.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

11 tháng 7 2024

Vị Vua Có Nhiều Hoàng Hậu Nhất Sử Việt: Vừa Sinh Ra Lòng Bàn Tay Đã Có 4 Chữ Đỏ

 Vị vua này có hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, tu tập trong mùa. Ông được một vị trụ trì đặt tên, về sau trở thành minh quân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam có một trường hợp rất đặc biệt khi phò mã lại được quần thần suy tôn lên làm vua. Người được nhắc đến chính là trường hợp vua Lý Công Uẩn (974 – 1028).

Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông từng làm việc trong triều đình Tiền Lê ở Hoa Lư. Sau này, đến thời Lê Long Đĩnh, ông được phong làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (Tổng chỉ huy quân vệ binh của vua). Cũng trong thời gian làm quan nhà Tiền Lê, Lý Công Uẩn được vua Lê Đại Hành gả công chúa Lê Thị Phất Ngân (con gái vua Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga).

Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Ông được gọi là vua Lý Thái Tổ, một trong những vị minh quân có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam.



Ảnh minh họa.

Tháng 7/1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đây là bước ngoặt lịch sử với dân tộc, mở ra thời kỳ mới cho nước ta.

Trong 20 năm trị vì, Lý Thái Tổ là vị vua có nhiều hoàng hậu nhất nhà Lý nói riêng, lịch sử phong kiến Việt Nam nói chung. Sau khi lên ngôi ông đã lập đến 6 hoàng hậu. Nhưng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì trong số đó chỉ có đích phu nhân là hoàng hậu Lập Giáo được ban xe kiệu, y phục khác hẳn những người còn lại.

Đến năm 1016, vị vua này tiếp tục lập thêm 3 hoàng hậu nữa, nâng tổng số hoàng hậu của mình lên con số 9.

Nói về xuất thân của vua Lý Công Uẩn, Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết mẹ ngài là Phạm Thị một lần lên chùa Tiêu Sơn lỡ xảy ra tư tình với thần nhân rồi mang thai. Ngày nay ở chùa Tiêu (Bắc Ninh) vẫn còn câu đối chữ Hán nói về tích này: “Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử huyền” (tạm dịch: Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền)


Nhưng lại có nguồn tin cho rằng vua Lý Công Uẩn là con bà Phạm Thị Ngà, người làng Hoa Lâm, chuyên làm công quả tại chùa. Khi sinh ra Lý Công Uẩn khôi ngô, tuấn tú, vốn đã mang quý tướng.

Tương truyền, vào một đêm trời trong sáng lạ lùng, có mây ngũ sắc xuất hiện thì vua chào đời. Vị sư trụ trì chùa Ứng Tâm (hay chùa Cổ Pháp, chùa Dận) trước đó đã được báo mộng về việc ngày mai phải đón vua. Sáng hôm sau, ông nhìn thấy người đàn bà họ Phạm đang ở nhờ chùa lại sinh ra một cậu bé tướng tá hơn người. Đặc biệt, trong lòng bàn tay cậu bé có 4 chữ đỏ như son: “Sơn hà xã tắc”.


Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng vua sau đó được mẹ gửi làm con nuôi sư Lý Khánh Vân (trụ trì chùa Cổ Pháp). Chính vị sư này đã đặt tên cho ông là Lý Công Uẩn. Đến tuổi đi học, Lý Công Uẩn được sư Khánh Văn gửi đến chùa Lục Tổ để sư Vạn Hạnh dạy bảo. Cũng chính Thiền sư Vạn Hạnh là người giới thiệu ông cho vua Lê Đại Hành.

Theo T.T (Theo Sở Hữu Trí Tuệ)


Choáng Ngợp Lăng Khải Định Một Thế Kỷ Trước Nhìn Từ Máy Bay

Lăng Khải Định là một trong những địa điểm thu hút đông du khách tham quan nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế. Cùng xem loạt ảnh tư liệu lịch sử quý về khu lăng mộ bề thế này khi nhìn từ máy bay.


Toàn cảnh lăng Khải Định và khu vực phụ cận nhìn từ máy bay, năm 1932. Nằm trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.


Lăng Khải Định nhìn từ mặt bên trong bức không ảnh năm 1936. Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Tương truyền, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý, cuối cùng chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ.

Ảnh chụp năm 1935, thể hiện toàn cảnh núi Châu Chữ với khu lăng mộ bề thế nằm ở giữa. Lăng khởi công ngày 4/ 9/1920, việc xây dựng kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước.


Lăng Khải Định năm 1969. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng.


Mặt chính diện của lăng năm 1969. Về kiến trúc, công trình chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Điều này là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cả cá tính của vua Khải Định.


Cùng góc chụp của bức ảnh trước, nhưng ở thời điểm hiện tại. Có thể thấy kiến trúc lăng không có gì thay đổi, nhưng cây cối bên ngoài khuôn viên có phần rậm rạp hơn. Ảnh: Getty.


Góc nhìn xiên về lăng Khải Định năm 1971-1972.


Cùng góc chụp của bức ảnh trước, nhưng ở thời điểm hiện tại. Ngày nay, lăng Khải Định được mở cửa thường xuyên, là một trong những địa điểm thu hút đông du khách tham quan nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế, một Di sản thế giới của Việt Nam. Ảnh: Getty.

Lật Lại Cách Phân Chia Thứ Bậc Hậu Cung Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn đặt ra cửu giai để phân chia thứ bậc cho các phi, tần, mỹ nữ. Hoàng quý phi là người đứng đầu các bà phi, là vợ chính của nhà vua, được hưởng nhiều quyền lợi hơn cả.


Thời chúa Nguyễn và đầu triều Nguyễn, chế độ nội cung được tổ chức theo mô hình thời Lê (tam phi, tam tu, cửu tần, tam chiêu, tam sung, lục chức). Theo sách Đại Nam thực lục và sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua ra dụ đặt chín bậc phi tần ở nội cung (cửu giai). Hoàng quý phi ở trên bậc nhất chín bậc phi tần, là ngôi chủ quỹ trong cung, cai quản Lục viện, giúp việc nội trị, giữ nghiêm nội chính. Chín bậc phi tần gồm: Nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tiệp dư, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân.


Cùng việc đặt thứ bậc nội cung, để tỏ rõ trật tự chính sự và nghi lễ trong cung, vua Minh Mạng còn đặt ra lục thượng (sáu yêu chuộng) để định rõ chức phận phải làm của các phi tần. Trong lục thượng, phần việc giữ nghi lễ, tiết văn (thượng nghi) được đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là giữ của báu, châu ngọc (thượng trân); giữ đồ dùng, đồ chơi (thượng khí); giữ chăn, nệm, giường, màn (thượng phước); giữ thức ăn ngon, trà, hoa quả (thượng thực); giữ mũ, giày, áo, xiêm (thượng y).


Cùng việc đặt ra thứ bậc nội cung, vua Minh Mạng cũng chuẩn định lệ ban phong. Theo đó, Hoàng quý phi dùng sách vàng. 9 bậc phi tần: Nhất giai phi, nhị giai phi dùng sách bạc mạ vàng; tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tiệp dư, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân dùng sách bạc, cửu giai tài nhân không vào ban thứ nào dùng sắc phong bằng lụa màu, có trục.


Số tiền bổng lộc hàng năm của Hoàng quý phi cao gấp 2 lần đệ nhất giai phi. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cùng việc đặt ra thứ bậc nội cung, vua cũng chuẩn định lệ cấp bổng lộc hàng năm: Hoàng Quý Phi 1.000 quan tiền, 300 phương gạo (1 phương gạo bằng 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng); nhất giai phi 500 quan tiền, 250 phương gạo. Những bậc còn lại trong chín bậc phi tần phần tiền và gạo lĩnh hàng năm thấp dần.


Theo sách Đời sống cung đình triều Nguyễn và sách Đời sống trong Tử Cấm thành, các bà phi ở điện riêng, Hoàng Quý Phi ở điện Khôn Thái, sau điện Càn Thành (nơi vua ở). Những bà phi khác ở điện Trinh Minh. Các bà tần ở viện Đoan Huy. Những bà tiệp dư ở viện Thuận Huy. Các bà khác ở điện Đoan Trang, Đoan Hòa, Đoan Thuận, Đoan Tường.


Theo sách Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện (1916-1925) trong hậu cung nhà Nguyễn, chỉ bậc lục giai tiệp dư trở lên được gọi bằng “bà”. Ba bậc còn lại là thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân chỉ được gọi bằng “chị”.


Đặt ra từ thời Minh Mạng, nhưng các vua nhà Nguyễn rất ít khi sách phong Hoàng quý phi. Trong lịch sử nội cung của triều đại này, bà Trang Ý tên thật là Vũ Thị Duyên, húy là Hài, người Lệ Thủy (Quảng Bình), con của Ngự tiền đại thần thái tử, thái bảo Đông các học sĩ Vũ Xuân Cẩn là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Nguyễn. Năm 1843, bà được tuyển vào hầu hạ vua Tự Đức ở nơi tiềm để. Năm 1862, bà được vua Tự Đức tấn phong làm Hoàng quý phi. Năm 1882, bà bị giáng làm Trung phi, bậc nhất giai. Đến thời vua Đồng Khánh, bà được tôn làm Hoàng thái hậu, vị hiệu Trang Ý Hoàng thái hậu.








`
    -

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.