.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

30 tháng 9 2024

Hài cốt 40.000 năm tiết lộ bằng chứng các loài người khác biến mất

 


Khi loài Homo sapiens chúng ta xuất hiện, thế giới có tận 8-9 loài người khác. Nhưng họ đều tuyệt chủng dần một cách bí ẩn.

Theo SciTech Daily, hài cốt của một người đàn ông Neanderthals được tìm thấy trong một hang động ở Pháp đã tiết lộ bằng chứng về sự biến mất của loài người cổ đại này.

Neanderthals là loài người được cho là có nhiều điểm tương đồng với loài Homo sapiens chúng ta nhất trong chi Homo (chi Người), vốn có khoảng 8-9 loài vào thời điểm 300.000 năm trước, khi loài chúng ta xuất hiện.

Bất chấp có sức khỏe tốt, bộ não lớn và sự phát triển đáng kinh ngạc về kỹ năng chế tác công cụ, vật dụng, săn bắn, tổ chức xã hội..., họ vẫn biến mất một cách bí ẩn.


Thành viên của một cộng đồng biệt lập thuộc loài người cổ Neanderthals đã được tìm thấy trong một hang động ở Pháp - Minh họa AI: ANH THƯ

Giờ đây, thông qua người đàn ông Neanderthals ở Pháp, nhóm nghiên cứu từ Viện Globe thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) ủng hộ một trong những giả thuyết lớn về sự tuyệt chủng này.

PGS Martin Sikora, tác giả chính, giải thích: “Bộ gene người Neanderthals mới tìm thấy có nguồn gốc khác với những người Neanderthals muộn khác đã được nghiên cứu trước đây, ủng hộ quan điểm rằng tổ chức xã hội của họ khác với chúng ta".

Cụ thể hơn, bộ gene của người đàn ông được xác định sống vào khoảng 40.000 năm trước, cho thấy không có mối liên hệ gần gũi nào về mặt di truyền với các cộng đồng Neanderthals đã biết trong khu vực.

Điều này chứng minh người đàn ông này thuộc về một dòng dõi Neanderthals đến từ nơi xa xôi nào đó, không bị pha trộn dòng máu trong nhiều thế hệ, tức cộng đồng của ông sống rất biệt lập.

Theo PGS Sikora, nhiều bộ gene của loài người này trước đây đã để lộ các dấu vết tương tự của tình trạng giao phối cận huyết, điều sẽ gây nên sự thiếu đa dạng về mặt di truyền.

 

Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng họ đã sống theo nhóm nhỏ trong nhiều thế hệ và đó có thể là thói quen của loài.

"Chúng ta biết rằng cận huyết làm giảm sự đa dạng về mặt di truyền trong một quần thể, điều này có thể gây bất lợi cho khả năng sống sót của họ nếu nó xảy ra trong thời gian dài" - PGS Sikora phân tích.

Như vậy dường như người Neanderthals rất khác với tổ tiên chúng ta về quan điểm tìm bạn đời.

Nhiều bằng chứng cổ nhân loại học trước đây cho thấy người Homo sapiens đã có thói quen trao đổi hôn nhân giữa các cộng đồng xa xôi từ rất lâu.

Thậm chí tổ tiên chúng ta giao phối với cả người Neanderthals và dường như đó là mối quan hệ theo kiểu một người Homo sapiens chủ động sang sống với cộng đồng khác loài.

 

Nói cách khác, so với loài người cổ này, loài được mệnh danh là "người tinh khôn" chúng ta ngay từ ban đầu đã có nhiều khả năng kết nối với các nhóm khác hơn.

Đó là một lợi thế cho quần thể về mặt sinh tồn.

Không loại trừ khả năng các loài người khác cũng đã đi theo con đường tương tự cộng đồng của người đàn ông khác loài ở Pháp, vì các nghiên cứu trước đó cho biết các loài khác không phát triển về mặt xã hội tốt như người tinh khôn.

Tuy vậy, các loài người cổ Neanderthals hay Denisovans theo cách nào đó vẫn tồn tại giữa chúng ta, hay nói đúng hơn là giữa DNA của chúng ta được truyền lại thông qua các cuộc "hôn nhân" dị chủng xảy ra hàng chục ngàn năm trước.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Cell Genomics.

THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG


Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.

Về mặt khảo cổ học, người ta từng tìm thấy một đôi đũa bằng ngà voi được chế tác rất tinh xảo tại Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3.000 năm trước. Điều đó cho thấy đũa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.

Khi dùng đũa, nói chung, người ta rất coi trọng về mặt lễ nghi và những điều kỵ huý. Từ nhỏ cha mẹ đã giáo dục con cái rất nhiều điều xung quanh đôi đũa này, ví dụ: không được ngậm đũa bằng miệng, không được dùng đũa chỉ vào mặt người khác, không được cắm đũa giữa bát cơm, v.v.. Đây cũng được coi là phép lịch sử cơ bản nhất.

Những điều kỵ huý khi dùng đũa trong dân gian cũng khá nhiều. Ví như không dùng đũa lệch, không dùng đũa gõ vào mâm vào bát, bởi như vậy thì ứng vào câu “gõ bát gõ đũa, xin ăn một đời”, ngụ ý rằng người này sẽ nghèo đói.

Đũa của người Việt thân tròn để mộc, đầu đũa không quá nhọn. Đũa của Trung Quốc dài và thẳng, đầu đũa tròn.

Người Nhật dùng đũa ngắn, đầu đũa tròn và nhọn. Người Nhật đa phần đều ăn “cơm suất”, nên không cần dùng đũa dài. Đầu đũa thường được vót nhọn cho dễ gỡ xương vì người Nhật thích ăn cá.

Những điều kiêng kỵ khi dùng đũa của người Nhật nhiều vô cùng, bởi vì phép tắc trong văn hoá Nhật Bản cũng quá nhiều. Có chừng 25 điều kiêng kỵ liên quan tới đôi đũa tại Nhật Bản, hễ không để tâm rất có thể sẽ phạm vào điều kỵ huý.

Đũa của người Nhật chủ yếu là đũa mộc, họ có thói quen dùng đũa một lần. Loại đũa này đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á, vì người Nhật rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trên hòn đảo của mình.

Người Nhật có thói quen dùng đũa một lần là bắt nguồn từ thời đại Azuchi-Momoyama, vào cuối thời Chiến quốc ở Nhật Bản. Yamanoue Soji, một bậc thầy trà đạo lúc đó đã chia sẻ tâm thái “nhất kỳ nhất hội” khi thưởng thức trà, từ đó có một số thứ được sử dụng ở Nhật trên tinh thần chỉ dùng một lần.

Triều Tiên, bao gồm cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng dùng đũa. Nhưng họ lại không dùng đũa trúc hay đũa mộc mà dùng đũa kim loại. Trên bán đảo này, trước kia các vị đại vương, đại thần và người giàu có đều dùng đũa vàng, đũa bạc, còn dân tình phổ thông chỉ có thể dùng đũa sắt. Ngày nay những đôi đũa inox trở nên thịnh hành.

Tương truyền rằng người dân Triều Tiên thường dùng các loại gia vị màu đỏ, nên sử dụng đũa trúc hay đũa mộc lâu ngày, đầu đũa sẽ bị nhuộm đỏ và phải vứt bỏ.

Điều khác biệt trong bữa cơm của người Hàn Quốc so với người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, là họ không muốn bưng bát cơm lên, mà chỉ dùng đũa gắp thức ăn lên miệng. Vì ở Hàn Quốc, từ “bưng bát” và “xin ăn” cùng nghĩa với nhau.

Đôi đũa của người Hàn Quốc cũng không tròn như của Việt Nam hay Trung Quốc, cũng không trên to dưới nhỏ như ở Nhật Bản, mà có hình dẹt dài.

Thói quen dùng đũa trên bàn ăn của người Nhật Bản cũng khá thú vị. Người Việt Nam và Trung Quốc xưa nay đều dùng chung một bó đũa, không phân biệt cụ thể đũa nào của ai. Không những vậy, các thành viên trong gia đình còn có thể dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, người có ý thức thì đảo đầu đũa. Thói quen này thoạt nhìn thì có vẻ không được vệ sinh cho lắm, nhưng lại đậm đà tình thân. Người Hàn Quốc trong bữa ăn cũng thường nhiệt tình gắp đồ ăn cho nhau.

Gia đình người Nhật lại hoàn toàn trái ngược, mỗi người đều có một đôi “đũa chuyên dụng” khi dùng bữa. Họ không dùng lẫn lộn với nhau, đều ăn cơm suất nên họ cũng không có thói quen nhường nhịn, gắp đồ ăn cho nhau. Bề ngoài nhìn rất vệ sinh, nhưng cảm giác cũng có phần xa cách nhau hơn một chút.

Người Việt Nam và người Trung Quốc thì thích dùng đũa dài được rửa đi rửa lại nhiều lần. Có người cho rằng điều này thể hiện sự nhẫn nại, sức sống mãnh liệt, niềm hy vọng, vĩnh viễn không tuyệt vọng. Có suy diễn quá hay chăng?

Tại Việt Nam còn có một cách dùng đũa đặc biệt khác, đó là loại đũa làm bằng gỗ hoặc tre rất to và dài, hình dẹt được gọi là “đũa cả” dùng để xới cơm.

Thiên Cầm biên dịch

Nếu biết kết hợp chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoản được sự lão hóa.

 

Với những người có thói quen vận động cơ thể, việc giải phóng năng lượng thường xuyên dễ dàng duy trì được sức khỏe và sự trẻ trung. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với việc chọn thực phẩm có lợi thì tuổi thọ sẽ tăng rất nhiều.

 1- Món ăn cơ thể dễ hấp thụ nhất là cháo. Cháo có thể điều hòa dạ dày, bổ tì, thanh lọc phổi, mát đường ruột. Nhà dinh dưỡng thời nhà Thanh - Tào Tử Sơn đã từng nói: “Người già mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khỏe và hưởng đại thọ”. (bữa ăn có canh mướp đắng (trái khổ qua) và cà chua là một trong 9 món trường thọ). Ảnh: N.Hữu

 2- Theo nghiên cứu của nhà dinh dưỡng học Nhật Bản thìmướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là ăn nhiều mướp đắng, uống trà mướp đắng và uống nước mướp đắng. Ở Việt Nam, mướp đắng còn gọi là khổ qua, có mặt tại hầu hết các địa phương. Cách chế biến cũng đa dạng, từ hầm canh, xào, ăn sống... tất cả đều tốt cho việc tăng cường tuổi thọ.

 3- Bên cạnh khổ qua, sữa bò tươi cũng được coi là một trong những thực phẩm hoàn hảo. Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết khác cho não. Đặc biệt uống sữa là cách bổ sung canxi nhanh và hiệu quả nhất. Nếu công việc căng thẳng khiến mất ngủ, nguyên nhân gây giảm thọ, đặc biệt là với nam giới, chỉ cần thử uống một ly sữa nóng vào buổi tối, sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

 4- Ngô (bắp) hiện được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt, lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào không ngừng chuyển động và trao đổi thông tin. Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô tươi sẽ giúp cho bạn có bộ não khỏe mạnh và tất nhiên duy trì cuộc sống dài lâu.

5- Các nhà khoa học chứng minh rằng những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi lẽ trong cà chua có chứa chất lycopene, một chất chống ôxy hóa rất quan trọng, giúp tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư. Có thể ăn cà chua sống hoặc cà chua nấu chín mỗi ngày. Một khi cơ thể đủ khả năng chống ôxy hóa, sự tươi trẻ sẽ duy trì được dài lâu.

6- Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin (C, B6, chất xơ), đặc biệt hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách củ nguyên chất chứa nhiều kali. Khoai tây giàu kali, hữu ích trong việc đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, một người nên ăn từ 3 – 4 củ khoai tây.

7- Trong canh xí quách chứa thành phần chất béo collagen, vừa có thể giúp trẻ con tăng trưởng và giúp người có tuổi tăng sự dẻo dai cho xương, trì hoãn tủy xương lão hóa. Để cơ thể hấp thụ tốt món ăn này, trong thành phần chế biến canh xí quách cần có thêm một ít giấm, sẽ giúp cho phosphor và canxi của xương tan trong canh.

 8- Song song với việc cung cấp các chất tái tạo tế bào, ngăn ngừa các tác nhân độc hại xâm nhập cơ thể cũng hết sức quan trọng. Bông cải xanh (broccoli ) là một thực phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Ngoài việc bông cải xanh ( broccoli ) thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho tế bào da ngăn ngừa những tổn hại do bức xạ cực tím gây ra. Ở một quốc gia nhiệt đới, gió mùa như Việt Nam, lúc nào cũng có thể bị tiếp xúc với tia cực tím thì dùng bông cải xanh là lựa chọn khôn ngoan.

 9- Tám loại thực phẩm trên, tùy theo khẩu vị, có thể kết hợp, thiết kế thực đơn hợp lý cho từng ngày. Món có thể và nên dùng mỗi ngày là trà xanh. Lá trà xanh vốn nổi tiếng vì khả năng chống lão hóa. Càng ngày, những nhà khoa học lại càng phát hiện thêm nhiều tính năng của trà xanh, nhưng điều khiến người ta quan tâm nhất là việc chống lão hóa và phòng ngừa ung thư của nó. Điều cần lưu ý là khi chế biến trà xanh, không nên hãm trà trong bình kín mà để hở nắp. Hơi trà thoát ra ngoài sẽ khiến nước trà không đục, sậm màu và có thể giữ được lâu.

 Càng cao tuổi càng cần ăn ngon!

Chúng ta sống đến tuổi nầy là may mắn lắm rồi! Nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa! Để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ ? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp, có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình thì tại sao mình lại hà tiện, chắt chiu để dành cho chúng biết bao nhiêu cho đủ ? (Còn ăn được thì cứ ăn cho thỏa thích, một mai răng rụng hết chỉ còn nhìn mà hít hà thôi !)

Tuy không hẳn vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên không thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…

Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu.

Quan điểm theo đó người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người già.

Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ khẩu phần đa dạng với thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng. Bằng chứng là người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!

Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao hình thức kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho người già dựa trên các nguyên tắc như sau:

• Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.

• Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.

• Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.

• Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô !. Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.

• Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.

• Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.

• Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.

• Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.

• Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.

• Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…

• Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.

• Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.

Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai.

Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.

Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.

 

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng



Đồng hồ thiên văn Prague, hay còn gọi là đồng hồ Astronomical Clock, là chiếc đồng hồ cổ nhất vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay. Được chế tạo vào năm 1410, đồng hồ này nằm trên tòa thị chính ở Quảng trường Old Town, Prague, Cộng hòa Séc.

Đồng hồ không chỉ hiển thị thời gian mà còn cho thấy các chu kỳ thiên văn, bao gồm vị trí của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời. Mỗi giờ, đồng hồ sẽ trình diễn một buổi biểu diễn ngoạn mục với các hình ảnh của 12 vị thánh, thu hút hàng ngàn du khách đến xem. Với thiết kế tinh xảo và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đồng hồ thiên văn Prague đã trở thành biểu tượng nổi bật của thành phố và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong hành trình khám phá văn hóa và kiến trúc của Prague.


TÌNH GIÀ.






Bố vợ ở quê ra thăm vợ chồng con rể ở thành thị, 2 vợ chồng chuyên làm nghề buôn bán lâu năm ở ngoài chợ Trời.
Ông bố lần đầu đi lên thành phố, đón xe ôm về nhà con gái theo địa chỉ được dặn kỷ, trả tiền xe xong, vừa vào nhà con gái liền hỏi.
- Thế nó chém bố mấy nhát? (ý nói lấy bao nhiều tiền xe)
Ông bố ngẩn người chả hiểu gì:
- Làm gì có ai chém bố đâu?
Tối đến, sau khi cơm nước trò chuyện xong xuôi, ông bố vào phòng nghỉ. Hai vợ chồng nằm ở phòng bên kia sát vách, một hồi lâu nghĩ thương bố, mai bố lại về quê rồi không có mấy tiền tiêu xài. Chồng mới bảo vợ:
- Chắc giờ bố ngủ rồi, em mở tủ xem đạn dược thế nào, có còn băng nào lia cho bố vài băng.
Ông bố nghe vừa xong sợ quá, nhổm dậy mở cửa bỏ chạy thục mạng…
Nguồn sưu tầm



VÔ DUYÊN.
Trên xe khách cô gái ngồi cạnh một anh chàng rất đẹp trai nhưng không nói năng câu nào. Cô tìm cách nói chuyện với anh ta nhưng bằng cách nào anh cũng không mở miệng, bực quá cô ta thét lên:
- Bộ anh bị câm rồi hả ?.
- Không, tôi nói chuyện vô duyên lắm nên tui không có muốn nói .
- Em thấy anh nói chuyện cũng được mà, anh cứ nói đi!.
- Được cái gì, cái thứ đồ gì vừa già mà vừa xấu nữa.
- Đồ vô duyên!.
Bà kế bên lên tiếng:
- Nó đã không muốn nói rồi, tại mầy ép nó nói.
Anh chàng:
- Cái con quỷ già này nói đúng đó.
Bà kế bên:
- Đúng là đồ vô duyên!.

Nảy giờ ,ông tài xế lái xe nghe hết câu chuyện .Ông bực mình quá nên nói:

- Mấy người này lạ quá hén, tự nhiên ép người ta nói rồi chửi người ta là sao vậy.??.

Anh chàng:

- Bà mẹ nó... Chỉ có ông mới là người có hiểu biết mà thôi.

Mà thôi đi, ông cũng xàm và tào lao quá đi ông cố nội ơi .!!

Lái xe thì lo lái xe đi. Hông thôi, lật xe là chết mẹ hết cả đám luôn bây giờ.
Cái thứ đồ âm binh gì đâu không hà. 




SAU ĐÁM CƯỚI 3 NĂM
Năm đầu
Ăn cơm xong, nàng cười rất yêu:
- Anh có yêu em không
Tôi âu yếm đáp: Yêu lắm
- Vậy chồng rửa chén dùm em
Năm thứ 2
Ăn cơm xong nàng lại hỏi
- Hiện nay chồng vẫn còn yêu em chứ
Biết ý vợ , tôi nói chơi :
- Không ... yêu
- Giỏi, ăn gan hùm hả , Phạt rửa chén!
Sau năm thứ 3 ….
Càng nghĩ càng bực trong người, trước khi cưới, nàng nết na, thùy mị .
Tôi đường đường là trụ cột một gia đình mà sao lép vế, thấy nàng ăn xong, cứ kề cà xỉa răng.
Tôi nóng mắt, sẵng giọng la lớn:
- Xỉa răng nhanh nhanh đi , anh đang chờ rửa chén , dọn bàn ăn đây nè !!! ???

















 

PHÂN ƯU THẦY TRẦN XƯNG THẤU CỰU GIÁO VIÊN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG






 

06 tháng 9 2024

Vị Hoàng giáp "thà làm ma nhà Lê, quyết không làm quan nhà Mạc” là ai?

 Sau khi chiếm ngôi nhà Lê, Mạc Đăng Dung cho người tìm ép Hoàng giáp Nguyễn Thái Bạt vào chầu để bổ dụng chức Đô ngự sử.

Biết không thể từ chối được mãi, ông giả vờ thong manh (mắt kém) để từ chối làm quan.



Phần mộ của Hoàng giáp Nguyễn Thái Bạt tại quê nhà Hải Dương.

Dựng trường dạy học cho dân

Nguyễn Thái Bạt sinh ngày 10 tháng 1 năm Giáp Tý (1504), tại xã Bình Lãng, tổng Ngọc Trục, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương - nay là thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh trưởng trong gia đình nho sĩ lâu đời (thân phụ Nguyễn Văn Hanh, thân mẫu Lê Thị Đạt).

Tương truyền khi bà Đạt sinh con, đã thấy cậu bé khôi ngô tuấn tú, thiên tư khác lạ mới đặt tên là Thái Bạt. Từ nhỏ Nguyễn Thái Bạt đã nổi tiếng là thần đồng, năm 1511 (7 tuổi), theo học Hoàng giáp Nguyễn Văn Vận kiêm đô võ sĩ.

Năm 1516 (13 tuổi), Nguyễn Thái Bạt đã tinh thông kinh sử. Vua mới lên ngôi ban truyền khắp thiên hạ: Người nào thông minh, tài trí, chính trực được dự thi Hương. Nguyễn Thái Bạt tham dự khoa thi Hương, đỗ Hương cống thứ 3 kỳ thi Hương ở trấn Hải Dương năm đó.

Vinh quy bái tổ xong xuôi, ông xin phép cha mẹ đi xem xét dân tình. Khi đến xã Lai Cách về sau đổi thành Phan Xá, huyện Phù Cừ, đạo Sơn Nam Thượng. Sau lại đổi thành phủ Khoái Châu thuộc thành Thăng Long, sau thuộc về Hưng Yên.

Thấy một khu đất có địa thế phong thủy đẹp, người dân nơi đây còn chất phác, hiền hậu nhưng học lực kém cỏi, ít kiến văn. Ngay trong hôm đó, Nguyễn Thái Bạt đã truyền cho dân dựng nhà học, và ông là người trực tiếp dạy văn học cho dân.


Năm 1520, Nguyễn Thái Bạt đỗ Đình nguyên Hoàng giáp.

Vài năm sau người dân đã biết chữ, kiến thức văn học cũng nâng lên, trở thành một vùng đất có lễ nghĩa. Trước sau, Nguyễn Thái Bạt đã dạy học 4 năm tại Phan Xá. Thời gian này Nguyễn Thái Bạt vẫn tự miệt mài sôi kinh nấu sử, đón chờ thi Hội, thi Đình.

Năm 1520 (17 tuổi) đời vua Lê Chiêu Tông, niên hiệu Quang Thiệu thứ 5. Mùa Hạ, tháng 4, khi ấy vua ra chiếu truyền cho các văn thần ở các địa phương lên kinh thành để dự thi Hội, thi Đình. Đầu bài Văn sách vua ra hỏi về: Chính sách trọng dụng nhân tài, Nguyễn Thái Bạt ứng đáp, vua cho đỗ Đình nguyên Hoàng giáp. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Thái Bạt làm quan Hiệu lý ở Viện Hàn lâm.

Cuộc đời của Tiến sĩ Nguyễn Thái Bạt gắn liền với triều đại nhà Lê, đặc biệt là hậu Lê sơ. Sinh ra phải thời loạn lạc, các thế lực phong kiến cuối Lê sơ tranh giành nhau quyền lực, thao túng lộng quyền. Vua còn trẻ lại ham mê rượu chè, tửu sắc, bỏ bê triều chính, không chăm lo cho đời sống nhân dân, các cuộc đấu tranh vì quyền lực nổ ra khắp nơi, khiến dân chúng khổ cực lầm than.

Lúc này quyền thế của Mạc Đăng Dung rất lớn, kiểm soát toàn bộ triều đình, gây dựng phe cánh gồm thông gia Phạm Gia Mô làm Thượng thư bộ Lễ, em rể là Quỳnh khê hầu Vũ Hộ làm Hữu đô đốc trấn thủ Sơn Tây; ngoài ra còn có các Thượng thư Trình Chí Sâm và Nguyễn Thì Ung ngả theo. Mạc Đăng Dung lại tiến vua một mỹ nhân, giả danh là con gái, vào làm cung tần để dò la tin tức, lại sai em là Mạc Quyết giữ đạo binh Túc vệ, con trai Đăng Doanh giữ điện Kim Quang.

Mạc Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng dát vàng, đi thủy thì thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm không kiêng sợ gì. Ông giết thị vệ Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử vốn là những người trung thành với Lê Chiêu Tông. Trước sự lớn mạnh của thế lực Mạc Đăng Dung, vua và các cựu thần nhà Lê không bằng lòng, nhưng bất lực.


Nguyễn Thái Bạt được mô tả là người thông minh, đỗ đạt từ rất sớm.

Giả mù để khỏi làm quan

Ngày 27/7/1522, vua Lê Chiêu Tông rời kinh thành chạy sang Sơn Tây hiệu triệu bốn phương hỏi tội Mạc Đăng Dung.Đăng Dung lập em vua là Xuân lên ngôi. Một nước có hai vua, vuaLê Chiêu Tông ở Thanh Hóa đại diện cho lực lượng cựu thần nhà Lê doTrịnh Tuy cầm đầu và Lê Cung Hoàng ngự tại dinh Bồ Đề, mọi việc do Mạc Đăng Dung sắp xếp và đối phó. Sau khi đàn áp một số lực lượng nổi dậy, thế lực Mạc Đăng Dung vô cùng mạnh mẽ, kiểm soát và làm chủ vùng Kinh Bắc, quan lại và quân dân đến quy phục ngày một đông.

Lúc này Nguyễn Thái Bạt cùng thầy dạy là Nguyễn Văn Vận hộ giá phò vua về Thanh Hóa. Đăng Dung đánh chiếm Thanh Hóa bắt vua Lê, sai đồ đảng là Phạm Kim Bảng bí mật giết Chiêu Tông ở chỗ bị giam lỏng.

Tháng 4/1527,Lê Cung Hoàng sai đình thần cầm cờ tiết đem kim sách, áo mão thêu rồng đen, đai dát ngọc, kiệu tía, quạt vẽ, lọng tía đến Cổ Trai, tấn phong Mạc Đăng Dung làm An Hưng vương, gia thêm cửu tích. Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai trở lại kinh đô ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi.

Trong tình thế không thể cứu vãn, nhiều đại thần nhà Lê đã tử tiết tỏ lòng trung. Đàm Thận Huy gửi thư cho gia đình rằng: "Con người ta sinh ra trong khoảng trời đất, lấy trung, hiếu làm vinh, chăm lo đến tước trời thì tước người sẽ đến. Các con nên theo lời dạy của thánh hiền: Phải biết thế nào là trung, thế nào là hiếu. Sau khi ta chết, hãy thận trọng, chớ có theo Ngụy triều, nhận chức tước của Ngụy triều, được thế thì ý nguyện của ta cũng thỏa vậy".

Đàm Thận Huy cùng với những người ứng nghĩa, nhìn về Lam Sơn xa xăm, vừa lạy vừa khóc, rồi uống thuốc độc tự vẫn. Phu nhân ông là Nghiêm Thị Hiệu (em gái bạn đồng khoa là Hoàng giáp Nghiêm Ích Khiêm, người làng Quan Độ, ngay cạnh làng Me) và hai người con gái út của ông cũng tuẫn tiết ở vùng Yên Thế Thượng, Bắc Giang.

Sử gia Lê Quý Đôn chép: "Lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô". Sau thời khắc chiếm ngôi ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung biết giành được ngai vàng đã khó, thu phục được nhân tâm còn khó hơn nên ra sức trưng dụng, vỗ về, thậm chí mua chuộc, ép buộc rất nhiều quan lại của nhà Lê tiếp tục làm việc.

Lúc này Nguyễn Thái Bạt trở về quê Bình Lãng (Hải Dương), rồi lại đến trang Phan Xá dạy học. Mạc Đăng Dung cho hạ thần dò tìm Nguyễn Thái Bạt, ép vời vào cung để bổ dụng chức Đô ngự sử. Biết không thể từ chối được mãi, ông giả vờ thong manh (mắt kém) để từ chối làm quan.

Mạc Đăng Dung sau khi tiến ngôi nhà Lê, đã ép Nguyễn Thái Bạt về làm quan nhưng bị ông cự tuyệt bằng cách thong manh (giả mù).



Nguyễn Thái Bạt cùng thầy dạy là Nguyễn Văn Vận từng hộ giá phò vua Chiêu Tông về Thanh Hóa. Ảnh minh họa: ITN

Tử tiết giữ lòng trung với nhà Lê

Mạc Đăng Dung cho thảo tờ chiếu giả, cướp ngôi nhà Lê, các quan đến chúc mừng. Thầy dạy của Nguyễn Thái Bạt là võ sĩ Nguyễn Văn Vận vốn giữ chức Đô ngự sử từ ngoài tiến đến trước ngai vàng, cầm cái hốt đánh thẳng vào mặt Mạc Đăng Dung nhưng tránh được. Túc vệ phía sau điện vội xông ra bắt Nguyễn Văn Vận lôi tuột đi.

Lễ bộ Thượng thư Lê Tuấn Mậu tiến vào, khi tới gần Mạc Đăng Dung đã ném hòn đá giấu sẵn trong tay áo, nhưng viên đá sượt qua mặt Đăng Dung và chỉ làm xây xước nhẹ. Túc vệ vội chạy ra lôi Lê Tuấn Mậu đi.

Đến lượt Nguyễn Thái Bạt, túc vệ khám xét kỹ lưỡng thấy không có vật gì khả nghi mới dám cho vào. Với tư tưởng trung thần không thờ hai vua, Nguyễn Thái Bạt giả vờ mắt kém, đi loạng choạng để được đến gần rồi thản nhiên chỉ vào mặt Mạc Đăng Dung mắng lớn: "Mày là đồ bất trung, nghịch tặc", và tuyên bố: "Ta thà làm ma nhà Lê chứ không thèm làm quan ngụy Mạc". Chưa hết, ông còn nhổ nước bọt vào mặt Mạc Đăng Dung, rồi đập đầu vào thềm điện mà tử tiết. Mạc Đăng Dung hốt hoảng vội ra lệnh bãi chầu.

Trong sách"Khâm định Việt sử thông giám cương mục"tuy có sự khác biệt về ngày tháng nhưng cũng chép về cái chết của ông: "Bấy giờ Hàn lâm hiệu lý Nguyễn Thái Bạt bị Đăng Dung cưỡng ép vời đến, ông giả vờ thanh manh/thong manh, được đến gần, nhân đó ông nhổ vào mặt Đăng Dung và mắng chửi ầm ĩ (…) bị Đăng Dung giết chết".

Năm 1572, sau khi Nguyễn Thái Bạt mất 45 năm, vua Lê Anh Tông sắc chuẩn bản thần tích: Thái Bạt linh ứng Đại vương cho thôn Phan Xá, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên thờ phụng, bài vị thờ tại đình làng Phan Xá còn dòng chữ: Lê triều Bảng nhãn, Hàn lâm Thị thư Nguyễn Công húy Thái Bạt lịch phong Trung liệt Đại vương Đương cảnh Phúc thần. Câu đối còn ghi: Phù Lê cừu Mạc thanh danh hiển hách tráng sơn hà/ Thỏa diện can trung nghĩa khí anh hùng lưu vạn cổ.

Có thể thấy bài vị này là do hậu thế suy tôn lên, còn Nguyễn Thái Bạt không đỗ Bảng nhãn mà chỉ đỗ Hoàng giáp- tức là Tiến sĩ xuất thân, bậc Tiến sĩ hạng 2 sau bậcTiến sĩ cập đệ(Tiến sĩ cập đệ còn gọi là tam khôi gồm 3 vị trí cao nhất: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

Vào năm 1666, sau khi Nguyễn Thái Bạt mất 139 năm nhà Lê được trung hưng, nhà Mạc diệt vong tại Cao Bằng, vua Lê Huyền Tông đã sắc phong ban thưởng tuyên dương công trạng, cho 13 người bầy tôi tử tiết. Nguyễn Thái Bạt được vua cho xây dựng Đền Tiết Nghĩa tại thôn Bình Phiên, gia tặng Dực bảo trung hưng Tiết Nghĩa phúc thần, với thụy Cương Trực. Các đời vua sau đều có sắc phong cho Nguyễn Thái Bạt tại ngôi đền này.

Vua Tự Đức thời Nguyễn trong tập"Ngự chế Việt sử tổng vịnh"từng có thơ ca tụng Nguyễn Thái Bạt là người khí tiết, thà chịu chết chứ không chịu nhục. Thơ rằng: "Thử nhật sơn hà bất nhẫn kham/ Dã cam mông cổ độc tâm quan/ Nhất triều thóa diện kham ô nhĩ/ Phi thị Lâu gia khả tự càn" (Ngày ấy non sông chẳng nỡ nhìn/ Cam làm mù lóa tấc lòng yên/ Một mai nhổ mặt làm ô kẻ…/ Đâu phải Lâu gia tự giữ gìn).

Hài cốt của Hoàng giáp Nguyễn Thái Bạt cùng phu nhân Chu Thị… yên nghỉ tại thôn Tứ Kỳ Thượng. Sau mấy trăm năm thờ cúng, phần lăng mộ được hậu duệ tiến hành xây dựng lại vào năm 2009. Lễ cúng tế được tổ chức vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Khí tiết và cái chết của Hoàng giáp Nguyễn Thái Bạt không chỉ là gương sáng thời phong kiến, mà còn được đánh giá là tấm gương soi muôn đời cho hậu thế về lòng son sắt vì nước vì dân, tấm lòng kiên trung không sợ cường quyền, không sợ cái chết. Sự kiên trung và nghĩa khí của Nguyễn Thái Bạt đã làm thành một giai thoại bất khuất, đáng được tôn vinh, nhắc lại cho thế hệ mai sau noi gương học tập.

Sách "Lê triều khiếu vinh thi tập" chép rằng: "Nguyễn Thái Bạt người xã Bình Lãng, huyện Cẩm Giàng đỗ Tiến sĩ triều vua Lê Quang Thiệu (1520), làm quan ở Hàn lâm viện. Khi họ Mạc đoạt ngôi vua Lê Chiêu Tông, Thái Bạt mượn cớ có tật mắt mù, không chịu khuất phục theo Mạc, nhưng Mạc Đăng Dung vẫn ép ông vào triều kiến; ông xin được ngồi đối diện tiếp kiến. Nhân đó thóa mạ mắng nhiếc vào mặt Đăng Dung, liền bị hãm hại".


Trần Siêu (Theo GD&TĐ)

Bí ẩn một cây cầu xây 'kỳ lạ' nhất thế giới, 400 năm vẫn chưa có lời giải

Trước đây muốn qua sông cách chúng ta chọn là đi thuyền, sau này phát minh ra những cây cầu nối trực tiếp hai bên sông cũng giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện hơn, bây giờ có rất nhiều cây cầu trên thế giới, một số cây cầu có hình dáng rất kỳ dị.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm qua những cây cầu "kỳ quặc" nhất trên thế giới, xây dựng suốt 400 năm vẫn chưa có lời giải, mọi người ai đã nhìn thấy nó cũng sẽ bày tỏ sự ngưỡng mộ.




Ảnh minh họa.

Người ta đặt tên cho cây cầu được mệnh danh là "kỳ quặc" nhất thế giới này là cầu Shaharal, biểu tượng sự kiên cường của người Yemen, cây cầu này được xây dựng giữa vách đá của hai ngọn núi, mặc dù hiện tại, việc xây dựng kiểu cầu này không phải là một vấn đề, đối với công nghệ xây dựng cầu tiên tiến hiện nay, đây là một vấn đề nhỏ, nhưng cây cầu này đã tồn tại hơn 400 năm trước, và vẫn nằm giữa các vách đá, vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi, chính xác thì nó được xây dựng như thế nào? Chính vì vậy, sự kỳ lạ của nó đã thu hút rất nhiều học giả đến nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa ai khám phá ra được bí ẩn của nó.



Shaharal là một trong những cây cầu đá kỳ diệu, biểu tượng về sự kiên cường của nhân loại

Hai đỉnh núi ban đầu không có thông tin liên lạc được nối với nhau bằng một cây cầu nhỏ như vậy, điều này giúp cho việc giao tiếp giữa cư dân trên hai ngọn núi trở nên thường xuyên hơn. Nếu không phải do con người tạo ra thì nó giống như một món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương, trông thật hài hòa, không có cảm giác vi phạm gì cả, nhiều du khách đi chơi thấy cây cầu này cũng phải trầm trồ khen ngợi trí tuệ của con người hay công trình kỳ diệu của thiên nhiên.


Nhìn từ xa, cây cầu này càng đẹp hơn, nó như một chiếc đòn bẩy, nối chặt hai đỉnh núi, khí thế độc nhất vô nhị là điều khiến nhiều du khách mê mẩn

Lê Dương/Công Lý & Xã Hội

Đảo nào của Việt Nam có 2 ngọn núi lửa đã tắt?

Trên thế giới, có không ít các hòn đảo vốn được hình thành từ những ngọn núi lửa đã tắt, Việt Nam cũng có một hòn đảo như vậy.
Hòn đảo này ở Việt Nam thậm chí còn có đến 2 ngọn núi lửa đã tắt - đó chính là đảo Lý Sơn. Ngoài thưởng ngoạn cảnh biển nguyên sơ, du khách đến Lý Sơn không thể bỏ qua 2 địa danh nổi tiếng là núi Thới Lới và núi Giếng Tiền. Đây là ngọn núi lửa có tuổi đời hàng chục triệu năm đã ngừng hoạt động. Miệng núi lửa tạo thành lòng chảo đẹp mắt, là điểm check-in yêu thích của du khách. Từ miệng núi lửa Thới Lới, bạn có thể quan sát toàn cảnh huyện đảo Lý Sơn.
                                                                         Đảo Lý Sơn.

Cùng tìm hiểu về hòn đảo đặc biệt ở vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ này nhé!



Dấu vết miệng núi lửa còn nguyên vẹn ở đảo Lý Sơn

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra). Toàn huyện có 2 đảo: Đảo Lớn (còn gọi là Cù Lao Ré) và Đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi), gồm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (Đảo Bé). Diện tích tự nhiên gần 10km2. Diện tích của huyện Lý Sơn là 10,39 km², dân số năm 2019 là 22.174 người, mật độ dân số đạt 2.134 người/km², có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông (chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác.

Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.


Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch “biển đảo Lý Sơn” vào tháng 4/2007. Ngày nay, Lý Sơn được ví như ốc đảo thần tiên làm say đắm lòng người, nơi có những ngày nắng đẹp vàng óng được ngâm mình trong làn nước xanh biếc, ngắm nhìn bầu trời cao vời vợi, nghe tiếng gió biển rì rào qua những tán cây.




Trên đảo có 4 di tích quốc gia: Đình làng An Vĩnh, Đình làng An Hải, Âm linh tự và Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa, và 24 chùa, am.

 Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn. Huyện đảo được mệnh danh là “Vương quốc tỏi” vì sản phẩm tỏi có hương vị đặc biệt. Các hàm lượng chất có trong tỏi luôn cao hơn tỏi được trồng ở những nơi khác.






CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.