Anh đã thấy mùa thu trong mắt em,
Sắc thu đằm thắm trãi lụa mềm,
Bâng khuâng sợi nhớ màu hoa cúc,
Sóng mắt hồ thu ẩn sau rèm.
Sắc thắm tình thu ngời ánh mắt em,
Dù giữa chợ đời hay phố đêm,
Yêu em - anh gửi tình trong ấy,
Nồng ấm đôi tim đã bén duyên.
Yêu lắm mùa thu vẫn vẹn nguyên,
Thơm ngát hương yêu trọn ước nguyền,
Kề môi đắm đuối hồn ngơ ngác,
Em bẽn lẽn cười tươi nét duyên.
|
31 tháng 8 2014
MÙA THU TRONG MẮT EM.
28 tháng 8 2014
27 tháng 8 2014
RỂ CON.
Trời sắp vào Đông. Chiều hôm ấy đầu tháng 12, tuyết chưa rơi nhưng trời khô lạnh. Chuông reo. Ra mở cửa. Trước mắt tôi là một cậu trai, dưới ánh sáng xeo xéo của ngọn đèn đường, tôi chỉ nhìn ra dáng dấp gầy gầy dong đỏng cao, và đôi mắt tròn đen. Tôi khựng lại bỡ ngỡ, ngạc nhiên dù đã được báo trước buổi viếng thăm nầy rồi. Cuộc đối diện khá tức cười vì trong trí tôi hình dung khác hẳn. ‘Dạ mời vào’, cậu nhẹ bước theo tôi, áo khoác xin treo trên giá, ánh mắt tôi trùng với nhà tôi hòa điệu.
Phòng khách rộng mở như vòng tay chúng tôi hăm hở đón người
thân. Cậu nhỏ nhẹ trao quà mẹ gửi biếu, quyển báo Xuân năm cuối thế
kỷ 20. Chuyện trò dòn tan như quen nhau từ trưóc. Hai cô gái chưa về, người bận
hoc thêm, cô còn đang chữa bệnh. Nhà cửa đầy thùng giấy, cậu biết chúng tôi sắp
sửa dọn nhà nên chỉ hỏi bâng quơ chờ đợi. Tiếng nói nhỏ nhẹ, từ tốn tuy
có hơi gút mắt, miệng luôn cười mỉm khoe hàm răng đều trắng, đôi mắt tròn to là
lạ dễ thương.
Chốt cửa vào khua vang lách tách. Tiếng kẽo kẹt của cửa
trong tiếp theo, tung mở. Cô gái lớn khệ nệ túi xách bước vào, dừng bước
ngạc nhiên. Hai người chào nhau, tôi bỡ ngỡ giới thiệu:’’ Đây là
anh Thinh, con bạn mẹ, bác sĩ, mang quà biếu của mẹ anh ấy đến thăm’’, và
‘’đây là Phùc., con gái lớn của hai bác.’’ Con bé chưa kịp hết thắc mắc thì
điện thoại reo vang. Quái ác! Bạn gái Bỉ của Phúc gọi, Phúc xin phép được
trả lời.
Lại một phen chờ đợi. Sao mà không trơn tru gì hết. Chờ cả
hơn tiếng rồi còn gì. Cậu ta còn phải trở về Pháp nữa. Vào bàn ăn. Phúc vốn ít
nói nên càng nói ít, con gái mà, trước người lạ chưa quen, hơn thế nữa trong
nghề nên không thích người cùng nghề, tưởng đâu nồi nào úp vung nấy thế mà hai
cô cậu dường như chưa thấy muốn xáp lá cà.
Riêng hai ông bà già, để dung hoà hâm nóng tình thế, tỉnh bơ
gợi bắt chuyện như không có khách lạ trong nhà. Không khí dãn dần, dễ chịu vì
thật sự chúng tôi có quan niệm rõ ràng về vấn đề luyến ái hôn nhân. Chúng
tôi không tìm người ‘câu’ gả, cũng không ép buộc hay thúc bách con mình trong
vấn đề nầy.
Kinh nghiệm bản thân cũng giúp cho chúng tôi có tầm nhìn
phóng khoáng hơn. Nhớ một trong bốn cái ‘ngu’ mà ‘làm mai’ dẫn đầu, không
thích mai mối e làm con mình tức tủi hiểu lầm làm cao, khó
khăn, chê kén, ế ẩm, lỡ thời. Vì vậy thật thanh thản, không câu kỳ khách
sáo, cũng không “a lê hấp” trao gươm cho chiến sĩ.
Cậu trẻ nầy, bề ngoài không có vẻ kênh kiệu, vênh vênh tự đắc, ba
hoa chích choè, ngạo mạn trịch thượng’ ta đây’. Vẻ nhu hoà khiêm tốn , chịu khó
nghe, thật thà như đếm của cậu ta lắm lúc làm chúng tôi phân vân. Mặc kệ, đến
đâu hay đến đấy, suy nghĩ chi cho thêm bạc đầu. Tỉnh bơ cho đở khổ, đắn đo làm
gì cho mệt bể cái óc. Nói vậy chứ làm sao không nghĩ mông lung, con người
mà, lung tung, lọạn xà ngầu, quanh đi quẩn lại cũng không tìm ra manh
mối. Đúng là vòng lẩn quẩn như câu: “ỳ nhông, ông kỳ đà, kỳ đà cha cắc ké, cắc
ké mẹ kỳ nhông, kỳ nhông ông kỳ đà...” Nhìn hai trẻ như hai gà nòi thình lình
giáp trận, dò xét ước lượng đối phương. Đây cũng là hai đôi mắt nhà nghề định
bệnh, ước đoán xem đối tượng mấy lần đau?
Rồi những lần viếng thăm nhiều hơn, riêng rẽ nữa. Phải để cô cậu
tìm hiểu nhau, gây gổ, giận hờn rồi làm hòa, thế mới gọi là ‘thương nhau lắm
cắn nhau đau.’. Thời kỳ nầy là đẹp nhất, ngày tháng không còn phẳng lặng như
xưa. Nhìn hai trẻ càng ngày “ tình trong như đã mặt ngoài còn e “mà nhớ lại
thuở nào..Chắc ai trong khúc quanh tình cảm nầy cũng thế thôi.
Nhớ nhau bằng quà biếu, ghen hờn qua hỏi dò, ngày nay tiện
nghi hơn, hẹn hò nhau bằng điện thoại, e-mail. Sinh nhật em bao nhiêu năm bấy
nhiêu hoa hồng đỏ thẫm, đáp lại cà vạt quàng ấm cổ aó ấp thân anh. Và hai trẻ
săn sóc nhau gần gũi. Đối với chúng tôi, vẫn một mực cháu con, với các em đâu
đó phân minh.
Điều khôi hài nhất là chúng tôi không ngờ cậu nầy không hiểu tiếng
Việt nhiều cho lắm, có thể vì nhà tôi gốc Bắc nói trọ trẹ khó nghe hoặc bên nhà
cậu ta ít nói tiếng mẹ. Quen khá lâu mà mỗi lần đưa sách báo Việt cho đọc, thấy
cậu lờ đi hay đem về cho ba măn. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng cậu ta không có
thì giờ, về lâu mới tá hỏa là cậu ta nói được mà nghe khó ‘vì chúng tôi nói
nhanh và văn chương’. Cứ thấy cậu ta chịu khó nghe, cười trừ, nhỏ nhẹ ‘trả
miếng’, dạ dạ làm thinh, trả lời chậm rãi, hoặc chần chừ rồi mới phản pháo, diễn
tả khó khăn, chúng tôi tưởng chừng phe ta đông tấn công quá làm địch thủ thối
lui. Rốt cuộc đối phương thật sự chưa thành thạo tiếng, ngôn ngữ bất đồng.
Chính mẹ Thinh lúc đầu cũng có cho biết nội trong các con, Thinh còn thích
tiếng Việt nhất.
Riêng đối với tôi, Thinh gần gũi hơn, cởi mở hơn. Ngược lại
tôi cũng mở rộng lòng mình không chút đắn đo tiếp đón đứa con mới, dù trong
thâm tâm tôi vẫn thấy có điều gì chưa ổn ở Thinh. Chỉ cầu xin một điều là hai
trẻ thành thật thương nhau.
Thường trong gia đình có ba con trai, cha mẹ khen tôn con cả, cưng
chiều con út, đứa giữa hay bị bỏ quên một cách vô tình, đứa con nầy thèm tình
mẫu tử lắm. Thinh rất có hiếu, lo cho mẹ từ chút, mở miệng ra là nói đến mẹ,
bảo gì làm nấy. Ai nói gì cũng so sánh với mẹ, mẹ lúc nào cũng đúng, như là
thần tượng của Thinh vậy. Tôi mừng lẫn chút ngạc nhiên là còn thấy thời bây
giờ, một cậu trai trưởng thành có địa vị xã hội mà còn một mực nghe lời mẹ hết
lòng. Giây liên lạc thắt chặt chỉ chờ buộc gút.
Gần một năm sau, thình lình tôi phát bệnh. Thinh đã đối với tôi thật đầy nghĩa
tình, ngày ngày gọi thăm. Cảm động biết bao khi biết tôi nằm bênh viện, không
ngại xin nghỉ đến lên tinh thần, khuyên nhủ tôi từ chút một. Có lần cậu nắm lấy
tay tôi ân cần dặn dò đủ thứ. Chắc các bạn cũng hiểu tại sao tôi quí Thinh vô
vàn. Từ dạo ấy, trong thâm tâm tôi,Thinh không còn là người ngoài nữa mà đã vào
khung gia đình rồi. Tôi cũng không cần tìm hiểu phía Thinh thật, giả, vì
bao lần nêu cao lòng tốt của Thinh với mẹ đều được bà trả lời:’’ Đối với ai,
Thinh cũng thế’’. Câu nói vô thưởng vô phạt nầy càng khẳng định tấm lòng thương
người của Thinh rõ nét hơn, tôi càng quí mến cậu ta gấp bội.
Không đoán trước được tương lai hai trẻ thế nào chỉ nguyện xin và
phó thác. Riêng với chút ân tình không trả được, xin ghi tâm tạc nhớ thì thầm
nhắc gọi ‘’ thằng rể, con tôi’’.
Cô Trần Thành Mỹ
ĐÊM HÀ TIÊN.
Đêm HÀ TIÊN mênh mông hương biển mặn nồng,
Sâu lắng tiếng chuông chùa vờn quanh thạch động,
Cảnh cũ chốn xưa thân thương tri kỷ,
Đêm HÀ TIÊN tao ngộ khách tang bồng.
Con sóng nghĩa nhân vỗ về HÒN PHỤ TỬ,
Nguyên vẹn dấu chân MẠC CỬU mở đất khai hoang,
CHÙA PHÙ DUNG êm ả bãi cát vàng,
Đời nhớ mãi chuyện tình buồn nàng XUÂN TỰ.
CHIÊU ANH CÁC sáng hồn thơ MẠC THIÊN TỨ,
Đêm Nguyên Tiêu-Đêm của mặc khách tao nhân,
Dấu thời gian chứng tích nét phong trần,
Vẫn sừng sững một mỹ nhân LAN ĐÀO KIM DỰ.
Đất HÀ TIÊN- Đất của thi ca tình sử,
Dệt đẹp tơ duyên MỘNG TUYẾT - ĐÔNG HỒ,
Đêm trăng mơ màng soi bóng núi TÔ CHÂU,
HÀ TIÊN THẬP CẢNH - nơi tài năng hội ngộ.
|
25 tháng 8 2014
ĐẸP THAY TÌNH THƯƠNG
Tình yêu thương dễ hằn sâu thẩm thấu,
Thế mấy ai suy nguồn cảm tự đâu ?
Có bao giờ tự hỏi đó là gì,
Hành động thật hay thương vay nhớ mướn ?
Lấy gì đo lòng người khô sâu cạn,
Cân tiểu ly đâu nhúc nhích trợ tim.
Kỹ thuật nào tính nồng độ im lìm,
Mức tình cảm chỉ phỏng theo dự đoán.
Ai cũng quyết thương nhiều hơn bên ấy,
Lấy gì đong mà cũng giận hờn lây.
Còn bắt đền sùi sụt cả thâu đêm,
Tâm biểu độ xuống lên vô chừng mực.
Vô lý thay hận yêu không giới hạn,
Từ mực cao yêu rơi xuống vực thù.
Chấm phá thêm bao bảo tố bất ngờ,
Ghen tị nghi nan mộng mơ tan vỡ.
Ngay trong tình yêu có phần cân lọc,
Không có gì nguyên tuyền vẹn khiết tinh.
Mấy ai sống chết mối tình duy nhất,
Suốt cả cuộc đời quên bản thân mình.
Tình yêu không thể chỉ có một chiều,
Như thù hận có hai bên chiến tuyến.
Mỗi mũi tên hướng về hồng tâm tuyển,
Không thương được người sao có tình người.
Cây không nhựa khô cằn đâu dễ sống,
Đèn không dầu vô dụng lại vô duyên.
Đẹp thay tình của biển rộng với thuyền,
Đời huyền diệu như trăng sao vằng vặc.
Tưởng đơn thuần mà hình trăm vạn lối,
Không dễ dàng gì việc nhận với cho.
Tay dơ rửa tẩy sạch đi vết thối,
Hành động nhơ vẫn bất biến trong tâm.
Phúc cho ai tim không như khối tuyết,
Tình đẹp thay là nguồn cội cuộc đời.
Chất men sinh động hóa cả mọi thời,
Thiên đường ngự ngay trong lòng nhân thế.
|
24 tháng 8 2014
22 tháng 8 2014
NỢ QUÊ
Không nghèo túng hay ăn chơi hoang phí,
Nhưng sao lòng vẫn mang nặng nghĩ suy,
Đất SÓC TRĂNG ân tình ấy khắc ghi,
Dẫu ở nơi đâu tôi vẫn còn thiếu nợ.
Ăn tô bún nước lèo cho tôi thêm hiểu,
Hương vị thơm lừng từ hương đất phù sa,
Chắt lọc nên tinh túy tình cảm quê nhà,
Và từ gánh bún ấy mẹ nuôi con vào đại học.
Làng biển VĨNH CHÂU cha bao đời khó nhọc,
Cho con cá khoai tròn trịa vị mặn mòi,
Sóng bạc đầu cha bạc tóc ra khơi,
Đời ngư phủ biến con cá con tôm thành vàng ngọc.
Ở quê nghèo đâu thiếu tấm gương hiếu học,
Dù khổ cực gian nan vất vã mưu sinh.
MỸ TÚ đẹp màu bông bồn bồn rụng trắng lung linh,
Nuôi lớn ước mơ em gái thành cô giáo,
Món nợ quê tuy không phải là nợ châu báu,
Rất nhẹ tênh mà khó trả dứt trong đời.
SÓC TRĂNG ơi, tình quê mẹ sáng ngời,
Món nợ ấy là nợ ơn, nợ nghĩa !
|
21 tháng 8 2014
20 tháng 8 2014
19 tháng 8 2014
18 tháng 8 2014
THƯ MỜI HỌP MẶT CHS HOÀNG DIỆU VÀ ĐỒNG HƯƠNG
Kính chào Thầy Cô, thân chào Cựu Học Sinh Hoàng Diệu, thân chào Đồng Hương,
theo đây là vài điều quan trọng cho ngày họp mặt 04.10.2014 tại Đức (Crailsheim):
- Quí vị hãy liên thẳng với hotel Zum Hirsch www.stirn-hotel.de, email:info@stirn-hotel.de, Tel.: 00497951/97200, Fax: 00497951/972097 bằng tiếng Anh để đặt phòng (booking).
- Giá phòng đôi 85 Euro/đêm (90 Euro nếu có balcon), phòng đơn 55 Euro/đêm, bao gồm ăn sáng.
- Cho buổi ăn trưa thì tôi đề nghị „à la carte“ thay vì „brunch“ như dự định. Quí vị có thể chọn món ăn qua thực đơn (menue) vào ngày hôm trước.
Hotel Zum Hirsch nằm đối diện với restaurant Hirschgarten nơi họp mặt, nên Qui vị không phải đi xa. Mặc dù vào thời điểm họp mặt hotel không hết phòng, nhưng tôi đề nghị Quí Vị nên đặt phòng sớm nhất, nếu có thể.
Vài hàng này để kính mời Thầy Cô và các Cựu Học Sinh Hoàng Diệu và Đồng Hương khắp nơi tham dự buổi họp mặt vào 04.10.2014.
Thân mến
Kiều Thị Hiếu (66 – 73)
17 tháng 8 2014
THƯ TÌNH TUỔI 60 !
Thời gian dẫu có ngừng trôi
Bâng khuâng em đếm..." Sáu Mươi tuổi đời "
Giật mình - Sợ quá người ơi !
Bon chen cũng lắm - " hụt hơi " cũng nhiều !
Sáu Mươi - em vẫn còn yêu
Yêu cây - yêu cỏ - yêu trời - yêu mây
Dòng đời xuôi ngược đó đây
Đôi khi tự hỏi...Chẳng ai yêu mình ?!
Hay là người dễ lãng quên ?
Dỗi hờn em lại một mình làm thơ !
Sáu Mươi hay " quạu " bất ngờ
Xin đừng ai trách " Bây giờ có cơn !"
Có gì đâu - Nỗi cô đơn
Quên sau quên trước lại còn lơ mơ !
Sáu Mươi - sắp tới " bến bờ " ?
Hoàng hôn trước mắt... không chờ ai đâu !
Thôi thì vui trước - lo sau
Sáu Mươi đời vẫn muôn màu... Thích ghê !!!
|
15 tháng 8 2014
Lại Chuyện Một Người Việt "Kiều" Già Lấy Một Cô Gái Trẻ.
Vợ ông
Thuận sau cơn bạo bệnh đã mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và
gái của ông
bà đều lớn cả và có gia đình nên ông ở chỉ có một mình. Từ ngày vợ mất, ông đã ngoài 65, nhưng vẫn còn tráng kiện và khoẻ mạnh.
Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ, làm chấn động cả một thị trấn nhỏ, nơi có tin lành dữ gì là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN cưới một cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20, chỉ đáng tuổi con, cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non!
Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy, chỉ có một mình ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối! Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.
Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ, làm chấn động cả một thị trấn nhỏ, nơi có tin lành dữ gì là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN cưới một cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20, chỉ đáng tuổi con, cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non!
Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy, chỉ có một mình ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối! Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.
Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm rửa sạch
sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By Night,
Asia... cho cô coi. Khuya, ông chỉ tay vào một căn phòng và nói:
- Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.
Cô gái hơi ngạc nhiên, nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một phòng, khi nào cần làm "chuyện ấy" thì mới...mò sang! Hix! Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú)..., ông nói nhẹ nhàng, nhưng nghiêm trang với cô:
- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.
Ở cái xứ sở này, đâu ai để ý ai, đâu ai biết đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành. Cô chỉ biết vâng dạ.
Những đêm xa nhà, xa quê hương một mình nơi đất khách quê người, mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là của một ông già. Nhiều lần, cô lưỡng lự, muốn qua gõ cửa phòng vào nói chuyện với ông, nhưng rồi lại thôi.
Một năm thấm thoát trôi qua. Cô còn trẻ, lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các tests để vào ngành y tá.
Khi cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt, được cô báo tin đã ''passed'': đậu. Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ! Cô còn đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.
- Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.
Cô gái hơi ngạc nhiên, nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một phòng, khi nào cần làm "chuyện ấy" thì mới...mò sang! Hix! Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú)..., ông nói nhẹ nhàng, nhưng nghiêm trang với cô:
- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.
Ở cái xứ sở này, đâu ai để ý ai, đâu ai biết đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành. Cô chỉ biết vâng dạ.
Những đêm xa nhà, xa quê hương một mình nơi đất khách quê người, mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là của một ông già. Nhiều lần, cô lưỡng lự, muốn qua gõ cửa phòng vào nói chuyện với ông, nhưng rồi lại thôi.
Một năm thấm thoát trôi qua. Cô còn trẻ, lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các tests để vào ngành y tá.
Khi cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt, được cô báo tin đã ''passed'': đậu. Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ! Cô còn đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.
Ba năm sau, cô và ông ra đón cha mẹ cô và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi. Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đình, chạy lại ôm chầm lấy ông, mắt đã nhoè lệ và kêu lên sung sướng.
- Ông Thầy!
Thì ra ông Thuận nguyên là sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. Còn "ông bố vợ", bố của Hằng nguyên là một trung sĩ, thuộc cấp của ông.
Hai thầy trò ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông Thuận mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đã sai lầm.
Ngày xưa, sau 1975, lúc ông phải đi tù cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đạp xích lô nuôi gia đình bữa no, bữa đói, mà vẫn chia sẻ, giúp đỡ gia đình ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.
*****
Ông bùi ngùi nói với tôi:
- Chú Hòa biết không, trong trại cải tạo là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân thì một cân đường, một kg chà bông, một bịch đậu phọng, vài viên thuốc... quý hơn vàng, nhưng những thứ ấy vẫn không quý bằng tình nghĩa mà người lính dành cho mình. Đó là niềm tin và hy vọng.
Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đình chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên. Tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần nên tôi đành phải bàn ... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này.)
*****
Tôi hiểu câu chuyện. Thì ra ông về VN, "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đã cưu mang giúp đỡ ông và gia đình sau 1975.
Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc:
- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?
Ông mỉm cười:
- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có hai người biết là tôi và người lính ấy.
Nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ý tưởng, tôi nói:
- Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?
- Tôi chỉ làm một việc rất bình thường. Sống có tình có nghĩa là vui lắm rồi, cần gì òm ĩ...
Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống vui vẻ, cô đứng dậy, đi về phía tôi và nói:
- Anh Hòa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ hai của em vậy!
Tôi thấy mắt Hằng long lanh!
ĐNH
18/7/2014
14 tháng 8 2014
Con gái chớ dại vướng vào trai đẹp
Vẻ đẹp không thể làm nên
tất cả
Khi được hỏi về những
điều tìm kiếm ở một người bạn trai lý tưởng, hầu hết con gái đều đề cập đến các
yếu tố như tâm lý, mạnh mẽ, có chí tiến thủ, cuộc sống ổn định... Bên cạnh
những tiêu chuẩn về mặt phẩm chất, tính cách đó, sau cùng họ mới đề cập đến yếu
tố ngoại hình "Nếu đẹp trai như diễn viên nữa thì càng tốt". Như thế
đủ để biết cô gái nào cũng thích yêu được chàng đẹp trai nhưng trên tất cả, họ
trông đợi vào một người đàn ông giỏi giang, cầu tiến, tốt bụng hơn.
Thực tế cũng chứng minh
rất nhiều phụ nữ đã hạnh phúc khi ở bên một người chồng xấu hơn mình nhưng lại
giỏi kiếm tiền, hết lòng yêu thương và chăm lo cho gia đình. Như vậy, suy cho
cùng, với phái yếu, người được cho là luôn cần một bờ vai vững chắc để nương
tựa, vẻ đẹp của người đàn ông không bảo hành cho nhu cầu đó.
Ngay cả với cánh mày
râu, họ cũng nhận thấy muốn thu hút phụ nữ, bản thân họ cần nỗ lực chứng minh
là một anh chàng đáng tin cậy, mạnh mẽ, có cuộc sống ổn định... Vẻ đẹp trai có
thể "hạ gục" phái đẹp từ cái nhìn đầu tiên song chẳng
thể giúp họ chinh phục được trọn vẹn trái tim người con gái mà họ có thiện
cảm.
Hãy thử tưởng tượng, khi
sánh đôi cùng một chàng đẹp trai, bạn sẽ nhận được vô số ánh mắt ngưỡng mộ từ
những người xung quanh, sự ghen tị của những cô gái khác. Chàng sẽ là người thu
hút gần như toàn bộ sự chú ý về phía mình, trái lại, bạn chỉ như một cái bóng vô
hình, mờ nhạt, chẳng ai để mắt tới.
Hẹn hò với một chàng đẹp
trai, bạn sẽ tự hào vì đi đâu ai cũng khen: "Người yêu đẹp trai thế",
"Số đỏ thế, 'bắt' ở đâu được chàng trai như tài tử điện ảnh vậy".
Nhưng dần dần, bạn sẽ nảy sinh tâm lý nhàm chán vì tất cả những gì bạn nghe
người khác nói đều là khen ngợi vẻ đẹp của người yêu. Không chỉ bản thân không
được chú ý mà ngay với người yêu bạn, chẳng ai nhìn nhận thấy điểm mạnh nào
khác ở chàng ngoài diện mạo hút mắt.
Bản thân những anh chàng
đẹp trai cũng thấy nhàm chán khi nhận được quá nhiều lời khen về vẻ ngoài của
mình. Dần dần họ nhận thấy đó là những lời khen vô nghĩa, thậm chí gây phiền
nhiễu.
Trai đẹp cũng hay ỉ lại
vào lợi thế ngoại hình của mình. Họ không cố gắng để tạo sự thú vị cho mối quan
hệ bằng những câu chuyện hài hước hay một điều bất ngờ. Rốt cục, yêu được một
anh chàng đẹp trai, bản thân bạn cũng cảm thấy nhàm chán.
Trai đẹp thường kiêu
ngạo
"Thật bất công khi
yêu cô ấy. Rõ ràng là tôi đẹp hơn hẳn..." - Đó là suy nghĩ thường thấy của
những anh chàng đẹp trai. Ý thức được vẻ đẹp của mình song họ lại tự tôn vẻ đẹp
đó một cách thái quá. Họ luôn tin rằng người phụ nữ nào sánh đôi với mình thật
là một may mắn, diễm phúc lớn. Vì vậy, yêu một chàng đẹp trai, bạn dễ bị chàng
coi thường, người ngoài cũng không đánh giá cao bạn, mặc dù ngoại trừ lợi thế
ngoại hình, người yêu bạn không có gì nổi bật để "vượt mặt" được
bạn.
Trong khi một gương mặt
đẹp, một thân hình cân đối của phái mạnh không đủ để duy trì sức hút đối với
phụ nữ trong thời gian dài dài thì những chàng đẹp trai lại không ý thức được
điều này. Với một cô gái, phong thái lịch sự, ăn mặc đẹp, cách nói chuyện thú
vị, sự tự tin, tài năng, khả năng tán tỉnh... mới thực sự là điều khiến họ dễ
dàng bị "hạ gục" thì trai đẹp lại không nỗ lực làm đẹp tâm hồn mình ở
những mặt đó. Họ cho rằng "mặt tiền"của mình đã là quá đủ, chẳng cần
nỗ lực gì nữa thì cô gái nào cũng "chết đứ đừ". "Mình đẹp nên
mình có quyền" thường xuyên xuất hiện trong suy nghĩ của họ. Sẽ đến lúc
bạn vô cùng phiền lòng vì thái độ tự mãn đó ở những chàng trai đẹp.
Trai đẹp mà không thực
sự "đẹp"
Vì kiêu ngạo, vì tự mãn
về bản thân nên trai đẹp thực ra lại không phải một người đẹp thực sự. Cho rằng
mình có quyền nên trai đẹp thường không đối xử tốt với mọi người xung quanh,
trong đó có phụ nữ. Thực tế cho thấy, rất nhiều cô gái đã trở thành nạn nhân
của trai đẹp. Sau những cuộc tình chớp nhoáng, những lời tán tỉnh ngọt ngào hay
thậm chí là cuộc tình một đêm, không ít cô gái đã bị trai đẹp vứt bỏ không
thương tiếc, không chút lương tâm.
Đa số các chàng đẹp trai
có xu hướng sống ích kỉ. Họ không cư xử tinh tế, dịu dàng với phụ nữ bởi cho
rằng mình chẳng cần làm thế thì con gái vẫn lăn xả vào.
Yêu trai đẹp phiền phức,
không an toàn
Bạn bị hấp dẫn bởi vẻ
đẹp trai của chàng thì không có cớ gì các cô gái khác cũng bị chàng hớp hồn.
Khi đã chính thức hẹn hò với chàng, chẳng có gì đảm bảo được bạn sẽ cầm chân
được anh ấy. Việc vô số cô gái khác không ngừng tán tỉnh chàng đã là một phiền
toái lớn, nhưng việc chàng cũng đong đưa lại các cô gái đó còn khiến bạn đau
khổ hơn nhiều lần.
Người ta vẫn nói yêu
trai đẹp không an toàn là vì thế. Ngay cả khi đang yêu, bạn vẫn ngày đêm sống
trong tâm trạng nơm nớp lo sợ cô gái khác sẽ "nẫng" mất chàng. Kéo
theo đó, bạn buộc phải làm mọi cách, nghĩ mọi kế để giữ được anh ấy cho riêng
mình. Cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi cũng chỉ bởi suốt ngày sống trong lo
sợ, phiền phức, bất an...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)