Từ thượng nguồn ở độ cao gần 5 km so với mực nước biển ở tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cho đến vùng đồng bằng miền Tây của Việt Nam, sông Mekong uốn lượn trên quãng đường hơn 4.300 km, được đánh giá là huyết mạch của các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, các đập thủy điện mọc lên dày đặc đã phá vỡ hệ sinh thái Mekong.
Đến nay, Trung Quốc đã xây 6 đập thủy điện trải dọc sông Mekong. Lào và Campuchia định xây thêm hơn 10 đập, và không dừng lại ở đó. Các con đập này ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thủy sản trong khu vực cũng như việc tưới tiêu phục vụ trồng trọt, canh tác của nông dân, có thể khiến hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo. Và bằng chứng là những thay đổi đột ngột của mực nước và hạn hán nặng nề ở hạ lưu Mekong.
Hàng loạt thủy điện của Trung Quốc xây ở thượng nguồn sông Mekong. Ngày 15/3, Trung Quốc đã xả lũ ở đập Cảnh Hồng (Jinghong) theo đề nghị ở Việt Nam để cứu hạn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồ họa: Phượng Nguyễn
Gây rối loạn sinh thái
Những con đập lớn làm thay đổi chất lượng nguồn nước và dòng chảy, làm giảm chất dinh dưỡng trong lượng phù sa trôi xuống hạ nguồn. Đa số những con sông lớn của châu Á đều chảy xuôi từ vùng Himalaya, đi qua lớp đá trầm tích ở cao nguyên Tây Tạng nên mang theo lượng phù sa dồi dào, đáp ứng nông nghiệp, nguồn sống của các loài thủy sinh.
Phù sa giúp bồi đắp và bổ sung màu mỡ cho những vùng đất đã bị khô cằn ở hạ lưu, bổ sung vào chuỗi thức ăn của các loài sau khi phần lớn chúng từ sông chảy ra biển hoặc đại dương. Việc Trung Quốc xây hàng loạt đập ở thượng nguồn, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, đã cản trở dòng chảy phù sa cho đồng bằng hạ lưu.
Một số nghiên cứu khoa học nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc lượng lớn phù sa bị giữ lại các đập phía thượng lưu và sự thu hẹp, sụt lún của những vùng đồng bằng lớn châu Á, nơi đặt những siêu đô thị như Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Bangkok, Kolkata và Dhaka.
Đập Mạn Loan (Manwan) của Trung Quốc. Ước tính các đập thủy điện đã giữ lại lượng lớn phù sa và trầm tích của sông trước khi nó chảy xuống các quốc gia ở hạ lưu. Ảnh: Tổ chức Sông ngòi Quốc tế
Ngoài ra, việc sụt giảm lượng nước ngọt đổ từ các con sông ra biển đã làm thay đổi độ mặn trong nước ở những vùng cửa sông. Khi lượng phù sa chảy ra biển giảm sút ảnh hưởng đến lượng trầm tích ngấm vào đất ở đồng bằng, cơ chế vốn ngăn chặn nước mặn rò rỉ vào tầng nước ngọt dọc theo bờ biển.
Các nghiên cứu cho thấy, một nửa lượng trầm tích ở hạ lưu Mekong xuất phát từ thượng nguồn (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương). Tuy nhiên, các tính toán chỉ ra rằng lượng trầm tích bị giữ lại ở đập Mạn Loan (Manwan) khoảng từ 53% đến 94%. Sự ảnh hưởng này kéo dài đến tận Vientiane (Lào).
Việc suy giảm trầm tích ở hạ lưu không chỉ gây ra hiện tượng xói mòn ở bờ sông, mà còn là làm suy giảm dinh dưỡng trong dòng chảy, ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái ở lưu vực. Một trong những tác động nghiêm trọng khác đang diễn ra chính là xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng, điển hình như thảm họa người dân ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải trải qua.
Theo ghi nhận của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (IR), các con đập ở Lan Thương cũng thay đổi nhiệt độ nước sông. Ví dụ, nhiệt độ trung bình hằng ngày của nguồn nước ở huyện Chiang Saen (miền Bắc Thái Lan) đã giảm sau khi đập Đại Triều Sơn (Dachaoshan) đi vào hoạt động.
Một khi chuỗi đập ở Lan Thương hoàn thành, chắc chắn ảnh hưởng đối với nhiệt độ nước sẽ lan rộng đến các vùng ở hạ nguồn trong khoảng hàng trăm cây số. Nhiệt độ nước biến động cũng tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loài cá và thủy sản khác.
Việc Trung Quốc xây hàng loạt đập nước gây khó khăn cho cuộc sống của hàng triệu người dân phụ thuộc hàng ngày vào sông Mekong. Lượng nước sụt giảm, trầm tích và phù sa ít, nguồn cá di chuyển xuống hạ lưu cũng ít dần, đe dọa an ninh lương thực.
Xâm nhập mặn sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và các vựa lúa ở đồng bằng, vốn phụ thuộc lớn vào phù sa của các con sông, đặt ra những thách thức về sinh kế của người dân và nhu cầu lương thực trong tương lai.
Việc xây dựng đập Xayaburi của Lào đang trong giai đoạn cuối. Ảnh: Ejatlas.org
Lào bất chấp cảnh báo
Lào không giấu diếm khao khát trở thành nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt cho Đông Nam Á. Nước này đã có ít nhất 23 đập thủy điện hoạt động dọc sông Mekong. Đến năm 2020,Economist cho biết Lào hy vọng nâng con số này lên đến 93. Phần lớn điện tạo ra sẽ được bán cho Thái Lan. Chính phủ Lào kỳ vọng thủy điện sẽ trở thành một trong những nguồn thu nhập lớn của họ đến năm 2025.
Để đạt được những mục tiêu này, Vientiane quyết tâm thực hiện 2 dự án đập lớn, bất chấp những ngăn cản của các nước và các tổ chức môi trường. Đó là các công trình đập Xayaburi (công suất 1.285 MW) và Don Sahong (công suất 260 MW). Đập Xayaburi do tập đoàn CH. Karnchang của Thái Lan xây dựng, trong khi đơn vị thi công đập Don Sahong là Mega First Berhad của Malaysia.
Theo Thỏa thuận Mekong năm 1995 đã được Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan thống nhất, các quốc gia sẽ tham vấn với những bên còn lại trước khi tiến hành bất kỳ dự án nào có thể ảnh hưởng lớn đến con sông. Sau đó, các nước thành lập Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong để giám sát quá trình này.
Tuy nhiên, thẩm quyền của ủy ban bị lung lay bởi các hành động đơn phương của Lào khi quyết định xây đập Xayaburi và sắp tới sẽ là đập Don Sahong. Nằm tại thung lũng hiểm trở phía bắc Lào, đập Xayaburi là đập hiện đại nhất trong số 11 con đập lớn trên dòng chính tại hạ lưu sông Mekong.
Tổ chức Sông ngòi Quốc tế nhận định sau khi hoàn tất xây dựng, con đập sẽ gây ra những thay đổi về mặt sinh thái vĩnh viễn không thể đảo ngược cho sông Mekong, buộc 2.100 người phải tái định cư và ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 200.000 người.
Đồng thời nó đẩy những loài sinh vật đang bị đe dọa nghiêm trọng, như cá trê lớn ở sông Mekong, vào tuyệt chủng. Người dân Thái Lan sống ở cuối nguồn dự án, vì lo ngại cho tương lai của họ, đã kiên quyết phản đối việc xây đập ra tòa.
Việc xây đập Don Sahong có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của loài cá heo Irrawaddy. Ảnh: WWF
Theo Tổ chức Sông ngòi Quốc tế, việc xây đập Xayaburi sẽ dẫn đến thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, khiến 41 loài cá sẽ có thể bị đẩy tới nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, địa điểm xây đập Xayaburi chỉ cách thị trấn Luang Prabang, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, 150 km về phía hạ lưu. Do vậy, nó gây ra mối đe dọa với cuộc sống của 2.100 người đây. Hồ chứa nước của đập cũng nằm cách thị trấn cổ kính này chỉ 48 km.
Cũng trong năm 2015, vào tháng 9, bất chấp sự phản đối của nhiều tổ chức và giới khoa học, Quốc hội Lào đã thông qua việc xây đập Don Sahong ở phía nam nước này. Việt Nam, Campuchia đã nhiều lần bày tỏ lo ngại đối với dự án đập Don Sahong vì các ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân, hệ sinh thái khu vực và an ninh lương thực.
Ảnh hưởng đến nguồn cá
Hơn 50% loài cá bắt ở lưu vực sông Mekong là các giống cá di cư. Trong khi địa điểm xây các con đập đều của Lào đều là những vị trí quan trọng trong dòng chảy của các loài cá di cư đặc trưng ở sông Mekong. Chẳng hạn, đập Don Sahong được xây ở nơi giáp biên giới Campuchia (Don Sahong thuộc huyện Khong, tỉnh Champasak, miền nam Lào, cách biên giới Lào - Campuchia chưa đến 2km), được xem là “cổ chai” của luồng cá di cư.
Do vậy, giới chuyên gia lo ngại đập sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực trong khu vực. Vị trí này cũng là nơi trú ẩn của loài cá heo nước ngọt Irrawaddy cuối cùng còn sót lại cũng như di sản thác Khone Phapheng, và gần đó là khu bảo tồn Ramsar quốc tế ở hạ lưu thuộc Campuchia.
Những tổ chức phi chính phủ về môi trường như WWF hoặc Tổ chức Sông ngòi Quốc tế cảnh báo việc xây đập gây ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư sinh sống ở hạ lưu. Nếu dự án được tiến hành, đập Don Sahong sẽ chặn toàn bộ kênh Hou Sahong, cản đường di cư của cá trong lưu vực, và tác động sâu rộng đến an ninh lương thực, sinh kế của nông dân, ngư dân các nước Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và cả Lào.
Một trong những vấn đề nữa là đập Don Sahong có thể ngăn chặn dòng chảy của trầm tích, ảnh hưởng đến việc canh tác nông nghiệp ở các vùng dân cư lưu vực sông.
Việc xây đập thủy điện ở Campuchia gây lo ngại vì ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trên sông Tonle Sap. Ảnh: AFP
Cảnh báo dự án đập của Thái Lan và Campuchia
Dọc biên giới Thái - Lào là hai con đập Pak Chom (công suất 1.079 MW) và Ban Koum (công suất 2.230 MW). Theo Ủy ban sông Mekong, hai dự án này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 588.000 người tại tỉnh Loei và hơn 413.000 dân tại tỉnh Ubon Ratchathani tại Thái Lan.
Dự án đập Pak Chom có thể khiến hơn 73 km2 vùng đất giữa Thái Lan và Lào chìm trong nước. Trong khi chi phí xây đập ước tính khoảng 1,77 triệu USD, thiệt hại môi trường và xã hội có thể đến 20 triệu USD.
Campuchia có kế hoạch xây dựng hai đập thủy điện là đập Sambor thuộc huyện Sambor, tỉnh Kratie, và đập Stung Treng thuộc tỉnh Stung Treng ở đông bắc giáp với phía nam Lào. Tổng công suất của hai dự án khoảng 3.600 MW. Campuchia là quốc gia nghèo tài nguyên. Do vậy, 2 dự án thủy điện này có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nguồn điện . Tuy nhiên, phần lớn lượng điện từ các đập sẽ phục vụ xuất khẩu.
Nghiên cứu của Ủy hội Mekong cho rằng nếu Campuchia xây đập thì rất hàng chục nghìn người dân sẽ bị mất nhà và buộc phải tái định cư ở địa phương khác. Cụ thể, công trình đập Stung Treng sẽ khiến hơn 2.000 hộ gia đình, bao gồm hơn 10.000 dân, ở 21 làng trong vùng phải di dời. Vị trí của đập Stung Treng cũng nằm trong vùng bảo tồn Ramsar nên các nhà khoa học lo ngại quá trình xây đập chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái ở đây.
Trong khi đó, Tổ chức Sông ngòi Quốc tế nhận định vị trí của các con đập đe dọa trực tiếp đến sinh kế của những nông dân Campuchia sống dựa trên đánh bắt cá. Do đập Sambor sẽ cản trở luồng chảy của loài cá di cư từ miền nam Lào đến sông Tonle Sap của Campuchia, hủy diệt phần lớn loài cá ở đây, là gián đoạn quá trình thủy văn của con sông, ảnh hưởng đến trầm tích và chu kỳ dinh dưỡng, hệ sinh thái chung của nó.
Minh Anh
Có gì đặc biệt trong thương hiệu "Sushi khỏa thân" nổi tiếng nhất thế giới?
Bạn sẽ hoàn toàn choáng ngợp trước sự độc đáo, tính tỉ mỉ, và giá tiền "cắt cổ" khi muốn thưởng thức các loại Sushi này.
Nhật Bản - xứ sở Mặt trời mọc vốn có một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, trong đó sushi - món ăn "quốc hồn quốc túy" của quốc gia này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Qua thời gian, bên cạnh các loại sushi truyền thống, Nhật Bản đã cho ra đời những biến thể khác của món ăn này, như sushi băng chuyền, sushi đóng gói sẵn... Tuy nhiên, trong số này có một loại sushi thực sự nổi bật với cái tên khá... phồn thực, đó là sushi khỏa thân - Nyotaimori (lady body sushi).
Nghệ thuật ẩm thực lâu đời nhưng không được lịch sử coi trọng
Trong tiếng Nhật, Nyotaimori có nghĩa là Nữ thể thình (trong đó Nữ thể là cơ thể người phụ nữ, Thình có nghĩa là mâm đựng). Hay nói cách khác, đây là thuật ngữ ám chỉ việc thưởng thức sushi trên cơ thể người con gái khỏa thân - được gọi là các geisha.
Cần biết rằng sushi khỏa thân ở Nhật Bản không chỉ dành cho nữ giới. Có một thuật ngữ khác dành cho việc thưởng thức sushi trên cơ thể của các chàng trai, là Nantaimory. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì mà Nantaimory không đạt được độ phổ biến như những gì Nyotaimory đã làm được.
Sẽ chẳng phải là nói quá nếu như gọi Nyotaimory là một nghệ thuật. Đó là sự kết hợp tài tình của nghệ thuật sắp đặt và những đường cong gợi cảm của người phụ nữ, nhưng lại không hề dung tục. Sushi và sashimi được dùng trong món ăn cũng được các đầu bếp chăm chút tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật bài trí ẩm thực.
Nghệ thuật là vậy, nhưng Nyotaimory không được coi là ẩm thực truyền thống của Nhật Bản. Theo như lịch sử ghi lại, các bữa tiệc lõa thể đã xuất hiện từ thời Samurai nhưng không hề phổ biến. Ngay cả trong những kỹ viện, Nyotaimory cũng không thường xuyên được tổ chức, và thậm chí từng bị gạt qua một bên trong quá trình phát triển ẩm thực Nhật Bản.
Ngay cả ngày nay, việc tìm được các nhà hàng chấp nhận phục vụ loại hình sushi này tại Nhật cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Nyotaimory - thương hiệu sushi khỏa thân thành công nhất trên thế giới
Dù lịch sử có như thế nào ta cũng không thể phủ nhận một điều rằng loại hình sushi "khỏa thân" đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, cả ở các quốc gia phương Tây.
Trong đó, thương hiệu mang chính cái tên của món ăn "Nyotaimory" thậm chí được xếp vào top 3 những nhà hàng độc đáo và thành công trong lĩnh vực ẩm thực.
Nguyên nhân là bởi bên cạnh cách phục vụ rất ấn tượng, quá trình chuẩn bị món sushi này cũng thực sự công phu và tỉ mỉ.
Tiêu chí đầu tiên để có thể trở thành nhân viên của nhà hàng, họ phải là những cô gái xinh đẹp, da mịn màng, cơ thể cân đối, và người Á Đông còn yêu cầu rằng các cô gái đó còn phải giữ được vẻ thuần khiết bên trong nhằm tạo được sự ngon miệng thực cho khách ăn uống.
Bên cạnh đó, các cô gái sẽ phải trải qua quá trình huấn luyện để có thể nằm hàng giờ mà không cựa quậy. Nhiệt độ phòng luôn phải duy trì ở mức thấp để tránh trường hợp nhiệt độ cơ thể làm ấm sushi, khiến chất lượng món ăn giảm sút.
Thử tưởng tượng, bạn phải ở trong phòng nhiệt độ 15- 20 độ C mà không được mặc gì trong hàng giờ đồng hồ xem - thế mới hiểu các cô gái phải vững vàng như thế nào!
Trước khi phục vụ, người thiếu nữ sẽ phải dành hàng giờ để "thanh tẩy" một cách tỉ mỉ, nhưng không được sử dụng bất kỳ loại xà phòng có mùi thơm nào để tránh ảnh hưởng lên mùi vị của sushi. Người ta dùng một túi vải đựng cám xát kĩ để tẩy bỏ lớp biểu bì chết của da, sau đó tắm một lượt nước lạnh để làm se lỗ chân lông, tránh đổ mồ hôi.
Và trong lúc geisha chuẩn bị, nhà bếp bắt đầu làm sushi vì món này chỉ ngon khi làm mới.
Người ta bày sushi trên cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Các bộ phận kín được che đậy bằng những cánh hoa hoặc lá. Tóc không quấn gọn mà xõa trên nền nhà, trang điểm bằng những cánh hoa nhỏ. Và "bàn tiệc" sẽ được bài trí bởi các nghệ nhân theo cách nghệ thuật nhất.
Tỷ mỉ và công phu nên cái giá để được thưởng thức Nyotaimory không hề rẻ. Dù là ở đâu, bạn cũng phải bỏ ra ít nhất 1.200 USD (khoảng 26 triệu VND) để có thể thưởng thức sushi trên cơ thể mỹ nữ. Con số này thậm chí có thể lên tới... 12.000 USD (hơn 250 triệu VND) tùy địa điểm và chất lượng.
Tuy nhiên, một số quốc gia như Trung Quốc lại nghiêm cấm loại hình sushi này vì cho rằng nó vi phạm thuần phong mỹ tục nghiêm trọng, và thậm chí là trái với pháp luật.
Một số người khác lại tỏ ra lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng bỏ qua tất cả, Nyotaimory vẫn được chấp nhận và trở nên nổi tiếng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguồn: The Loop, Nyotaimori
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét