27 tháng 11 2016
26 tháng 11 2016
Gà om nấm đậm đà thơm phức
Vào những ngày mùa đông ấm áp, các bạn có thể thưởng thức món gà om nấm đậm đà thơm ngon ngay tại nhà thì còn gì tuyệt hơn nữa!
Gà om nấm đậm đà thơm phức ai cũng mê!
Để giúp các bạn có những món ăn thơm ngon vào những ngày mùa đông thêm ấm áp thì sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món gà om nấm đậm đà, thơm ngon mà ai cùng mê nhé!
Chuẩn bị các nguyên liệu
Gà tươi: 500gam( sử dụng cánh gà và phần đùi gà sẽ ngon hơn nếu sử dụng gà công nghiệp).
Nấm hương: 100gam.
Gừng, tỏi, cà rốt: mỗi loại một củ.
Bột canh, nước mắm, bột năng, bột ngọt…
3 tép tỏi; 10 cm cà rốt, thái lát; 10g muối; 15ml xì dầu loại nhạt màu; 15ml rượu nấu ăn; 1 quả ớt đỏ; 1 quả ớt xanh;
Hướng dẫn các bước thực hiện món gà om nấm đậm đà
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
+ Nấm hương khô rửa sạch, ngâm nở. Vớt ra, để ráo.
+ Gừng, tỏi, cà rốt thái lát.
+ Ớt thái nhỏ, hành lá thái nhỏ.
Bước 2: Chế biến
+ Đầu tiên, các bạn cho nước vào nồi, đun sôi cho thịt gà vào chần khoảng 2 phút.
+ Sau đó, vớt thịt gà ra để ráo nước.
+ Tiếp đó, các bạn thêm dầu ăn vào chảo, thêm gừng, tỏi và ớt vào xào khoảng hai phút cho thơm. Sau đó, thêm thịt gà vào, đảo vài phút cho vàng. Thêm hoa hổi, xì dầu, rượu, cà rốt và nấm vào xào cùng vài phút.
+ Cuối cùng, bạn thêm nước sâm sấp mặt thịt gà. Đun sôi tất cả, rồi đậy vung đun nhỏ lửa trong 30 phút.
Bước 3: Hoàn thiện và thưởng thức
+ Cuối cùng, bạn bỏ vung, vặn lửa lớn đun thêm một chút rồi rồi cho gà om nấm ra đĩa, rắc hành lá lên rồi thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công!
Quỳnh Nguyễn (TH)/Khoevadep
Tôm nướng kiểu Thái
Với cách làm tôm nướng kiểu Thái này bạn chẳng cần dùng tới lò nướng chỉ cần 1 chiếc chảo nóng đã đủ cho ra món ăn siêu hấp dẫn rồi.
0,5kg tôm sú tươi, nên chọn tôm còn sống khi nướng mới ngọt
Tỏi, gừng
Ớt chỉ thiên
Rau húng quế
Gia vị làm sốt: nước tương, tương ớt, đường nâu, dầu mè
Bột ớt, tiêu xay, muối
Xiên que
Chảo dày để nướng
Ngâm xiên que vào nước để khi nướng không bị cháy
Nghiền nhuyễn tỏi và gừng.
Cắt nhuyễn rau húng quế, cắt nhỏ ớt.
Trộn hỗn hợp rắc lên tôm khi nướng: 1 thìa café bột ớt với 1 thìa café tiêu xay và ½ thìa café muối.
Cho các nguyên liệu làm sốt quết lên tôm vào nồi, khuấy đều, đun nhẹ cho tan vào nhau là được:
¼ bát nước
½ bát nước tương
½ bát tương ớt
1 thìa café dầu mè
2 thìa canh đường nâu
1 thìa café gừng ngiền, 1 thìa café tỏi ngiền
Sau khi bắc xuống cho ớt và rau húng quế vào. Bạn có thể nêm nếm lại cho vừa khẩu vị hơn.
Tôm sau khi làm sạch, cắt bỏ đầu, râu và đuôi.
Xiên vào que.
Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo. Cho tôm lên nướng 1 mặt, sau đó lật mặt còn lại, rưới 1 ít dầu ăn lên.
Khi 2 mặt đều vàng bạn rắc bột muối ớt tiêu (đã làm ở bước 2) lên.
Sau đó, lấy tôm ra đĩa, phết sốt ở bước 3 lên và thưởng thức lúc tôm vừa nướng xong còn nóng.
Từ giờ hãy nhớ ngay công thức này mỗi khi thèm món tôm nướng nhé. Món tôm này rất phổ biến trong các món ăn vặt ở Thái. Chỉ với một chiếc chảo nóng mà không cần lò nướng cùng với hương vị từ nước sốt rất đặc biệt là bạn đã có ngay món tôm nướng kiểu Thái ngon ngất ngây rồi. Thịt tôm giòn ngọt hòa quyện với phần nước sốt cay cay, mằn mặn cộng thêm mùi thơm của tỏi, gừng, húng quế. Đây là món ăn rất hợp để bạn trổ tài khi nhà có khách hoặc đơn giản muốn đổi vị cho bữa cơm của cả nhà trở nên đặc biệt hơn mọi ngày.
Chúc bạn ngon miệng!
Theo nha linh / Trí Thức Trẻ
25 tháng 11 2016
24 tháng 11 2016
22 tháng 11 2016
21 tháng 11 2016
HÌNH ẢNH & BÀI VIẾT VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VÀ HỘI THẢO KHOA HỌC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG
ĐÓN THẦY VỀ VỚI NHÀ
XƯA
Nhân ngày Nhà Giáo và nhân Hội thảo Khoa học Lịch sử hình thành và phát triển trường TH Hoàng Diệu, BLL đã đón các thầy kỳ cựu về với nhà xưa... Gặp thầy Vịnh trước ở số 22 Tô Vĩnh Diện, Thủ Đức. Sau đó về Bến Tre...
Nhà thầy Tháo trong con hẻm sâu 300m. Bề ngang chưa đầy 2m. Thầy đợi bên đường. Xong xe xuôi xuống Bình Đại đón thầy Cao Văn Bảy tại nhà. Nhà thầy Bảy to đẹp lắm.
Sẵn đường xe về "nhà xưa" theo ngã Trà Vinh. Ghé bánh canh nổi tiếng Bến Có quá trưa. Các thầy đều khỏe khi "dứt điểm" tô bánh cnah và ly nước mía! Xe chạy thêm 300m là tới thắng cảnh du lịch Ap Bà Om. Ghi hình kỷ niệm.
Buổi tối ở "nhà xưa" thầy gặp lại đồng nghiệp cũ trong nhà hàng. Trước đó, khi trời còn sáng các thầy cũng cố gắng thăm các người thân trong nội thị theo thời gian cho phép.
Sáng sớm, các thầy đã thức đợi trò cùng ăn sáng, rồi cùng nhau về nhà xưa thực sự.
Tay bắt mặt mùng trong buổi họp kỷ niệm ngày Nhà Giáo. Sau đó hơn tiếng đồng hồ, các thầy dự Hội thảo. Tại hội thảo, thầy Thảo đã cung cấp nhiều thông tin quý báu thời gian đầu thầy về trường, góp phần làm sáng tỏ một số chi tiết chưa đủ thông tin trước đó.
Sau buổi cơm trưa chia tay, kéo hơi dài, xe đưa các thầy về lại nhà. Quyến luyến. lưu luyến, bịn rịn lần nào cũng có... Làn này như là sâu nặng hơn. Bởi biết bao giờ có lần trùng phùng vui như vậy.
HỒ QUỐC LỰC
Hội thảo “Lịch sử hình
thành và phát triển Trường TH Hoàng Diệu”
Diễn ra vào ngày 19/11/2016 đã có sự tham sự nhiều thế hệ Thầy Cô, CHS tham gia.
Hội thảo được vinh dự đón tiếp trên 60 đại biểu, đặc biệt đáng trân trọng quý thầy cao niên như Thầy Lê Xuân Vịnh, Thầy Lê Kim Tiết Tháo, Thầy Cao Văn Bảy, Thầy Lâm Cộng Hưởng, Thầy Phạm Văn Phái, Thầy Huỳnh Vĩnh Trung, Thầy Trương Tấn Lộc, Thầy Lý Ngọc Hiếu và nhiều thầy cô trẻ đang giảng dạy tại trường. Về phía CHS có đủ các đại diện từ khóa 1957 đến 1983. Ngoài ra cũng có sự hiện diện của lãnh đạo Sở GD và chính quyền sở tại.
Hội thảo đã thông qua 9 bài tham luận, nội dung xoay quanh lịch sử hình thành Trường TH Hoàng Diệu. Phần thảo luận quá sôi nổi đưa đến sự tranh luận gay gắt . Hội thảo đã thống nhất kết luận:
- Ngày thành lập trường là ngày 3/10/1957 theo nghị định số 1717/GD-NĐ ký ngày 29/11/1957 ( Khai giảng trước nghị định ký sau)
- Về tên vị hiệu trưởng đầu tiên sau ngày thành lập trường lại ai? Câu hỏi nầy đã tạo nên không khí sôi động cả hội trường, có phút giây trở nên gay gắt. Theo tài liệu, văn bản tập hợp được thì Ông Mã Văn Hợi là thanh tra tiểu học Ba Xuyên kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng từ 10/1957 đến 6/1960 sau đó bàn giao cho Ông Bùi Văn nên ( Đây là tự liệu được sao chép từ Trung tâm dữ liệu quốc gia ). Sự hiện diện của Thầy Mại Văn Kiêm cũng là thanh tra tiểu học kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng từ 10/1957 đến 6/1960 là chuyện có thật được đại đa số thầy, chs xác nhận. Như vậy có một khúc mắc về sự quản lý giáo dục của địa phương và trung ương thời đó được Thầy Tháo lý giải coi như tạm ổn chấp nhận được.
Tin mới: 16g00 Thầy Tháo về đến nhà; 17g Thầy Bảy về đến nhà, 18g30 Thầy Vịnh về đến nhà .an toàn
LÝ HOÀNG MINH HD 68
HỘI THẢO KHOA HỌC LỊCH SỬ
HìNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG
Diễn ra ngày19/11/2016 trong khuôn viên trường, sau Lễ Kỷ niệm ngày Nhà Giáo.
Mục đích Hội thảo như chủ đề đã đưa ra.
Hội thảo đã có nhiều tham luận từ Hội Khoa học lịch sử tỉnh Sóc Trăng, Sở Giáo dục tỉnh Sóc Trăng, Hiệu trường trường, thầy Phạm Văn Phái và bảy cựu học sinh. Hội thảo đã làm sáng tỏ:
- Sao lục được Nghị định thành lập trường trung học công lập Khánh Hưng ban hành 1957. Dẫn đến không còn bàn cải năm thành lập trường, chính thức năm 1957.
- Sao lục được Nghị định đổi tên trường là Trung học công lập Hoàng Diệu ban hành năm 1961.
- Sao lục được Nghị định cho phép trường THCL Hoàng Diệu tổ chức bậc học đệ nhị cấp ban hành năm 1963.
- Một báo cáo của Ty Tiều học lên Tỉnh trưởng Sóc Trăng cho biết trường TH CL Khánh Hưng khai giảng khóa học đầu tiên nhằm ngày 3 tháng 10 năm 1957. Trước nay cho rằng là ngày 1/10/1957.
- Một báo cáo cho biết thầy Mã Văn Hợi đã chuyển giao chức vụ Hiệu trường trường THCL Khánh Hưng cho thầy Bùi Văn nên. Đây là điểm tốn nhiều thời gian tranh luận. Các học bạ còn lưu cho thấy giai đoạn 1957-1960 do thầy Mai Văn Kim ký với chức danh Hiệu trưởng. Thầy lê Kim Tiết Tháo phát biểu còn nhớ năm 1958 khi thầy về nhà trường trình diện nhận nhiệm vụ, chính thầy Mai Văn Kim, Hiệu trưởng, tiếp nhận. Và cho biết sau khi thầy Kim không còn làm Hiệu trưởng, thầy Hiệu trưởng mới Bùi Văn nên sắp xếp thầy Kim là Tổng giám thị cho tới khi nghỉ hưu.
Điểm này đưa ra giả thuyết:
- Thầy Hợi là trưởng ty Tiểu học, thầy Kim là thanh tra tiều học cao cấp thời điểm 1957-1960. Có thể thầy Kim nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng trường THCL Khánh Hưng trước tiên, khi gần năm 1960 thầy Kiêm chuyển chức vụ Hiệu trưởng qua thầy Hợi. nên thầy Hợi mới chuyển chức vụ qua thầy Nên như báo cáo lưu trữ ghi.
- Thầy Hợi chức cao hơn thầy Kim. Thầy Hợi nhận chức Hiệu trưởng từ cấp trên. Nhưng thầy Hợi ủy nhiệm thầy Kim đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trường THCL Khánh Hưng (văn bản này, nếu có, thì tiếp tục tìm kiếm). Đến khi bàn giao thầy Hợi mới là tư cách pháp lý chuyển giao chức vụ Hiệu trưởng qua thầy Nên.
- Cũng còn các giả thuyết khác.
Nhưng
không ai chối cải được thực tế thầy Mai Văn Kim được ủy nhiệm là Hiệu trưởng
đầu tiên trường THCH Khánh Hưng. Thầy đảm nhận chức vụ này từ năm 1957 và (1)
ít nhất đến cuối năm 1958 (thầy Lê Kim Tiết Tháo là nhân chứng) và (2) đến năm
1960 (các học bạ còn lưu tên thầy ký tên). Mong thay những thông tin quý báu từ
quý cô thầy cũ hoặc đồng môn ở điểm nhỏ này để đừng làm chút nặng lòng người
trong cuộc không đáng.
HỒ QUỐC LỰC
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)