.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

17 tháng 7 2024

Biệt thự xa hoa của đại gia buôn gạo giàu có nhất Sa Đéc một thời

 

(Dân trí) - Ngôi biệt thự đã 130 năm tuổi, được xây bởi thương nhân giàu bậc nhất TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong thời Pháp thuộc. Công trình độc đáo có ngoại thất kiểu Pháp, nội thất kiểu Hoa.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc, Đồng Tháp) là biệt thự cổ nổi tiếng bậc nhất miền Tây. Ngôi nhà từng được lên hình trên bộ phim nước ngoài nổi tiếng có tựa đề Người tình, nhân vật chủ nhà do tài tử Trương Gia Huy thủ vai.

Mặt tiền ngôi biệt thự có kiến trúc Pháp, nhưng mái ngói lại nổi bật kiến trúc Hoa (Ảnh: Nguyễn Cường).

Ngôi nhà được xây dựng năm 1895, trên khu đất hơn 2.000m2 ở trung tâm TP Sa Đéc, có nền rộng 260m2 với kiến trúc gỗ truyền thống của người Hoa. Năm 1917, ngôi nhà được trùng tu, xây dựng thêm tường bao, hành lang theo kiến trúc Pháp.

Kiến trúc bên trong được thiết kế khá cầu kỳ: Hành lang có mái vòm, phòng khách với đèn chùm, quạt trần...

Chính giữa nhà là gian thờ với các bức hoành phi, cột kèo được chạm nổi hoa văn cây cỏ, chim muông sinh động. Nhiều chi tiết được sơn son, thiếp vàng.

Phía sau phòng thờ là không gian chung rộng rãi, chính giữa đặt một sập gỗ khảm xà cừ. Hai phía của không gian chung là 2 phòng ngủ sang trọng có vách gỗ ghép kính màu với nhiều họa tiết.

Nội thất phòng thờ và trung tâm ngôi nhà được làm theo kiến trúc truyền thống của người Hoa (Ảnh: Nguyễn Cường).

Ngoài ra ngôi nhà còn có phòng chứa đồ, phòng trang điểm đều được sắp đặt nội thất giá trị.

Trò chuyện với phóng viên Dân trí, ông Trần Minh Sưởng, cán bộ quản lý ngôi biệt thự cho biết, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê do thương nhân người Hoa giàu nhất Sa Đéc thế kỷ 19 tên Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng. Sinh thời, ông Thuận là chủ một hiệu buôn lúa gạo, bất động sản biệt thự, cửa tiệm và nhà phố.

Phòng ngủ sang trọng với vách gỗ nhiều họa tiết như kiến trúc cung đình (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Thời kỳ hưng thịnh nhất, ông Thuận là chủ của quá nửa bất động sản trên các dãy phố trung tâm Sa Đéc. Có con đường dài đến 7km thì đất 2 bên đều thuộc sở hữu của gia đình doanh nhân người Hoa này.

Ông Thuận vừa mua đất xây nhà để bán, vừa làm cửa hàng cho thuê nên ngày càng giàu có. Với khối tài sản lớn, ông đã xây ngôi biệt thự tương xứng với gia sản của mình", ông Sưởng cho biết.

Ông Thuận mất, ngôi nhà được giao lại cho con trai là ông Huỳnh Thủy Lê, công tử nổi tiếng thời bấy giờ. Kể từ đó, ngôi nhà có tên biệt thự Huỳnh Thủy Lê.

Khi miền Nam giải phóng, gia quyến của ông Lê đều sang Mỹ định cư, ngôi nhà được chính quyền quản lý đến nay. Những năm gần đây, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê trở thành điểm tham quan du lịch hút khách bậc nhất Sa Đéc. Mỗi ngày có 50-200 người tìm đến tham quan ngôi nhà, trong đó trên 80% là khách nước ngoài.

Đoàn khách Tây tham quan ngôi biệt thự (Ảnh: Nguyễn Cường).

Hai phòng ngủ của chủ nhân ngôi nhà được sửa sang thành 2 phòng khách sạn. Khách tham quan có thể ngủ lại để trải nghiệm cuộc sống người giàu có của thế kỷ trước.

Ngày nay, ngôi nhà được bảo tồn gần như nguyên vẹn, tuy nhiên có nhiều chi tiết đã xuống cấp. Công trình đã được công nhận Di tích Quốc gia năm 2009, đại diện đơn vị quản lý cho biết kế hoạch trùng tu đang được cấp có thẩm quyền xem xét.

Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn nổi tiếng bởi chuyện tình giữa ông Lê và bà Margueritte Duras, nữ nhà văn người Pháp.


Ảnh lưu niệm nhà văn Margueritte Duras trong ngôi nhà cổ (Ảnh: Nguyễn Cường).

Chuyện tình đẹp vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ trước. Nhưng tình yêu không thành, ông Lê phải lấy vợ theo sự sắp đặt của cha mẹ, nữ nhà văn cũng phải về Pháp lấy chồng.

Sau khi về Pháp, hồi tưởng lại ký ức đẹp ở Đông Dương, bà Margueritte Duras đã viết nên tác phẩm Người tình. Tác phẩm xuất bản năm 1984, nổi tiếng toàn cầu, được dịch ra 43 ngôn ngữ.

Người tình sau này được dựng thành phim cùng tên. Bộ phim chất lượng được đầu tư quay trong 4 năm, ghi lại nhiều cảnh đẹp ở Việt Nam nơi ông Lê và bà Margueritte Duras lưu dấu những kỷ niệm.

Theo người quản lý công trình, chính bộ phim và tác phẩm văn học đã đưa hàng vạn khách nước ngoài đến ngôi nhà để trải nghiệm không gian lãng mạn, tưởng tượng những giây phút đẹp mà cặp tình nhân từng trải qua.

Báo Dân Trí

                                                 Bìa tiểu thuyết dã sử Trần Nhật Duật. Ảnh: NXB Văn học

Vanvn- Chiêu văn vương Trần Nhật Duật (1255 – 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông, em của vua Trần Thánh Tông.

Sinh thời, ông vừa là một vị tướng giỏi trên chiến trường vừa biết nhiều thứ tiếng.

Theo nhiều sử liệu, ngay từ khi còn nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, “sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người”. Lớn lên, ông không chỉ giỏi kinh sử, chính trị, quân sự, mà còn rất thông thạo ngôn ngữ, phong tục tập quán của các các quốc gia lân bang và tộc người thiểu số trong nước. Nhờ có biệt tài hơn người, khi mới 20 tuổi, ông đã được triều đình giao đặc trách công việc liên quan đến các dân tộc.

“Đại Việt sử ký toàn thư” chép rằng, vào thời vua Trần Nhân Tông, một lần, sứ thần nước Sách Mã Tích (Tumasik – tên cổ của Singapore) sang cống, triều đình không tìm được người phiên dịch. Trần Nhật Duật biết chuyện liền đến gặp sứ thần và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ trong sự thán phục của những người có mặt. Sau chuyện này, nhiều người hỏi ông về việc biết tiếng nước Sách Mã Tích.

Ông trả lời: “Thời vua Thái Tông, sứ nước ấy sang, nhân có giao du nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ”.

Một lần khác, theo thông lệ, khi sứ phương Bắc sang, triều đình phải sai phiên dịch viên làm trung gian, tể tướng không được trực tiếp đối thoại, đề phòng xảy ra sai sót thì đổ lỗi cho người phiên dịch. Nhưng tể tướng Trần Nhật Duật lại là ngoại lệ.

Tiếp sứ nhà Nguyên, ông thường nói chuyện trực tiếp với họ, ngồi uống rượu vui vẻ như bạn. Chính tiếng Hán lưu loát và sự am hiểu văn hóa Hán của ông khiến sứ nhà Nguyên tưởng Trần Nhật Duật là người Hán di cư sang Đại Việt. Sứ thần đặt câu hỏi: “Ông là người vùng Chân Định (một huyện ở Hà Bắc, Trung Quốc) đến làm quan ở đây chứ gì?”. Trần Nhật Duật ra sức giải thích, nhưng sứ Nguyên vẫn không tin vì người nước Việt không thể giỏi tiếng Hán như vậy.

Vốn thích giao thiệp với người nước ngoài, ông thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (phía Tây Hà Nội ngày nay – nơi có người Chiêm Thành sinh sống do hồi vua Lý Thánh Tông đi đánh trận, bắt được về cho ở đấy) có khi đến 3 – 4 ngày mới về; lại có khi ông đến chùa Tường Phù nói chuyện với người Tống.

Khi người nước ngoài đến kinh sư, thường đến nhà ông đàm đạo. Nếu khách Tống, ông sẽ kéo ghế ngồi gần nói chuyện; nếu người Chiêm hay người Man khác, ông đều theo phong tục của họ để tiếp khách. Tài ngoại ngữ của Trần Nhật Duật khiến vua Trần Nhân Tông rất thán phuc. Có lần vua còn nói đùa: “Chú Chiêu Văn (Trần Nhật Duật là chú ruột của vua Trần Nhân Tông) có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc nên mới giỏi tiếng các nước đó”.

Tượng Trần Nhật Duật ở ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ.

Thu phục phản loạn

Chẳng những thành thạo tiếng Tống, Chiêm Thành… ông còn am hiểu nhiều mặt về tính cách, con người, phong tục, tập quán của những xứ đó. Từ đây, Trần Nhật Duật lập nhiều công lớn, để lại nhiều dấu ấn, lưu danh muôn đời.

Năm 1280, dưới thời vua Trần Nhân Tông, khi Đại Việt đang phải đối phó với cuộc xâm lược lần thứ 2 của quân Mông – Nguyên, thì Trịnh Giác Mật – một tù trưởng người Man ở đạo Đà Giang (Tây Bắc ngày nay) nổi lên chống triều đình. Vua sai Trần Nhật Duật mang quân đi dẹp.

Trịnh Giác Mật hay tin, bèn họp thủ hạ bàn kế giao chiến. Có ý định ám hại Trần Nhật Duật nên Trịnh Giác Mật sai người đưa thư dụ ông: “Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình cưỡi ngựa đến, Giác Mật xin hàng ngay”.

Nhận thư, các tướng ra sức can ngăn ông bởi nghi Giác Mật tráo trở, Trần Nhật Duật nói: “Ta biết tiếng của người Man, hiểu phong tục tập quán của họ, ta sẽ nói họ đều chịu ơn triều đình, đều là con dân trong một nước, trước sự xâm lăng của giặc Nguyên phải cùng nhau hợp sức đánh đuổi. Nhất định họ sẽ nghe ta, còn nếu như họ tráo trở thì triều đình còn có nhiều vương khác”.

Nói rồi, ông lên ngựa đến trại của Trịnh Giác Mật, chỉ mang theo mấy tên tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Tới trại địch, ông thản nhiên đi giữa 2 hàng lính mặc quần áo kỳ dị, lăm lăm gươm giáo.

Khi gặp mật, Trần Nhật Duật nói chuyện với Giác Mật bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc vùng Đà Giang. Khi Giác Mật sai bưng mâm rượu lên, mời ông uống, Trần Nhật Duật không ngần ngại cầm thịt ăn, vừa nhai, ông vừa ngửa mặt, cầm bầu rượu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo. Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên:

“Chiêu Văn Vương là anh em với ta rồi”. Trần Nhật Duật nói: “Chúng ta xưa nay vẫn là anh em”.

Trịnh Giác Mật nhanh chóng quy thuận, mang gia thuộc đến doanh trại Trần Nhật Duật xin hàng phục triều đình. Miền Đà Giang được ông thu phục bằng sự tinh thông ngôn ngữ và thấu hiểu văn hóa dân tộc, không phải đổ máu. Yên ổn được biên giới, nhà Trần toàn tâm toàn ý, dốc sức để chống lại quân Nguyên xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287 – 1288), Trần Nhật Duật được giao nhiệm vụ chặn đánh quân địch từ Vân Nam tiến sang, trấn thủ lộ Tuyên Quang, giữ trại Thu Vật (Yên Bình, Yên Bái). Ông cũng chính là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử vào năm 1285. Đánh giá về ông, sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, chép “công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả”.

NGUYỄN THANH ĐIỆP /SOHA


Tương lai đã đến t lâu. Đây là mu xe đin năm 1910, Detroit Model D có th di chuyn 34 km vi tc độ ti đa 32 km/h tc độ bình thường trong khong thi gian đó. Nó có pin chì và axit có th sc li. Công ty Anderson đã chế to 13.000 ô tô đin t năm 1907 đến năm 1939.


Detroit Electric ch yếu được bán cho nhng người lái xe và bác sĩ, nhng người mun khi động nhanh chóng và đáng tin cy mà không cn khi động th công rườm rà như nhng chiếc ô tô động cơ đốt trong đầu tiên.


Mt du hiu tinh tế trong thiết kế ca chiếc xe này là vic s dng kính cong trong xe sn xut, mt tính năng sn xut phc tp và đắt tin. Nó có thđim báo v mt tương lai khác, nhưng nó là chiếc ô tô đã b thay thế bi ô tô chy xăng trong nhng năm đó.

SƯU TẦM.



Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.