Người đến tuổi trung niên, thuận theo năm tháng thì cơ thể cũng dần lão hoá. Lưng còng, mắt mỏi, tay run, đi đứng nhiều khi chẳng thuận lòng, huyết áp tăng cao người bủn rủn. Tuổi xuân thì cũng quá thời, trung niên là lúc đến thời phải lo.
Vậy nên, đến tuổi trung niên chúng ta phải chú ý không uống ba rượu, không đi ba chốn và không ngủ ba loại sau đây.
Đến tuổi trung niên không uống ba rượu:
1. Không uống say
Khi còn trẻ, mỗi khi chúng ta tụ tập bạn bè ăn uống thì đều giơ cao khẩu hiệu: “Không say không về”. Tuy nhiên khi năm tháng qua đi, chúng ta bước vào tuổi trung niên, sức khỏe và cơ thể cũng không còn như thời xuân cũ. Vậy nên chúng ta không thể nào ăn uống như trước đây được nữa, không thể ăn quá no, uống quá chén. Ngoài ra, bây giờ chúng ta cũng chẳng còn đơn thân độc mã nữa, là đàn ông chúng ta còn có gia đình, có vợ có con, là trụ cột trong nhà, bản thân cũng cần lấy gương làm mẫu cho con cháu noi theo.
2. Không uống rượu vô danh
Trước đây khi còn thanh niên trai tráng, mỗi khi vào bàn rượu thì bất kể người ngồi trong mâm dù lạ dù quen thường thường đều kính mỗi người một chén. Người khác có đến kính một chén thì bất kể đối phương có dụng ý gì hay không chúng ta cũng vẫn nâng chén cạn ly. Tuy nhiên, khi đã bước vào tuổi trung niên, chúng ta chẳng thể sống như xưa được nữa, không thể cứ mãi vô tư mà uống loại rượu vô danh này được, lúc này chúng ta uống rượu là cần phải có trước có sau, lễ nghĩa đủ đầy mới có thể nâng ly cạn chén.
3. Không uống rượu bất kính
Khi son trẻ, không tiền, không quyền thế, nên đôi khi vì công chuyện làm ăn, vì gây dựng mối quan hệ có những lúc không thể không uống những chén rượu không mong muốn, thậm chí còn phải nghe những lời không đáng nghe. Nhưng nay, năm tháng qua đi, thế thời cũng khác, chúng ta bất luận thế nào cũng không nên uống những loại rượu bất kính như này, càng không nên nghe những lời khó nghe như trước.
Người đến tuổi trung niên không ngủ ba loại:
1. Không ngủ muộn
Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta không còn như trước, không thể thức quá khuya đến một hai giờ sáng. Chúng ta nên đi ngủ trước lúc 11h là tốt nhất. Khi còn trẻ, sức khỏe chúng ta có thể phục hồi nhanh chóng, nhưng khi bước vào tuổi trung niên thì mọi chuyện đã khác, thức khuya rất dễ dẫn đến vấn đề tim mạch, huyết áp.
2. Không ngủ quá nhiều
Không chỉ không được ngủ muộn mà ngay cả thức dậy cũng không được quá trễ. Có nhiều người cho rằng: “Tối qua mình ngủ muộn, sáng mai ngủ thêm chút nữa”, kỳ thực đây là nhận thức sai lầm. Tối qua bạn ngủ muộn, sang ngày hôm sau bạn có ngủ thêm đi chăng nữa cũng chẳng thể bù lại được. Buổi sáng dù có mệt đến đâu cũng phải dậy trước 8h, sau đó rửa mặt đánh răng ăn điểm tâm sáng. Một người mà thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến nhiều tật xấu.
3. Không suy nghĩ nhiều trước khi đi ngủ
Khi còn trẻ có thể vì tình, tiền, địa vị mà phiền não trằn trọc tới khuya. Nhưng nay tuổi đã trung niên, chúng ta không đem phiền não đó mà đi ngủ được đâu, bởi nó sẽ khiến cho chúng ta ngủ không được sâu giấc, chập chờn. Chúng ta chỉ có thể gạt hết mọi thứ sang một bên để cho tâm tĩnh lại mới có thể nghỉ ngơi được tốt, sang ngày hôm sau mới có sức khỏe tốt nhất.
Người đến tuổi trung niên không đi ba nơi:
1. Không đến nơi cờ bạc
Khi đã đến tuổi này, đến những nơi cờ bạc dù có chơi hay không thì cũng khiến chúng ta mất đi hình tượng của mình. Còn nếu chơi, thắng thì không nổi mà thua thì bê tha, đằng sau chúng ta còn có mẹ già, vợ con cần chăm sóc. Một khi đã thua rồi thì không còn cơ hội để làm lại, thời gian, sức lực đều đã không còn cho phép nữa rồi, một khi đã mất là mất tất cả.
2. Không đến nơi phong hoa tuyết nguyệt
Khi đến tuổi trung niên, chúng ta đã có gia đình, con cái đủ đầy, cha mẹ cũng đến lúc tuổi già sức yếu. Lúc này không phải là lúc mong muốn con cái có được bao nhiêu tiền, mà là có được một gia đình ấm êm hòa thuận. Lúc này nếu như chúng ta lại để xảy ra vấn đề gì đó, ắt gia đình sẽ gặp cảnh cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, không khí gia đình cũng vì thế mà nóng lạnh bất thường. Và không chỉ cha mẹ chịu ảnh hưởng, mà con cái cũng bị tác động tâm lý không tốt, mang theo vết sẹo trong tâm hồn một đời về sau.
3. Không đến nơi thị phi
Khi còn trẻ, chúng ta thường có tâm hiếu kỳ, thích xem những chuyện người khác cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nay là lúc chúng ta cần phải trầm tĩnh, ổn định, từ lời nói cho đến việc làm đều cần phải suy trước nghĩ sau. Đối đãi với cha mẹ, bạn bè, người thân, hàng xóm thì tuyệt đối không thể có những chuyện thị phi đó được, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đôi bên.
***
Con người khi đến tuổi trung niên, cần phải đối diện với rất nhiều áp lực và trách nhiệm. Có rất nhiều chuyện mà hồi còn trẻ chúng ta thích làm, nhưng đến tuổi trung niên đã không thể tiếp tục như vậy được nữa, nếu không cái được chẳng bõ cái mất.
Người đến tuổi trung niên sức khỏe cũng đã chẳng còn như trước, đối với chúng ta lúc này, sức khỏe luôn là số một, là việc được ưu tiên hàng đầu. Vậy nên cũng cần phải học cách nuôi dưỡng thói quen tốt, tu tâm dưỡng tính, bồi bổ sức khỏe, ấy là việc cần làm.
Theo bldaily.comMinh Vũ biên dịch
Nhân sinh có hợp có tan, đã gặp gỡ chính là duyên phận, không có đúng và sai, tốt và xấu
Âm dương hai cõi, bỉ ngạn hai bờ, có khi nào đường đời dẫn ta về gặp lại cố nhân?
Câu chuyện dưới đây được ghi chép trong cuốn Tân Đường Thư – Quyển 191 – Liệt truyện thứ 116:
Sau khi biến cố An Lộc Sơn xảy ra, một trung thần của nhà Đường là ông Lý Đăng bị cầm giữ cho đến chết. Con trai ông là Lý Nguyên phải đối diện với đại nạn to lớn sau cái chết của cha và các huynh đệ. Cũng chính biến cố gia đình ấy đã khiến tâm lý của Lý Nguyên sa sút, sống mà như đã chết. Lý Nguyên bèn đến chùa Huệ Lâm ở phía Bắc Lạc thành sinh sống, phát lời thề cả đời không truy cầu công danh lợi lộc, không kết hôn và cũng chẳng cần nô bộc.
Vào một buổi tối đầu xuân, Lý Nguyên đang một mình đứng dưới bóng cây thì chợt thấy có chàng trai trẻ tay cầm cung tên bước tới. Chàng trai có tướng mạo khôi ngô anh tuấn, khí chất hơn người khiến Lý Nguyên không khỏi chú ý. Ngay sau đó hai người bắt chuyện làm quen. Chàng trai ấy họ Võ, là con thứ 13, tạm gọi là Võ Thập Lang.
Võ huynh đệ tính tình trầm tính khiêm nhường không thích hiển thị bản thân, cũng không muốn khoa trương bản sự của mình. Tuy nhiên khi hỏi tiểu huynh đệ đang ở nơi đâu, thì chàng trai lảng tránh và chỉ trả lời một cách khó hiểu, nói rằng bản thân sống vô định, Đông Tây Nam Bắc tuỳ ý mà đi.
Lúc ấy, Lý Nguyên đang có ý định đến thăm một người chú làm quan giám sát ở Phúc Kiến, Võ Thập Lang kể rằng bản thân cũng có việc ở phía Đông, vì tiện đường nên ngỏ ý cùng Lý Nguyên bắt thuyền đi. Khi hai người đến cầu Tống Cốc Thục và vừa bước lên bờ thì đột nhiên Võ Thập Lang nói lời cáo biệt: “Chúng ta phải chia tay nhau ở đây rồi”. Đang vui vì có bạn đồng hành lại đột nhiên phải chia tay, Lý Nguyên có chút lưu luyến không lỡ rời đi.
Lý Nguyên hỏi nguyên do tại sao lại phải chia tay đột ngột như vậy, Võ Thập Lang nói: “Tại hạ vốn dĩ là người của âm gian, đã quản lý âm binh dưới âm gian được hơn một trăm năm và tu luyện được hình người. Đêm nay tại hạ sẽ chuyển sinh đến nhà Trương gia làm con trai, tới năm 15 tuổi sẽ thi đỗ khoa Minh Kinh, tiếp sau đó làm huyện lệnh cho đến cuối đời”.
Trước khi rời đi, Võ Thập Lang bèn nói với Lý Nguyên về tiền đồ phía trước: “Phúc phận của Lý huynh đệ không lớn lắm, đến năm 80 tuổi được triều đình phong làm Nghi Gián Đại Phu, tiếp đó hai năm thì qua đời. Bảy năm sau tại hạ và ngài sẽ vẫn còn gặp nhau”. Nói xong, hai người chia tay.
Sau đó không lâu, quả nhiên phu nhân Trương gia hạ sinh một bé trai như lời Võ Thập Lang từng nói.
Về phần mình, Lý Nguyên tiếp tục đến Mẫn Nam du ngoạn và thăm hỏi người thân. Thấm thoắt cũng đã 7 năm trôi qua, Lý Nguyên lên đường quay trở lại Huệ Lâm tự, chợt nhớ đến câu chuyện Võ Thập Lang nên tìm đến Trương gia. Đến nơi, Lý Nguyên thấy một bé trai tướng mạo rất giống với Võ Thập Lang, bèn nói: “Võ Thập Lang, Võ Thập Lang, cậu còn nhận ra tôi không?”.
Cậu bé thấy Lý Nguyên gọi liền đáp: “Lý huynh đệ sức khỏe vẫn tốt chứ?”.
Về sau khi Đường Hiến Tông xem lại sách sử, không khỏi cảm thán cái chết của trung thần Lý Đăng và gia đình. Vừa lúc ấy lại có người tiến cử Lý Nguyên nên Đường Hiến Tông phong Lý Nguyên làm Nghi Gián Đại Phu, khi đó Lý Nguyên cũng vừa tròn 80 tuổi.
Lý Nguyên phong chức được vài năm thì bị bệnh chết tại Huệ Lâm tự, còn Võ Thập Lang khi xưa nay cũng làm huyện lệnh huyện Nghiêm Châu Nghi Đức.
Quả đúng là âm dương kỳ ngộ, hai con người từ trong luân hồi chuyển thế mà tìm gặp cố nhân. Cũng giống như Phật gia từng giảng, những người ta gặp trong đời đều là nhân duyên, những việc ta làm đều là định số. Luân hồi chuyển thế đằng đẵng cả ngàn năm, con người đến và đi, hết thảy đều tuần tự theo nhân duyên và vận mệnh đã an bài.
Theo Soundofhope
Minh Vũ biên dịch
Minh Vũ biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét