.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

27 tháng 10 2024

Người Bajau là bộ tộc đầu tiên trên thế giới tiến hóa để thích nghi với cuộc sống dưới biển.

 


Người Bajau là bộ tộc đầu tiên trên thế giới tiến hóa để thích nghi với cuộc sống dưới biển.

Họ dành cả đời sống trên biển và tìm kiếm thức ăn dưới đáy đại dương. Họ sống tại các vùng biển ở Indonesia, Malaysia và Philippines, tồn tại theo lối sống du cư trên biển, và sử dụng những chiếc thuyền buồm bằng gỗ nhỏ gọi là perahu (hay có các tên gọi khác là: layag, djenging, balutu, lepa, pilang, vinta, lepa-lepa).

Người Bajau có khả năng lặn xuống sâu dưới biển tận 60m và nín thở cả chục phút. Họ chỉ sử dụng một cây giáo thô sơ và kính lặn tự chế để bắt hải sản hay tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên dưới biển về làm đồ thủ công. Bộ tộc này có thể làm việc trung bình dưới nước hơn năm giờ mỗi ngày.

Trẻ em Bajau được dạy học bơi, học lặn từ lúc lên 3 tuổi và tập làm quen dần với cuộc sống ở dưới đáy biển. Người ta đồn rằng những đứa trẻ người Bajau bị đâ-m thủn-g màng nhĩ để giảm đa-u khi lặn sâu dưới biển. Tuy nhiên thực tế là người Bajau có vấn đề về màng nhĩ là do họ đã lặn biển nhiều năm.

Theo các chuyên gia, người Bajau đã “tiến hóa” để thích nghi với môi trường sống dưới nước.

Các nghiên cứu về khả năng lặn của người Bajau cho thấy quá trình quá trình sinh sống lâu năm trên biển và việc bơi lặn từ khi còn nhỏ đã khiến lá lách của người Bajau lớn hơn so với người bình thường Một nghiên cứu của Đại học Copenhagen, ở Đan Mạch cho biết lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với cộng đồng những người khác sống trên đất liền tại khu vực Indonesia.

Điều đặc biệt là đặc tính này không chỉ được tìm thấy ở người Bajau trưởng thành thường xuyên sống trong môi trường nước và lặn dưới biển mà còn xuất hiện ở trẻ em Bajau dù chúng chưa từng lặn biển. Từ đó các chuyên gia đưa ra kết luận là người Bajau đã “tiến hóa” để thích nghi với môi trường sống của họ.

Một nghiên cứu khác thì nhận định rằng người Bajau còn có khả năng mang một số gen nhất định liên quan đến phản xạ lặn.

Sưu tầm


Máy bay trực thăng Cornu, được chế tạo bởi Paul Cornu vào năm 1907, là trực thăng đầu tiên bay lên không trung. Paul Cornu, một người thợ chế tạo xe đạp đến từ Pháp, đã phát triển chiếc trực thăng này như một phần của những nỗ lực tiên phong trong lĩnh vực hàng không.


Cornu bắt đầu ý tưởng chế tạo trực thăng từ những quan sát về cách mà các loại máy bay cánh quạt có thể hoạt động. Với niềm đam mê và kiến thức về cơ khí từ nghề chế tạo xe đạp, ông đã chế tạo một chiếc trực thăng sử dụng hai cánh quạt quay đối xứng. Mặc dù thiết kế của Cornu có những hạn chế về trọng lượng và công suất, nhưng nó đã mở ra một cánh cửa mới cho ngành hàng không.

Vào tháng 9 năm 1907, Paul Cornu đã tiến hành thử nghiệm trực thăng của mình tại một cánh đồng ở Normandy, Pháp. Chiếc trực thăng này đã thực hiện thành công những chuyến bay ngắn, đạt được độ cao khoảng 1 mét và bay xa khoảng 40 mét. Mặc dù các chuyến bay này không kéo dài lâu và gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển, nhưng thành công ban đầu đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của máy bay trực thăng.

Tuy nhiên, máy bay trực thăng Cornu không thể tiếp tục phát triển do các vấn đề kỹ thuật và hạn chế về động cơ. Dù vậy, chiếc trực thăng này đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ kỹ sư và nhà phát minh trong việc nghiên cứu và phát triển các loại máy bay trực thăng sau này.

Máy bay trực thăng Cornu là một phần quan trọng của lịch sử hàng không, chứng minh rằng sự sáng tạo và quyết tâm có thể mở ra những cánh cửa mới cho tương lai. Với những thành tựu của mình, Paul Cornu đã góp phần xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hàng không hiện đại, nơi mà máy bay trực thăng ngày nay đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ, quân sự đến vận chuyển hàng hóa và du lịch. 

Sưu tầm



Chiếc xe điện Đầu Tiên : Vào ngày 19 tháng 4 năm 1881, nhà phát minh người Pháp Gustave Trouvé đã thành công trong việc trình diễn một trong những phương tiện chạy điện đầu tiên trên thế giới tại Paris. Ông đã lắp đặt một động cơ điện do chính ông thiết kế, cùng với pin có thể sạc lại, lên khung xe ba bánh do James Starley chế tạo. Buổi trình diễn diễn ra trên phố Rue Valois ở trung tâm Paris và được xem là lần đầu tiên một phương tiện điện sử dụng pin có thể sạc lại và được vận hành công khai ngoài đường phố
Dù trước đó đã có một số khái niệm về xe điện, phát minh của Trouvé mang tính thực tiễn và khả dụng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành ô tô. Xe ba bánh của ông sử dụng pin chì-axit sạc lại do nhà khoa học người Pháp Gaston Planté phát triển, cho phép nó hoạt động mà không cần nguồn điện bên ngoài liên tục.
Mặc dù thường bị bỏ qua trong lịch sử ô tô, nhưng đóng góp của Trouvé không chỉ dừng lại ở phương tiện này mà còn mở rộng sang các phát minh khác như động cơ gắn ngoài và hệ thống chiếu sáng di động. Buổi trình diễn năm 1881 của ông được coi là điểm nhấn quan trọng trong lịch sử giao thông chạy bằng điện.

Sưu tầm








Cao thủ thị vệ nhà Thanh có võ nghệ cao siêu được Từ Hi Thái hậu trọng dụng là Cung Bảo Điền. Hành trình trở thành đệ nhất cao thủ nhà Thanh của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Vào năm 23 tuổi, Cung Bảo Điền sở hữu võ nghệ cao cường, khinh công xuất chúng, nội lực thâm hậu. Nhờ đó, ông có thể di chuyển trên mái nhà mà không gây ra bất cứ tiếng động nào. Bốn năm sau (năm 1897), Cung Bảo Điền được triều đình nhà Thanh tuyển mộ. Theo đó, ông trở thành đại nội thị vệ cho hoàng đế Quang Tự và Từ Hi Thái hậu
Với tài năng hơn người, Cung Bảo Điền nhanh chóng thăng tiến. Ông được phong làm Đội trưởng đội thị vệ, mang hàm Tứ phẩm Đới đao Thị vệ và trở thành Tổng quản đại nội thị vệ cuối cùng của triều đình nhà Thanh
Năm 35 tuổi, Cung Bảo Điền xin rời cung với lý do bị bệnh để trở về quê nhà. Ông đưa ra quyết định này sau khi chứng kiến nhà Thanh ngày càng suy tàn. Ông ở ẩn 17 năm và trong khoảng thời gian đó đã mở võ đường Bát Quái Chưởng để dạy võ cho nhiều người. Năm 1943, ông qua đời ở Sơn Đông, hưởng thọ 73 tuổi.
Sưu tầm




Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.