Một phi công Đức dày dặn kinh nghiệm với biệt danh ‘Nam tước đỏ’ được cho đã bắn hạ một UFO trong Thế chiến thứ nhất theo một cuốn sách mới xuất bản gần đây.
Phi công người Đức, Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen, hay còn gọi là Nam tước đỏ nổi tiếng là một “sát thủ” trên không khi một mình bắn hạ hơn 80 máy bay địch trong Thế chiến I. Nhưng không dừng lại ở đó, một cuốn sách phát hành gần đây tiết lộ rằng người đàn ông này còn là phi công đầu tiên trong lịch sử loài người bắn hạ một vật thể bay ngoài trái đất – UFO, theo Ancient-code.
Cuốn sách mới mang tên “The UFO’s of the First World War” (tạm dịch: UFO của Thế chiến I), của tác giả Nigel Watson , kể lại lời thú nhận diễn ra vào năm 1999 bởi một phi công, bạn thân của Nam tước đỏ, Peter Waitzrick, người được cho là đã chứng kiến cuộc chạm trán lịch sử trên bầu trời giữa Nam tước đỏ và một vật thể bay không xác định.
Waitzrick đã đợi cho đến khi ông 105 tuổi, 80 năm sau cuộc đấu súng giữa Red Baron và những vị khách lạ mặt từ ngoài Trái đất trên bầu trời trong xanh nước Bỉ vào mùa xuân năm 1917. Một câu chuyện đáng kinh ngạc đủ để làm lên một bộ phim đình đám ở Hollywood. Và đây là các chi tiết.
Sáng sớm hôm đó, Nam tước đỏ và người bạn đồng hành của mình là Waitzrick trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên bầu trời nước Bỉ thì đột nhiên xuất hiện một vật thể kì lạ nhìn giống như một chiếc đĩa bằng bạc được phủ bởi ánh đèn màu cam kỳ lạ, đó là một thứ không giống bất cứ thứ gì họ đã từng thấy trước đây.
Sau phút kinh ngạc, Nam tước đỏ đã không ngần ngại bám đuổi theo chiếc đĩa bạc trên bầu trời Bỉ và cố gắng bắn hạ nó.
“Chúng tôi đã rất lo lắng vì thực sự chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này trước đây. Tuy nhiên, Nam tước đỏ vẫn quyết định bám theo và nhanh chóng nổ súng. Chiếc đĩa trúng đạn và rơi xuống như một tảng đá, khi nó rơi xuống, vật thể đã phá vỡ cành cây khi nó đâm vào rừng gỗ, trong đám khói, có hai bóng người nhỏ bé thoát ra khỏi chiếc đĩa và chạy lẩn vào rừng.” Waitzrick kể lại.
Việc các phi công chứng kiến các vật thể lạ trên bầu trời là điều phổ biến, và nếu ngày nay các phi công chứng kiến các vật thể không thể giải thích được khi bay trên toàn cầu, chắc chắn điều đó cũng có thể xảy ra trong quá khứ.
Red Baron, Waitzrick và đội của họ ban đầu tin rằng UFO bị Red Baron bắn hạ là một chiếc máy bay bí mật có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, nhưng khi họ quen dần với các báo cáo về UFO, họ bắt đầu nghi ngờ rằng những gì họ nhìn thấy hôm đó thực sự là một phi thuyền liên hành tinh.
Liệu thông tin này có thực sự đáng tin?
Về cơ bản, các máy bay chiến đấu thời Thế chiến I còn khá thô sơ với khả năng bay và tốc độ hạn chế. Nên việc có thể dùng một chiếc tiêm kích Fokker để bắn hạ một UFO tiên tiến được cho là không có nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần một chút may mắn hay một sai lầm của nhóm điều khiển UFO, việc bị bắn hạ cũng có thể trở thành hiện thực. Nhất là khi Red Baron nổi tiếng là một phi công chiến đấu lão luyện và sở hữu những kỹ năng bay phi thường khiến kẻ thù sợ hãi.
Mặt khác, càng về sau, việc nhìn thấy UFO ngày càng trở nên phổ biến, và điều đó hoàn toàn có thể xảy ra trong Thế chiến thứ nhất cách đây 80 năm. Không loại trừ khả năng những người khách kì lạ kia cũng đang theo dõi diễn biến của cuộc chiến trên địa cầu lúc đó.
Hoài Anh
Lâu đài Moussa – Giấc mơ tự tay xây cung điện của cậu bé 14 tuổi trở thành hiện thực
Lái xe dọc theo vùng ngoại ô xanh tươi của Beirut, băng qua những ngôi nhà bằng đá của Deir El Qamar và cung điện Beiteddin nổi tiếng, bạn sẽ bắt gặp Moussa – Tòa lâu đài lộng lẫy mất tới 60 năm để xây dựng bởi 1 người đàn ông sau những năm tháng dài ấp ủ giấc mơ.
Lâu đài Moussa – Giấc mơ của một cậu bé
Cụ Moussa Maamari mặc bộ đồ trông khá đơn giản và thoải mái, khuôn mặt của người đàn ông 84 tuổi ánh lên niềm hạnh phúc khi được kể lại câu chuyện khó tin từ thời xa xưa của cuộc đời mình. Cụ có phong thái trò chuyện khiêm tốn với du khách và những trẻ em đến thăm lâu đài và đôi khi đưa ra vài lời khuyên hữu ích, rằng người trẻ cần can đảm và đừng bao giờ bỏ cuộc.
Câu chuyện bắt đầu khi Moussa còn là cậu bé lớn lên trong một gia đình nghèo tại làng Harat của Al Saraya. Năm 14 tuổi, Moussa thầm mến cô bạn Sayyeda, là một tiểu thư gia đình giàu có. Sayyeda nói với Moussa rằng, cậu chỉ được phép nói chuyện với cô nếu cậu sở hữu một cung điện. Trong giờ học môn nghệ thuật, thay vì làm theo yêu cầu của thầy giáo là vẽ một chú chim trên cành cây thì Moussa lại vẽ một tòa lâu đài. Chính vì điều này, Moussa đã bị thầy giáo trách phạt và các bạn khác chế giễu. Moussa bỏ về cầm theo phác thảo đã bị xé thành nhiều mảnh và đi bộ đến người chú của mình, xin làm thợ phụ cho việc khôi phục pháo đài Sida.
Cũng từ đây, cụ được Hoàng thân Maurice Chehab giao nhiệm vụ cải tạo các lâu đài và khai quật khảo cổ vùng Lebanon. Sau một thời gian dài cụ chuyển về Cung điện Beiteddine, nơi cụ khôi phục lại bảo tàng của Hoàng thân Bashir Chehabi II. Sau khi kết thúc công việc, cụ được chi trả 15.000 Bảng Lebanon, số tiền vừa đủ để cụ mua một mảnh đất phù hợp và bắt đầu lên kế hoạch cho giấc mơ dài cả cuộc đời – Lâu đài của cậu bé Moussa.
Cụ Moussa bắt đầu thực hiện ước mơ của mình bằng việc di chuyển hơn 6.000 tảng đá khổng lồ đến mảnh đất mới, một trong số những tảng đá ấy nặng tới 150 kg. Công việc nặng nhọc này sau đã gây cho cụ chứng loãng xương và chắc có lẽ đã kéo dài cánh tay phải của cụ thêm 2 cm.
Viên gạch nền cuối cùng được cụ đặt vào năm 1962 nhờ sự giúp đỡ của vợ mình – cụ bà là một người phụ nữ đức hạnh, biết cách chăm lo cho gia đình và luôn động viên cụ ông. Cụ Moussa đã tự tay xây dựng và đèo mãi thủ công từng viên đá và những bức tượng miêu tả những cảnh sống khác nhau tại làng Lebanon cổ đại từ thế kỷ 19 như một người phụ nữ đang xay lúa mỳ, một người đàn ông đang may quần áo và một người khác đang cưỡi lừa. Thậm chí, bạn còn có thể chiêm ngưỡng một mô hình lớp học, nơi cụ Moussa từng là một đứa trẻ bị các bạn chê cười vì giấc mơ viển vông của mình. Cụ đã làm việc trong suốt hơn nửa thập kỷ không ngừng nghỉ cho tới khi “lâu đài trong mơ” trở thành hiện thực.
Ngày nay, lâu đài đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng từng được nhiều vị tổng thống ghé thăm và thu hút hàng ngàn du khách thăm quan với vé vào cửa là 30.000 Lebanon (tương đương 10 USD).
Người ta bảo rằng:
Can đảm, Quyết đoán, Kiên quyếtKiên nhẫn, Bền bỉ, Kiên trìƯớc mơ, Công việc, Sự thật
Cộng thêm niềm tin vào Thiên Chúa và phúc lành từ cha mẹ là những điều biến giấc mơ của cụ Moussa trở thành sự thật.
Câu chuyện giấc mơ của cụ Moussa thật sự là nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Không ai dễ dàng đạt được ước mơ nếu người ta không thật sự cố gắng. Đừng nản lòng nếu ai nó chê cười giấc mơ của bạn. Hãy là chính bạn, can đảm và kiên trì, bạn sẽ thấy con đường chạm tay vào giấc mơ ngày càng trở nên gần hơn.
Hồng Tâm
Huyền thoại chùa Bạch Mã và giấc mơ Hán Minh Đế nhìn thấy Phật quốc thánh địa
Nếu Bắc Kinh được biết đến như một thủ phủ với những công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, thuộc loại vương giả bậc nhất xứ kinh thành, thì thành Lạc Dương lại gắn liền với công trình kiến trúc tôn giáo cổ được xem như điểm khởi đầu cho sự phát triển của Phật giáo Trung Hoa – đó là Bạch Mã tự.
Chùa Bạch Mã (hay còn gọi là Hồng Lư (Lô) tự tọa lạc tại phía Tây thành Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép rằng, chùa Bạch Mã được xây dựng vào khoảng năm 68 Tây lịch, thời gian trị vì của Minh Đế, hiệu Vĩnh Bình thứ 10, thời Hậu hán. Vào thời gian này Hồng Lư tự vốn là nơi chiêu đãi sứ thần các nước chư hầu của nhà Hán, chứ chưa phải là ngôi chùa Phật. “Tự” chính là nơi để các viên quan “hầu cận” vua khi cần đến.
Sự ra đời của ngôi chùa là dấu ấn của bàn chân Phật trên đất Trung Hoa cổ xưa
Vua Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, năm 25 – 220. Ông là một vị vua rất sùng đạo, tâm cầu đạo của ông rất mạnh mẽ. Ông từng một sứ đoàn gồm 18 vị đến Thiên Trúc để thỉnh hai Thiền sư người Ấn nổi tiếng lúc bất giờ là ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama’tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Hoa hoằng pháp. Từ đây đánh dấu cho sự xuất hiện đạo Phật trên miền đất rộng lớn này.
Trong dân gian có truyền một tích cổ về ngôi chùa như sau:
Hán Minh Đế nằm mơ thấy ở một nơi phong cảnh nên thơ có một vị Thần lấp lánh ánh vàng kim bay đến cung điện của ông. Nhà Vua bèn triệu các cận thần của mình đến để hỏi về ý nghĩa giấc mơ của ông. Đại thần Phó Nghị tâu rằng: “Vào ngày mùng 8 tháng Tư, năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (tức là năm 971 TCN) triều đại nhà Chu, núi sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây”.
Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc. “Vị đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những lời răn dạy của Ngài, sau 1.000 năm, thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị ‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Mười tám người họ đã trải qua bao gian truân nguy hiểm, và cuối cùng cũng tới được Đại Nguyệt Thi Quốc ở Thiên Trúc. Nơi đó Phật Pháp truyền bá rộng rãi, chùa viện rất nhiều. Đoàn người này đã thu thập được một số kinh Phật và tượng Phật, đồng thời cũng xin thỉnh hai vị cao tăng Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung Nguyên giảng Pháp. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình thời Hán Minh Đế (tức năm 67 SCN), đoàn người mới trở về Lạc Dương, kinh đô của triều đại Đông Hán.
Hán Minh Đế rất hài lòng và long trọng thỉnh mời hai vị cao tăng. Ngài nồng nhiệt mời họ ở lại Hồng Lô Tự, nơi thuộc quan Ngoại giao Thượng thư, và chân thành thỉnh cầu họ dịch bộ kinh Phật mà họ đã mang về.
Năm sau, Hán Minh Đế lại hạ chiếu chỉ xây dựng một tòa tăng viện ở ngoài cửa Ung Môn của Lạc Dương. Chữ “tự” có nghĩa gốc là ‘quan thự’. Tuy nhiên, vì Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan mới lần đầu đến ở “tự”, và họ cũng là khách ngoại quốc, nên nơi ở mới của họ vẫn được gọi là “tự” cho long trọng.
Bắt đầu từ đó, chùa được gọi là “tự” trong tiếng Trung Quốc. Thêm vào đó, có một chú ngựa trắng đã mang về tất cả kinh Phật và tượng Phật, và để ghi nhớ công lao của chú ngựa trắng đó, tu viện mới được đặt tên là ‘Bạch Mã Tự’, hay ‘Chùa Ngựa Trắng’.
Khám phá nét đặc sắc từ khuôn viên tới cấu trúc chùa Bạch Mã Tự
Ngoại vi chùa là một vùng cỏ xanh rộng lớn, bao quanh là rất nhiều cây cối xanh biếc. Khoảng giữa có một con đường đá dẫn thẳng vào cổng chùa. Cổng chùa được thiết kế theo kiểu “Tam quan”.
Ngay cửa chính có tấm biển lớn khắc ba hán tự “Bạch Mã Tự”. Bên phải và bên trái cửa sơn môn có một cặp sư tử đá màu xanh đậm, xoay mặt vào nhau.
Chùa Bạch Mã hiện nay rộng 47.840 thước vuông và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam, và từ cửa vào trong theo hướng núi theo thứ tự như sau: Thiên Vương điện, Đại Phật điện, Đại Hùng bảo điện, Tiếp Dẫn điện, và Phật điện Bì Lô các.
Đại Phật điện: Ở giữa chính điện để thờ cúng là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi nghiêm trang trên đài sen. Tay phải cầm nhẹ bông hoa, hai bên phải trái của Ngài có hai đệ tử Ca-Diếp và A-Nan đứng hầu, và hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền ngồi đó, với hai thiên nữ đứng hầu đằng sau.
Tại góc Đông Nam của Đại Phật điện, có treo một quả chuông sắt từ triều đại nhà Minh, nặng khoảng 5.525 cân Anh. Người ta nói rằng vào những đêm có gió nhẹ thổi hoặc buổi sáng sớm mát mẻ, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể truyền đi hàng chục dặm, và quả chuông lớn treo trên gác chuông ở con đường phía Đông thành nội cũng có thể cộng hưởng mà vang tiếng cùng với nó. Vì thế cảnh tượng có thể diễn tả như là“Chuông chùa vang vọng Phạm Vương cung, hạ thông Địa phủ chấn u linh”.
Đại Hùng Bảo điện: Nơi thờ cúng ba vị Phật của tam thế là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Hai bên có 18 vị La Hán chia ra đứng hầu, với tư thế và điệu bộ khác nhau. Các bức tượng La Hán này là rất quý giá, bởi vì chúng được đúc một cách tinh xảo, sử dụng chất liệu lụa và sợi gai dầu có từ thời nhà Nguyên (1271 – 1368).
Tiếp theo Đại Hùng điện là Tiếp Dẫn điện, và cuối cùng là Phật điện Bì Lô Các. Phật điện Bì Lô các được xây dựng vào thời nhà Đường (618- 907), là nơi thờ Phật Bì Lô. Pháp thân thanh tịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đứng bên cạnh. Trên bia đá phía sau Bì Lô các có khắc ‘‘Tứ Thập Nhị Chương Kinh’’.
Phía Đông Bắc và Tây Nam của chùa Bạch Mã là mộ phần của hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Khoảng 220 thước về phía Đông Nam của ngôi chùa là một tòa tháp cao 26 thước với 13 tầng được xây bằng gạch, gọi là ‘Vân Tháp’. Ban đầu, tháp được đặt tên là Thích Ca Xá Lợi tháp, Kim Phương tháp, hay Bạch Mã Tự tháp. Nó được xây dựng vào thời nhà Đường, sau đó bị phá hủy trong thời nhà Tống, và rồi được trùng tu lại trong thời nhà Kim (1115- 1234).
Những công trình có kiến trúc độc đáo, uy nghiêm trong khuôn viên Bạch Mã tự thường thu hút giới chuyên môn, được ví như kiệt tác kiến trúc cần chiêm ngưỡng đó là: Thanh Lương đài, Dạ Bán chuông, Vân Tháp, Đằng Lan mộ, Đoạn Văn bi…
Phần Kinh đài: Thanh Lương Đài nằm ở hậu viện, cao khoảng bốn trượng, chu vi hơn năm mươi trượng, đứng ở rìa phía Bắc của nội tự. Đây là nơi chứa kinh của chùa Bạch Mã. Ở giữa đài có Tỳ Lô Các lầu với tượng Phật Tỳ lô Giá Na và tượng Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát.
Phía trước là một pho tượng Phật làm bằng ngọc do Miến Điện dâng. Ở vách phía tây có tượng Đạt Ma Sư Tổ đắp nổi. Ở mảng tường phía bắc có chạm khắc bộ kinh “Tứ thập nhị chương” trên đá.
Bạch Mã tự trải qua ngàn năm tuổi, nhưng kiến trúc và sắc màu của nó vẫn sừng sững bất biến thách thức thời gian. Nó mang theo dấu ấn cho sự khởi phát của Phật pháp gieo duyên miền đất Trung thổ. Dù trải qua bao cuộc binh biến, Bạch Mã tự vẫn hiên ngang kiên cố, như chứng nhân của lịch sử và các giá trị của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa 2 quốc gia được xem là nền văn hóa lớn của khu vực: Trung Hoa và Ấn Độ.
Có thể thấy rằng Bạch Mã tự không hổ danh là một ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc, là nơi đầu tiên dung chứa kinh Phật. Hơn thế nó là một kiệt tác kiến trúc với sự khéo léo trong bài trí, thiết kế hoàn hảo, tinh xảo của trí tuệ con người thời đó. Đó cũng là kho tàng nghệ thuật kiến trúc bền vững với thời gian.
Tịnh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét