11 tháng 11 2023
3 kỳ tài toán học tiêu biểu sử Việt: Người được vua thán phục, người nổi tiếng với bài toán cân voi
Đây đều là những người được hậu thế ghi danh nhờ học giỏi toán và là những người đầu tiên đặt nền móng cho nền Toán học Việt Nam và để lại những công trình mà thế hệ trẻ ngày nay vô cùng ngưỡng mộ.
Vũ Hữu – thần đồng toán học thế kỷ XV
Vũ Hữu (1437 – 1530), người làng Mộ Trạch, tổng Thì Cử, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ Vũ Hữu đã thể hiện năng khiếu tính toán hơn người. Cứ hễ ở làng có vụ việc gì tranh chấp, kiện tụng liên quan đến đất đai đều nhờ ông tính toán, phân xử giúp. Hơn thế, với những phương pháp sáng tạo vượt trước thời đại, Vũ Hữu đã biết ứng dụng các phép đo lường phức tạp, mà mãi sau này, con người mới tìm ra nguyên lý và phổ biến rộng rãi.
Khi Vũ Hữu 23 tuổi (năm 1463), ông đã đỗ Hoàng Giáp và được vua Lê Thánh Tông trọng dụng. Con đường quan lộ của ông cũng bắt đầu từ đây, Vũ Hữu lần lượt được thăng chức từ Khâm hình viện lang trung, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ trong triều đình nhà Hậu Lê, sau được tặng phong Thái bảo.
Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là Lập Thành Toán Pháp (立成算法). Sách này gồm cách đo ruộng, tính diện tích ruộng; hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp và cách tính diện tích loại ruộng này; cách tính bằng bàn tính, bằng phép cửu chương, cửu quy; một số bài tính đố, có cho biết đáp số. Đây cũng là quyển sách toán học cổ nhất nước ta.
Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", bấy giờ, vua Lê Thánh Tông thấy mấy cổng thành Thăng Long xây dựng từ thời Lý đã hư hỏng nhiều, muốn xây lại. Vua sai các đại thần đo đạc nhưng cả tháng vẫn không tính được số gạch cần thiết để xây thành. Biết Vũ Hữu có tài tính toán, đo đạc, vua cử ông đến dự toán số gạch cần xây.
Sau khi đo đạc xong, ông thưa với vua rằng: "Thần đã tính toán kỹ, không thừa không thiếu một viên gạch". Một viên quan tỏ ý nghi ngờ, ép ông vào thế khó: "Đã vậy xin quan Lang trung làm cam kết, nếu sai lệch sẽ bị trị tội". Kết quả đúng như tính toán của Vũ Hữu, không thừa không thiếu viên gạch nào để xây thành khiến vua và các quan lại trong triều thán phục.
Lương Thế Vinh – Vị trang nguyên giỏi toán nhất trong lịch sử Việt Nam
Lương Thế Vinh (1441 – 1496) là vị trạng nguyên giỏi toán nhất trong lịch sử Việt Nam, ông sinh ra ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.và có năng khiếu tính toán từ nhỏ.
Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư, năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên khoa Qúy Mùi, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông được vua trọng dụng, bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Sái phu trong hội Tao Đàn, Thượng thư bộ Hình, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ, sau được tặng phong Thái bảo. Ngoài ra ông còn dạy học ở Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán và Tú Lâm cục - những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học.
Lương Thế Vinh nổi tiếng với bài toán cân voi. Theo sách "Kể chuyện sứ thần Việt Nam", khi sứ nhà Minh là Chu Hy thách đố cân một con voi, ông đưa voi lên thuyền rồi đánh dấu mép nước. Sau đó, dắt voi lên, đổ đá hộc xuống thuyền cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục nhưng vẫn tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than rằng: "Nước Nam quả lắm người tài!".
Nguyễn Hữu Thận – Nhà toán học nổi tiếng triều Nguyễn
Nguyễn Hữu Thận (1757-1831) có hiệu là Ý Trai, quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân từ vùng quê nghèo, thường hạn hán, lũ lụt. Cảm thương nhân dân thống khổ, trong chuyến đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Hữu Thận nghiên cứu, cải tiến phép lịch. Sau khi về nước, ông trình với vua Gia Long, bắt tay biên soạn lịch "Hiệp Kỷ" có độ chính xác hơn, giúp nông dân cày, cấy kịp thời vụ. Ngoài xây dựng lịch, ông rất chú tâm nghiên cứu toán. Năm 1828, ông hoàn thành bộ "Ý Trai toán pháp". Đây là bộ sách toán nổi tiếng của nước ta đầu thế kỷ XIX.
Ngoài "Ý trai toán pháp", Nguyễn Hữu Thận còn dịch các quyển sách toán học của Trung Quốc để phổ biến tại nước ta.
Về ngôi làng thời phong kiến có 7 tiến sĩ đỗ đạt trong hơn nửa thế kỷ.
Chỉ trong vòng 69 năm, dưới thời kỳ phong kiến, làng Lê Xá (Hải Phòng) có tới 7 người đỗ tiến sĩ. Dù hiện tại, cuộc sống ở nông thôn còn nhiều gian khó, nhưng người dân trong làng vẫn đang từng ngày động viên con cháu phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông.
Nhiều tiến sĩ thời phong kiến được Hải Phòng vinh danh
Từ xưa đến nay, nói đến "làng tiến sĩ", hầu như mọi người đều nhắc đến làng Mộ Trạch (ở xã Tân Hồng, H.Bình Giang, tỉnh Hải Dương), đó là ngôi làng nổi danh nhất cả nước, với 36 tiến sĩ khoa bảng trong các kỳ thi thời phong kiến. Nhưng, ít người biết rằng, ở Hải Phòng cũng có một "làng tiến sĩ", sử sách còn lưu lại đến ngày nay, đó là làng Lê Xá (xã Tú Sơn, H.Kiến Thụy).
Theo các bậc cao niên trong làng Lê Xá kể lại, từ xưa, khi mới khai hoang lập ấp, dân chúng đặt tên cho vùng đất này là ấp Hướng Dương, mong muốn quê hương mình như loài hoa luôn hướng về phía mặt trời, chịu đựng được sóng gió của biển cả.
Vì là ngôi làng cổ, được thành lập sớm nên thiết chế làng xã ở làng Lê Xá khá chặt chẽ. Người dân Lê Xá cũng như bao ngôi làng trên khắp Việt Nam, cũng chỉ sinh nhai với nghề trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm. Học để thành tài, đi lên bằng chính bàn tay, khối óc của mình chứ hoàn toàn không có thần tích hay thần phả nào lý giải cho sự học ở vùng đất này. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng người dân làng Lê Xá nói riêng và xã Tú Sơn nói chung vẫn tạo mọi điều kiện cho con cái ăn học đàng hoàng với quan niệm "một đấu vàng không bằng nang chữ".
Chính vì vậy, suốt thời phong kiến, xã Tú Sơn trở thành trở thành vùng đất khoa bảng nổi tiếng, nhất là làng Lê Xá. Chỉ trong 69 năm, từ năm 1469 đến năm 1538, làng Lê Xá có tới 7 người đỗ tiến sĩ. Dưới thời phong kiến, làng nào, xã nào chỉ cần có một người đỗ tiến sĩ, tiếng thơm vang xa và lưu truyền mãi. Vì thế, làng Lê Xá được nhiều biết đến với cái tên "làng tiến sĩ".
Người khai khoa của "làng tiến sĩ" Lê Xá là cụ Nguyễn Nhân Nghiêm đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 29 tuổi tại khoa thi năm Kỷ Sửu (1469) dưới triều vua Lê Thánh Tông và làm tới chức Đô cấp sự trung Bộ Công.
Khoa thi năm Giáp Thìn (1484), cụ Bùi Phổ khi đó mới 25 tuổi đã đỗ Hoàng giáp. Năm 1495, vua Lê Thánh Tông lập Hội Tao đàn và mời cụ tham dự, 5 bài thơ của cụ Bùi Phổ được Lê Quý Đôn đưa vào tuyển tập Toàn Việt thi lục.
Cụ Trần Bá Lương đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ năm Kỷ Mùi (1499) dưới thời vua Lê Hiến Tông. Khi được cử làm Phó chánh sứ sang Trung Quốc cụ đã có bài biểu dâng lên vua Minh và được Phan Huy Chú đưa vào bộ Lịch triều hiến chương loại chú.
Tại khoa thi năm Nhâm Tuất (1502), đời vua Lê Hiến Tông, cụ Phạm Gia Mô đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ.
Cụ Lê Thời Bật đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ tại khoa thi năm Tân Mùi (1511) dưới thời vua Lê Tương Dực, sau ra làm quan cho nhà Mạc với chức Thượng thư, tước Văn Uyên hầu.
Đặc biệt, tại khoa thi năm Mậu Tuất (1538), dưới thời vua Mạc Thái Tông, làng Lê Xá có 2 vị đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ là cụ Hoàng Thuyên và cụ Nguyễn Huệ Trạch.
Để vinh danh tinh thần hiếu học cũng như công ơn của các vị tiến sĩ làng Lê Xá với đất nước, ngày nay, tại TP.Hải Phòng, một số tiến sĩ như Bùi Phổ, Trần Bá Lương, Phạm Gia Mô đã được chính quyền thành phố đặt tên tuyến đường, phố.
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Đồng Duy Cường, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn cho biết, ngoài 7 vị tiến sĩ đỗ đạt dưới thời phong kiến ở làng Lê Xá, tại làng Nãi Sơn cũng có 2 tiến sĩ đỗ đạt cùng khoa thi năm Đinh Sửu (1757) là cụ Bùi Đình Dự và Nguyễn Quang Biểu, nâng tổng số tiến sĩ đỗ đạt thời phong kiến trên địa bàn toàn xã Tú Sơn là 9 người.
Giữ gìn truyền thống hiếu học
Theo ông Đồng Duy Cường, để góp phần gìn giữ, tiếp nối truyền thống hiếu học quý giá của làng Lê Xá nói riêng, xã Tú Sơn nói chung, thời gian qua, đại diện chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp các đoàn thể, đại diện các thôn tổ chức "thăm nhà đột xuất" vào buổi tối tới nhà các cháu học sinh có học lực kém để kiểm tra việc học hành, động viên gia đình và các cháu.
Bên cạnh đó, xã Tú Sơn còn huy động các nguồn xã hội hóa trao học bổng, xe đạp tặng các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập. Đồng thời, khen thưởng kịp thời những cháu đạt được thành tích cao, nổi bật trong học tập.
Ông Nguyễn Văn Anh, Trưởng làng văn hóa Lê Xá cho hay, truyền thống hiếu học đã thấm vào máu thịt của người dân làng Lê Xá. Đến nay, nhiều gia đình dù hoàn cảnh có phần còn khó khăn nhưng vẫn chắt chiu, dành dụm những gì tốt đẹp nhất mong con cái ăn học thành tài.
Trong số đó, có thể kể đến gia đình ông Đặng Văn Trường. Bản thân ông Trường đi làm bảo vệ, vợ ở nhà trồng rau nuôi gà, nhưng vẫn gắng gượng nuôi 2 con ăn học đại học. Hay ông Nguyễn Văn Biềm (đã mất) từng mò cua, bắt ốc cùng vợ nuôi 2 con hoàn thành chương trình đại học.
Ước vọng có nơi trang trọng để thờ tự các tiến sĩ
"Tôi nghe các cụ kể lại, ngày xưa, làng có ngôi đình rất to, và các vị tiến sĩ được người dân trong làng thờ tự tại đây. Tuy nhiên, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ thời chiến, đình làng đã bị phá dỡ, đến nay vẫn chưa thể khôi phục lại được", ông Anh bùi ngùi.
Do không còn đình làng, hiện tại, thành hoàng làng, 7 vị tiến sĩ dưới thời phong kiến, cùng hơn 60 liệt sĩ đang được thờ tạm tại Nhà văn hóa Lê Xá được xây dựng trong khuôn viên đình làng trước kia. Trước tình cảnh này, người dân trong làng, con em xa quê hương không khỏi chạnh lòng.
Ông Nguyễn Văn Anh chia sẻ, nhiều năm nay, vấn đề xây lại đình làng đã được đưa ra tại nhiều cuộc họp của làng. Mọi người mong muốn chung tay góp công, góp của để xây dựng nơi thờ tự thành hoàng làng, các vị tiến sĩ, các anh hùng liệt sĩ.
Về nguyện vọng xây lại đình làng của người dân làng Lê Xá, ông Đồng Duy Cường thông tin, UBND xã Tú Sơn đã đề nghị UBND H.Kiến Thụy đưa vào quy hoạch dành 2.000 m2 ở khu vực đình làng Lê Xá cũ, nay thuộc khuôn viên Nhà văn hóa Lê Xá, để huy động nguồn vốn xã hội hóa xây dựng đình làng mới. Khi hoàn thành đây sẽ là "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống yêu nước, hiếu học, điểm kết nối cộng đồng, nhất là con em xa quê khi trở lại quê hương được thấy lại cảnh quen thuộc "cây đa, bến nước, sân đình".
Xác ướp nghìn tuổi chứa 1,2kg phân trong bụng và ăn châu chấu sống trước khi chết
Các nhà khảo cổ học ở Hoa Kỳ từng phát hiện ra một xác ướp đã qua đời một cách bi thảm do chứng táo bón nghiêm trọng, dẫn đến khó tiêu và thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo "Live Science", xác ướp được phát hiện ở Nam Texas vào năm 1937. Các nhà khảo cổ suy đoán rằng xác ướp lẽ ra phải được làm khô tự nhiên do khí hậu khô cằn. Mãi đến năm 2003, khi các nhà khảo cổ học tiến hành nghiên cứu bằng công nghệ tiên tiến hơn, mới phát hiện xác ướp có vẻ như đã phải chịu đựng nhiều đau đớn trong suốt cuộc đời của họ.
Khu vực khô cằn nơi chôn cất khiến thi thể người đàn ông được ướp xác một cách tự nhiên.
Nhóm nghiên cứu do Reinhard đứng đầu đã công bố kết quả trên tạp chí y khoa "Memórias do Instituto Oswaldo Cruz", họ tìm thấy khối phân được làm khô bằng không khí nặng 1,2 kg trong bụng xác ướp và cũng có một lượng lớn phân nát trong ruột chứa thành phần "phytolith", có thông tin cho rằng phytolith là một cấu trúc trong thực vật. Bởi vì nó không được cơ thể con người hấp thụ, nên thường có thể đi qua hệ tiêu hóa một cách nguyên vẹn. Có thể thấy rằng, có áp lực rất lớn trong ruột của xác ướp.
Nhiều kết quả khác nhau cho thấy xác ướp đã bị táo bón nghiêm trọng trong suốt cuộc đời của mình, và kết quả là ruột không thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Các nhà khảo cổ học tin rằng xác ướp bị "bệnh Chagas" do "Trypanosoma cruzi" gây ra, khiến hệ tiêu hóa của ông bị tắc nghẽn và làm phình đại tràng của ông thành kích thước gấp 6 lần bình thường, tình trạng suy dinh dưỡng khiến ông không thể tự ăn hoặc thậm chí đi là bộ.
Các nhà khảo cổ học cũng suy đoán từ những con châu chấu chưa được tiêu hóa trong dạ dày xác ướp mà gia đình và bạn bè ông đã cho ông ăn trước khi qua đời.
Theo Bảo Vệ Công Lý.
Bữa sáng dồi dào magnesium giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu và giảm táo bón
(Ảnh: Studio YARUNIV/Shutterstock)
Đối với nhiều người, một ngày trong tuần thông thường bắt đầu bằng tiếng reo của chuông đồng hồ báo thức, nhấn nút báo lại và lăn ra khỏi giường để bắt đầu một ngày làm việc uể oải.
Nhưng hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ thức dậy với cảm giác sảng khoái và nghỉ ngơi — và thay đổi duy nhất bạn thực hiện là bổ sung magnesium vào bữa sáng.
Phân nửa người Mỹ bị thiếu magnesium
Theo một số nghiên cứu, khoảng một nửa số người Mỹ bị thiếu magnesium. Bữa ăn trung bình thường chỉ cung cấp một nửa lượng khuyến nghị, 420mg cho nam và 320mg cho nữ.
Noelle Kelley, một nhà dinh dưỡng toàn diện sống tại tiểu bang Wisconsin, nói với The Epoch Times rằng, “Đất đai của chúng ta đang cạn kiệt khoáng chất vì các phương pháp canh tác [hiện đại] và thực phẩm thì chứa rất nhiều hóa chất. Điều này ngăn cản chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng.” Trước đây, khoáng chất được bổ sung tự nhiên bằng cách luân canh cây trồng và ủ phân.
Các bác sĩ lâm sàng nhận ra cái mà họ gọi là tam chứng magnesium — đau nửa đầu, chuột rút ở chân và táo bón.
Christopher Kelley, trợ lý bác sĩ và là người sáng lập của North Star Integrative Health, nói với The Epoch Times, “Nếu ai đó gặp tam chứng này, chúng tôi có thể gần như chắc chắn rằng họ bị thiếu magnesium.”
Thiếu magnesium liên quan đến các vấn đề sức khỏe phổ biến
Thiếu magnesium có thể tàn phá sức khỏe tổng thể. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vai trò quan trọng của magnesium trong chức năng thần kinh, cơ bắp và kiểm soát lượng đường trong máu.
1. Béo phì
Nghiên cứu được công bố năm 2018 trên International Journal of Obesity (Tập san Quốc tế về Béo phì) cho thấy nhiều bệnh nhân béo phì không hấp thụ đủ khoáng chất, bao gồm cả magnesium, có thể là do chất lượng bữa ăn kém, đặc biệt là việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng calorie cao, ít chất dinh dưỡng.
Thiếu magnesium có thể góp phần gây béo phì một cách gián tiếp thông qua một số cơ chế, bao gồm cả việc điều chỉnh sự thèm ăn. Thiếu magnesium làm gián đoạn các hormone kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no, chẳng hạn như leptin và ghrelin, có khả năng dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.
2. Đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xếp hạng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới. Magnesium là khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và bảo trì tế bào, giúp điều chỉnh chức năng thần kinh và tế bào não.
Các nhà nghiên cứu đã liên kết mức độ thiếu magnesium trong máu và dịch não tủy với việc tăng nguy cơ đau nửa đầu.
3. Chuột rút chân về đêm
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với giả dược trên 216 đối tượng đã kiểm tra tác dụng của việc bổ sung magnesium đối với chứng chuột rút ở chân về đêm. Trong bảy tháng, 175 người tham gia đã hoàn thành nghiên cứu. Cả nhóm dùng magnesium và nhóm dùng giả dược đều ít bị chuột rút ở chân hơn.
Tuy nhiên, việc bổ sung magnesium giúp giảm số lần và thời gian bị chuột rút nhiều hơn đáng kể. Nhóm dùng magnesium cũng nhận thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược. Nhìn chung, magnesium vượt trội rõ rệt so với giả dược trong việc giảm chuột rút ở chân và cải thiện giấc ngủ. Kết quả được công bố trên Tập san Nutrition Journal (Dinh dưỡng) năm 2021.
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Theo một nghiên cứu năm 2020 trên International Journal of Physiology (Tập san Sinh lý học Quốc tế) liệu pháp thay thế magnesium có thể mang lại lợi ích cho những phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt bằng cách cải thiện chất lượng giấc ngủ kém.
Magnesium có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt bằng cách điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh, giảm căng cơ và giúp thư thái. Ngoài ra, magnesium còn có công dụng điều hòa hormone serotonin, giúp ổn định tâm trạng. Ngoài ra, magnesium làm giảm đầy hơi bằng cách giảm khả năng giữ nước.
5. Bệnh tiểu đường
Magnesium tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Magnesium cần thiết cho việc tiết insulin và giúp insulin liên kết với các thụ thể trên tế bào, tạo điều kiện cho sự hấp thu glucose. Thiếu magnesium có thể dẫn đến kháng insulin, tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.
6. Bệnh viêm ruột
Nồng độ magnesium dường như bị thay đổi ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng bị bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm các tình trạng như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Điều này cho thấy magnesium đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh hoặc là kết quả của sự tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc dùng để kiểm soát IBD, chẳng hạn như corticosteroid và một số loại thuốc làm giảm viêm và viêm khớp, đôi khi đi kèm với IBD, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ và sử dụng magnesium.
7. Táo bón
Magnesium thường có tác dụng nhuận tràng và thường được sử dụng để giảm táo bón. Magnesium hoạt động như thuốc nhuận tràng thẩm thấu, hút nước vào ruột và làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Nước khoáng thiên nhiên chứa rất nhiều magnesium sulfate là một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh nhân trưởng thành bị táo bón chức năng. Nước chứa nhiều magnesium sulfate ở trong ruột lâu hơn và làm giảm nhu động ruột.
Các loại thực phẩm ăn sáng chứa nhiều magnesium
Tình trạng thiếu hụt magnesium rất phổ biến. Lý tưởng nhất là chúng ta nên bổ sung magnesium qua thực phẩm, dễ dàng nhất là bữa sáng để có một ngày làm việc hiệu quả.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Bệnh hay quên
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOCOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
2- Nếu bạn đã tìm thấy chủ C, tiếp theo tìm số 6 trong bảng dưới đây:
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
9999999999999 9999
99999999999999999
99999999999999999
69999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
3- Bây giờ hãy tìm chu N trong bảng bên dưới.
Hãy cẩn thận, hơi khó hơn !
MMMMMMMMMMMMMMNMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
Nếu bạn vượt qua ba bài kiểm tra này mà không gặp vấn đề gì:
- bạn có thể hủy bỏ những cuộc hẹn hàng năm với bác sĩ thần kinh,
- bộ não của bạn đang ở trong tình trạng hoàn hảo!
- bạn còn lâu mới có bất kỳ mối quan hệ nào với bệnh Alzheimer.
Động vật đực có sức mạnh như thế nào trong việc giao phối?
Nhiều sinh vật đực trong vương quốc động vật sở hữu những đặc điểm và khả năng vô cùng độc đáo để đảm bảo khả năng sinh sản và tiếp nối con cái của chúng.
Từ gai của mèo đến cơ quan sinh dục xoắn ốc tiến hóa của vịt, những chiến lược thích nghi sinh sản khác biệt này đã thu hút sự chú ý và gây sốc rộng rãi trong giới sinh học. Hãy cùng khám phá thêm những điều tuyệt vời về sức mạnh giao phối của các loài động vật đực trong vương quốc động vật nhé.
Tại sao động vật đực lại tiến hóa nhiều cơ quan đặc biệt để giao phối?
Tiến hóa là một quá trình quan trọng trong thế giới sinh học, bằng cách thích nghi với môi trường, các loài tiếp tục tiến hóa và thích nghi, đồng thời xuất hiện nhiều đặc điểm và cơ quan thú vị. Một trong số đó là động vật đực đã tiến hóa nhiều cơ quan sinh dục đặc biệt để giao phối.
Lý thuyết lựa chọn giới tính là một khái niệm cốt lõi trong sinh học tiến hóa, được đề xuất bởi Darwin và Wallace. Theo lý thuyết lựa chọn giới tính, các cá thể đực cạnh tranh với nhau để giành quyền giao phối, từ đó thúc đẩy sự phát triển các đặc tính sinh dục và cơ quan sinh dục. Trong chọn lọc tự nhiên, giao phối là một phương tiện sinh tồn và sinh sản quan trọng, để tăng cơ hội giao phối thành công, động vật đực đã dần dần tiến hóa nhiều cơ quan đặc biệt khác nhau.
Cơ quan sinh dục của một số loài động vật đực có hình dạng khá đặc biệt như lông, sừng hoặc chi giả của chim, râu hoặc roi của côn trùng, v.v.. Những cơ quan chuyên biệt này có thể thu hút con cái thông qua thị giác hoặc âm thanh, thể hiện sự thống trị và sức khỏe của con đực. Sự tiến hóa của các cơ quan sinh dục chuyên biệt này có thể cải thiện tỷ lệ giao phối thành công của con đực, từ đó làm tăng khả năng truyền gen của nó.
Một số cơ quan sinh dục chuyên biệt có chức năng quan trọng trong hành vi giao phối thực tế. Ví dụ, con đực của nhiều loài chim có bộ lông và màu sắc tuyệt đẹp, những đặc điểm thu hút sự chú ý của con cái. Đồng thời, một số loài động vật đực cũng biểu diễn những điệu nhảy hoặc bài hát độc đáo, âm thanh và chuyển động truyền tải những thông điệp cụ thể theo cách tán tỉnh. Sự tiến hóa của các cơ quan chuyên biệt này cho phép con đực thu hút con cái tốt hơn và thể hiện sự thống trị của chúng.
Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, động vật đực đã tiến hóa trong một thời gian dài nên chúng đã tiến hóa các cơ quan sinh dục chuyên biệt thường khác với cơ quan sinh dục của đối thủ. Sự khác biệt này giúp con cái xác định được con đực thống trị và chọn đối tác giao phối phù hợp nhất. Cơ chế cạnh tranh này thúc đẩy sự phát triển liên tục của các cơ quan sinh dục chuyên biệt ở động vật đực.
Có nhiều lý do khiến động vật đực phát triển các cơ quan sinh dục chuyên biệt để giao phối, bao gồm lý thuyết lựa chọn giới tính, sự hấp dẫn và kết quả của sự cạnh tranh. Những cơ quan sinh dục đặc biệt này giúp con đực cải thiện tỷ lệ giao phối thành công theo nhiều cách khác nhau và tiếp tục phát triển trong quá trình tiến hóa. Mặc dù các cơ quan chuyên biệt này rất quan trọng đối với động vật đực nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu cơ chế hoạt động của chúng và lý do tại sao chúng tiếp tục tiến hóa.
Tại sao dương vật mèo có gai?
Mèo là loài phân bố rộng rãi và đa dạng trong vương quốc động vật và chúng thể hiện một số đặc điểm độc đáo khi sinh sản. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất là mèo có dương vật có gai. Vậy cấu trúc sinh lý đặc biệt này hình thành và phát triển như thế nào?
Mèo có hình dạng cụ thể của một dương vật có gai. Trên dương vật của mèo có rất nhiều ngạnh nhỏ, trong điều kiện bình thường những ngạnh này sẽ vươn ra ngoài nhưng trong quá trình giao phối, ngạnh sẽ xâm nhập vào âm đạo của mèo cái. Những ngạnh này thường được làm bằng chất liệu sừng và có cấu trúc cứng và sắc.
Một giả thuyết hàng đầu cho rằng mèo có dương vật có gai để giúp mèo đực hoạt động tốt hơn trong quá trình giao phối. Những ngạnh này có thể gây kích ứng âm đạo của mèo cái, làm tăng kích thích giao phối và do đó làm tăng cơ hội mang thai. Dương vật của mèo còn có dạng cong về phía sau, giúp dương vật nằm chắc chắn hơn bên trong cơ thể mèo cái và giúp dương vật không bị tuột ra khỏi âm đạo trong quá trình giao phối.
Tuy nhiên, có những giả thuyết khác cố gắng giải thích tại sao mèo lại có dương vật có gai. Một giả thuyết cho rằng những ngạnh này là kết quả của quá trình tiến hóa sinh học và được dùng để giúp mèo đực loại bỏ tinh trùng của đối thủ cạnh tranh có thể tiết ra trên dương vật của chúng, sự kích thích của những ngạnh này sẽ khiến mèo cái rụng trứng sớm hơn, từ đó làm tăng số lượng mèo đực... Vị trí chiếm ưu thế của tinh trùng trong quá trình thụ tinh với trứng.
Cũng có những giả thuyết liên quan cố gắng liên kết dương vật có gai của mèo với phản ứng cầm máu của mèo cái. Trong quá trình giao phối, thành âm đạo của mèo cái sẽ bị kích ứng và rách nhẹ do ngạnh, gây ra hiện tượng sinh lý gọi là “phản ứng cầm máu”. Phản ứng này có thể giúp mèo cái tránh bị chảy máu quá nhiều và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bất kể lý thuyết là gì, người ta chỉ ra rằng mèo có dương vật có gai là kết quả của quá trình tiến hóa và sinh tồn. Đặc điểm này cho phép mèo sinh sản và tồn tại tốt hơn trong môi trường tự nhiên cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải tất cả mèo đều có dương vật có gai, điều này cho thấy sự tiến hóa và phát triển của đặc điểm này ở quần thể mèo có thể liên quan đến môi trường và lối sống cụ thể.
Mèo có dương vật có gai để cải thiện cơ hội thụ thai trong quá trình giao phối và có thể liên quan đến phản ứng cầm máu của mèo cái. Cấu trúc sinh lý này là kết quả của quá trình tiến hóa và thích nghi với môi trường của mèo, mang lại những lợi thế nhất định cho quá trình sinh sản và sinh tồn của chúng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỗ cần nghiên cứu, khám phá cấu trúc sinh lý đặc biệt này để hiểu sâu hơn về nguồn gốc và cơ chế hoạt động của nó.
Tại sao bộ phận sinh dục của vịt lại tiến hóa thành hình xoắn ốc?
Để hiểu tại sao bộ phận sinh dục của vịt lại tiến hóa thành hình xoắn ốc, chúng ta cần xem lại lý thuyết chọn lọc giới tính và thích nghi của loài. Lý thuyết chọn lọc giới tính cho rằng các đặc điểm của động vật tiến hóa thông qua các hoạt động nhân giống chọn lọc. Có hai loại chọn lọc giới tính, một là chọn lọc giới tính trong đó con đực cạnh tranh với nhau và loại kia là chọn lọc giới tính trong đó con cái chọn.
Sự phát triển về hình dạng xoắn ốc của bộ phận sinh dục của vịt có thể bắt nguồn từ nhu cầu của chim đực trong việc cạnh tranh sinh sản. Chúng thường tranh giành bạn tình bằng những đòn tấn công lông mào phức tạp. Trong cuộc thi này, chim đực thường thể hiện những đặc điểm riêng để thu hút con cái. Kích thước, màu sắc và đặc điểm hành vi đều có thể là yếu tố lựa chọn. Ở vịt, vì chim cái có cơ quan sinh sản phức tạp nên cơ quan sinh dục đực cũng cần phải tiến hóa để thích ứng với sự phức tạp này.
Bộ phận sinh dục của chim đực thường được gọi là dương vật, nhưng dương vật của vịt thực sự là một cấu trúc xoắn ốc bên trong được gắn xung quanh hậu môn. Cấu trúc này có thể đã tiến hóa để đáp ứng với sự phức tạp và tính chọn lọc của cơ quan sinh sản ở chim cái. Bộ phận sinh dục của vịt có thể thích ứng với các kích cỡ và hình dạng khác nhau của đường sinh sản, làm tăng cơ hội thụ thai.
Bộ phận sinh dục của vịt cũng giúp ích cho việc cạnh tranh. Vịt đực thường hình thành "câu đối", nghĩa là chúng giao phối với nhiều con cái gần như cùng một lúc. Sự vướng víu này khiến dương vật phải ở lại trong đường sinh sản trong thời gian dài, làm tăng khả năng thụ tinh thành công. Cấu trúc bộ phận sinh dục dạng xoắn ốc có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu cạnh tranh này.
Hình dạng xoắn ốc của bộ phận sinh dục của vịt còn giúp tránh được những nguy hiểm khi thi đấu. Vịt đực thường có hành vi giao phối săn mồi, thường dẫn đến đánh nhau và tranh chấp giữa các con cái. Dương vật hình xoắn ốc khiến chim đực dễ mất kiểm soát trong quá trình giao phối, giảm thiểu tác hại có thể xảy ra.
Hình dạng xoắn ốc của bộ phận sinh dục vịt đã phát triển để phù hợp với sự phức tạp của đường sinh sản của chim cái và nhu cầu sinh sản cạnh tranh. Sự tiến hóa này cho phép chúng thích nghi tốt hơn với các kích thước và hình dạng khác nhau của đường sinh sản, cải thiện cơ hội thụ tinh và bảo vệ bản thân cũng như chim cái khỏi sự cạnh tranh. Sự tiến hóa của cấu trúc bộ phận sinh dục này có liên quan chặt chẽ đến khả năng thích nghi của quá trình sinh sản của vịt, cung cấp một trường hợp thú vị cho sự hiểu biết của chúng ta về chọn lọc giới tính trong quá trình tiến hóa sinh học.