Giới khoa học lo ngại rằng, nếu như loài Sam tuyệt chủng, trong khi chúng ta vẫn chưa thể phát minh ra một biện pháp phát hiện vi khuẩn hữu hiệu thì mạng sống của hàng tỷ người trên thế giới sẽ bị đe dọa.
Với chiếc vỏ khổng lồ bao trùm cả thân, chiếc đuôi đầy gai nhọn và 5 cặp chân được nối trực tiếp tới miệng, cua móng ngựa huyết xanh hay còn gọi là con sam là một trong những loài có ngoại hình kỳ lạ nhất thế giới động vật.
Ở nước ta, con sam biển có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hóa, Bình Thuận,... Hai loài sam phổ biến nhất ở bờ biển Việt Nam là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.
Theo "Sách đỏ IUCN", loài sam đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 450 triệu năm trước. Đây là một trong những sinh vật cổ xưa nhất từng xuất hiện trên Trái Đất vẫn còn tồn tại, được các nhà khoa học gọi là "hóa thạch sống". Bởi dù đã xuất hiện từ thời tiền sử, hình hài của chúng, đến nay, không có sự thay đổi so với hàng trăm triệu năm trước.
Dẫu vậy, giá trị lớn nhất của loài Sam không nằm ở ý nghĩa về mặt lịch sử, mà lại chính là ứng dụng to lớn của nó trong nền khoa học hiện đại, cụ thể là y học. Và đây cũng chính là lý do khiến máu của con Sam trở thành một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất hành tinh.
Máu loài sam có gì đặc biệt?
Theo CNN, sam là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay, có giá lên tới gần 20.000 USD/lít (khoảng hơn 500 triệu đồng). Do đó, nuôi sam lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.
Máu của loài sam đặc biệt ngay ở hình thức. Khác với màu đỏ thường thấy ở động vật trên cạn, máu sam biển có màu xanh do cấu tạo thay thế hemoglobin bằng hemocyanin để vận chuyển oxygen trong cơ thể. Chính sự thay đổi này đã giúp sam tồn tại và phát triển trong những môi trường "đậm đặc" vi khuẩn chết người.
Ngoài ra, máu của loài Sam có chứa một nhân tố đông máu đặc biệt có tên là Limulus amebocyte lysate (LAL) có khả năng phản ứng với vi khuẩn Gram âm - có thể làm hỏng thuốc, kim tiêm và các thiết bị.
Trước khi khám phá ra LAL, giới khoa học đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định xem liệu vắc xin hay các dụng cụ y tế có bị nhiễm khuẩn hay không? Cách được áp dụng phổ biến vào thời kỳ đó chính là tiêm thử vắc xin vào những con thỏ thí nghiệm và chờ xem phản ứng (đương nhiên cách làm này tốn khá nhiều thời gian cũng như phi nhân đạo).
Mãi đến năm 1970, thứ chất lỏng màu xanh này sau đó đã trở thành "cứu tinh" cho các xét nghiệm tiêu chuẩn nhiễm độc công nghiệp khi chỉ 45 phút để tiếp xúc với máu sam cũng đủ để khám phá ra các nội độc tố từ vi khuẩn Gram âm.
Cụ thể, chỉ cần nhỏ 1 vài giọt LAL vào thiết bị y tế hay vắc xin, hợp chất này sẽ ngay lập tức phủ lên bất kỳ vi khuẩn Gram âm nào mà nó phát hiện bằng một cái kén dạng dẻo, đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta biết sự hiện diện của vi khuẩn trong các vật tư y tế, thứ có thể cướp đi mạng sống của người bệnh.
Chính vì ứng dụng to lớn và hiện chưa thể thay thế bằng các biện pháp nhân tạo, nên hàng năm ngành công nghiệp dược phẩm vẫn đang đánh bắt khoảng 600.000 con Sam, để phục vụ cho việc chiết xuất loại thuốc phát hiện nhiễm khuẩn này.
Loài sam có bị đe dọa?
Người ta chỉ khai thác mỗi con sam khoảng 30% máu trong cơ thể. Sau khi lấy máu, sam được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi. Tuy nhiên, khoảng 30% cá thể Sam thường không thể qua khỏi trong quá trình lấy máu. Điều này đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể sam trên thế giới, biến sinh vật này trở thành loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng.
Theo số liệu của các tổ chức bảo tồn, số lượng Sam ở nước Mỹ đã ở mức đáng báo động và nếu không có biện pháp can thiệp thì trong 40 năm nữa, dân số của loài Sam ở đây sẽ giảm xuống 30%. Thực trạng loài Sam ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu của con người ngày một tăng, đã khiến giá của máu Sam vốn đã ở trên trời lại vẫn liên tục nhảy vọt.
Tuy nhiên, điều thực sự đáng sợ không phải nằm ở chi phí cao, mà là khi đã không còn Sam để đánh bắt, trong khi chúng ta vẫn chưa thể phát minh ra một biện pháp phát hiện vi khuẩn hữu hiệu như LAL, thì mạng sống của hàng tỷ người trên thế giới sẽ bị đe dọa vì nhiễm trùng!
Phát hiện "sát thủ không tay" - loài quái thú mới ở Nam Mỹ
Các mảnh hóa thạch lạ được khai quật tại khu vực Patagonia ở Argentina vừa giúp giới cổ sinh vật học xác định không chỉ một loài mà cả một chi khủng long mới. Đó là loài Koleken inakayali, thuộc chi Furileusauria.
Loài này sống vào thời điểm 69 triệu năm trước, tức gần cuối kỷ Phấn Trắng, chỉ 3 triệu năm trước khi thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub xóa sổ toàn bộ khủng long, dực long, thương long, ngư long...
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bernardino Rivadavia Argentina và Hội đồng Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật Quốc gia Argentina, loài mới này thuộc về một nhóm khủng long lớn hơn, gọi là Abelisauridae.
Abelisauridae là họ hàng xa của khủng long bạo chúa T-rex, vốn đã được phân nhánh từ giữa kỷ Jura
Vì vậy, dáng dấp quái thú mới có nhiều nét tương đồng với T-rex và mang đặc trưng của khủng long chân thú nói chung, bao gồm cặp chân sau chắc khỏe và "đôi tay" bị teo nhỏ.
Koleken inakayali có lẽ là một trong những con có "tay" bị teo nặng nề nhất trong dòng họ này, với hình ảnh mô tả cho thấy chúng chỉ còn như hai rẻo thịt thừa.
Tuy vậy, phần hóa thạch được tìm thấy của Koleken inakayali, gồm một số xương sọ, các chi sau gần như hoàn chỉnh và các bộ phận xương khác, đủ cho thấy nó là một quái thú ăn thịt nguy hiểm, theo bài công bố trên tạp chí khoa họcCladistics.
Hóa thạch được tìm thấy trong Hệ tầng La Colonia tại khu vực Cerro Bayo Norte, phía Đông Sierra de La Colonia, thuộc tỉnh Chubut, Patagonia - Argentina.
Toàn bộ khu vực Patagonia này vốn tập trung rất nhiều loài quái thú cổ xưa, bao gồm những khủng long ăn cỏ, các loài bò sát, động vật có vú, lưỡng cư khác.
Trước đó, một loài họ hàng gần khác của Koleken inakayali là Carnotaurus sastrei cũng đã được tìm thấy tại La Colonia.
Phát hiện này giúp củng cố thêm các bằng chứng cho thấy Abelisauridae là nhóm khủng long chân thú phong phú nhất trong giai đoạn cuối kỷ Phấn Trắng, xuất hiện ở tất cả các vùng thuộc siêu lục địa phía Nam Gondwana, ngoại trừ Nam Cực và châu Đại Dương.
Theo Người Lao Động
Bộ lạc kỳ lạ không có thói quen mặc quần áo
Ảnh minh họa
Ngoài ra, người phụ nữ trong bộ tộc thường có thói quen bôi một loại hạt của cây lên người để da có màu đỏ. Vẽ họa tiết hay bôi màu trên cơ thể là một trongnhững nétvăn hóacủa người Yawalapiti. Những màu sắc này cũng thường thấy trong các dịp lễ hội.
Nhà của người Yawalapiti là những túp lều lớn lợp bằng lá. với một cửa lớn ra vào. Đàn ông trong bộ lạc được truyền nghề săn bắt điêu luyện ngay từ nhỏ. Đây cũnglà phương thức giúp họ duy trì cuộc sống. Người dân sử dụng một loại giáo dài tẩm nhựa độc để bắt mồi. Thực phẩm chủ yếu của người Yawalapiti là cá, chim, khỉ, lợn rừng.
Các thanh niên thi đấu vật trong ngày lễ Quarup.
Một trong những ngày lễ trọng đại với người Yawalapiti chính là nghi lễ Quarup - tôn vinh cái chết của người quan trọng với họ. Ngày lễ thường tổ chức vào tháng 8hàng năm và kéo dài vài ngày. Dù là dịp lễ dành cho người đã khuất nhưng đây cũng là dịp những người đang sống nhảy múa ăn mừng. Thanh niên trong bộ lạc sẽtham gia những trận đấu vật. Bên cạnh đó, đây là dịp để các cô gái tuyển chọn chồng.
Hiện tại ở khu vực rừng rậm Amazon có khoảng gần 80 bộ lạc cách ly hoàn toàn với thế giới văn minh bên ngoài. Cuộc sống của họ đang bị đe dọa bởi bệch dịch và không gian sống dần bị thu hẹp.
Theo Dân Trí
Con người đã đi đâu sau khi chết? Các nhà khoa học Mỹ đưa ra câu trả lời, liệu một không gian khác có thực sự tồn tại?
Sinh tử là cả một quá trình mà ai cũng phải trải qua, sau khi sinh ra, bước vào xã hội này, luôn cố gắng để đạt được mọi thứ mình muốn, nhưng sau khi chết thì sao? Có người cho rằng sau khi chết là hết, có người lại cho rằng sau khi chết thì con người sẽ đến một thế giới khác.
Dù cho sau khi chết con người có đi đâu thì có một sự thật rằng ai cũng sợ chết, giới khoa học công nghệ đã, đang và sẽ nghiên cứu chuyên sâu về bí ẩn của cái chết của con người. Mới đây tạp chí nổi tiếng của Mỹ đã công bố một luận văn tốt nghiệp với chủ đề: Con người sẽ bước sang một không gian khác sau khi chết.
Nói đến một không gian khác, nhiều người nghĩ ngay đến địa ngục hay thiên đường trong truyền thuyết, ít nhất là điều này đúng trong thần thoại và truyền thuyết. Đây là sự tồn tại của một không gian khác sau khi chết.
Nhiều người trong chúng ta tự hỏi điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết? Một số người tin rằng chúng ta không còn tồn tại, trong khi những người khác tin vào một thiên đường và địa ngục. Chúng ta đã sống trước khi chúng ta đến trái đất, và chúng ta sẽ tiếp tục sống sau khi chúng ta chết. Nhiều người tin rằng cái chết chưa phải là sự kết thúc
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, người ta tin rằng trong thể xác có linh hồn trường cửu. Các nhà nghiên cứu khác thì cho rằng con người chính là sản phẩm của Thượng đế, sau khi chết chỉ có 2 cảnh giới để đến đó là thiên đàng và hỏa ngục.
Theo nghiên cứu khoa học, nhà khoa học Mỹ - Catherine Fritz nhấn mạnh rằng trong cuộc sống tương lai, mọi người đều có khả năng phục hồi và sống lại dựa trên công nghệ lượng tử Life. Tất nhiên, đây chỉ là giả định, còn về công nghệ kỹ thuật cao ở giai đoạn này như thế nào thì vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn!
Theo Catherine Fritz, ông cảm thấy rằng sau khi chết, linh hồn của con người sẽ lang thang trong không gian bên ngoài với hình dạng tự nhận dạng, sẽ không biến mất.
Một không gian khác trong nhà mà Catherine Fritz đề cập tới sau khi chết nằm ở giữa các trường điện từ, tức là trường lượng tử. Dựa trên nhiều năm nghiên cứu khoa học, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra rằng với mỗi lần qua đời, trường điện từ xung quanh sẽ tăng lên và với mỗi sinh mệnh ra đời, trường điện từ sẽ lại thay đổi.
Không gian trong nhà ở thế giới lượng tử không thể khám phá hết với trình độ công nghệ hiện nay, nhưng Catherine Fritz tin chắc rằng một ngày nào đó, không gian trong nhà dành cho "thế giới bên kia" có thể được mọi người khám phá.
Thương Hiệu & Pháp Luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét