ý.
Ngày hôm đó, anh lệnh cho binh lính đưa Kỵ Sĩ và các tù binh khác tới một nhà máy sản xuất gỗ, ở đó đã có sẵn 5 xe chở gỗ da. Krupp muốn để Kỵ Sĩ kéo xe bò và chở những đống gỗ chất như núi ở trên đó.
Đối với một con bò già có cả người hầu và từng sống trong nhung lụa mà nói, chuyện khổ cực như vậy ắt sẽ khiến nó khó có thể nhẫn nhịn nổi. Chỉ cần Kỵ Sĩ có bất kỳ hành động bất hợp tác nào, các binh lính Đức sẽ sẵn sàng chọc giận nó, chờ tới khi nó phản kháng mạnh hơn thì họ có thể danh chính ngôn thuận giết chết.
Thế nhưng điều mà không ai có thể dự liệu được đã thực sự xảy ra: Kỵ Sĩ chẳng những không hề phản kháng mà còn điềm nhiên kéo từng chiếc xe gỗ nặng nề, lặng lẽ đi về phía trước.
Một chuyến, hai chuyến rồi ba chuyến… Cơ thể của nó bắt đầu đổ mồ hôi, đôi chân tập tễnh vẫn cố hết sức lết từng bước. Dù cả người lảo đảo, lắc lư, Kỵ Sĩ vẫn không hề dừng lại hay làm ra bất kỳ hành động phản kháng nào.
Khi con bò già ấy kéo đến chuyến xe thứ 50, các tù binh nước Bỉ đã không thể nhẫn nhịn, bắt đầu xôn xao bàn tán. Bấy giờ, Jovak tiếp tục đứng ra kháng nghị:
"Thưa thiếu tá, Kỵ Sĩ đã 26 tuổi, dựa theo tuổi thọ của giống loài này mà nói thì nó đã già. Ngài nhẫn tâm để một quân nhân già cả làm công việc nặng nề đến thế hay sao? Nếu cứ như vậy, nó sẽ kiệt sức mà chết. Ngài làm thế chính là đang phạm tội".
Krupp nhíu mày một cái, sau một hồi suy nghĩ liền nảy ra chủ ý mới. Anh tiếp nhận kháng nghị của Jovak, thoải mái nói:
"Đúng vậy, hôm nay nó đã làm được khá nhiều rồi. Ngày mai hãy để cho nó nghỉ phép một hôm".
Sang ngày hôm sau, Thiếu tá cho người dẫn Kỵ Sĩ ra cửa khu tập trung để hóng gió, lại dặn binh lính ở đó để cửa mở, cho nó tự do hoạt động.
Bên ngoài cửa khu tập trung là một bãi cỏ rộng thênh thang. Thế nhưng đường dẫn đi tới bãi cỏ ấy lại giăng đầy mìn.
Cỏ xanh đối với trâu bò mà nói chính là cám dỗ chí mạng. Chỉ cần Kỵ Sĩ dám chạy đến bãi cỏ, nó không chỉ vi phạm vào quy định cấm chạy trốn mà cũng sẽ bị mìn nổ đến tan xương nát thịt.
Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của Krupp, Kỵ Sĩ nhanh chóng bị đám cỏ xanh mơn mởn ở bên ngoài hấp dẫn.
Nó chậm rãi tiến ra phía ngoài, thế nhưng khi đi tới một tẩm biển hiệu có hình đầu lâu cảnh báo về bãi mìn ở đây, nó liền dừng chân, một bước cũng không tiến thêm. Sau một hồi do dự, Kỵ Sĩ liền quay lại, bình thản trở về doanh khu.
Điều này càng khiến Thiếu tá Krupp thêm sửng sốt. Anh không nghĩ rằng con bò ấy lại có khả năng nhận biết cả ranh giới nguy hiểm.
Sau khi được Jovak kể lại về lịch sử chinh chiến của con vật ấy, vị Thiếu tá trẻ lại tiếp tục đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Kể từ sau khi bị thương trong chiến dịch ở sông Thornton, Kỵ Sĩ bị quân Đức bắt làm tù binh, phải sống cuộc sống nô dịch như súc vật trong trại tập trung suốt 3 tháng ròng rã.
3 tháng sau, nước Đức thua trận, con bò này một lần nữa trở về với người Bỉ và được quốc vương sắc phong.
Nghe xong câu chuyện ấy, Thiếu tá Krupp không khỏi xúc động khi nhận ra rằng: Hóa ra đây là lần thứ hai mà Kỵ Sĩ bị đưa vào trại tập trung của quân Đức.
Cũng kể từ đó, anh thầm đem lòng kính nể với con bò già ấy. Trong mắt Krupp, dường như Kỵ Sĩ không chỉ là một con vật đơn thuần mà đã trở thành một người lính già với những kinh nghiệm chiến đấu lão làng.
Vì vậy, anh quyết định làm trái với mệnh lệnh của Tướng quân, cho Kỵ Sĩ được hưởng đãi ngộ của một tù binh bình thường. Krupp luôn tâm niệm, chiến tranh loài người không nên trở thành lý do khiến con vật ấy bị ngược đãi hay bị sát hại…
● Người canh giữ đặc thù của Kỵ Sĩ
Một tháng trôi qua, Kỵ Sĩ vẫn đang an toàn sống trong trại tù binh. Điều này khiến cho Tướng quân Liszt vô cùng tức giận. Ông cho gọi Thiếu tá Krupp tới Bộ Tư lệnh rồi mắng cho một trận xối xả.
Trước cơn thịnh nộ của cấp trên, Thiếu tá trẻ giãi bày nói:
"Thưa Tướng quân, tôi và binh lính Đức đều có danh dự của một quân nhân. Mọi người quả thực không thể xuống tay với một con vật có chiến công như vậy. Nó dễ bảo, ôn hòa, giống như một người lính già hiền lành, đáng kính. Chúng tôi không thể tìm ra lý do để giết chết nó".
Nghe xong những lời ấy, ánh mắt của Liszt càng đỏ lên vì tức giận.
"Tốt lắm! Nếu đây là một tù binh đặc thù, vậy thì phải có một người canh phòng đặc thù tới để trông chừng nó".
Nói xong, Tướng quân Liszt vẫy tay ra hiệu, sĩ quan phụ tá liền dắt tới một con chó thuộc giống Béc-giê đặc trưng của Đức.
Liszt nói:
"Đây là chú chó hậu vệ của ta, nó tên là Chó Sói. Ta đã ký sắc lệnh trao tặng cho nó cấp bậc Thiếu tá lục quân. Từ ngày mai trở đi, nó sẽ phụ trách việc trông coi con bò ngu ngốc kia. Bất kể nó làm ra việc gì với con bò ấy, các cậu cũng không nên can thiệp. Đây là chuyện của động vật, hãy để cho động vật tự giải quyết".
Thiếu tá Krupp không thể làm gì hơn ngoài việc mang Chó Sói về trại tập trung, nhốt nó chung một chỗ với Kỵ Sĩ.
Vừa nhìn thấy con bò già, Chó Sói liền hung hăng nhào tới cắn xé. Kỵ Sĩ bị nó cắn vào chân sau, dù giãy giụa thế nào cũng không thoát khỏi hàm răng sắc bén của con chó.
Máu từ chân sau của nó chảy ra xối xả. Kỵ Sĩ liền nổi giận, trợn to hai mắt, miệng phát ra tiếng gầm trầm thấp rồi đột ngột lao tới xông vào tấm lưới sắt bên cạnh.
Những thanh sắc bén nhọn đâm vào thân thể nó, cũng ghim vào cơ thể của Chó Sói. Con chó đau đớn tới mức rên rỉ, buông lỏng hàm răng đang cắn vào chân sau của đối thủ.
Kỵ Sĩ nhân đà này húc mạnh vào Chó Sói, khiến nó ngã lăn xuống đất, thống khổ kêu gào. Con bò già nâng lên hai chân trước, chuẩn bị cho đối phương một cú chí mạng.
Chứng kiến cảnh tượng ấy, Thiếu tá Krupp không khỏi hốt hoảng. Nếu chú chó yêu của Tướng quân Liszt bị Kỵ Sĩ húc chết, anh sẽ chẳng biết ăn nói thế nào, mà con bò kia ắt cũng không thoát khỏi án tử.
Ngay lúc ấy thì một cảnh tượng không ai có thể ngờ được đã xảy ra: Kỵ Sĩ nhìn chằm chằm vào Chó Sói, hai chân trước vốn đang thủ thế cũng từ từ hạ xuống. Nó thở hổn hển một hồi, lặng lẽ sang góc bên cạnh và nằm xuống.
Chó Sói khi ấy mới từ từ bò dậy, sợ hãi trốn vào một góc xa nhất có thể, không dám mon men tới gần Kỵ Sĩ thêm một lần nào nữa. Khí thế hung hăng ban đầu của nó cũng đã biến mất từ lúc nào không hay.
Sau khi biết được tin này, Jovak cùng các tù binh Bỉ rối rít trách móc Krupp. Vị Thiếu tá trẻ cũng không khỏi tức giận, lớn tiếng răn đe:
"Đây là lệnh của Tướng quân Liszt. Chó Sói cũng là Thiếu tá của Đế quốc, cho nó đến quản lý Kỵ Sĩ vốn là điều hợp tình hợp lý. Các người nếu còn dám ăn nói linh tinh thì đừng trách ta không khách khí. Nên nhớ nơi này là trại tù binh chứ không phải quảng trường tự do".
Các tù binh không thể nói gì, nhưng ai ai cũng rất mực lo lắng cho Kỵ Sĩ. Thế nhưng vào sáng sớm ngày thứ hai, khi mọi người tới thăm khu chuồng của nó, họ đã bắt gặp một cảnh tượng khó ai có thể tin nổi.
Trong chiếc chuồng rộng rãi ấy. Chó Sói và Kỵ Sĩ đang rúc vào sưởi ấm cho nhau. Hai con vật nằm cùng một chỗ với dáng vẻ hết sức bình thản, thoải mái. Không ai có thể nhìn ra được chúng đã từng là hai kẻ địch liều chết vật lộn với nhau chỉ một ngày trước đó.
Điều khiến tất cả những người ở trại tập trung ấy còn kinh ngạc hơn chính là, kể từ đó trở đi, hai con vật ấy đã trở thành những người bạn tốt.
Bất kể Kỵ Sĩ đi tới nơi đâu, Chó Sói đều sẽ vui vẻ theo sau lưng nó. Khi bắt gặp bất cứ ai la mắng người bạn của mình, chú chó ấy đều sẽ tức giận mà sủa lớn để cảnh cáo đối phương.
Thế nhưng chiến tranh và hết thảy những hiềm khích giữa các thế lực có lẽ cũng mới chỉ kết thúc giữa hai con vật ấy mà thôi…
● Màn đối đầu trong im lặng và cái kết
Khi nhận được thông báo về tình hình ở trại tập trung, Tướng quân Liszt dường như không thể tin vào tai mình. Bởi con chó mà ông từng tự tay huấn luyện giờ đây lại dễ dàng kết bạn với tử thù của chủ nhân nó.
Liszt vội vàng chạy tới trại tập trung, bản thân lại càng thêm giận dữ khi chính mắt nhìn thấy cảnh hòa thuận giữa hai con vật.
Ông lập tức hạ lệnh bắt giữ Chó Sói, đưa nó tới khu quảng trường và chuẩn bị xử tử nó bằng cách treo cổ trước mắt các tù binh.
Khi sợi dây thừng càng lúc càng siết chặt vào cổ, Chó Sói rên rỉ lên từng hồi đau đớn. Tiếng kêu của nó khiến cho Kỵ Sĩ đang trong chuồng cũng vô cùng bất an.
Đột nhiên, con bò già liều chết lao ra khỏi nơi canh giữ, trực tiếp húc ngã mấy vệ binh rồi bỏ chạy như điên về phía quảng trường.
Khi tới nơi, chứng kiến Chó Sói đang giãy giụa vì bị xiết cổ, Kỵ Sĩ liền đồng loạt húc ngã cả hàng binh lính tại đó, nhanh chóng xông lên cắn nát dây thừng trên, cứu thoát bạn mình trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Chứng kiến một màn kinh động này, Tướng quân Liszt càng thêm điên cuồng. Dưới cơn thịnh nộ, ông nhanh chóng rút súng lúc ra, muốn đích thân bắn chết con bò già từng gây cho mình vết thương vĩnh viễn không thể lành lại.
Thế nhưng bản thân vị tướng ấy có lẽ cũng không thể ngờ rằng, vào thời khắc mà tiếng súng vang lên, Chó Sói đã nhanh chóng nhảy lên một cái, dùng thân mình che chở cho Kỵ Sĩ.
Sau khi lãnh trọn phát đạn từ Liszt, thân thể của nó bị bao phủ bởi màu máu. Chú chó ấy chẳng hề kêu lấy một tiếng, ngã xuống đất và nhanh chóng tắt thở.
Tất cả mọi người có mặt ở quảng trường lúc bấy giờ đều bị cảnh tượng này làm cho kinh sợ, bốn phía huyên náo bỗng chốc trở nên yên lặng như tờ.
Trong không gian tĩnh lặng ấy, chỉ có Kỵ Sĩ khẽ kêu lên những tiếng bi thương. Nó từ từ tiến về phía trước, quỳ xuống bên cạnh Chó Sói, dùng lưỡi khẽ liếm thi thể của bạn mình.
Tướng quân Liszt lại giơ nòng súng lên, ngắm thẳng vào đầu Kỵ Sĩ. Con bò già cũng không hề sợ hãi, bình tĩnh ngẩng đầu, lặng lẽ nhìn ông.
Hai bên đối đầu trong khung cảnh không một tiếng động, tựa như trở về trận chiến cách đó 23 năm về trước, mặt đối mặt, mắt hướng mắt.
Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, ánh mắt của tướng Liszt vẫn tràn đầy thống hận và sát ý. Vậy nhưng trong đối mắt của Kỵ Sĩ giờ đây đã không còn dã tính và sự hung hăng của năm ấy mà chỉ ánh lên sự bình thản, điềm tĩnh.
Tất cả những người có mặt ở quảng trường khi đó dường như nín thở chờ đợi tiếng súng vang lên. Thế nhưng tới 5 phút sau, cánh tay cầm súng của Liszt từ từ rũ xuống.
Vị tướng quân ấy lẳng lặng cất khẩu súng lục vào bên hông, nói với Thiếu tá Krupp đang hốt hoảng đứng bên cạnh:
"Hãy an táng cho chú chó của ta theo nghi lễ dành cho một quân nhân, và hãy đối xử tử tế với con bò này".
Nói xong câu ấy, ông xoay người rời khỏi quảng trường trong sự im lặng và trầm tư. Mãi tới sau này, người ta mới biết được những dòng chữ mà Liszt đã ghi lại trong nhật ký của mình về ngày hôm đó:
"Thông qua ánh mắt của con vật ấy, ta đã thấy được ánh sáng từ Thượng đế…"
3 ngày sau, tất cả các trại tù binh ở biên giới nước Bỉ nhận đều nhận được mệnh lệnh từ Tướng quân Liszt:
"Nghiêm chỉnh chấp hành ‘Công ước Geneve’ trong việc đối đãi với tù binh, tuyệt đối nghiêm cấm tất cả những hành động ngược đãi và sát hại tù binh".
Sau khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều tướng lĩnh cấp cao của Đức đều bị hành hình trong lúc dẫn độ, chỉ có Liszt nhờ vào mệnh lệnh bảo vệ tù binh năm xưa mà được nhân dân Bỉ thông cảm.
Ông chẳng những giữ được mạng sống ngay cả khi Đế quốc đã thất thế mà còn không bị truy tố và được an hưởng những năm tháng tuổi già trong yên bình.
Khi hòa bình được lập lại, Kỵ Sĩ một lần nữa nhận được huy chương danh dự của quân đội. 3 năm sau khi chiến tranh kết thúc, nó qua đời một cách thầm lặng ở thành phố Vasili.
Vào ngày tổ chức tang lễ, những người lính từng đứng trên các chiến tuyến đối địch như Tướng quân Liszt, Thiếu tá Krupp, Trung sĩ Jovak đều tới tham dự lễ tang để tiễn đưa người quân nhân già mà họ đều từng tôn trọng và cảm phục năm xưa…
Viet Chau Nguyen dịch từ báo nước ngoài
Có thể là hình ảnh về 2 người
Tất cả cảm xúc:
Bạn và 833 người khác

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.