Cũng vào thời điểm này
ba tôi mua ở nhà sách Tiến Hóa nằm trên đường Giữa (đườngHai Bà Trưng) nhiều
tập thơ tiền chiến chất đầy trong tủ sách gia đình-nào Chế lan Viên
,Quách Tấn ,Huy Cận ,Xuân Diệu ,Hàn mặc Tử,Kiên Giang Hà huy Hà kể cả nguyệt
san Minh Tâm Bửu Giám của hội Khổng học mà trong đó có nhiều bài thơ Đường rất
hay.Tôi lại bắt đầu mê thơ từ đó .
Có một thời mấy cô bạn
cùng lớp đệ tam Hoàng Diệu thích TTKh.Năm đệ tam không có thi cử gì nên rảnh
rang mặc sức mà viết lưu bút.Cuốn lưu bút nào cũng kèm vài câu thơ và TTKh được
mấy cô hỏi thăm nhiều nhứt.Cho tới sau này ,người ta lại đi tìm hiểu ai là TTKh
,cũng chưa có câu trả lời thoả đáng.Mà chắc cũng đâu cần phải bận tâm tìm hiểu
làm gì.Cứ để lơ lững “Ngập Ngừng” Hồ Dzếnh như vậy càng hay hơn càng thơ mộng
hơn.
Thời học trò áo trắng
là thời ghi dấu nhiều kỷ niệm trong đời. Ông Thanh Sơn viết “Nỗi buồn hoa phượng” là nhắc lại một mối
tình học trò thời ....tiểu học.Cuộc sống cứ trôi xuôi như dòng nước nhiều khi
muốn “đi tìm lại cái ngày hôm qua “của mình nhưng cũng không thể tìm được.Biết
đâu nó đã trôi giạt ở một bến bờ nào xa lắc xa lơ.Mùa hè trở lại là để học trò
chia tay nhưng chiến tranh đã tạo ra bao nhiêu chia biệt ngậm
ngùi.Mùa xuân
1968,biến cố Tết Mậu Thân, đã để lại nhiều chứng
tích đau buồn trong tâm khảm của những học trò áo trắng của cả đồng bào miền
Nam.Chiến tranh đã lan tràn vào tận những giờ phút thiêng liêng của một dân
tộc.
Sau Tết Mậu Thân
có cô nữ sinh Providence Sóc Trăng từ Sài gòn về thăm cô bạn học Tố Như.Bạn lấy
ra một bài thơ viết trên hai trang giấy học trò.Ngồi kể nhau nghe chuyện đời
riêng mỗi đứa.
Anh là học sinh trường
Hoàng Diệu thương người em gái Tố Như,hồi đó con đường nối dài từ Bưu Điện Sóc
Trăng lên Tố Như (trước là trường Nguyễn Du) chắc có nhiều cây bằng lăng cho
bông tím.Nên mới có “phố Trưng Vương rực rỡ- Trần hưng Đạo nắng hồng-hoa bằng
lăng rộ nở -bao giờ em lấy chồng.”
Và vào một ngày mùa hạ
năm nay có anh bạn học Hoàng Diệu mời tôi tới nhà uống café.Tháng 11 Sydney,
jacaranda nở tím trên những con đường tới nhà bạn.Phượng tím đang rụng đầy trên
sân cỏ nhà hàng xóm lúc tôi về làm nhớ cái tím thẳm bằng lăng trong bài thơ hôm
đó.Tôi được nghe bài thơ này từ cô nữ sinh Providence hơn 40 năm trước ,cô đọc
thuộc lòng như học trò trả bài cho cô giáo.Cô nữ sinh Providence bây giờ là bà
xã của anh bạn tôi.Nghe xong tôi bùi ngùi cho một chuyện tình thơ mộng tuổi học
trò.Bùi ngùi cho “cái thoắt vội qua” nhanh như chớp của thời gian,mà mỗi sát na
đã cuốn đi bao nhiêu hình bóng cũ.Tôi hỏi tựa bài thơ ,chị cười nói”vì mãi mê
đọc bài thơ nên chị quên không đọc tựa”.Bốn mươi ba năm ,một bài thơ không tựa
còn nằm im trong ký ức, nếu cô bạn Tố Như mà biết được chắc cô ấy cũng phải mím
môi mà cám ơn bạn mình.Bởi dù cách xa mấy ngàn trùng vẫn có người còn trân quí
những dòng thơ kỷ niệm của một người trai đã trao cho cô bạn học.Bài thơ như
một câu chuyện tình thời áo trắng.
Ai biết được “Em là
gái Tố Như” bây giờ đang ở đâu.Và đứa con trai Hoàng Diệu năm nào,những khi
khuya khoắc chợt tiếng mưa về hay một mình đối bóng có đọc thầm lại bài thơ anh
viết tặng người yêu áo trắng năm nào mà thời gian cứ im lìm đã gần nửa thế kỷ
trôi qua.Và phải chăng đời sống chúng ta đôi khi chỉ là những bóng chim tăm cá!
Anh là trai Hoàng Diệu, Em là gái Tố Như, Quen không lời giới thiệu, Yêu không chờ tin thư. Bằng ánh mắt ưu tư, Em trao anh ấm lòng , Bằng ánh mắt mùa thu, Em trao anh ngại ngùng. Mắt thay lời từ đó, Yêu từ buổi ban sơ, Phố Trưng Vương rực rỡ, Trần hưng Đạo nắng hồng. Hoa bằng lăng rộ nở, Bao giờ em lấy chồng, Đường đi vào kỷ niệm, Có chủ nhật trời trong, Có trưa hè nắng lịm, Có tình yêu ngọt mềm. Đường đi vào kỷ niệm, Có chủ nhật trời trong, Có trưa hè nắng lịm, Có tình yêu chập chùng, Rồi từ đó đêm đêm, Anh làm thơ chúng mình, Em ngồi viết cho anh, Nắn nót cánh thư tình, Bình minh rồi hoàng hôn, Tuổi tình yêu chưa tròn, Hoa tình yêu tan vỡ, Gió hoàng hôn lặng buồn. Trời Baxuyên êm đềm, Chiều Baxuyên mây bay, Anh rời xa phố thị... Em về xây tương lai. Xưa anh trai Hoàng Diệu, Xưa em gái Tố Như, Giờ hai người xa lạ, Ôi! Tình yêu sương mù... |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét