Phương ngữ
vùng miền - lắm chuyện tréo ngoe.
Anh nọ dưới miệt vườn cưới được cô vợ trên phố vừa xinh vừa nết na chăm chỉ.
Cưng lắm và cẩn thận nhắc ba má mình:
- dzợ con người thành phố, mới dìa làm dâu xứ mình, tiếng nói, ngôn ngữ nhiều
khi còn bở ngở, tía má chịu khó dùng từ ngữ ở trển khi nói chuyện với dzợ con,
để dần dần lâu ngày cổ quen dần rồi hẳng hay.
Dzí dụ thay vì "tía" thì mình nói là "ba", cái "khạp"
thì nói là cái "lu", "mần" việc thì nói là làm việc...
Hai ông bà già chồng chiều con, cưng dâu nên nhất nhất uốn giọng lời ăn tiếng
nói, cách dùng từ để con dâu không lạc lỏng và mau hoà đồng với miệt sông nước,
nhất là ông ba chồng cẩn trọng lắm.
Nói vậy chứ cũng có lúc quên, khó nhất là khi đã vào một hai xị (mà miệt dưới
mình, tuần ba bốn bữa là thường tình). Bữa nọ sau khi xây chừng với chú tám và
thằng tèo anh xóm bên đến xế chiều gần hết khoảng lít, ông khật khưởng về đến cổng
nhà gọi cửa í ới. Cô con dâu nghe tiếng ba chồng trước cổng vội chạy ra mở cửa.
Ổng thấy con dâu te tái chạy ra mở cổng thì lấy làm lạ hỏi:
- Chứ "dzú" mày đâu? (dưới mình hay gọi má là vú, ý là hỏi má mày đâu
mà mày ra mở cửa).
Cô con dâu giật thót mình, đỏ mặt ấp úng:
- Tía hỏi gì ạ?
- Ổng gằn giọng: dzú đâu, dzú mày đâu?
- Dạ.. dạ...
Ổng bực mình lớn tiếng:
- Ấp a ấp úng cái gì, dzú mày đâu rồi?
Lúc này cô con dâu hoảng thực sự, vội giở áo vạch cái bên trái ra,
- Dạ ... dạ... đây ạ!
Ông cha chồng lúc này biết mình lở lời dùng phương ngữ gây hiểu lầm, tái mặt hoảng
hồn, tỉnh cả rượu, vội la lớn đính chính:
- Hổng phải, tao hỏi "dzú" kia kìa, chứ hổng phải "dzú" này
(ý nói dzú ở đây là má tụi bây chứ hổng phải là cái bình đựng sửa của mày).
Cô con dâu thấy cha chồng hét hỏi: dzú kia kìa, chứ hổng phải dzú này, thì tưởng
ổng chưa vừa ý, vội vàng vạch nốt cái bên phải ra:
- Dạ.. dạ đây ạ, cả 2 cái đây ạ...
Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét