Là một nhân viên thuộc vụ/sở thanh niên và gia đình, về bộ phận xã hội, thì nhiệm vụ của tôi trước tiên là “ Bảo vệ thiếu nhi và vị thành niên về sức khỏe, tinh thần, tâm thần và tình cảm“. Sự kiện nầy là dựa theo luật của Liên Hiệp Quốc là “tất cả thiếu nhi cũng như vị thành
niên được quyền sống trong hoàn cảnh, một môi trường không có bạo lực,
không bị hành hạ hoặc đánh đập, được quyền đi học ….“. Mặc dù còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến nhiệm vụ chính của tôi mà thôi.
Nhiệm vụ của tôi bao gồm:
· Cố vấn cha mẹ, thiếu nhi, vị thành niên
· Giúp đỡ, hướng dẫn
· Nếu cần thiết sẽ tạo điều kiện để họ được có phương tiện giúp đỡ
Những cha mẹ, hoặc những cha hoặc mẹ độc thân hoặc trẻ em cũng như vị thành niên đều có thể tìm đến tôi, nếu
· Họ có điều lo lắng trong sự phát triển của con cái hoặc/và trong sự dạy dỗ và giáo dục con cái
· Họ ở trong hoàn cảnh không lối thoát
· Trong gia đình có bạo lực, hành hung
· Trong gia đình có khủng hoảng, thí dụ cha mẹ bị bệnh nan y hoặc bệnh nặng bất thình lình, vợ chồng/cha mẹ muốn ly thân, ly dị.
Nếu như người ta cần mình cố vấn thì dễ, còn như mình phải đến một gia đình nào, mà cha mẹ hành hung con cái hoặc đánh nhau,
thì đôi lúc phải cần cảnh sát hộ tống, có khi cảnh sát phải mặc áo giáp
và mang súng nữa, còn mình làm việc xã hội thì làm gì mà có những thứ
này. Lúc đầu cũng run lắm, nhưng vài lần rồi cũng quen đi.
Những điều trên đây đối với người ngoại cuộc thì rất khó mà hình dung được, là tôi làm cái gì, nhất là các quí vị ở Việt Nam, vì ở Việt Nam chắc chưa có sở nầy. Nhưng cái đó không phải là điều tôi muốn đề cập sau đây.
Với
nhiệm vụ nầy thì tôi dù muốn dù không cũng phải “gặp gỡ” một vài gia
đình người Việt Nam. Đây là điều mà tôi rất phân vân, lúng túng. Đối với
người Đức đã khó rồi mà đối với người mình thì khó gấp mấy lần. Vì tôi
không biết mình phải sử dụng luật gì đây, luật Việt Nam hay luật Đức?
Vì
thế khi đến với một gia đình người Việt thì tôi đều hỏi trước là tôi
phải dựa theo luật nào, phong tục nào để tư vấn đây? Cho đến bây giờ tất
cả đều đề nghị dựa theo luật Đức. Làm tôi nhẹ nhõm, vì tôi đâu có biết
luật Việt Nam ra sao đâu. Nên đến nay tôi chưa cần phải sử dụng đến cái
câu “nhập gia tùy tục”.
Phần
đông những gia đình Việt Nam mà tôi đảm nhiệm thì vẫn còn thực hiện cái
câu “thương con cho roi cho vọt” theo nghĩa trắng và dạy dỗ con cái rất
nghiêm khắc theo tục lệ Việt Nam, đòi hỏi ở con cái phải nghe lời tuyệt
đối.
Thêm
vào đó là vấn đề tiếng nói. Cha mẹ thì không thạo tiếng Đức, con cái
đôi lúc phải làm thông dịch cho cha mẹ. Trong việc thông dịch còn xảy ra
thêm là cha mẹ không hẳn tin là con mình thông dịch thành thật, còn mấy
đứa con lợi dụng cha mẹ không hiểu hết mà bỏ bớt những điều bất lợi cho
chúng. Cứ thế mà tình trạng gia đình trầm trọng hơn, cuối cùng thì gia
đình phải ly tán.
Người Việt Nam phần đông sanh ra và lớn lên ở Việt Nam, nên nhớ thương nơi chôn nhau cắt rún khôn
cùng, nặng lòng với quê hương. Còn mấy đứa trẻ sanh ra trên đất nước,
nơi mà cha mẹ chúng nhận làm quê hương thứ hai. Chúng nó đi học, hấp thụ
sự giáo dục và nền văn hóa nơi chôn nhau cắt rúncủa chúng. Vì thế sự xung đột giữa hai thế hệ và hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau là hiển nhiên rồi.
Cũng
có những gia đình còn mang gánh nặng cha mẹ, ông bà còn ở Việt Nam như
phải giúp đỡ tiền bạc. Gia đình hiện tại phải sống chắc chiu hoặc cha mẹ
phải làm nhiều công việc cùng một lúc, để có thể trả hiếu cho cha mẹ ở
quê nhà. Trong lúc đó thì con cái không hiểu được tại sao cha mẹ chúng
phải làm như vậy. Vì thế sự xa cách giữa cha mẹ và con cái càng ngày
càng lớn hơn, cho nên khó mà hàn gắn được.
Tôi cố gắng giải thích và hướng dẫn, nhưng không biết phải đặt nơi chôn nhau cắt rún nào
làm ưu tiên.Tôi vừa thấy thương cha mẹ vừa thấy thương mấy các em. Vì
tôi nhận thấy rằng, tình thương giữa cha mẹ và các con của họ đều có,
nhưng chỉ khác hẳn với sự chờ đợi của cá nhân. Cho nên nhiệm vụ của tôi
là làm sao cho cả hai bên cũng nhận thấy điều này, mà có thể giảng hòa
và cuối cùng sống hòa thuận với nhau.
Đôi
lúc tôi cảm thấy mình bất lực trước những trường hợp nan giải, không
lối thoát, tôi muốn đầu hàng, nhưng giống như người nghiện nặng, phải
cần những trường hợp khó khăn giống như cần thứ thuốc nặng hơn để giải
cơn nghiện. Chỉ hơn hai năm nữa là về hưu rồi, tôi chỉ sợ mình không qua
khỏi những cơn nghiện sau đó.
Tôi
rất khâm phục tất cả thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại, vì cuộc sống hàng
ngày phải đối đầu với hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, thì các em
phải mạnh về tinh thần và tình cảm mới có thể đạt được sự đòi hỏi của
gia đình và xã hội hiện tại được.
Ngoài
ra tôi có nhận thấy rằng, cái điều lợi lớn của người Việt Nam ở hải
ngoại là có thể chọn điều hay lẽ phải của cả hai văn hóa và nhập lại mà
giáo dục con cái thì con đường dẫn tới thành công rất dễ dàng.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy một đứa trẻ nào quên nguồn gốc cả, mặc dù nơi chôn nhau cắt rún của nó không
phải là Việt Nam. Theo ý tôi các em chỉ đạt được điều này là nhờ tình
thương khôn cùng của cha mẹ. Đây cũng là sự tỏ lòng hiếu thảo đối với
cha mẹ đó thôi.
Kiều Thị Hiếu (Hoàng Diệu 66 – 73
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét