Hôm nay, lại nói chuyện
tào lao chơi, không hẳn vì buồn, mà là “buồn cười”.
Nói đến “đặc sản” Sóctrăng, người ta thường nói đến “bánh pía” “bún nước lèo” (chuyện ăn uống!!!!), nhưng ít ai còn nhớ vài thứ khác theo tôi nó cũng là đặc sản của Sóctrăng, trong đó có XÀ BÔNG CÂY DỪA (tuy rằng ngày nay nó không còn có mặt trên thương trường!!!).
Đang ngồi trước hiên nhà chơi, thì chị hàng xóm đi chợ về, con gái chị ấy soạn giỏ chợt hỏi “sao má mua xà bông “X” không mua xà bông “Y”, “Y” nó thơm hơn” (xin không nói hiệu xà bông kẻo bị hiểu lầm là “ca mùi” cho hiệu xà bông!).
Đến đây, tôi chợt nhớ lại chuyện giặt quần áo ngày xưa, những ngày còn đi học.
Ngày xưa, khi bắt đầu học lớp 6 là bọn tôi phải tự giặt quần áo cho cá nhân mình rồi (trừ những bạn gia đình khá giả, có thuê người làm). Nhắc đến chuyện giặt đồ, tôi nghĩ sao hồi đó bọn học trò chúng tôi hay quá!
Thời đó, mỗi tuần giặt đồ một lần vào ngày thứ 7, chủ nhật ủi quần áo (bàn ủi than chứ không xài bàn ủi điện) để cả tuần sau có quần áo đi học. Thao tác giặt quần áo nói ra có lẽ các bạn còn nhỏ tuổi ngày nay không biết đâu (mà có lẽ nhiều bạn lớn tuổi cũng không dám nhớ vì sao mà nó cực quá vậy!).
Mỗi lần giặt đồ (cả thau lận nghe! Vì “7 ngày đêm góp lại” mà!). Đầu tiên là phải ngâm thau đồ (bằng nước sông “lóng phèn”) khoảng 5-10 phút, sau đó “chắt” (đổ bỏ), rồi dùng “xà bông cục” chà lên từng chổ trên quần áo (chà chổ nào vò sạch chổ đó) rồi vò cho đến khi nào thấy sạch mới tiếp tục “chà-vò” chổ khác. Đồ nào “chà-vò” xong thì bỏ sang 1 thau khác, tiếp tục “chà-vò” cái (quần áo) khác. “Chà-vò” xong thì xả lại bằng nước sạch 3-4 lần rồi đem phơi. Nói thì đơn giản, nhưng “thực hành” thì rất lâu, mỗi lần giặt đồ mất đến 2-3 giờ đồng hồ.
Nói đến “xà bông cục” ngày xưa ai cũng thường nói đến “xà bông Cô Ba” khi tắm gội, “xà bông (cục) Việt Nam 72% dầu” khi giặt quần-áo, tất cả đều là của hảng Trương Văn Bền ở Chợ Lớn sản xuất.
Nhưng! Trên thực tế. giới bình dân ở các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng lại không xài (hoặc ít khi xài) xà bông hiệu “Việt Nam 72% dầu”, mà người ta xài “xà bông Cây Dừa 72% dầu” do hãng Xà Bông Cây Dừa tại Sóc Trăng sản xuất. Lý do rất đơn giản: giá rẽ hơn khá nhiều, mà chất lượng như nhau, tuy rằng màu sắc bên ngoài thì xà bông “Việt Nam” đẹp hơn (màu trắng), còn xà bông “Cây Dừa” màu hơi ngà ngà, không trắng bằng, “tốt mà rẽ thì ai mà không khoái”.
Xà bông “Cây Dừa” phải được kể là đặc sản tiểu thủ công của Sóc Trăng thời đó!
Hảng xà bông Cây dừa do Chú Sáu Tiệp làm chủ, địa điểm đặt tại đường Rạp Hát Cháy (Thủ Khoa Huân). Tôi biết đến “Hảng” cũng là do sự tình cờ:
Nói đến “đặc sản” Sóctrăng, người ta thường nói đến “bánh pía” “bún nước lèo” (chuyện ăn uống!!!!), nhưng ít ai còn nhớ vài thứ khác theo tôi nó cũng là đặc sản của Sóctrăng, trong đó có XÀ BÔNG CÂY DỪA (tuy rằng ngày nay nó không còn có mặt trên thương trường!!!).
Đang ngồi trước hiên nhà chơi, thì chị hàng xóm đi chợ về, con gái chị ấy soạn giỏ chợt hỏi “sao má mua xà bông “X” không mua xà bông “Y”, “Y” nó thơm hơn” (xin không nói hiệu xà bông kẻo bị hiểu lầm là “ca mùi” cho hiệu xà bông!).
Đến đây, tôi chợt nhớ lại chuyện giặt quần áo ngày xưa, những ngày còn đi học.
Ngày xưa, khi bắt đầu học lớp 6 là bọn tôi phải tự giặt quần áo cho cá nhân mình rồi (trừ những bạn gia đình khá giả, có thuê người làm). Nhắc đến chuyện giặt đồ, tôi nghĩ sao hồi đó bọn học trò chúng tôi hay quá!
Thời đó, mỗi tuần giặt đồ một lần vào ngày thứ 7, chủ nhật ủi quần áo (bàn ủi than chứ không xài bàn ủi điện) để cả tuần sau có quần áo đi học. Thao tác giặt quần áo nói ra có lẽ các bạn còn nhỏ tuổi ngày nay không biết đâu (mà có lẽ nhiều bạn lớn tuổi cũng không dám nhớ vì sao mà nó cực quá vậy!).
Mỗi lần giặt đồ (cả thau lận nghe! Vì “7 ngày đêm góp lại” mà!). Đầu tiên là phải ngâm thau đồ (bằng nước sông “lóng phèn”) khoảng 5-10 phút, sau đó “chắt” (đổ bỏ), rồi dùng “xà bông cục” chà lên từng chổ trên quần áo (chà chổ nào vò sạch chổ đó) rồi vò cho đến khi nào thấy sạch mới tiếp tục “chà-vò” chổ khác. Đồ nào “chà-vò” xong thì bỏ sang 1 thau khác, tiếp tục “chà-vò” cái (quần áo) khác. “Chà-vò” xong thì xả lại bằng nước sạch 3-4 lần rồi đem phơi. Nói thì đơn giản, nhưng “thực hành” thì rất lâu, mỗi lần giặt đồ mất đến 2-3 giờ đồng hồ.
Nói đến “xà bông cục” ngày xưa ai cũng thường nói đến “xà bông Cô Ba” khi tắm gội, “xà bông (cục) Việt Nam 72% dầu” khi giặt quần-áo, tất cả đều là của hảng Trương Văn Bền ở Chợ Lớn sản xuất.
Nhưng! Trên thực tế. giới bình dân ở các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng lại không xài (hoặc ít khi xài) xà bông hiệu “Việt Nam 72% dầu”, mà người ta xài “xà bông Cây Dừa 72% dầu” do hãng Xà Bông Cây Dừa tại Sóc Trăng sản xuất. Lý do rất đơn giản: giá rẽ hơn khá nhiều, mà chất lượng như nhau, tuy rằng màu sắc bên ngoài thì xà bông “Việt Nam” đẹp hơn (màu trắng), còn xà bông “Cây Dừa” màu hơi ngà ngà, không trắng bằng, “tốt mà rẽ thì ai mà không khoái”.
Xà bông “Cây Dừa” phải được kể là đặc sản tiểu thủ công của Sóc Trăng thời đó!
Hảng xà bông Cây dừa do Chú Sáu Tiệp làm chủ, địa điểm đặt tại đường Rạp Hát Cháy (Thủ Khoa Huân). Tôi biết đến “Hảng” cũng là do sự tình cờ:
Năm tôi học đệ tứ, có một hôm Tâm (Lê Thanh Tâm) bạn tôi, rũ tôi đi đưa quà cho Ba của Tâm cho một ông bạn. Khi đến nơi tôi mới biết đó là hảng xà bông Cây Dừa, loại xà bông mà tôi giặt đồ bấy lâu, vào nhà tôi được Tâm giới thiệu tôi với Chú Sáu Tiệp, chủ hảng, và Cẩm Chức (con của chủ hảng) lúc ấy học dưới tôi 2 lớp. Sau một hồi trò chuyện (Tâm với Chú Sáu Tiệp), chúng tôi ra về, Chú Sáu Tiệp bảo người làm mang ra biếu cho tôi 01 kí-lô xà bông cục (hình như là 4 cục/ký) “về nhà xài”!!!!
Sau năm 1975, khi Trịnh Đắc Hiếu, bạn tôi, rũ tôi tới nhà Thầy Phan Quang An (là anh rể của Hiếu, nên ở nhà tôi gọi theo Hiếu là Anh Bảy). Căn nhà nầy là do chính quyền đổi cho Thầy An để lấy căn nhà ở chung cư (nhà hàng Khánh Hưng) mà Thầy An đã mua trước 30/4. Đến nơi thì đó lại là hảng xà bông Cây Dừa ngày xưa, hỏi ra mới biết cả gia đình Chú Sáu Tiệp đã ra nước ngoài rồi.
Bọn trẻ ngày nay, được nhiều ưu đải của công nghệ hiện đại, nên đòi hỏi đôi khi hơi quá! Ngày đó tôi giặt đồ bằng xà bông cục là tốt rồi, có người (nhất là người Hoa nghèo) chỉ được giặt bằng nước tro mà thôi!!!!
“Mình già rồi nên nghĩ nhiều đến chuyện ngày xưa!!!!!”
LÝ VĂN HÀO HD 64-71
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét