Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần các chức năng về nhận thức. Dạng lâm sàng phổ biến nhất biểu hiện là bệnh Alzheimer, tiếp đó là dạng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, sa sút trí tuệ thực thể Lewy và chứng mất trí nhớ do tổn thương não trước.
Báo cáo năm 2015 của Tổ chức y tế thế giới ước lượng rằng có khoảng 46,8 triệu người sa sút trí tuệ trên toàn thế giới và con số này dự đoán sẽ tăng lên 74,7 triệu vào năm 2030 và 131,5 triệu người đến năm 2050. Số lượng này ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội và chăm sóc y tế của các quốc gia trên thế giới.
Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:
- Mất trí nhớ
- Khó khăn trong việc tìm kiếm đúng từ hoặc hiểu những gì mọi người đang nói
- Khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày
- Thay đổi tính cách và tâm trạng
Điều trị sa sút trí tuệ hiện nay là sử dụng dược phẩm. Tuy nhiên, gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thuốc không phải là cách cải thiện triệu chứng một cách toàn diện. Điều quan trọng của sự thành công trong điều trị sa sút trí tuệ là cải thiện về tâm lý bệnh nhân, tăng tiếp xúc xã hội của nhóm bệnh nhân này. Việc chăm sóc nên nhằm mục đích kích thích khả năng nhận thức, nâng cao tương tác xã hội và giảm các hành vi có liên quan đến chứng mất trí nhớ. Có nhiều hoạt động được thử nghiệm như nấu ăn, nhóm trò chuyện và liệu pháp âm nhạc. Trong đó liệu pháp âm nhạc đã chứng minh rằng nó có thể đạt được những mục tiêu này.
Các nghiên cứu y học được thực hiện thời gian qua nhằm đánh giá ảnh hưởng của liệu pháp trị liệu dựa trên âm nhạc đối với bệnh nhân sa sút trí tuệ được điều trị tại bệnh viện, trung tâm y tế và trung tâm dưỡng lão. Hiệu quả của phương pháp này dựa trên cảm xúc, chất lượng cuộc sống, triệu chứng rối loạn tâm trạng hoặc các vấn đề về hành vi và nhận thức xã hội.
Đã có 22 nghiên cứu với 1097 người tham gia ngẫu nhiên, trong đó có 21 nghiên cứu với 890 người tham gia được đưa vào phân tích tổng hợp. Những người tham gia trong các nghiên cứu có chứng sa sút trí tuệ với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hầu hết các can thiệp đều liên quan đến cả yếu tố âm nhạc chủ động và dễ tiếp thu. Bệnh nhân có thế được nghe nhạc, hoặc hát theo nhạc hoặc hát một mình. Phiên điều trị được thực hiện theo từng nhóm bệnh nhân và đánh giá hiệu quả được thực hiện sau ít nhất 5 phiên điều trị.
Các tác giả đã kết luận rằng, liệu pháp âm nhạc trên bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện các vấn đề hành vi sau khi kết thúc điều trị. Nó cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm lo âu. Nghiên cứu đánh giá trên bệnh nhân được điều trị tại trung tâm y tế nhưng hoàn toàn có thể mở ra hướng ứng dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng sa sút trí tuệ chưa được điều trị và chăm sóc tại bệnh viện, hoặc đang điều trị tại nhà.
Theo Cochrane Database of Systematic Reviews
Van der Steen, Netherlands
BS Lê Lan
Van der Steen, Netherlands
BS Lê Lan
9 loại trà có lợi cho sức khoẻ được dùng phổ biến ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia phát triển, là cái nôi của công nghệ làm đẹp và nơi lan toả làn sóng K-pop ra khắp thế giới. Tuy nhiên, những người con của xứ sở Kim Chi thường hướng về giá trị truyền thống tốt đẹp. Họ luôn tìm cách giữ gìn, quảng bá và giới thiệu với bạn bè năm châu về văn hoá cổ xưa của đất nước như ẩm thực, trang phục truyền thống, liệu pháp sức khoẻ tự nhiên… hay đơn giản chỉ là cách thưởng thức trà.
Dưới đây, Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu 9 loại trà truyền thống Hàn Quốc và tác dụng của từng loại đối với sức khoẻ mỗi người.
1. Trà táo tàu (Deachucha)
Trà táo tàu là một loại trà được làm từ quả táo tàu khô (thường dùng hồng táo). Trà có màu nâu đậm hoặc nâu đỏ; giàu sắt, kali và các vitamin A, B1, B2. Từ xa xưa, nó được sử dụng như thuốc điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu, chán ăn và mệt mỏi. Nó cũng rất tốt cho làn da.
Để pha trà thì bạn chỉ việc đun sôi táo tàu khô với nước, trang trí thêm cho tách trà bằng những hạt thông. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một ít xi-rô táo tàu đậm đặc để thêm vào khi nước sôi, như vậy sẽ tăng hương vị cho trà.
Cách làm xi-rô: khi nước táo tàu khô sôi thì vặn nhỏ lửa và đun trong khoảng một ngày. Khi nước sánh đặc là được, để nguội, rót vào bình thuỷ tinh dùng dần.
2. Trà Ssanghwa (Ssanghwacha)
Ssanghwacha, hay còn gọi “trà nhân đôi hương vị” , được tạo ra bằng cách sắc nhiều loại thảo mộc cùng nhau, bao gồm Mẫu đơn bì Nhật Bản, Sinh địa, Đương quy Triều Tiên, Xuyên khung, Nhục quế và Cam thảo. Đôi lúc loại trà này được gọi là canh ssanghwa, hoặc canh hài hoà kép. Đúng như tên gọi của nó, loại trà này giúp điều hoà hai yếu tố trong cơ thể người: khí (năng lượng) và huyết (máu).
Giống như trà táo tàu, nó có màu nâu đậm, nhưng vị hơi đắng. Mọi người thường uống ssanghwacha vào mùa đông, đặc biệt rất hiệu quả khi bị cảm lạnh. Gần như mọi cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc đều có bán những chai trà nhỏ loại này. Khi bạn gọi loại đồ uống này ở quán trà, thì đôi lúc có thể được phục vụ thêm một lòng đỏ trứng trong chén trà của bạn.
3. Trà mận (Maesilcha)
Trà mận có vị chua ngọt, được làm bằng cách pha xi-rô mận đậm đặc với nước nóng hoặc nước nguội, phụ thuộc vào cách bạn dùng trà nóng hay trà lạnh.
Cách làm xi-rô: Ngâm mận chín với đường lượng bằng nhau và để trong vòng 100 ngày. Bạn hãy nhớ là tỉ lệ đường/mận 1:1 là rất quan trọng vì nó ngăn cản hỗn hợp lên men thành rượu.
Vị chua của trà mận giúp kích thích tiêu hoá, và trở thành một phương thuốc trị chứng khó tiêu. Nó cũng thúc đẩy sự tiết dịch vị dạ dày, giúp giảm chứng ợ nóng.
4. Trà gừng (Seanggangcha)
Trà gừng tươi hay đơn giản gọi là trà gừng – là loại trà được làm từ gừng tươi, thường được chế biến bằng cách nấu sôi một vài lát gừng hoặc cho gừng đã được cô đặc lại vào nước sôi. Mật ong hoặc đường có thể được thêm vào để khử bớt đi vị cay thé của gừng.
Củ gừng có lượng vitamin C rất cao, giúp phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Nó trợ giúp tiêu hoá, kích thích sự thèm ăn và làm dịu dạ dày. Gừng cũng giúp làm giảm cảm giác buồn nôn.
5. Trà thanh yên (Yujacha)
Trà thanh yên là một loại trà ngọt được làm từ chanh Hàn Quốc. Thanh yên là một loại quả thuộc họ cam quýt có hương vị tương tự như chanh Tây. Giống như chanh, thanh yên cũng rất giàu vitamin C, thậm chí là gấp 3 lần chanh Tây. Bạn đừng ngạc nhiên về điều này, bởi vì lý do này mà loại trà này mới có tác dụng tốt chống lại ho và cảm lạnh, cũng như giảm bớt chứng khó tiêu. Theo cuốn y khoa cổ nổi tiếng của Hàn Quốc “Donguibogam”, trà thanh yên có tác dụng giải rượu, làm sạch nhanh hơi thở của người say rượu nặng
Trà thanh yên được tạo ra bằng cách pha mứt thanh yên, còn gọi là yujacheong cùng với nước nóng. Cách làm mứt: Quả thanh yên tách riêng phần vỏ và cùi. Cùi xay nhuyễn, gạn lấy nước, vỏ thái lát mỏng, tất cả trộn đều với mật ong hoặc đường, đậy nắp kín để trong vòng 3 – 4 tháng.
6. Trà kỷ tử (Gugijacha)
Trà kỷ tử được tạo ra từ lá hoặc quả kỷ tử của cây kỷ tử Hàn Quốc, được gọi là gugija (câu kỷ). Trà này có vị ngọt, giàu các axit amin như betaine, methionine, lecithin; chứa nhiều rutin và kali; có tác dụng chữa mồ hôi trộm, giảm ho, trị viêm phổi, nôn mửa, chống viêm và đái tháo đường.
Chuẩn bị một tách trà bằng cách đun sôi hạt kỷ tử khô trong nước. Nếu dùng lá thay cho quả, bạn chỉ cần hãm lá với nước sôi, chờ một chút là có thể sử dụng. Nếu không bị đái tháo đường thì bạn cũng có thể thêm mật ong để đồ uống ngon hơn.
7. Trà ngũ vị tử bắc (Omijacha)
Trà ngũ vị tử bắc được làm từ quả chín phơi khô của cây bắc ngũ vị, có tên tiếng Hàn là omija. Tên của loại quả này có nghĩa là quả 5 vị, bởi vị của quả mọng gồm: vị ngọt, vị chua, vị đắng, vị mặn và vị cay. Trà có thể dùng nóng hoặc lạnh, có màu đỏ tươi. Loại đồ uống này được cho là tốt cho gan và có tác dụng chống lại cảm lạnh.
Giống như những loại trà khác, trà ngũ vị tử bắc được pha từ xi-rô đậm đặc của loại quả này. Cách làm xiro: Trộn quả kỷ tử tươi với đường và đậy kín trong ít nhất 5 ngày. Ngoài ra bạn có thể ngâm quả kỷ tử khô trong vòng vài giờ rồi sử dụng.
8. Trà sipjeondeabotang
Sipjeondeabotang có thể được xem là một trong những loại trà thảo dược Hàn Quốc tuyệt vời nhất. Tên của nó được dịch là “canh được làm từ 10 loại thảo mộc hoàn toàn có lợi cho cơ thể”. 10 loại thảo mộc đó bao gồm: nhân sâm, bạch chỉ, đương quy, mẫu đơn bì, hoàng kỳ, nhục quế, bạch truật, lộc giác giao, phục linh, thục địa.
Các vị thuốc được đun sôi trong một thời gian dài cùng với gừng và đại táo. Thành phẩm thu được là một hỗn hợp dung dịch cay đắng ngọt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao thể trạng. Loại trà này đặc biệt tốt cho những người có thể trạng yếu, chẳng hạn như người bị bệnh trong một thời gian dài.
9. Trà cúc hoa (Gukhwacha)
Trà cúc hoa được tạo nên từ hoa cúc khô. Những bông hoa cúc khô được ướp trong mật ong một tháng. Sau đó những bông hoa được ủ để thành trà. Trà hoa cúc có vẻ đẹp tuyệt hảo. Những bông hoa khô hút nước trở lại, dường như chứa đựng sức sống của cả mùa xuân trong tách trà vàng rực rỡ. Loại đồ uống này có hương vị ngọt ngào dịu nhẹ.
Theo y học cổ truyền Hàn Quốc, trà cúc hoa có tác dụng làm mát gan khi cơ quan này quá nóng hoặc phải làm việc quá tải. Trà này cũng tốt cho việc giảm đau đầu và mỏi mắt, cải thiện tuần hoàn máu, chống cảm lạnh, ngăn ngừa các rối loạn tiêu hoá bao gồm viêm dạ dày và ung thư dạ dày. Nó cũng có tác dụng chống viêm và giải độc.
Trong cuộc sống hối hả ngày nay, hi vọng quý độc giả có thể dành chút thời gian để lắng đọng cùng tách trà theo phong cách Hàn Quốc. Vừa mang lại lợi ích cho sức khoẻ, phòng chống bệnh tật; lại có thể thanh lọc tâm hồn, giữ tinh thần sảng khoái. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không tự thưởng cho mình một tách trà như thế!
Theo Korea Magazine
Mộc Chi
Mộc Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét