- em đi chợ hả ?
- vâng !
A nhỏ nhẹ :
- em ơi ! Từ ngày em về ở xóm này đến nay anh ăn không ngon ngủ không yên...
Cô đỏ mặt ,bẽn lẽn :
- gì dữ vậy anh ... em có gì đâu mà anh .....?
- đêm nào em cũng hát karaoke ầm ỉ cả xóm ai mà ngủ được
SƯU TẦM
CÂU CHUYỆN CẢNH GIÁC
Có một ông đã ngoài bảy mươi, goá vợ mười mấy năm nay, con cái đã lập gia thất ở riêng, cháu nội ngoại đầy đủ cả. Sống cuộc sống đơn độc lẻ loi trong căn biệt thự từng là mái ấm của gia đình; như mọi người già khác, ông cũng tham gia lớp học dưỡng sinh, tại đây ông kết giao với một phụ nữ cũng ngoài năm mươi, hoàn cảnh goá bụa, vóc dáng còn gợi nhớ một thời hương sắc.
Sau một thời gian quen biết, thấu cảm được hoàn cảnh của nhau, hai người đã nảy sinh tình...già, họ quyết định cạp lại rổ rá của nhau.
Ông họp các con lại, thông báo ý định của mình đi thêm bước nữa! Ông phân trần rằng : Các con,cháu đã lớn, nhiều công, nhiều việc không có thời gian quan tâm đến ông, rằng ông mỗi ngày mỗi già yếu, phải tự mình lo cơm nước, thuốc men, rằng con chăm cha không bằng bà chăm ông..vv!!!
Tất nhiên các con ông phản ứng quyết liệt, chúng nại lý do là: Bố làm vậy mang tiếng với các thông gia, ảnh hưởng tới tình cảm các con cháu, nào là người ta chỉ thương căn biệt thự chứ bố già rồi thương yêu gì? Nào là đi thêm bước nữa, bố phải lao tâm,lao lực, mau tổn thọ; nếu bố có nhu cầu, chẳng thà ăn bánh trả tiền, bánh tây, bánh qui, bánh dừa, bánh dầy, bánh dán gì cũng được!
Ông cũng đã tiên liệu tình huống này..Ông đẻ ra tụi nó mà, ông gây dựng cơ ngơi cho từng đứa, chia tài sản cho tụi nó, ông chỉ giữ căn nhà và một số vốn để tự lo tuổi già, đến khi ông mất thì tụi nó lại hưởng tiếp chứ chạy đâu? Vậy mà tụi nó chỉ nghĩ đến bản thân mình, không chịu hiểu cho ông; còn bảo ông ăn bánh trả tiền.., Bánh gì thì bây giờ ông chỉ ăn nửa cái là ngoắc ngoải rồi, cái ông cần bây giờ cho tới cuối đời là nhu cầu tinh thần chứ đâu phải vật chất hay vật thể.
Ông tung nước cờ quyết định. Ông bảo, nếu các con đồng ý thì ông sẽ lập di chúc chia tài sản thừa kế đồng đều cho các con và mẹ kế, bằng không ông chấp nhận sống lẻ loi, và di chúc ông sẽ hiến tài sản cho tổ chức từ thiện để chăm lo cho người già đơn độc.
Vậy là ông đã chiến thắng. Các con trai, gái, dâu, rể!
Một bữa tiệc nội bộ ra mắt được tổ chức! Sau đó ông bà hưởng tháng trăng mật bên nhau (với các cặp trẻ, vì còn công việc chờ đợi, nên chỉ hưởng tuần trăng mật, còn ông bà thì thời gian dư dả, hơn nữa nhịp sinh học cũng chậm lại rồi nên tận hưởng cả tháng cũng không sao)
Vừa trở về sau tháng trăng mật, được vài hôm, ông phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, mặc dù được các y, bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng ông đã không qua khỏi, để lại sự nghi kỵ của các con với bà mẹ kế. Họ xin giám định pháp y, để tìm ra nguyên nhân cái chết, vì loại thực phẩm gì? chất độc nào? có yếu tố phạm tội hay không?
Sau khi giám định, kết quả nêu rõ : Không có yếu tố đầu độc. Nạn nhân bị chết, vì dùng sữa quá hạn liên tục cả tháng nay!
Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét