Theo SciTech Daily, hài cốt của một người đàn ông Neanderthals được tìm thấy trong một hang động ở Pháp đã tiết lộ bằng chứng về sự biến mất của loài người cổ đại này.
Neanderthals là loài người được cho là có nhiều điểm tương đồng với loài Homo sapiens chúng ta nhất trong chi Homo (chi Người), vốn có khoảng 8-9 loài vào thời điểm 300.000 năm trước, khi loài chúng ta xuất hiện.
Bất chấp có sức khỏe tốt, bộ não lớn và sự phát triển đáng kinh ngạc về kỹ năng chế tác công cụ, vật dụng, săn bắn, tổ chức xã hội..., họ vẫn biến mất một cách bí ẩn.
Giờ đây, thông qua người đàn ông Neanderthals ở Pháp, nhóm nghiên cứu từ Viện Globe thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) ủng hộ một trong những giả thuyết lớn về sự tuyệt chủng này.
PGS Martin Sikora, tác giả chính, giải thích: “Bộ gene người Neanderthals mới tìm thấy có nguồn gốc khác với những người Neanderthals muộn khác đã được nghiên cứu trước đây, ủng hộ quan điểm rằng tổ chức xã hội của họ khác với chúng ta".
Cụ thể hơn, bộ gene của người đàn ông được xác định sống vào khoảng 40.000 năm trước, cho thấy không có mối liên hệ gần gũi nào về mặt di truyền với các cộng đồng Neanderthals đã biết trong khu vực.
Điều này chứng minh người đàn ông này thuộc về một dòng dõi Neanderthals đến từ nơi xa xôi nào đó, không bị pha trộn dòng máu trong nhiều thế hệ, tức cộng đồng của ông sống rất biệt lập.
Theo PGS Sikora, nhiều bộ gene của loài người này trước đây đã để lộ các dấu vết tương tự của tình trạng giao phối cận huyết, điều sẽ gây nên sự thiếu đa dạng về mặt di truyền.
Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng họ đã sống theo nhóm nhỏ trong nhiều thế hệ và đó có thể là thói quen của loài.
"Chúng ta biết rằng cận huyết làm giảm sự đa dạng về mặt di truyền trong một quần thể, điều này có thể gây bất lợi cho khả năng sống sót của họ nếu nó xảy ra trong thời gian dài" - PGS Sikora phân tích.
Như vậy dường như người Neanderthals rất khác với tổ tiên chúng ta về quan điểm tìm bạn đời.
Nhiều bằng chứng cổ nhân loại học trước đây cho thấy người Homo sapiens đã có thói quen trao đổi hôn nhân giữa các cộng đồng xa xôi từ rất lâu.
Thậm chí tổ tiên chúng ta giao phối với cả người Neanderthals và dường như đó là mối quan hệ theo kiểu một người Homo sapiens chủ động sang sống với cộng đồng khác loài.
Nói cách khác, so với loài người cổ này, loài được mệnh danh là "người tinh khôn" chúng ta ngay từ ban đầu đã có nhiều khả năng kết nối với các nhóm khác hơn.
Đó là một lợi thế cho quần thể về mặt sinh tồn.
Không loại trừ khả năng các loài người khác cũng đã đi theo con đường tương tự cộng đồng của người đàn ông khác loài ở Pháp, vì các nghiên cứu trước đó cho biết các loài khác không phát triển về mặt xã hội tốt như người tinh khôn.
Tuy vậy, các loài người cổ Neanderthals hay Denisovans theo cách nào đó vẫn tồn tại giữa chúng ta, hay nói đúng hơn là giữa DNA của chúng ta được truyền lại thông qua các cuộc "hôn nhân" dị chủng xảy ra hàng chục ngàn năm trước.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Cell Genomics.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.
Về mặt khảo cổ học, người ta từng tìm thấy một đôi đũa bằng ngà voi được chế tác rất tinh xảo tại Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3.000 năm trước. Điều đó cho thấy đũa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.
Khi dùng đũa, nói chung, người ta rất coi trọng về mặt lễ nghi và những điều kỵ huý. Từ nhỏ cha mẹ đã giáo dục con cái rất nhiều điều xung quanh đôi đũa này, ví dụ: không được ngậm đũa bằng miệng, không được dùng đũa chỉ vào mặt người khác, không được cắm đũa giữa bát cơm, v.v.. Đây cũng được coi là phép lịch sử cơ bản nhất.
Những điều kỵ huý khi dùng đũa trong dân gian cũng khá nhiều. Ví như không dùng đũa lệch, không dùng đũa gõ vào mâm vào bát, bởi như vậy thì ứng vào câu “gõ bát gõ đũa, xin ăn một đời”, ngụ ý rằng người này sẽ nghèo đói.
Đũa của người Việt thân tròn để mộc, đầu đũa không quá nhọn. Đũa của Trung Quốc dài và thẳng, đầu đũa tròn.
Người Nhật dùng đũa ngắn, đầu đũa tròn và nhọn. Người Nhật đa phần đều ăn “cơm suất”, nên không cần dùng đũa dài. Đầu đũa thường được vót nhọn cho dễ gỡ xương vì người Nhật thích ăn cá.
Những điều kiêng kỵ khi dùng đũa của người Nhật nhiều vô cùng, bởi vì phép tắc trong văn hoá Nhật Bản cũng quá nhiều. Có chừng 25 điều kiêng kỵ liên quan tới đôi đũa tại Nhật Bản, hễ không để tâm rất có thể sẽ phạm vào điều kỵ huý.
Đũa của người Nhật chủ yếu là đũa mộc, họ có thói quen dùng đũa một lần. Loại đũa này đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á, vì người Nhật rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trên hòn đảo của mình.
Người Nhật có thói quen dùng đũa một lần là bắt nguồn từ thời đại Azuchi-Momoyama, vào cuối thời Chiến quốc ở Nhật Bản. Yamanoue Soji, một bậc thầy trà đạo lúc đó đã chia sẻ tâm thái “nhất kỳ nhất hội” khi thưởng thức trà, từ đó có một số thứ được sử dụng ở Nhật trên tinh thần chỉ dùng một lần.
Triều Tiên, bao gồm cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng dùng đũa. Nhưng họ lại không dùng đũa trúc hay đũa mộc mà dùng đũa kim loại. Trên bán đảo này, trước kia các vị đại vương, đại thần và người giàu có đều dùng đũa vàng, đũa bạc, còn dân tình phổ thông chỉ có thể dùng đũa sắt. Ngày nay những đôi đũa inox trở nên thịnh hành.
Tương truyền rằng người dân Triều Tiên thường dùng các loại gia vị màu đỏ, nên sử dụng đũa trúc hay đũa mộc lâu ngày, đầu đũa sẽ bị nhuộm đỏ và phải vứt bỏ.
Điều khác biệt trong bữa cơm của người Hàn Quốc so với người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, là họ không muốn bưng bát cơm lên, mà chỉ dùng đũa gắp thức ăn lên miệng. Vì ở Hàn Quốc, từ “bưng bát” và “xin ăn” cùng nghĩa với nhau.
Đôi đũa của người Hàn Quốc cũng không tròn như của Việt Nam hay Trung Quốc, cũng không trên to dưới nhỏ như ở Nhật Bản, mà có hình dẹt dài.
Thói quen dùng đũa trên bàn ăn của người Nhật Bản cũng khá thú vị. Người Việt Nam và Trung Quốc xưa nay đều dùng chung một bó đũa, không phân biệt cụ thể đũa nào của ai. Không những vậy, các thành viên trong gia đình còn có thể dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, người có ý thức thì đảo đầu đũa. Thói quen này thoạt nhìn thì có vẻ không được vệ sinh cho lắm, nhưng lại đậm đà tình thân. Người Hàn Quốc trong bữa ăn cũng thường nhiệt tình gắp đồ ăn cho nhau.
Gia đình người Nhật lại hoàn toàn trái ngược, mỗi người đều có một đôi “đũa chuyên dụng” khi dùng bữa. Họ không dùng lẫn lộn với nhau, đều ăn cơm suất nên họ cũng không có thói quen nhường nhịn, gắp đồ ăn cho nhau. Bề ngoài nhìn rất vệ sinh, nhưng cảm giác cũng có phần xa cách nhau hơn một chút.
Người Việt Nam và người Trung Quốc thì thích dùng đũa dài được rửa đi rửa lại nhiều lần. Có người cho rằng điều này thể hiện sự nhẫn nại, sức sống mãnh liệt, niềm hy vọng, vĩnh viễn không tuyệt vọng. Có suy diễn quá hay chăng?
Tại Việt Nam còn có một cách dùng đũa đặc biệt khác, đó là loại đũa làm bằng gỗ hoặc tre rất to và dài, hình dẹt được gọi là “đũa cả” dùng để xới cơm.
Thiên Cầm biên dịch
Nếu biết kết hợp
chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoản được sự lão hóa.
Với những người
có thói quen vận động cơ thể, việc giải phóng năng lượng thường xuyên dễ dàng
duy trì được sức khỏe và sự trẻ trung. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với việc chọn
thực phẩm có lợi thì tuổi thọ sẽ tăng rất nhiều.
5- Các nhà khoa
học chứng minh rằng những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể
nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi lẽ trong cà chua có chứa chất lycopene, một chất
chống ôxy hóa rất quan trọng, giúp tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư.
Có thể ăn cà chua sống hoặc cà chua nấu chín mỗi ngày. Một khi cơ thể đủ khả
năng chống ôxy hóa, sự tươi trẻ sẽ duy trì được dài lâu.
6- Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin (C, B6, chất xơ), đặc biệt hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách củ nguyên chất chứa nhiều kali. Khoai tây giàu kali, hữu ích trong việc đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, một người nên ăn từ 3 – 4 củ khoai tây.
7- Trong canh xí quách chứa thành phần chất béo collagen, vừa có thể giúp trẻ con tăng trưởng và giúp người có tuổi tăng sự dẻo dai cho xương, trì hoãn tủy xương lão hóa. Để cơ thể hấp thụ tốt món ăn này, trong thành phần chế biến canh xí quách cần có thêm một ít giấm, sẽ giúp cho phosphor và canxi của xương tan trong canh.
Chúng ta sống đến
tuổi nầy là may mắn lắm rồi! Nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa!
Để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ ? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp,
có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình thì tại sao mình lại
hà tiện, chắt chiu để dành cho chúng biết bao nhiêu cho đủ ? (Còn ăn được thì cứ
ăn cho thỏa thích, một mai răng rụng hết chỉ còn nhìn mà hít hà thôi !)
Tuy không hẳn
vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên không
thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm
vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu
ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…
Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu.
Quan điểm theo
đó người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều
công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi
dào rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý
tưởng cho người già.
Bằng chứng là
người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ khẩu phần đa dạng với
thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng. Bằng chứng là người Nhật có tuổi
thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu
nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn
uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử
vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!
Từ nhận thức
đó, thay vì tiếp tục đề cao hình thức kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở
khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho
người già dựa trên các nguyên tắc như sau:
• Người cao tuổi
nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở
ngại cho chức năng tiêu hóa.
• Khẩu phần
hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.
• Chắc chắn uống
đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món
canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.
• Đừng nấu cho
người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt
không vô !. Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.
• Không nhất
thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn
bệnh tim mạch cấp tính.
• Không nên thiếu
món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.
• Luôn luôn có
rau quả tươi trong khẩu phần.
• Nên có nhiều
bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.
• Một ly rượu
vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.
• Chỉ tránh các
món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại
trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…
• Có bữa cơm
gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.
• Vận động nhẹ
trước và sau bữa ăn.
Con cháu nếu biết
thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi
là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống
thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai.
Lượng mỡ dưới
da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu
phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người
già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
Bác sĩ Lương Lễ
Hoàng
Đồng hồ thiên văn Prague, hay còn gọi là đồng hồ Astronomical Clock, là chiếc đồng hồ cổ nhất vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay. Được chế tạo vào năm 1410, đồng hồ này nằm trên tòa thị chính ở Quảng trường Old Town, Prague, Cộng hòa Séc.
Đồng hồ không chỉ hiển thị thời gian mà còn cho thấy các chu kỳ thiên văn, bao gồm vị trí của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời. Mỗi giờ, đồng hồ sẽ trình diễn một buổi biểu diễn ngoạn mục với các hình ảnh của 12 vị thánh, thu hút hàng ngàn du khách đến xem. Với thiết kế tinh xảo và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đồng hồ thiên văn Prague đã trở thành biểu tượng nổi bật của thành phố và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong hành trình khám phá văn hóa và kiến trúc của Prague.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét