Năm 1905, khi đang hoạt động ở Nhật Bản thì Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ rủ nhau lên Tokyo để tìm một người bạn Trung Quốc có tên Ân Thừa Hiến. Khi xuống tàu hỏa, Phan Bội Châu liền gọi một người phu xe và đưa cho anh ta tấm danh thiếp của Ân Thừa Hiến để nhờ tìm địa chỉ. Người phu xe này không biết chữ Hán, nên đã đề nghị Phan Bội Châu đợi, để mình tìm một người phu xe khác biết chữ Hán để có thể giúp đỡ. Cuối cùng, người phu xe biết chữ Hán cũng xuất hiện và đã đưa Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ đến địa chỉ của Ân Thừa Hiến.
Nhưng khi xe đến Chấn Võ Học Hiệu - nơi tá túc của Ân Thừa Hiến thì mới vỡ lẽ, người bạn Trung Quốc này đã chuyển đi nơi khác, và không ai biết "nơi khác" cụ thể ở đâu.
Nghĩ ngợi một lúc, người phu xe liền nói với hai vị khách Việt Nam:
"Xin các ngài cứ chờ tôi một chút, tôi sẽ đi tìm địa chỉ mới của Ân Thừa Hiến rồi quay lại đón hai ngài".
Hai vị khách Việt Nam đứng chờ từ 2 giờ chiều, đến 3 giờ, rồi 4 giờ chiều vẫn không thấy người phu xe quay lại, liền nghĩ: Tokyo rộng thế này, biết tìm Ân Thừa Hiến ở đâu.
Nhưng đến 5 giờ chiều thì người phu xe bất ngờ quay lại và cho biết đã tìm được nơi cần tìm.
Thế là người phu xe đưa hai vị khách Việt đi thêm 1 tiếng nữa đến một lữ quán có treo biển "Thanh quốc Vân nam lưu học sinh Ân Thừa Hiến". Tất cả cho thấy người phu xe Nhật Bản đã tận tuỵ với công việc của mình như thế nào.
Nhưng chưa hết, khi Phan Bội Châu hỏi tiền công thì người phu xe nói một con số khiến cụ Phan giật mình: "2 hào 5 xu".
Thấy số tiền quá rẻ, Phan Bội Châu rút ra một đồng bạc để trả nhưng người phu xe kiên quyết từ chối với lý do:
"Theo quy định thì từ nhà ga Tokyo đến lữ quán này, giá chỉ là 2 hào 5 xu thôi. Thêm nữa, hai ông vì văn minh nước Nhật mà đến đây, chúng tôi hoan nghênh các ông, chứ không hoan nghênh tiền bạc của các ông. Nếu các ông cho tôi tiền xe vượt quá quy định thì không khác gì coi thường, khinh bạc người Nhật Bản chúng tôi".
Đây là một câu chuyện có thật, được viết lại trong tác phẩm "Tự Phán" nổi tiếng của Phan Bội Châu. Khi kể lại câu chuyện này, đặc biệt là tâm trạng của mình khi hỏi giá tiền người phu xe Nhật Bản, Phan Bội Châu cho biết:
"Sợ nó cũng một nết như phu xe nước mình thì e cũng khốn nạn với vấn đề đòi tiền".
Và sau khi bày tỏ sự cảm thán trước một người phu xe Nhật Bản giàu lòng tự trọng thì Phan Bội Châu đã thốt lên:
"Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".
Sưu tầm.
Chuyện "Già"...
Ngày xưa, khi gã còn trẻ, ai nói đúng sai gì, gã cũng tìm cách phản bác.
Bây giờ già rồi, kinh nghiệm đầy mình, nhìn thấy cuộc đời muôn mặt, gã trở nên dễ dãi hơn, ai nói gì cũng… gật, ai nói gì cũng thấy có lý...
Gã nói: “Ấy là dấu hiệu đã về già”.
Rồi gã lại lẩn thẩn suy nghĩ: “Bao nhiêu tuổi mới gọi là già nhỉ?”
Hồi gã mới 14,15 tuổi, thấy các chị hàng xóm 18, đôi mươi, gã cứ nghĩ là những bà cô thuộc loại già khú đế!
Bây giờ, gần 60 tuổi, nhìn các bà 50 tuổi gã lại cho là trẻ, nhìn các mẹ bốn chục, gã cho là con nít ranh!
Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!
Ở xóm trên có bà cụ tuổi 90, chiều qua, than vãn với gã:
“Giờ tôi còn khỏe, mai mốt già rồi chẳng biết nương dựa vào ai!”
90 tuổi mà còn nói: “…mai mốt già rồi…”.
Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!
Mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, đừng tưởng mình sắp trở thành người thông thái, mà phải biết đó là chứng rụng tóc, đó là dấu hiệu của tuổi già…
Nếu mình thấy thiên hạ dường như trẻ lại, thì chính là mình đang già đi.
Những lúc khề khà bên chén rượu với mấy ông bạn đồng liêu, gã nói: Khi về già thì tai điếc đặc, nghe nhạc cứ như “đàn gảy tai trâu”. Nhưng có cái lợi là ai chê bai, trách móc, thậm chí chửi bới, mình cũng chẳng nghe. Họ nói, họ nghe.
Khi về già, mắt kém, đọc sách báo một lúc, chữ cứ nhòe đi, nghĩ cũng bực nhưng lại có thời gian đi tản bộ quanh làng ngắm cảnh thiên nhiên.
Khi về già, đầu óc không còn minh mẫn nữa, nói trước, quên sau. Cũng hay, bởi nhiều thứ đang cần vứt bỏ bớt đi cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, giữ lại cũng chẳng sinh ích lợi gì mà khiến mình cứ phải suy nghĩ vẩn vơ.
Khi về già, chân tay trở nên lóng cóng, ăn uống không được gọn gàng, thức ăn rơi vãi ra ngoài, dính cả lên râu, lên mép. Gã nhớ đến câu chuyện đứa bé đẽo máng gỗ để dành cho cha mẹ lúc về già có cái mà dùng, thật là chí lý.
Khi về già, ăn uống thứ gì cũng phải kiêng khem. Kiêng mặn, kiêng ngọt, kiêng chất béo, kiêng thuốc lá, kiêng rượu,...
Riêng gã, kiêng gì cũng được, nhất định không kiêng rượu. Đi khám bệnh, cố nèo cho được thang thuốc bắc về ngâm rượu. Bữa cơm nào cũng phải có tí rượu. Chán rượu, có nghĩa là sức khỏe có vấn đề.
Gã quan niệm, kiêng cũng chết mà không kiêng cũng chết.
Chết là quy luật của tạo hóa.
Chết là một phần tất yếu của cuộc sống, nếu như không muốn nói đó là một kinh nghiệm kỳ thú mà mỗi chúng ta chỉ được trải nghiệm một lần duy nhất trên đời...
Ai rồi cũng sẽ chết, kẻ chết già người chết trẻ.
Người già chết, chúng ta mừng cho họ vì họ thoát khỏi hệ lụy trần gian, không còn là gánh nặng cho con cháu.
Người trẻ chết, chúng ta cũng mừng cho họ vì họ không còn phải bận tâm công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo yêu thương, giận hờn, ghen ghét, khỏi lo…
Khi về già, sức khỏe là vốn quý. Nhưng nếu không hề đau ốm, thì cũng rất nhàm chán, không cảm nhận hết được cái vốn quý ấy. Theo kinh nghiệm của gã, thỉnh thoảng nên ốm một trận.
Nhẹ thì chỉ cần bảo vợ con cho ăn bánh đúc mắm tôm, đấm lưng, cạo gió, nấu nồi nước xông. Xông xong rồi lau người cho khô, lên giường ngủ một giấc. Sáng mai thức dậy thấy đời tươi phơi phới!!!
Nếu bệnh nặng, phải đi nằm bệnh viện thì chớ vội nản lòng. Ngoài vợ con cháu chắt chạy ra chạy vào chăm sóc, thể nào cũng có một vài ông bạn cố tri tìm đến an ủi, thăm nom. Thế chẳng phải là hạnh phúc lắm ru?!
Nói thế thôi, khỏe mạnh thì vẫn hơn. Sáng sáng, ra đường đi bộ cho giãn gân cốt, hít thở khí trời trong lành, mà suy ngẫm về cuộc đời đã cho mình nhiều may mắn, mà tạ ơn Trời Đất.
Có một hôm, vô tình, không hẹn mà gặp, gã đi bộ cùng với bà hàng xóm. Chẳng biết bà nghĩ gì, nhưng gã thấy bà vui, gã cũng vui. Bà kể chuyện huyên thuyên, đủ mọi thứ trên đời, chẳng đâu vào đâu. Lúc chia tay, gã cảm thấy có một chút lưu luyến, bà ấy cũng vậy. Gã cảm thấy yêu đời hơn.
Gã cảm thấy yêu đời hơn, thế nên, gã đi nhuộm tóc. Tối hôm sau, gã rủ vợ đi ăn cơm tiệm. Chưa kịp yên vị, bà chủ tiệm hỏi: “Hai chị em dùng gì?”. Gã bực lắm. Hồi trẻ, chắc chắn sẽ to chuyện. Bây giờ già rồi, lão tự nhủ: “Một câu nhịn, chín câu lành”.
Già rồi, nhịn riết cũng quen.
Nhiều người già tự đặt cho mình một quy luật để sống, răm rắp tuân theo, sáng trưa chiều tối…
Gã nghĩ, thế cũng tốt nhưng khắt khe với bản thân mình quá thì cũng không nên.
Không nên để tâm bực bội những chuyện vu vơ.
Không nên tranh luận chuyện thiên hạ làm chi để hao mòn sinh lực, tổn hại tình thân hữu. Đánh cờ cũng vậy, đánh cờ là để giải trí, không nhất thiết phải thắng, thắng chưa chắc đã lợi, thua không hẳn là thiệt.
Già rồi, khi bị chê bai, gã cười, không buồn, không oán trách.
Già rồi, nghe thiên hạ khoe khoang, gã cứ giả vờ tin như thật. Gã chẳng mất gì mà làm cho thiên hạ sướng, lên tận mây xanh.
Già rồi, còn làm được gì giúp ích cho đời, cho gia đình, cho bản thân mình thì cố gắng mà làm. Đừng nuôi mộng ước cao xa để rồi đến chết vẫn không thực hiện nổi. Hôm trước gã đi thăm ông nhà văn sắp chết vì ung thư. Nằm thoi thóp trên giường bệnh mà cứ thở vắn than dài do tác phẩm để đời, ấp ủ bấy lâu nay, vẫn chưa viết được chữ nào!
Già rồi, thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, lếu láo vài ba chung rượu, ôn lại buồn vui sự đời, đó là hạnh phúc.
Già rồi, còn gặp nhau được ngày nào biết ngày đó, nên phải trân trọng, yêu quý.
Già rồi, ai nói đúng sai gì, kệ họ. Cuộc đời muôn mặt, nên ai nói gì cũng có cái lý của riêng họ. Gã chỉ biết lắng nghe và cảm nhận.
Tiện đang nói về “già”, gã cầu chúc mọi người “già” thêm một tí, “lẩn thẩn” thêm một tí, “dở hơi” thêm một tí để tuổi già vui thêm một tí, để cuộc đời tươi thêm một tí và để thiên hạ “sướng” thêm một tí, “sướng” lên tận trời cao, ấy chứ lỵ....!
Tôi là một
cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một
lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi ba tôi:“Ba , trong cuộc đời của một
cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”“Chỉ một buồng duy nhất thôi con ạ.”
- ba tôi trả lời. Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của ba . Tôi cứ đinh ninh trong
cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả. “Khi buồng
chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - ba tôi nói thêm. Về sau, tôi có
dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo
rũ, xác xơ và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một
buồng chuối nặng trĩu.
Chỉ một thời
gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.
Trong quá
trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của
mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được
chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.
Hóa ra lâu
nay hằng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà
không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.
Và bạn biết
không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối
mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu…
Hình ảnh
cây chuối mang một quày chuối nặng trĩu không xa lạ đối với chúng ta ; nhưng có
bao nhiêu người nghĩ rằng cây chuối chính là hình ảnh của người mẹ hiền.
Ta chỉ
nhìn những quày chuối to béo, nõn nà mà quên đi những thân chuối xác xơ, héo
tàn.
Có khi ta
dành gần cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp tận đẩu tận đâu mà quên những cái đẹp
tuyệt vời ở gần bên ta.
Phải mất gần cả cuộc đời tôi mới có thể học được những điều này
1. Tôi đã học được rằng, bình yên nhất không phải khi nằm trong vòng tay người yêu dấu mà là ngay trong bữa cơm của gia đình.
Dù muốn dù không thì vẫn có 1 sự thật ta không thể chối từ là cha mẹ rồi cũng sẽ qua đời. Ta có quá nhiều thời gian để chăm chút cho bản thân, nhưng khi ta khôn lớn, ta sẽ dành được bao nhiêu trong quỹ thời gian ấy để dành cho ba mẹ. Họ sinh ra ta khi họ đã đi qua nửa phần đời tức là họ sẽ mất đi khi ta còn nửa phần đời phải sống ở lại. Khi đó ta có vô khối thời gian mà yêu thương, vậy mà bây giờ, ta dành buổi sáng cafe đàn đúm, dành buổi trưa cho giấc ngủ, buổi chiều cho công việc và buổi tối cho người yêu, bạn bè.
Chẳng mấy ai trong số chúng ta muốn chở mẹ đi dạo, muốn rủ bố đi làm tách cafe hay đơn giản chỉ là mời ba mẹ một bữa ăn sáng đầm ấm. Ta chỉ về và ta ăn cơm gia đình như một phận sự, như 1 nhu cầu ” đói phải ăn” và bữa cơm gia đình trở thành “thói quen” chứ không còn hiện hữu giá trị của hai chữ “yêu thương”.
2. Tôi đã học được rằng, 3 từ khó nói nhất không phải là “Anh yêu em” hay “Em yêu anh” mà là “Con yêu bố mẹ”.
Như một thói quen, sáng dậy, quờ qua điện thoại để kịp chúc ai đó một buổi sáng tốt lành, kèm theo là một cái icon tươi rói. Trong ngày có chuyện gì vui lại lập tức rút điện thoại ra nhắn cho ai đó và mỉm cười khi niềm vui được chia sẻ. Tối lại chúc ai đó ngủ ngon và không quên kèm theo lời yêu thương da diết.
Vậy đấy, cái tình yêu nó dễ thổ lộ. Còn mấy ai bước qua một cô lao động mồ hôi nhễ nhại mà nhớ về cha mẹ đang còng lưng kiếm tiền, mấy ai bước qua một không gian quen thuộc mà trong lòng chợt nhớ bóng mẹ hiền. Có chứ, sẽ có những người như vậy, nhưng chẳng có mấy ai ngay lúc ấy gọi điện hay nhắn tin chỉ để nói “con nhớ mẹ, con yêu ba hay con đang nghĩ về gia đình mình”. Trớ trêu thật!
3. Tôi đã học được rằng, hãy đi đi cho thỏa sức, vui đi cho thỏa đời, cười đi cho thỏa người rồi lặng lẽ cảm nhận cuộc sống qua hai chữ “bình yên”.
Sống vui vẻ – Chơi hết mình – Yêu hết lòng – Đi hết sức – Lao động hết khả năng – Và bình tâm nhìn cuộc sống. Hãy bất biến giữa dòng đời vạn biến và cách đối phó tốt nhất với bụi đời là quay về với gia đình – nơi có thể cho ta sự bình yên vững chắc nhất và cũng là nơi mà dẫu thế giới thay đổi thì tình yêu bắt nguồn từ đó cũng mãi không đổi thay.
Nhưng bỗng một ngày tôi nhận ra, bước chân ra khỏi nhà thì có ở đâu ta cũng là khách trọ, anh em bạn hữu có thân tình thì cũng là người lạ chợt đến rồi chợt đi mà ta sẽ mãi mãi chẳng bao giờ tìm kiếm được hai chữ “bình yên” trong những cuộc chơi đầy ấp tiếng cười đó. Cuộc vui nào cũng tan, sum họp nào rồi cũng tàn và chỉ có hai chữ “gia đình” là giá trị vĩnh hằng duy nhất còn tồn lại trong ta.
Sưu Tầm
Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương?
Câu trả lời:
Bởi trọng lượng nó nhẹ!
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hạ.i?
Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, khi mình xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thương sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô/là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất, kì thực bạn rất mong manh!
Trong kinh Đức Phật dạy thế này,
– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
– Và giọt nước thì không thể đứng trên lá sen.
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện thì dễ bị tổn thương và đau khổ chất chứa đến còn nhiều hơn hạnh phúc.
- Thầy Thích Phước Tiến
(Trang Nhà Thơ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét