.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

07 tháng 7 2018

Ngạc nhiên với những sự thật thú vị về không gian

Vũ trụ luôn là điều bí ẩn với con người và có những sự thật thú vị về không gian khiến bất cứ ai đều kinh ngạc.
NASA đã thu được những âm thanh kỳ lạ trong không gian: NASA đã sử dụng một c
NASA đã thu được những âm thanh kỳ lạ trong không gian: NASA đã sử dụng một công nghệ đặc biệt để chuyển các tín hiệu từ các loại sóng khác nhau thành những rãnh âm thanh để có thể “nghe” được những điều đang diễn ra trong không gian.
Hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh: NASA cho biết do bụi trong không khí trên
Hoàng hôn trên sao Hỏa có màu xanh: NASA cho biết do bụi trong không khí trên sao Hỏa gồm những hạt nhỏ cho phép ánh sáng xanh xuyên qua không khí nhiều hơn những màu sắc có bước sóng dài hơn như vàng, cam và đỏ.
Những thứ được mang vào không gian vô cùng đắt đỏ: Thậm chí một quả chanh tro
Những thứ được mang vào không gian vô cùng đắt đỏ: Thậm chí một quả chanh trong không gian cũng có giá lên tới 2000 USD.
Không gian cũng có đầy “rác”: “Rác” ở đây là những mảnh vụn của các tên lửa v
Không gian cũng có đầy “rác”: “Rác” ở đây là những mảnh vụn của các tên lửa và các vệ tinh. Những mảnh vụn này vô cùng nguy hiểm bởi chúng có thể gây nên phản ứng dây chuyền khi các vật thể va chạm với nhau và cản trở việc du hành trong không gian.
Bước chân của các nhà du hành vũ trụ trên tàu Apollo vào năm 1969 trên mặt tr
Bước chân của các nhà du hành vũ trụ trên tàu Apollo vào năm 1969 trên mặt trăng có thể tồn tại từ 10 tới 100 triệu năm.
Không gian không phải lúc nào cũng lạnh: Ở những vùng tối nhất của không gian
Không gian không phải lúc nào cũng lạnh: Ở những vùng tối nhất của không gian, nhiệt độ có thể xuống -270 độ C nhưng nếu bạn bay ở quỹ đạo gần Trái Đất, nơi có ánh nắng mặt trời thì nhiệt độ có thể lên tới 121 độ C. Đó là lý do quần áo của các nhà phi hành gia có màu trắng để phản chiếu lại hơi nóng.
Một năm ngắn hơn 1 ngày ở sao Kim: Sao Kim chỉ mất 225 ngày để quay quanh mặt
Một năm ngắn hơn 1 ngày ở sao Kim: Sao Kim chỉ mất 225 ngày để quay quanh mặt trời nhưng lại mất tới 243 ngày để tự quay quanh nó.
Đã có 230 người từ 18 quốc gia khác nhau tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để ngh
Đã có 230 người từ 18 quốc gia khác nhau tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để nghiên cứu và làm việc.
Bạn chỉ có thể sống 15 giây trong không gian khi không có trang phục bảo hộ.
Bạn chỉ có thể sống 15 giây trong không gian khi không có trang phục bảo hộ.
Luật lệ trong không gian: Văn phòng Vũ trụ Liên Hợp Quốc đã đưa ra những luật
Luật lệ trong không gian: Văn phòng Vũ trụ Liên Hợp Quốc đã đưa ra những luật lệ đặc biệt trong không gian để đảm bảo nơi này sẽ không trở thành một chiến trường hay địa điểm thử vũ khí hạt nhân.
Vũ trụ không bất biến: Phát hiện về việc vũ trụ đang giãn nở và bức xạ nhiệt
Vũ trụ không bất biến: Phát hiện về việc vũ trụ đang giãn nở và bức xạ nhiệt sau vụ nổ Big Bang đã khiến người ta tính được tuổi thọ của nó là 13,8 tỷ năm. Lý do chúng ta không nhìn thấy các ngôi sao là bởi chúng ở quá xa và lượng ánh sáng của chúng không đủ để mắt thường nhìn được.
Mặt Trời chiếm 99,8% khối lượng của toàn bộ hệ mặt trời với con số cụ thể là
Mặt Trời chiếm 99,8% khối lượng của toàn bộ hệ mặt trời với con số cụ thể là 1989 x 1030 kilogram.
Trung tâm của dải Ngân Hà có hàng chục nghìn hố đen. Người ta không thể phát
Trung tâm của dải Ngân Hà có hàng chục nghìn hố đen. Người ta không thể phát hiện ra những hố đen do ánh sáng không thể thoát ra ngoài. Nhưng khi đi cùng với một ngôi sao, hố đen tương tác với ngôi sao đó và giúp các nhà khoa học phát hiện ra bằng cách sử dụng tia X.
Riêng Dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỉ ngôi sao nên nếu nhân con số này với nh
Riêng Dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỉ ngôi sao nên nếu nhân con số này với những thiên hà quan sát được thì vũ trụ sẽ có hơn 1.000.000.000.000.000.000.000.000 ngôi sao. Tuy nhiên, theo giáo sư David Kornreich, trường Ithaca College thì con số này vẫn quá ít bởi có nhiều thiên hà cần công nghệ hiện đại hơn mới tìm ra được.
CTV Kiều Anh/VOV.VN
Nguồn: VOV

Thử nghiệm thành công giai đoạn đầu vacxin mới phòng HIV

Các nhà khoa học thông báo, một loại vacxin mới phòng HIV đã cho kết quả ban đầu rất khả quan.
Trong nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Mỹ cho biết vacxin HVTN704 (còn gọi là Imbokodo) đã bước đầu phát huy hiệu quả ở 2/3 trong số 72 con khỉ được tiêm thử nghiệm, bảo vệ chúng không bị nhiễm HIV.
Thử nghiệm thành công giai đoạn đầu vacxin mới phòng HIV (Ảnh: Reuters)
Thử nghiệm thành công giai đoạn đầu vacxin mới phòng HIV (Ảnh: Reuters)
Vacxin trên cũng đã được thử nghiệm ở gần 400 người lớn khỏe mạnh không nhiễm HIV trong độ tuổi từ 18-50 tại Nam Phi, Thái Lan và Mỹ. Kết quả ban đầu cho thấy vacxin tạo nên một phản ứng miễn dịch mạnh trong cơ thể người.
Hiện nay, vacxin đang được chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo và sẽ được tiêm cho 2.600 phụ nữ sống ở miền Nam châu Phi để đánh giá khả năng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả thử nghiệm chính thức cuối cùng dự kiến sẽ có trong 3 năm tới./.
Vũ Thủy/VOV1Theo UPI
Nguồn: VOV

Chuối có thể bị ‘tuyệt chủng’ do bệnh Panama tàn phá

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng chuối có thể bị ‘tuyệt chủng’ do một căn bệnh nhiệt đới chết người đang quét khắp các loại cây trồng trên khắp thế giới được gọi là bệnh Panama.
Cho đến nay, bệnh Panama trên chuối đã lan sang châu Phi, châu Á, Úc, Trung Đông và Trung Mỹ. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng nếu bệnh Panama đến Nam Mỹ, chuối Cavendish, loại chuối được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới, có thể bị tuyệt chủng.
Các chuyên gia y tế tiếp tục cảnh báo việc điều trị bệnh bằng hóa chất không hiệu quả và không thể ngăn chặn căn bệnh này. Cách duy nhất để ngăn chặn là cách cách ly những vùng đất nông nghiệp lớn.
 Chuối có thể “tuyệt chủng” do bệnh Panama tàn phá
Chuối có thể “tuyệt chủng” do bệnh Panama tàn phá
Chuối Cavendish rất giống nhau do vậy bệnh Panama dễ lây lan hơn trong toàn bộ cánh đồng khai thác. Trước tình trạng này, các nhà nghiên cứu đang phát triển một loài chuối lai giữa chuối dại Madagascan và chuối Cavendish nhằm tạo ra một loài chuối mới có thể kháng khuẩn.
Theo các nhà khoa học, chỉ có năm loài Madagascan còn tồn tại. Người đánh giá bảo tồn cao cấp tại vườn Bách thảo Hoàng Gia Úc (Royal Botanic Gardens), Richard Allen, cho biết các loài cây kháng bệnh hiếm gặp có những đặc tính nhất định do đó nó có khả năng tồn tại tốt hơn chuối Cavendish.
Allen cho biết khí hậu đóng vai trò trong việc tạo ra một quả chuối có khả năng chịu bệnh và hạn hán. Chuối Madagascar là loài chuối dại, khác với chuối Cavendish, nó phát triển hạt và rất đáng lo ngại, nhưng nếu cả hai chủng được kết hợp, nó có thể tạo ra một giống lai ăn được và có khả năng chịu bệnh tốt hơn.
Bệnh Panama có nguồn gốc từ những năm 1950 là bệnh nấm tấn công rễ của chuối. Bệnh bắt đầu ở Panama và lây lan sang Trung Mỹ. Bệnh Panama không thể kiểm soát về mặt hóa học và một chủng cụ thể được xem là mối đe dọa đối với chuối Cavendish phát triển ở vùng nhiệt đới phía bắc Queensland.
An Nhiên
Nguồn: VietQ

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.