.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

19 tháng 4 2015

8 món canh ngon dành cho người mất ngủ

 Các món canh này rất dễ nấu, có tác dụng chữa mất ngủ mà lại cực kỳ ngon miệng, bổ dưỡng.

1. Canh sườn hạt sen.
Bát canh sườn non ninh cùng hạt sen không chỉ giàu dưỡng chất mà còn rất tốt cho ai mắc chứng mất ngủ.
Bát canh sườn non ninh cùng hạt sen không chỉ giàu dưỡng chất mà còn rất tốt cho ai mắc chứng mất ngủ.
Cách làm:
Sườn sau khi làm sạch cho vào ninh. Hạt sen tươi bóc vỏ, bỏ tâm sen và chần qua nước sôi.
Khi sườn sôi khoảng 15-20 phút thì cho hạt sen vào ninh cùng cho nhừ. Tiếp đến là khoai tây cắt miếng vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Canh chín, rắc hành lá nhỏ cho lên trên cho món ăn hấp dẫn.
2. Canh rau rút cá rô
Canh rau rút cá rô rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược thần kinh, ăn uống kém.
Canh rau rút cá rô rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược thần kinh, ăn uống kém.
Cách làm:
Để chế biến món này, cần làm sạch rau (bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài) rồi rửa sạch, thái nhỏ. Cá rô làm sạch lọc lấy thịt. Ướp thịt cá đã thái mỏng với gia vị cho ngấm.
Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước. Đun sôi nước lọc xương, sau đó cho thịt cá vào, quấy đều. Đun sôi khoảng 5 - 7 phút thì cho rau rút vào.
Nêm gia vị vừa đủ. Canh dùng nóng với cơm.
3. Canh cua thiên lý
Canh rau rút cá rô rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược thần kinh, ăn uống kém.
Canh hoa thiên lý nấu cua mát, bổ và rất có ích cho người khó ngủ.
Cách làm:
Cua đồng gỡ mai để riêng, bỏ yếm, rửa sạch, để ráo, cho vào cối, giã nhuyễn. Lọc lấy nước cua, bỏ bã. Lấy phần gạch ở mai cua rồi ướp với hạt nêm. Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo.
Cho nước cua vừa lọc vào nồi cùng chút nước mắm rồi đun với lửa vừa. Nước cua sôi, cho gạch cua vào, vặn nhỏ lửa. Đun khoảng 5 phút để gạch và riêu cua đống thành bánh. Sau đó, cho hoa thiên lý vào, nấu chín. Nêm gia vị, hạt nêm sao cho vừa ăn.
4. Canh hến linh chi
Canh hến linh chi là món ăn tốt cho người mệt mỏi, mất ngủ, tiêu hóa kém.
Theo Đông y, linh cho có vị ngọt, tính ôn, rất có ích với người mất ngủ, mệt mỏi. Thịt hến có tính lạnh, không độc, giúp nhuận tràng, an thần… Do vậy, canh hến linh chi là món ăn tốt cho người mệt mỏi, mất ngủ, tiêu hóa kém…
Cách làm:
Linh chi thái lát mỏng cho vào nồi đất đun sôi khoảng hơn 1 giờ. Sau đó lọc linh chi lấy nước, bỏ bã. Thịt hến làm sạch đem nấu chung với nước linh chi. Khi thịt hến chín cho đường phèn vào. Đun nhẹ cho tới khi đường phèn tan hết.
5. Canh vịt trắng, bí xanh
Đây là món ăn có tác dụng an thần, thanh nhiệt, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.
Đây là món ăn có tác dụng an thần, thanh nhiệt, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.
Cách làm:
Vịt làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho vịt vào nồi cùng túi vải đựng phục thần, mạch môn và nước. Đun sôi khoảng 20 phút thì cho tiếp bí xanh thái miếng vào. Tiếp tục đun đến khi vịt, bí chín nhừ nêm vị là được.
6. Canh thịt lợn, hàu biển
Canh thịt lợn, hàu biển có tác dụng trị mất ngủ, tim đập dồn.
Canh thịt lợn, hàu biển có tác dụng trị mất ngủ, tim đập dồn.
Cách làm:
Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu. Thêm nước vừa đủ rồi nấu canh. Khi thịt chín thì cho gia vị vào là được.
7. Canh tim lợn hầm đương quy
Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín.
Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.
Công dụng: Chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần.
8. Canh hành táo
Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc.
Tác dụng: An tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém.

Cá leo um khế

Cá leo là một loài cá da trơn sống ở vùng nước ngọt hay nước lợ. Ở những sông, hồ miền Trung, cá leo màu trắng pha vàng xám trên lưng và có đôi râu ở phần đầu. Cá leo thịt săn chắc, hương vị thơm và rất béo dùng để chế biến nhiều món ăn ngon: Nấu canh chua, nướng, nấu cháo, chiên, nấu lẩu... và đặc biệt là um với khế.

Cá mang về dùng dao chặt vi, cắt bỏ râu, móc bỏ mang và ruột, rửa sạch nhớt rồi cứa vài đường trên thân cho nhanh ngấm gia vị. Dạo quanh xóm tìm vài trái khế chua sắp chín rửa sạch rồi dùng dao thái lát dọc. Đun dầu phộng sôi trên bếp rồi cho thêm ít nghệ tươi xay nhuyễn. Sau đó, cho cá vào và dùng đũa trở nhẹ cho săn thịt rồi thêm ít nước, gia vị: muối, đường, bột ngọt… đun lửa nhỏ cho gia vị thấm đều vào cá. Ước chừng cá sắp chín thì cho khế thái lát vào lẫn với cá đến khoảng hơn mươi phút, thêm ít tiêu xay nhuyễn rồi nhấc xuống khỏi bếp.
Đĩa cá leo um khế với màu sẫm của cá và màu vàng của khế điểm thêm màu xanh của vài nhánh rau thơm trông đơn sơ nhưng thật bắt mắt. Thịt cá thơm phức, vị ngọt béo hòa quyện với vị chua từ khế xen lẫn hương vị của gia vị cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi, phảng phất hương vị làng quê. Bữa cơm gia đình thêm ấm cúng, con trẻ líu ríu đưa bát xin bới thêm cơm. Đĩa cá leo um khế còn là món mồi hấp dẫn cho những bác nông phu lai rai cùng ly rượu đế sau cả ngày làm đồng vất vả.
Thuở trước, lượng cá leo khá nhiều nên đánh bắt dễ dàng. Chỉ cần giăng lưới ở sông, suối hay vác cần tìm nơi buông câu cũng được vài con mang về cải thiện bữa cơm trong gia đình. Giờ cá leo dần vắng bóng nên nhiều người đã tìm cách nuôi trong ao, hồ và bán với mức giá khá cao. Dẫu không thơm ngon bằng cá đồng nhưng nhiều người vẫn tìm mua để được thưởng thức hương vị đồng quê.

Công thức đơn giản làm pa tê cực ngon

Pa tê gan là món ăn khoái khẩu cho các bé cũng như nhiều người lớn chúng ta. Pa tê rất dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác như bánh mì, cơm, xôi… để tạo nên những bữa ăn nhanh nhưng vô cùng ngon miệng lại bổ dưỡng.

Ngon là vậy, tiện là vậy nhưng từ trước tới nay, pa tê vẫn luôn “làm khó” nhiều bà nội trợ vì công đoạn thực hiện phức tạp, nhiều nguyên liệu.
Thật vậy, gan cung cấp nhiều kẽm, sắt nhưng cũng là bộ phận được cho là tồn trữ chất thải độc của cơ thể heo. Nếu không sơ chế kỹ, không sử dụng đầy đủ nguyên liệu cần thiết thì pa tê thành phẩm sẽ kém chất lượng. Về cách chế biến, bạn có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản nhất sau đây.
Nguyên liệu
100-150g gan heo/gà
100g thịt nạc dăm heo (chọn phần mỡ nhiều)
1 miếng da heo (cỡ bằng 1/2 bàn tay)
1/2 ổ bánh mì tươi/khô hoặc 1-1,5 lát sandwich tươi/khô
1 miếng phô-mai
1 quả trứng gà
1/2 củ hành tây lớn
5 củ hành tím
10g bơ lạt
180ml sữa tươi không đường
1 muỗng cà phê rượu trắng/vang
Gia vị: 3 muỗng cà phê dầu ăn, 3/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê tiêu xay.
Thực hiện
Chọn miếng gan màu tươi, có bề mặt láng mịn, rửa sạch sẽ với nước muối loãng, cắt thành lát mỏng.
Ngâm gan với khoảng 50ml sữa tươi. Sau 20 phút, vớt gan ra, rửa sạch, vẩy cho ráo nước, tiếp tục ngâm với 50ml sữa tươi khoảng 15 phút nữa. Lần này không cần rửa gan với nước. Bạn cũng có thể chỉ ngâm gan với sữa tươi một lần, ngâm 2 lần thì gan sẽ càng thơm.
Thịt nạc dăm băm nhuyễn hoặc chỉ cần xắt thật mỏng.
Da heo rửa sạch, luộc vừa chín tới, mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, xắt sợi.
Bánh mì ổ hoặc sandwich khô/tươi bẻ vụn, ngâm với phần sữa tươi còn lại. Muốn có bánh mì khô, bạn chỉ cần để bánh mì tươi vào ngăn mát tủ lạnh vài ngày.
Trứng gà đánh tan.
Hành tây, hành tím xắt hột lựu hoặc xắt mỏng đều được (vì còn công đoạn xay).
Cho một ít dầu vào chảo/xoong, phi vàng hành tím, cho hành tây vào xào thơm, lần lượt cho gan, thịt heo, bánh mì, da heo xào chín, cho tiếp một miếng phô-mai, sau cùng cho trứng vào trộn thật đều. Nêm muối, tiêu, đường và rượu trắng, bạn có thể nếm xem hỗn hợp vừa miệng hay chưa để điều chỉnh rồi tắt bếp.
Trút tất cả hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp thật mịn. Vì hỗn hợp không có nước nên trong quá trình xay, bạn phải dừng máy, dùng muỗng/đũa trộn lên 3-4 lần. Trút hỗn hợp vào khuôn đã tráng đều dầu ăn.
Dùng giấy bạc đậy kín khuôn, cho khuôn vào lò nướng đã làm nóng 10 phút, nướng pa tê ở nhiệt độ 180-200 o C trong khoảng 45-60 phút. Nếu không có lò nướng, bạn có thể hấp cách thủy khoảng 1 giờ (vì hỗn hợp đã được xào chín kỹ).
Khi pa tê chín, cho lên mặt một cục bơ nhỏ, khi bơ tan chảy nhờ hơi nóng của khuôn thì nghiêng khuôn để lớp bơ dàn mỏng và đều trên mặt pa tê. Nhờ có lớp bơ này mà khi để nguội, mặt pa tê không bị đen và có màu vàng nhẹ đẹp mắt. Để thật nguội rồi cho pa tê vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Pa tê thành phẩm đạt yêu cầu sẽ thơm mùi gan và thoang thoảng vị sữa tươi, nếu ăn nóng thì mềm, sau khi giữ lạnh vài tiếng thì có thể xắt thành lát mỏng có bề mặt mịn, kết cấu chắc nhưng không khô.
NGUYỄN KHẢ MINH


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.