Xưa nay chỉ thấy tô phở bò, gà theo chân người Việt tỵ nạn tràn lan và nổi danh toàn thế giới , còn tô hủ tiếu quê mình hình như đã tàn phai nhan sắc.
Chớ hồi xưa trong nước, nhứt là Lục tỉnh Nam Kỳ tô hủ tiếu quê mình vẫn vô địch quyền vương, độc cô cầu bại. Tô phở Bắc mon men về tới cái đất Mỹ Tho danh trấn giang hồ về hủ tiếu cũng đành phải chịu xếp ve luôn. Mỹ Tho có cả hàng chục tiệm hủ tiếu chỉ loe ngoe vài ba tiệm phở tái, nạm, gầu…
Phở Bắc chỉ làm đại ca trên chốn giang hồ Sài Gòn, ngay cả vô Chợ Lớn cũng phải chịu thua.
Hủ tiếu là của người Tàu, người Quảng Ðông; còn người Triều Châu thì ăn hủ tiếu bò vò viên, tức ngầu dục viễn!
Nổi tiếng nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho! Nó khác với hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế, bún mắm Sóc Trăng.
Hủ tiếu Mỹ Tho của người Quảng Ðông nhưng bánh hủ tiếu lại do người Việt ở Gò Cát, bên bờ kia sông Bảo Ðịnh, vùng ven thành phố Mỹ Tho làm.
Bánh hủ tiếu bằng bột gạo, không pha bột mì, bột lọc. Sợi hủ tiếu tươi chỉ cần trụng sơ với nước nóng là trong, giòn, dai và dẻo hơn các loại bánh hủ tiếu mềm xèo ở Chợ Lớn.
Cái thùng nước lèo của mấy xe hủ tiếu Mỹ Tho có hai ngăn. Một là nước sôi để trụng bánh; một ngăn chứa nước lèo, có vị ngọt từ xương, giò heo và khô mực nướng cùng với củ cải. Thịt heo nạc xắt mỏng như tờ giấy quyến, gan heo trải lên mặt tô rồi chan nước lèo lên, rắc tiêu.
(Sau nầy người ta thêm phèo non, tôm thẻ và trứng cút… Nhưng ăn thấy nó làm sao đâu vì làm mất cái vị, cái mùi hủ tiếu!)
Hủ tiếu là phải ăn với giá sống, hẹ, cải xà lách, củ hành phi. (Ðừng có bỏ rau tần ô rau ghém vô, ăn lãng xẹt hè).
Nêm nếm là phải xì dầu và giấm đỏ. Nêm bằng nước mắm y, rồi vắt chanh vào (để ăn phở) là trật lất.
Sở dĩ tui kỹ từng chút một về tô hủ tiếu là vì em yêu của tui là ‘á xẩm’. Tía vợ tui là Chú Sồi, chuyên nghề bán hủ tiếu.
Chính vì khoái ăn hủ tiếu mà tui mới cuỗm được Quế Thanh, tên con vợ tui đó.
Chú Sồi có một chiếc xe có thành vách ba bên, lộng kiếng vẽ hình trong truyện Tam Quốc như Quan Công phò nhị tẩu, Giang tả cầu hôn, Ðương Dương trường bản, Khổng Minh tọa lầu. Ở giữa xe là một thùng nước lèo, bốc hơi nghi ngút, những rổ nhỏ đựng bánh hủ tiếu, mì nhỏ, mì lớn, hoành thánh, dầu cháo quảy.
Hồi xưa lúc đói bụng, trong túi lại có kha khá tiền, tui bèn tắp vào lề, ngồi lên cái ghế xếp, trước mặt xe, có miếng ván hình chữ nhựt gài chốt bè ra, đủ đặt vừa tô hủ tiếu.
Lập tức chú Sồi đon đả: “Hà cái lầy thằng Tửng xực mý dệ (ăn cái gì)? ”
(Thằng nhỏ nào Chú Sồi cũng kêu là Tửng hết trơn hè. Hèn chi sau về làm rể cho Chú Sồi tui cũng bị hơi tửng tửng!)
Tui chơi lại tiếng Tàu luôn, cho dù tiếng Tàu của tui là loại ...Tào Lao. “Dách cô phảnh, thím xực xí quách… tố tố sủi!” (Một tô hủ tiếu nhiều xí quách, nhiều nước lèo). “Hầy lá!” (Ðược rồi!)
Ðưa tay đón lấy tô hủ tiếu từ bàn tay búp măng của á xẩm Quế Thanh, con gái chú Sồi, tui xịt một chút xì dầu, giấm đỏ, gắp thêm vài lát ớt, xốc bánh hủ tiếu lên, gắp một đũa khá lớn đưa vào miệng, bắt đầu hẩu xực.
Nước lèo nóng, cay vì ớt, vì tiêu, hơi nước lèo phả vào mặt, mồ hôi tươm ra ướt cả lông mày. Tui chiến đấu quyết liệt, hai hàm răng kêu kèn kẹt, chỉ trong chốc lát là tô hủ tiếu cạn queo!
Quế Thanh mang cho tui cái bình trà "Thái Ðức" bằng nhôm nóng hổi, rót cho tui một ly rồi hỏi: “Hẩu lớ hia Tửng?” (Ngon không anh Tửng?)
Tui cười hè hè: “Hẩu hẩu” (ngon ngon)! “Nị hụ len, hụ len!” (Em đẹp lắm)
Em nguýt tui một cái thậm thượt dài chừng 3 cây số, xổ luôn một tràng tiếng Việt: “Tía em nghe được là rượt anh chạy có cờ đó nhe! Ai biểu hia Tửng no bụng cững lên, dám dê ‘tiểu thư’, con cưng của Tía!”
Đoàn Xuân Thu
NGƯỜI PHÁT MINH CHẤT ĐƯỜNG HÓA HỌC….
*Một đêm nọ, Constantin Fahlberg, một nhà hóa học tại Johns Hopkins, đi ăn tối sau một ngày dài trong phòng thí nghiệm và quên rửa tay, trong đó có dấu vết của các hợp chất mà ông ta đang làm. Ăn miếng bánh mì nó thấy ngọt bất thường. Đây là cách ông ta khám phá saccharine, chất làm ngọt nhân tạo đầu tiên của lịch sử.
Saccharine là chất làm ngọt nhân tạo đầu tiên trong lịch sử. Ngọt hơn 200 đến 700 lần so với đường kết tinh, nó đặc trưng bởi hậu vị hơi đắng và kim loại (mà nói thật, không phải là khẩu vị của ai cũng được).
Saccharine đã tình cờ phát hiện vào năm 1879 bởi nhà hóa học Đức Constantin Fahlberg, người đã làm việc tại Đại học Johns Hopkins cho giáo sư Ira Remsen. Bảy năm sau, Constantin Fahlberg đã kể về phát hiện của mình trong một cuộc phỏng vấn được xuất bản trong Tạp chí Khoa học Mỹ. Ông ấy mô tả nó như "một phần là một trường hợp, một phần là một nghiên cứu. "Fahlberg đã làm việc trên các hợp chất hóa học liên kết với than đá trong một thời gian và đã thực hiện một số khám phá khoa học mà ông tin rằng cho đến nay "không có giá trị thương mại. "
"Một đêm, tôi ngấm vào công việc của tôi đến nỗi quên cả ăn đến khuya, và tôi chạy đi ăn không dừng lại để rửa tay." Fahlberg nói. "Tôi ngồi xuống và bẻ một miếng bánh mì và đưa nó trên môi. Nó có vị ngọt đến lạ thường. Tôi rửa miệng và lau mình bằng khăn tắm, mới thấy nó cũng ngọt ngào đến lạ. Sau đó tôi uống một ngụm từ ly của mình, đặt miệng ngay nơi ngón tay chạm vào nó. "Nước trông giống như si-rô."
Fahlberg nhận ra ông ta tìm ra nguyên nhân của sự ngọt ngào kỳ lạ này và 'nếm' ngón tay cái của ông ta. Ông ấy nhận ra rằng mình đã phát hiện ra một chất, tương tự như than, ngọt hơn cả đường nhiều. Ông ta ngay lập tức thức dậy, rời bữa tối tại chỗ và quay lại phòng thí nghiệm, lấy mẫu nội dung của mỗi ống xét nghiệm. "May mắn thay cho tôi, không có chứa axit hay chất độc hại", nhà hóa học nhận xét, có lẽ lãng mạn câu chuyện một chút.
"Một trong những mẫu có chứa một giải pháp của saccharine không tinh khiết. "Từ đó, tôi đã làm việc trên nó trong nhiều tuần và nhiều tháng cho đến khi tôi có thể xác định thành phần hóa học, đặc điểm và phản ứng chính xác của nó, và những cách tốt nhất để sản xuất nó, khoa học và thương mại. "
Constantin Fahlberg nói rằng không phải ai cũng nhận ra ngay tiềm năng nghiên cứu của ông, đặc biệt là giữa các đồng nghiệp của ông. "Nhiều người nghĩ rằng đó là một trò đùa và những người khác, hoài nghi hơn, nghi ngờ rằng tôi đã thực sự khám phá này. "Những người khác vẫn nói rằng công việc này không có giá trị thực tế.
Nhưng ngay khi công chúng biết về saccharine, giá trị thực tế đã trở nên rõ ràng. Thành công thương mại của vật chất là đáng kể và Constantin Fahlberg đã có thể tạo ra một doanh nghiệp thành công.
CANH HUỲNH lược dịch từ Chaque jour une histoire.
Dưới thời cải cách quân sự của Hoàng đế Augustus, lực lượng phụ trợ của La Mã (Auxilia) đã chuyển thành một đội quân chuyên nghiệp, với các đơn vị thường trực phục vụ toàn thời gian. Lực lượng Auxilia bao gồm nhiều vai trò khác nhau, nhưng chủ yếu là bộ binh nặng, được tổ chức thành các "Cohort." Một đơn vị "Cohors Quingeneria" tiêu chuẩn có số quân danh nghĩa là 480 người, được chia thành sáu "Century," mỗi "Century" gồm 80 người, do Centurion chỉ huy. Một đơn vị lớn hơn, "Cohors Milliaria," gồm 800 người, chia thành năm "Century" mỗi nhóm 160 người.
Trái ngược với hiểu lầm phổ biến, bộ binh phụ trợ trong thời kỳ Principate không chủ yếu là lính giáo. Dù một số đơn vị sử dụng giáo đâm nặng (Hastae), phần lớn chiến đấu với kiếm. Nhà sử học La Mã Tacitus và hình ảnh trên cột Trajan miêu tả lực lượng Auxilia cầm kiếm. Họ cũng sử dụng lao nhẹ (Lancea), ném trước khi xung phong vào cận chiến. Vì vậy, lối chiến đấu của họ tương tự như quân đoàn La Mã, bao gồm tấn công bằng vũ khí tầm xa trước khi cận chiến bằng kiếm và khiên.
Lính phụ trợ được trang bị khiên Scutum hình bầu dục, phẳng và thường được trang trí bằng biểu tượng của đơn vị Cohort. Họ mặc áo giáp xích có bảo vệ vai hoặc áo giáp vảy kim loại xếp chồng lên nhau. Mặc dù giáp sắt dải thường liên kết với quân đoàn La Mã, loại giáp này cũng đã được tìm thấy tại các căn cứ phụ trợ như Burganae. Tất cả áo giáp đều được mặc bên ngoài áo đệm Subarmalis để tăng cường bảo vệ. Mũ bảo hiểm có hình dạng như bát, với miếng che má, bảo vệ cổ và trán, được chế tác từ đồng hoặc sắt.
NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ THỂ BẠN HIỂU CHƯA ĐÚNG
1. NGHÈO RỚT MÙNG TƠI
Nhiều người vẫn nhầm tưởng mùng tơi ở đây là cây mùng tơi mà chúng ta vẫn thường nấu canh hay dậu mùng tơi trong thơ Nguyễn Bính.
Nhưng thật ra, mùng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là mùng tơi.
Với những người rất nghèo, họ cứ đeo mãi một cái áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mùng tơi sắp rớt (rụng) ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.
Nhưng thật ra, mùng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là mùng tơi.
Với những người rất nghèo, họ cứ đeo mãi một cái áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mùng tơi sắp rớt (rụng) ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.
2. ĐỀU NHƯ VẮT TRANH
Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh", nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được.
Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan những lá cọ (hoặc lá dừa) vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từ những vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.
Đều như vắt tranh ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.
Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan những lá cọ (hoặc lá dừa) vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từ những vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.
Đều như vắt tranh ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.
3. LANG BẠT KỲ HỒ
Khi nghe câu trên nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó. Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt. Lang là con Sói, bạt là giẫm đạp, kỳ là đại từ chỉ chính con sói, hồ là vạt yếm dưới cổ.
Vậy Lang bạt kỳ hồ có nghĩa là con Sói dẫm vào chính cái yếm của nó. Ý nói người náo đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.
Vậy Lang bạt kỳ hồ có nghĩa là con Sói dẫm vào chính cái yếm của nó. Ý nói người náo đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.
4. CON CÀ CON KÊ
Thoạt nghe nhiều người nghĩ ngay là con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một.
Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỷ mẫn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng.
Câu con cà con kê ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.
Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỷ mẫn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng.
Câu con cà con kê ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.
5. CHẠY NHƯ CỜ LÔNG CÔNG
Thoạt nghe cứ tưởng cờ lông công chỉ là một từ ghép nghe cho nó vần. Nhưng thực ra cờ lông công là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin đã có hòm thư điện tử, bạn chỉ cần soạn thảo và một cái nháy chuột là xong. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, khi việc di chuyển còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công. Vì là thông tin hỏa tốc nên người lính trạm khi gắn cờ này thường chạy rất nhanh, chạy qua chạy lại rất nhiều chặng đường.
Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ chạy như cờ lông công.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin đã có hòm thư điện tử, bạn chỉ cần soạn thảo và một cái nháy chuột là xong. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, khi việc di chuyển còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công. Vì là thông tin hỏa tốc nên người lính trạm khi gắn cờ này thường chạy rất nhanh, chạy qua chạy lại rất nhiều chặng đường.
Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ chạy như cờ lông công.
Ảnh và bài: Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét