Các mẹ đã biết cách xử lý những đồ ăn thừa sau Tết chưa? Hãy cùng xem một vài gợi ý tận dụng đồ ăn thừa sau Tết thành những món chống ngán hiệu quả dưới đây.
Rốt cuộc đến hẹn lại lên, cứ sau Tết là chúng ta lại bối rối không biết xử lý sao với những bánh chưng, thịt gà, giò, thịt kho, trái cây, dưa hấu, canh măng (hầm xương, giò heo)… còn thừa trong tủ lạnh. Hãy cùng điểm ra vài cách “xử lý” cho ngon và gọn nhé.
Thịt gà
Phần xương và thịt trắng có thể dùng để nấu súp hoặc cháo đều rất ngon mà còn đổi vị cho cả nhà nữa. Hoặc có thể xé nhỏ trộn gỏi, thịt gà ăn kèm các loại rau sẽ bớt ngán.
Tận dụng thịt gà thừa sau Tết
Phần thịt có thể là ruốc. Bạn xé thịt gà thành sợi, ướp với bột nêm và chút nước mắm cho thơm, sau đó cho cả vào chảo, đảo đều với lửa nhỏ, vừa đảo vừa nêm nếm thêm cho vừa miệng.Ruốc thì rất dễ ăn và có thể ăn kèm nhiều loại thức phẩm khác nhau.
Hơn nữa, ruốc có thể bảo quản được rất lâu. Thịt gà và thịt heo, thậm chí thịt bò, bạn xé nhỏ, đảo qua với lửa cho khô thịt. Sau đó dùng chày giã nhỏ, thêm muối và bỏ vào hộp dùng dần. Tất nhiên, bạn có thể trộn lẫn cả 3 loại thịt này với nhau để làm ruốc hỗn hợp.
Biến tấu thành những món nộm thập cẩm
Tận dụng đồ ăn thừa sau Tết thành món nộm thập cẩm chống ngán hiệu quả
Tận dụng thức ăn thừa thành món ngon sau Tết. Thịt gà thừa, thịt heo thừa và rất nhiều thức ăn khác, quá đơn giản, bạn hãy xé nhỏ chúng và trộn thành món nộm thơm ngon. Chắc chắn sẽ rất đẹp mắt và ngon miệng. Đảm bảo mọi người sẽ không nỡ từ chối món ăn đa vị như thế này. Tuy nhiên, với món nộm, bạn đừng quên bỏ thêm thật nhiều rau thay vì chỉ có thịt và miến. Nó sẽ làm cho mọi người bớt cảm giác ngấy.
Bánh chưng
Hầu hết các loại thức ăn còn thừa đem chế biến lại bằng cách chiên lên sẽ để được lâu hơn là để luộc. Bánh chưng để lâu một là sẽ bị lại gạo, cứng hoặc không sẽ bị mốc ở phần vỏ lá. Cách tốt nhất đối với bánh chưng chưa ăn hết nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể mang đồ lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng giòn.
Cách tốt nhất đối với bánh chưng chưa ăn hết nên để vào ngăn mát tủ lạnh
Một đĩa bánh chưng rán ăn kèm với hành kiệu muối chua hoặc chỉ là rưới nước tương cũng đủ hấp dẫn với mọi người rồi.
Tương tự, bạn cũng có thể chiên thịt gà, giò rồi để nguội đặt vào tủ lạnh bảo quản.
Chuối xanh
Bạn có thể đem phần chuối xanh nấu chuối ốc đậu để đổi vị cho bữa cơm gia đình nhé! Vị chua ngon dân dã chắc chắn sẽ xua đi phần ngán ngẩm của mâm cỗ Tết nhiều đạm.
Trái cây
Có thể tận dụng trái cây thừa để làm thạch trái cây hoặc hoa quả trộn sữa chua
Tận dụng thức ăn thừa thành món ngon sau Tết. Trái cây nhiều không ăn hết bạn có thể chuyển sang làm thạch trái cây hoặc làm hoa quả trộn sữa chua, vừa đẹp da nhuận tràng lại giải quyết hết phần trái cây “ế”.
Kinh nghiệm sử dụng và bảo quản các loại thức ăn khác
Các món thịt nguội, giò, chả, lạp xưởng… có thể dùng để kẹp bánh mỳ, ăn cùng xôi, ăn nhẹ vào buổi sáng hay bữa xế, hay thay hẳn cho một bữa khi bữa trước đó bạn đã ăn uống linh đình. Giò chả thừa thái chỉ xào với su hào, su su, cà rốt, mộc nhĩ thái chỉ, thêm tỏi và rau mùi, gọi là xào rối, cũng ngon luôn.
Canh măng chân giò còn thừa, thường là thừa thịt chứ măng đã hết veo đúng không nào? Và bạn không biết xử lý thế nào với đám thịt đó vì cảm giác ngấy? Hãy thử cất tất cả lên ngăn đá, sau ít nhất 1 ngày hẵng lấy xuống để tạm quên cảm giác đáng sợ kia, mua thêm bún, măng, phi thêm hành thơm… và làm cho nhà mình một bữa bún măng chân giò xì xụp thật ngon.
Bia: Có lẽ Tết đến là nhà nào cũng có ít nhất 1 thùng bia trong nhà. Tuy bia không cần cất giữ cầu kỳ như các loại thực phẩm qua nấu nướng đã kể ở trên nhưng cũng là một sản phẩm chỉ có thể bảo quản trong thời gian hạn chế. Bạn cần kiểm tra và sử dụng theo hạn, bảo quản nơi khô mát và tránh ánh sáng và nhiệt trực tiếp, chỉ khi gần sử dụng mới cho vào tủ lạnh.
Bạn hãy là người biết ăn uống một cách thông thái trong năm mới này, tìm hiểu một vài món ngon lành từ dưa hấu để tận dụng được hết những ngon ngọt đầu năm nhé!
Theo Khoevadep
Tết này tự tay làm món bánh dứa thơm ngon khó cưỡng
Những chiếc bánh dứa nướng thơm ngon, lạ miệng, sẽ là món quà đãi khách tuyệt vời trong dịp Tết này.
Nếu bạn đã từng 1 lần được nếm thử món bánh dứa nướng nổi tiếng của Đài Loan chắc không thể nào có thể quên được hương vị và sự thơm ngon của món ăn này.
Bánh dứa vàng ruộm, thơm lừng, nhân dứa ngọt ngào là món quà ngon đãi khách dịp Tết. Cách làm không hề khó đâu nhé! Hãy theo dõi công thức của chúng tôi.
Nguyên liệu làm bánh dứa:
+ 120g bơ
+ 20g sữa đặc
+ 200g bột bánh ngọt
+ 100g bột bánh mỳ
+ 2 lòng đỏ trứng gà
+ 10g đường phèn
+ Muối ăn
Cách làm bánh dứa:
+ Dứa gọt bỏ vỏ, bỏ mắt và băm nhỏ như trong hình.
+ Lọc dứa qua rây để bỏ bớt nước.
+ Đổ dứa băm vào chảo, thêm đường phèn và chưng đến khi dứa sền sệt thì giảm lửa. Tiếp tục chưng dứa đến khi đặc, ráo nước.
+ Đợi vài phút cho dứa nguội bớt rồi chia làm 26 phần nhỏ (mỗi phần 15g). Nặn dứa thành hình viên tròn, bọc ni lông và cất vào tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng.
+ Trong lúc đợi nhân, bạn hãy bắt nhau vào làm vỏ bánh bằng cách cho bơ và đường vào bát, dùng máy đánh trứng đánh đều lên và thêm lòng đỏ trứng gà, sữa đặc vào đánh thật mịn. Khi hỗn hợp kem-bơ đã hoàn thành, rây bột bánh mỳ, bột bánh ngọt và muối vào bát.
+ Nhào bột thành khối mềm, mịn, không dính tay thì bọc ni lông lại ủ trong tủ lạnh 40 phút.
+ Sau đó, lấy bột ra, chia làm 26 phần. Cán mỏng, thêm nhân, bọc lại rồi ép vào khuôn và nén thành hình chữ nhật.
+ Đặt bánh vào khay, nướng khoảng 12-15 phút ở 165 độ C rồi lật ngược bánh và nướng thêm 10 phút nữa cho vỏ bánh chín vàng đều.
+ Lấy bánh ra ngoài, để nguội, muốn bảo quản lâu thì bọc vào túi hoặc hũ kín.
Thật ngon mắt và đã miệng với món bánh dứa thơm lừng. Còn chần chừ gì mà không thử?
Theo Chinasichuanfood
Theo Bạch Ngân (Emdep.vn)
Tự nấu nồi chè khoai lang thập cẩm
Bát chè khoai ngon tuyệt, đầy màu sắc sẽ khiến các thành viên trong gia đình bạn hào hứng lắm đây.
Chè khoai lang là món chè ngon, quen thuộc với nhiều người. Chè không chỉ ăn được vào mùa hè, mà bạn còn có thể thưởng thức ngay giữa tiết trời "giao mùa đỏng đảnh" đông - xuân.
Nguyên liệu nấu chè khoai lang thập cẩm:
+ 200g khoai môn
+ 100g khoai lang tím
+ 100g khoai lang mật
+ 100g khoai lang bở vàng
+ 40g bột báng
+ 100g hạt trân châu nhiều màu
+ 800ml nước
+ 500ml sữa dừa
+ 140g đường phèn
+ 4-5 lá dứa
+ Muối ăn
+ 100g khoai lang tím
+ 100g khoai lang mật
+ 100g khoai lang bở vàng
+ 40g bột báng
+ 100g hạt trân châu nhiều màu
+ 800ml nước
+ 500ml sữa dừa
+ 140g đường phèn
+ 4-5 lá dứa
+ Muối ăn
Cách nấu chè khoai lang thập cẩm như sau:
+ Đun một nồi nước sôi, thả những miếng trân châu nhiều màu sắc vào luộc đến khi trong suốt và nổi lên trên mặt nước thì vớt ra, bỏ vào một bát nước nguội.
+ Sau đó, bạn cho bột báng vào trong một cái rây to, thả vào nồi nước sôi, đun đến khi bột báng trở nên trong suốt thì vớt ra, thả vào bát nước lọc.
+ Khoai môn nạo vỏ, rửa sạch và thái miếng vuông.
+ Làm tương tự với các loại khoai lang còn lại.
+ Sau đó, ngâm các loại khoai này vào nước muối vài phút rồi rửa lại với nước sạch.
+ Chuẩn bị nồi hấp, thả các loại khoai vào nồi và hấp chín.
+ Múc khoai vào đĩa. Riêng khoai lang tím để riêng một bát khác.
+ Bây giờ, bạn chuẩn bị 800ml nước lọc, cho vào nồi, thêm đường phèn và lá dứa vào đảo đều, khi đường tan thì đổ tiếp nước cốt dừa và bột báng. Chú ý đun lửa nhỏ vừa phải.
+ Sau đó, thêm hạt trân châu màu.
+ Cuối cùng, thả khoai lang vào, đảo đều, có thể thêm xíu muối để chè trở nên đậm đà hơn.
Khi chè đã chín thì tắt bếp, múc ra bát, thêm khoai lang tím lên trên. Như vậy, bạn đã có ngay một bát chè khoai lang thập cẩm đầy màu sắc, ngon tuyệt vời.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món chè khoai lang này nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét