Ngày nay, xe scooter điện đang trở thành biểu tượng của sự tiện lợi và phong cách trong các thành phố hiện đại. Nhưng ít ai biết rằng, hơn một thế kỷ trước, chiếc scooter đầu tiên đã xuất hiện trên đường phố với thiết kế và công năng không hề thua kém những mẫu xe hiện đại.
Trong bức ảnh đen trắng này là hình ảnh của một phụ nữ thanh lịch, mặc trang phục thập niên 1910, đang cưỡi trên một chiếc Autoped – chiếc scooter tiên phong được sản xuất từ năm 1915 đến 1922. Autoped có hai phiên bản: một sử dụng động cơ xăng và một sử dụng động cơ điện với phạm vi di chuyển lên đến 19 km – một con số ấn tượng vào thời điểm đó.
Sự đổi mới dành cho phụ nữ và xã hội
Điều thú vị là Autoped nhanh chóng trở thành phương tiện ưa thích của phụ nữ, bởi vào thời điểm đó, rất ít phụ nữ sở hữu bằng lái xe. Chiếc scooter nhỏ gọn và dễ điều khiển này mang đến cho họ sự tự do di chuyển chưa từng có trước đây. Không chỉ phụ nữ, nhân viên bưu điện và cảnh sát cũng sử dụng Autoped như một phương tiện hiệu quả để di chuyển nhanh chóng trên đường phố đông đúc.
Khi quá khứ định hình tương lai
Nhìn vào chiếc Autoped, ta không khỏi kinh ngạc trước sự tiên phong trong thiết kế và công nghệ của nó. Thật thú vị khi nhận ra rằng những gì chúng ta nghĩ là “công nghệ hiện đại” thực ra đã được hình thành từ hơn 100 năm trước.
Autoped không chỉ là một phương tiện di chuyển; nó là biểu tượng của sự tiến bộ, thể hiện tinh thần đổi mới vượt thời gian. Từ những đường phố mù sương của thập niên 1910 đến những đại lộ hiện đại ngày nay, chiếc scooter nhỏ bé này đã chứng minh rằng ý tưởng tốt không bao giờ lỗi thời.
Hình ảnh người phụ nữ trên chiếc Autoped không chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc trong lịch sử – đó là lời nhắc nhở rằng, sự tự do và đổi mới luôn là động lực thúc đẩy xã hội tiến về phía trước.
#Autoped #ScooterDien #LichSuCongNghe #SuTienPhong #DoiMoiTu100NamTruoc #CauChuyenQuaKhu #PhuNuVaCongNghe #PhuongTienDiChuyenXanh
Nằm giữa lòng khu phố Montmartre quyến rũ của Paris, Place Dalida là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu âm nhạc và văn hóa Pháp. Được đặt theo tên của nữ ca sĩ huyền thoại Dalida, người đã từng sống và làm việc tại khu phố này, Place Dalida là một biểu tượng của sự ngưỡng mộ và tôn vinh dành cho một nghệ sĩ tài hoa.
Place Dalida tọa lạc tại giao điểm của Rue Girardon và Rue de l'Abreuvoir, một trong những con phố đẹp nhất và yên bình nhất của Montmartre. Quảng trường này không lớn, nhưng mang một vẻ đẹp đặc biệt, với những hàng cây xanh mát, những băng ghế gỗ mời gọi và một bức tượng đồng của Dalida, được đặt ở vị trí trung tâm.
Bức tượng Dalida là tác phẩm của nhà điêu khắc Alain Aslan, được khánh thành vào năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nữ ca sĩ. Bức tượng khắc họa hình ảnh Dalida với vẻ ngoài tươi tắn, rạng rỡ, như thể cô vẫn còn sống mãi trong lòng người hâm mộ. Điều đặc biệt là phần ngực của bức tượng sáng bóng hơn so với các phần khác, do người hâm mộ thường xuyên chạm vào để thể hiện sự ngưỡng mộ và cầu may mắn.
Place Dalida là một điểm đến để chiêm ngưỡng bức tượng và tưởng nhớ Dalida, đồng thời là một không gian để thư giãn, tản bộ và tận hưởng không khí trong lành của Montmartre. Vào những ngày đẹp trời, bạn có thể ngồi trên những băng ghế gỗ, ngắm nhìn những hàng cây xanh mát, lắng nghe tiếng chim hót và cảm nhận được sự yên bình, tĩnh lặng của khu phố.
Place Dalida cũng là một điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá Montmartre. Từ đây, bạn có thể dễ dàng đi đến các điểm tham quan nổi tiếng khác của khu phố, như Sacré-Cœur, Place du Tertre hay Musée de Montmartre.
Dalida (1933-1987) là một nữ ca sĩ và diễn viên người Pháp gốc Ý. Bà là một trong những nghệ sĩ thành công nhất của Pháp, với hàng loạt các bài hát nổi tiếng như "Bambino", "Gigi l'amoroso" hay "Il venait d'avoir 18 ans". Dalida nổi tiếng ở Pháp và trên toàn thế giới, với giọng hát đặc biệt và phong cách biểu diễn quyến rũ. Bà cũng là một biểu tượng của phong cách và sự quyến rũ, được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích.
Place Dalida tọa lạc tại giao điểm của Rue Girardon và Rue de l'Abreuvoir, một trong những con phố đẹp nhất và yên bình nhất của Montmartre. Quảng trường này không lớn, nhưng mang một vẻ đẹp đặc biệt, với những hàng cây xanh mát, những băng ghế gỗ mời gọi và một bức tượng đồng của Dalida, được đặt ở vị trí trung tâm.
Bức tượng Dalida là tác phẩm của nhà điêu khắc Alain Aslan, được khánh thành vào năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nữ ca sĩ. Bức tượng khắc họa hình ảnh Dalida với vẻ ngoài tươi tắn, rạng rỡ, như thể cô vẫn còn sống mãi trong lòng người hâm mộ. Điều đặc biệt là phần ngực của bức tượng sáng bóng hơn so với các phần khác, do người hâm mộ thường xuyên chạm vào để thể hiện sự ngưỡng mộ và cầu may mắn.
Place Dalida là một điểm đến để chiêm ngưỡng bức tượng và tưởng nhớ Dalida, đồng thời là một không gian để thư giãn, tản bộ và tận hưởng không khí trong lành của Montmartre. Vào những ngày đẹp trời, bạn có thể ngồi trên những băng ghế gỗ, ngắm nhìn những hàng cây xanh mát, lắng nghe tiếng chim hót và cảm nhận được sự yên bình, tĩnh lặng của khu phố.
Place Dalida cũng là một điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá Montmartre. Từ đây, bạn có thể dễ dàng đi đến các điểm tham quan nổi tiếng khác của khu phố, như Sacré-Cœur, Place du Tertre hay Musée de Montmartre.
Dalida (1933-1987) là một nữ ca sĩ và diễn viên người Pháp gốc Ý. Bà là một trong những nghệ sĩ thành công nhất của Pháp, với hàng loạt các bài hát nổi tiếng như "Bambino", "Gigi l'amoroso" hay "Il venait d'avoir 18 ans". Dalida nổi tiếng ở Pháp và trên toàn thế giới, với giọng hát đặc biệt và phong cách biểu diễn quyến rũ. Bà cũng là một biểu tượng của phong cách và sự quyến rũ, được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích.
Hoàng Pane Vino
QUÊ HƯƠNG EM CÓ CHÍN DÒNG SÔNG NHƯ CHÍN CON RỒNG…
Sông Cửu Long là cửu tử, tức chín con rồng.
Nước sông chảy ra Biển Đông qua 9 cửa là: Đại, Tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Ba Lai, Định An, Ba Thắc, Trần Đề.
Xưa rày thiên hạ hay thắc mắc cái cửa Trần Đề và cửa Cung Hầu:
1. Cửa Trần Đề hay cửa Tranh Đề?
Trên thư tịch Miền Nam thì chữ cửa Tranh Đề hay Trần Đề đều như nhau, chỉ một cửa biển ở Sóc Trăng. Ngày nay có huyện Trần Đề.
Trước 1975 Ba Xuyên (Sóc Trăng) có quận Lịch Hội Thượng, sau 1975 là huyện Trần Đề. Học giả Vương Hồng Sển nói Trần Đề hay Tranh Đề đều do người Pháp viết sai.
Học giả giải thích:
"Còn địa danh cửa Tranh Đế hay cửa Tranh Đề hoặc Trần Đề, ba danh từ này đều sai và đính chính lại là cửa Trấn Di (trấn là giữ gìn, Di đây là người Miên, bởi vào thời Pháp người họa sĩ nào phóng đại họa đồ trong bảng địa dư Pháp, Paul Alinot, đã lầm đọc không rõ và viết ra sai)."
Qủa thiệt! Thời Mạc Thiên Tích lập bốn đạo Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang và Trấn Di trong trấn Hà Tiên. Trấn Di là đất Sóc Trăng và Bạc Liêu ngày nay.
Chữ Trấn Di 鎮夷 có nghĩa là trấn giữ ở vùng đất của người Thổ (Khmer). Nên cửa Trấn Di là chuẩn xác.
Chẳng hiểu vì sao người Pháp làm bản đồ ghi là cửa Tranh Đề rồi cửa Trần Đề?
Sóc Trăng nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Bassac (sông Hậu) nên địa hình chủ yếu là các giồng đất cát lẫn với các bồn trũng và kinh rạch. Năm 1757, Vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu) dâng cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phước Khoát nhận vùng đất Ba Thắc này, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng – Bạc Liêu), sau đó lập phủ Ba Thắc thuộc quyền quản hạt của dinh Long Hồ, vua Minh Mạng đổi là đất Ba Xuyên.
“Gặp cơm Ba Thắc thơm ngon
Chan nước mắm Hòn ăn chẳng muốn thôi.”
Học giả Trương Vĩnh Ký giải thích chữ Sóc Trăng là phiên âm theo tiếng Khmer Srock Khleang nghĩa là kho báu, kho bạc. Ông Vương Hồng Sển thì chỉ viết tên quê hương ông là Sốc Trăng.
Sông Cửu Long tên quốc tế là Mékông, từ Tây Tạng, chảy qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Đến Cam Bốt, tại Nam Vang ở khúc sông 4 mặt, sông Mékông chia ra làm 2 nhánh lớn chảy qua Nam Kỳ của Việt Nam. Nhánh bên trái là sông Mekong và nhánh bên phải là sông Tonlé Bassac.
Nhánh Mekong người Nam Kỳ gọi là Tiền Giang, chảy qua Tân Châu, Hồng Ngự, Cao Lãnh.
Từ Mỹ Thuận đến Cái Bè Cai Lậy chia ra làm 4 sông đổ ra biển bằng 6 cửa:
- Sông Mỹ Tho, chảy qua thành phố Mỹ Tho về Gò Công, trổ ra biển bằng 2 cửa sông Cửa Tiểu và Cửa Đại.
- Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre ra cửa Ba Lai.
- Sông Hàm Luông chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông.
Sông Cổ Chiên từ Vĩnh Long chảy xuống làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh trổ ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu.
Nhánh Bassac tức Ba Thắc là sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, tới đất Sóc Trăng sông chảy ra biển bằng 3 cửa là cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Tranh Đề (Trần Đề).
Nay cửa Ba Thắc bị bồi lấp.
Đất Ba Thắc kéo dài từ Cần Thơ tới cửa Ba Thắc. Bassac xuất xứ từ Păm prek Bàsàk tức ông nặc tà, ông tà.
Vì vùng Ba Thắc, Cần Thơ, Trà Vinh có nhiều sốc của Miên mịt mùng cách xa dinh Long Hồ nên lị sở dinh Long Hồ phải dời từ Cái Bè về chợ Vĩnh Long cho gần để kiểm soát.
Xứ Ba Thắc vào thời vua Thiệu Trị từng có vụ nổi loạn của người KhmeR, tướng Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tấn Lâm phải hai mặt giáp công mới dẹp xong.
Mà nghĩ ngộ! sông Hậu là con sông chảy qua Châu Đốc, Sóc Trăng,Trà Vinh là những xứ Khmer của Nam Kỳ ta, Tonlé Bassac vẫn uốn éo với sóc Khmer huyền bí.
Ba Thắc ngày xưa là đất thương cảng, thương cảng Bãi Xàu (Chợ Cũ Mỹ Xuyên), một thương cảng quốc tế sầm uất nhứt đất Nam Kỳ, Sài Gòn lúc đó xếp ve trước Bãi Xàu.
“Đất Sóc Trăng quê mùa nước mặn
Tôi ra Vàm Tấn chở nước về xài
Về nhà sau trước không ai
Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.”
Trong “Sài Gòn năm xưa” ông Vương Hồng Sển ghi rằng “Ba Thắc tức vùng Sốc Trăng, Bạc Liêu”.
Ngày nay nói xứ Ba Thắc thì chỉ còn khoanh vùng Sốc Trăng.
Sóc Trăng có 3 sắc dân Việt, Khmer, Hoa, trong đó người Khmer là người bổn địa:
"Sốc Trăng hai tiếng mỹ miều
Nửa Miên, nửa Việt, nửa Tiều, nửa Tây."
Nguyễn Liên Phong ca ngợi Bãi Xàu trong ”Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” như sau:
“Bãi Xàu đông đảo phố phường
Trong chợ ngoài bảo cầu đường đẹp xinh
(…) Ghe to lồi mắt xanh mang
Chở chuyên lúa gạo nhảy tràn khỏi then.
Xuống lên Chợ Lớn bán quen
Tiếng gạo Ba Thắc ngợi khen Nam Kỳ.”
2. Cửa Cung Hầu nằm ở Bến Tre: Cái tên Cung Hầu cũng do người Pháp viết sai.
Học giả Vương Hồng Sển giải thích:
"Một cải chính khác là cửa Cung Hầu hay cửa Công Hầu đều sai, đúng chữ là cửa Cồn Ngao, nơi sanh trưởng của quan Phan Thanh Giản. Hai chữ “Ngao Châu”, dịch từ hai chữ Nôm Cồn Ngao, người Pháp không đọc đúng chữ nên họ trọ trẹ là “cung gao, công gao” và ông nào đó, Việt chứ không phải Pháp, thi vị hóa luôn ra cửa Cung Hầu hay cửa Công Hầu."
Có một địa danh ở Ba Tri Bến Tre mà sử Nguyễn ghi trang trọng nguyên quán vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ - Phan Thanh Giản, đó là Gãnh Mù U.
Gãnh Mù U là cái doi đất de ra mé sông Hàm Luông cũng gần biển, khi xưa các lưu dân Việt từ Trung vô Nam đi bằng che bầu đã đậu ở cái gãnh này trước khi vào các nơi định cư khác.
Tổ tiên ông Phan Thanh Giản cũng trong số lưu dân, nhưng đã chọn Gãnh Mù U định cư luôn.
Phan Thanh Giản sanh năm 1796 tại Gãnh Mù U, làng Bảo Thạnh, Ba Tri một nơi đất đai không tốt lắm, gần biển nên mặn chát.
Thời khẩn hoang xứ Ba Tri là xứ sình lầy, rừng rậm ven biển, người Trung Kỳ đã đi ghe bầu vô. Gia đình quan Phan Thanh Giản cũng từ Miền Trung vô định cư ở Gãnh Mù U làng Bảo Thạnh của xứ này.
Ba Tri cũng là xứ giồng cát, những Giồng Bông, Giồng Gía, Giồng Cá, Giồng Chuối, Giồng Tre, Giồng Trơn, Giồng Tràm, Giồng Ông Đồ, Giồng Cây Me, Giồng Quéo…
Phan Thanh Giản mất mẹ năm 7 tuổi, bà mẹ kế chật vật nuôi con chồng vì ông chồng Phan Thanh Ngạn luôn đi xa.
Phan Thanh Giản đi học được bà mẹ kế Trần Thị Dưỡng chu cấp lương thực gồm ba mươi tô gạo và ba mươi con mắm trong một tháng.
Nhà nghèo nên cố học, năm 1825 trào Minh Mạng thứ tám, Phan Thanh Giản đậu cử nhơn tại trường thi hương Gia Định. Chỉ một năm sau,1826 tại trường thi hội ở kinh đô Huế ông đậu tiến sĩ.
Tiến sĩ Phan Thanh Giản làm quan ở kinh đô Huế, chừng vài năm ông mới về quê nhà ở Gãnh Mù U, mà mỗi lần đi đều xa xôi khó khắn.
Chúng ta hãy hình dung ra con đường đi thế này, từ Huế ông vô Gia Định, từ Gia Định đi ghe hay đi ngựa về Mỹ Tho, tới Mỹ Tho ông bắt ghe ở vàm Mỹ Tho chạy ra sông Tiền qua cửa Đại xuyên về Ba Tri. Mà ông phải ngủ ở Mỹ Tho lại một đêm.
Lương Khê Phan Thanh Giản (1796 - 1867) là một nhân vật lịch sử mà người Lục Tỉnh nào cũng thương mến vì đức độ và tấm lòng của ông với quê hương.
Là ông tiến sĩ đầu tiên của Lục Tỉnh, làm quan vẫn nghèo vì quá thanh liêm, đức độ, không ngại gian khó.
Cả đời làm quan có lúc bị biếm phạt làm anh lính quét công đường. Có năm lần bị vua giáng chức. Có khi bị ra tận Thái Nguyên. Cả một triều đình Huế mà chuyện lớn nhỏ gì khi có chiến tranh với người Pháp cũng đẩy ông ra, một ông già lụm cụm trên thất thập chịu trận. Có lúc ông già trên 70 tuổi đó phải lụm cụm qua tận Paris Pháp Quốc.
Từ năm 1862 đến năm 1867, Tiến sĩ Phan Thanh Giản được vua Tự Đức giao nhiệm vụ khó khăn nhứt là thương lượng với Pháp để đòi đất,đòi ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ, để “thương nghị” trong chiến tranh trong khi Pháp hùng mạnh võ khí hiện đại tận răng, còn trong tay ông không có tấc sắt, cùng một triều đình có binh lực vô cùng lạc hậu.
Trung tuần tháng 6/1867 Đô đốc De la Grandière dẫn 1.800 lính thủy quân lục chiến Pháp đi trên 16 tàu chiến từ Mỹ Tho qua áp sát thành Vĩnh Long.
Vừa neo bến De la Grandière cho mời quan Kinh lược sứ Nam Kỳ (ba tỉnh Miền Tây) Phan Thanh Giản lên tàu hội đàm rồi bất thần đưa quân chiếm lấy thành Vĩnh Long ngay trong đêm.
Khi bước lên bờ coi như việc đã rồi, nhắm không thể trứng chọi đá đánh lại, sự việc tới nước này rồi nên quan Phan đưa thư kêu tổng đốc An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng để không đổ máu vô ích, hy vọng giữ nguyên sức lực của quân triều đình nhằm tính kế lâu dài.
Kinh lược sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản biết mình sẽ phải làm gì, chỉ còn cái chết, vì ông là một mệnh quan triều đình.
Quân lính dân tình có thể sống nhưng phận quan triều đình với chức trách mà không chu toàn thì phải chết.
Ông tuyệt thực 17 ngày. Trước đó ông ngoáy về Huế lạy mấy lạy,thảo một tờ sớ gửi vua Tự Đức, gửi lại ấn tín, áo mão trả về Huế, một lời tạ từ cuối cùng.
De la Grandière rất kính ông nên sai đem đồ ăn thức uống, thuốc bổ lại thuyết phục ông ăn uống lại, ông biểu đem về.
Rủi, nhịn ăn không chết, ông bèn uống thuốc phiện với dấm thanh tự kết liễu cuộc đời. Ngày 4/8/1867 ông qua đời.
Trước đó Phan Thanh Giản gọi hết con cháu lại giường trối:
”Ta chết đi thì nhớ đem hòm ta về chôn tại quê nhà Gãnh Mù U làng Bảo Thạnh cạnh tổ tiên ta bên. Còn tấm triện thì bỏ, nếu không hãy đề :"quan tài của một học trò già họ Phan gốc ở miệt biển Đại Nam. Bia mộ cũng như vậy thôi.”
Rốt cuộc ông tự đề bia cho ông luôn, ông viết:“Minh sinh thỉnh tỉnh, nhược vô ưng thư: Đại Nam hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cửu, diệt dĩ thử chi mộ.
Trước khi tắt thở ông làm bài thơ mà sau này kêu là di bút:
"Non nước tan tành hệ bởi đâu?
Một vùng mây bạc chốn Ngao Châu
Ba triều công cán đôi hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu
Ải bắc ngày trông tin nhạn vắng
Thành nam đêm quạnh tiếng quyên sầu
Minh tinh chín chữ lòng con tạc
Trời đất từ đây bặt gió thu."
Chữ Ngao Châu được nhắc tới.
Bài thơ này được Đông Hồ đăng trên Nam Phong tạp chí số 107 (7-1926) với chú thích: Ông Phan Thanh Giản khi sắp mất có làm bài thơ di bút để lại, và dặn con để minh tinh chín chữ “Hải nhai thư sinh Phan Lương Khê chi cữu” 海涯書生潘良溪之柩.
Mỗi lần nghe ai nhắc tới người học trò già ở gãnh Mù U làng Bảo Thạnh xa xôi, Tiến sĩ Phan Thanh Giản là lòng lại dậy lên cái gì đó ngậm ngùi, buồn lắm.
“Ta sanh ra vốn nhà nghèo
Lòng mến ưa cổ đạo
Đèn sách công mười năm
Không chí ở cơm áo
Tú mú học một mình
Hiểu biết chỉ lỗ mỗ”
(Lương Khê thi thảo)
Tiến sĩ Phan Thanh Giản sau 1975 bị đập tượng, bị xóa tên đường thô bạo, bị kết án, bị đề án tử ngay trong sách giáo khoa dạy con cháu Miền Nam.
Ông Vương Hồng Sển cũng nói lúc sanh tiền:
“Bấy lâu nay (1990), tôi nghe đầy tai lời trách quan Phan làm cho mất nước và vua Tự Ðức đứng đầu tội ấy. Thấp cổ bé miệng, tôi có dại gì cãi họ duy trong thâm tâm riêng tưởng họ chưa tới mắt cá quan Phan”.
Đó là cái tình Nam Kỳ Lục Tỉnh, cùng thân phận người Nam Kỳ với nhau sau 1975 bị chà đạp.
Phan Thanh Giản là niềm tự hào của con cháu Nam kỳ Lục Tỉnh. Con cháu có cảm giác mắc nợ gì đó với ông, nó đau đớn khôn nguôi.
Mời bạn đọc một đoạn văn tưởng niệm ông ở nước Úc xa xôi:
"Bi kịch cuối đời của Phan Thanh Giản gắn liền với giai đoạn các tỉnh Nam kỳ bị thực dân Pháp xâm chiếm (1862-1867), mà đỉnh điểm là việc ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ gồm Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên lọt vào tay quân xâm lăng Pháp lúc ông đang được giao trọng trách Kinh lược sứ trấn giữ các tỉnh này.
Thành mất, quan Phan đã chọn cho mình cái chết như một vị tướng trung liệt.
Nhắc đến cái chết của quan Phan khiến tôi bùi ngùi xúc động nhớ lại hình ảnh bà nội tôi 70 năm về trước, lau chùi nước mắt mỗi khi nghe xong bộ dĩa hát “Phan Thanh Giản tuẩn tiết”.
Hỏi sao lại khóc, bàn lặng lẽ trả lời: “Tội nghiệp Ông Cố quá”.
NGUYỄN GIA VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét