Triều đại Hoàng đế Mutsuhito – thời kỳ Minh Trị (tức nền hòa
bình được khai sáng) – chứng kiến Nhật Bản từ một đất nước bị đe dọa bởi sự
thống trị của Phương Tây trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về kinh
tế và quân sự trên thế giới. Để đạt được điều này, ông đã phải đưa ra quyết
định khó khăn khi áp dụng nhiều đường lối và phong tục của phương Tây ở một đất
nước vốn dĩ rất tự hào về nền văn hóa bản địa của mình. Rất nhiều thủ lĩnh
Phiên bang căm hận sự pha trộn những tư tưởng ngoại bang. Tuy nhiên bằng cách
thi hành những thay đổi này, Nhật Hoàng đã sử dụng chính các phương thức của
người phương Tây để bảo tồn ý chí và độc lập của Nhật trong bối cảnh ngoại xâm,
bảo vệ đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Châu Âu và đưa Nhật
trở thành một thế lực trên toàn cầu.
Sau một thập kỷ nỗ lực chống ngoại xâm, Chinh Di đại tướng quân (shogun) từ quan vào năm 1867. Với mục tiêu hiện đại hóa và hy vọng bảo tồn Nhật Bản, các nhà cải cách đưa hoàng tử Mutsuhito lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Minh Trị. Vị hoàng đế mới đã khép lại hai thế kỷ biệt lập của Nhật Bản, thay vào đó lựa chọn con đường tiếp nhận một số tư tưởng của phương Tây.
Dưới sự dẫn dắt của Thiên hoàng Minh Trị, người Nhật tiến hành những cải cách đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp. Ông xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội Nhật Bản tập trung và có tổ chức đầu tiên sau nhiều thế kỷ. Hơn nữa, nước Nhật thúc đẩy công nghiệp hóa, nhanh chóng hiện đại hóa trong nửa sau thế kỷ 19.
Nhật Bản cũng được các cường quốc quân sự hàng đầu khi đó hỗ trợ. Các cố vấn nước Phổ giúp Nhật xây dựng quân đội, người Anh cho mượn tàu thuyền cùng với các chuyên gia đóng tàu, khiến Nhật có được sự trợ giúp từ những quốc gia có nền quân sự hùng mạnh nhất thời đó.
Minh Trị nhận ra rằng cần phải hy sinh một số thứ để Nhật trở thành một nước hiện đại. Giáo dục giảm sự tập trung vào khía cạnh văn hóa và thiên nhiều hơn về toán và khoa học. Triều đình giảm sự quan tâm tới Phật giáo, chú trọng hơn vào thần đạo Shinto của người Nhật – theo đó thần đạo mang một thông điệp mạnh mẽ về việc phục vụ đất nước và hoàng đế. Chính phủ cấm samurai (chiến binh của các phiên bang cũ) mặc trang phục cũ và đem theo thanh kiếm truyền thống, đồng thời cũng cắt bỏ bổng lộc triều đình.
Mặc dù những nỗ lực này đều nhắm tới mục đích thay đổi bộ mặt xã hội Nhật Bản theo nhiều hướng, nhưng triều đại Minh Trị cũng đảm bảo rằng nước Nhật không bao giờ để mất độc lập trong thời đại nhiều nước Châu Á cũng như Châu Phi nằm dưới sự cai trị của Châu Âu.
Và những nỗ lực đó cũng đem lại thành quả. Dưới thời Minh Trị, Nhật Bản lấn át kẻ thù truyền kiếp của mình là Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật vào thập niên 1890. Tuy nhiên một thập kỷ sau mới là thành tựu đỉnh cao của Nhật: họ đánh bại đế chế Nga trong Chiến tranh Nga-Nhật. Chiến thắng quan trọng này củng cố vị thế cường quốc thế giới của Nhật và chứng tỏ được tính đúng đắn của những cải cách thời Mutsuhito.
Sau một thập kỷ nỗ lực chống ngoại xâm, Chinh Di đại tướng quân (shogun) từ quan vào năm 1867. Với mục tiêu hiện đại hóa và hy vọng bảo tồn Nhật Bản, các nhà cải cách đưa hoàng tử Mutsuhito lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Minh Trị. Vị hoàng đế mới đã khép lại hai thế kỷ biệt lập của Nhật Bản, thay vào đó lựa chọn con đường tiếp nhận một số tư tưởng của phương Tây.
Dưới sự dẫn dắt của Thiên hoàng Minh Trị, người Nhật tiến hành những cải cách đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp. Ông xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội Nhật Bản tập trung và có tổ chức đầu tiên sau nhiều thế kỷ. Hơn nữa, nước Nhật thúc đẩy công nghiệp hóa, nhanh chóng hiện đại hóa trong nửa sau thế kỷ 19.
Nhật Bản cũng được các cường quốc quân sự hàng đầu khi đó hỗ trợ. Các cố vấn nước Phổ giúp Nhật xây dựng quân đội, người Anh cho mượn tàu thuyền cùng với các chuyên gia đóng tàu, khiến Nhật có được sự trợ giúp từ những quốc gia có nền quân sự hùng mạnh nhất thời đó.
Minh Trị nhận ra rằng cần phải hy sinh một số thứ để Nhật trở thành một nước hiện đại. Giáo dục giảm sự tập trung vào khía cạnh văn hóa và thiên nhiều hơn về toán và khoa học. Triều đình giảm sự quan tâm tới Phật giáo, chú trọng hơn vào thần đạo Shinto của người Nhật – theo đó thần đạo mang một thông điệp mạnh mẽ về việc phục vụ đất nước và hoàng đế. Chính phủ cấm samurai (chiến binh của các phiên bang cũ) mặc trang phục cũ và đem theo thanh kiếm truyền thống, đồng thời cũng cắt bỏ bổng lộc triều đình.
Mặc dù những nỗ lực này đều nhắm tới mục đích thay đổi bộ mặt xã hội Nhật Bản theo nhiều hướng, nhưng triều đại Minh Trị cũng đảm bảo rằng nước Nhật không bao giờ để mất độc lập trong thời đại nhiều nước Châu Á cũng như Châu Phi nằm dưới sự cai trị của Châu Âu.
Và những nỗ lực đó cũng đem lại thành quả. Dưới thời Minh Trị, Nhật Bản lấn át kẻ thù truyền kiếp của mình là Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật vào thập niên 1890. Tuy nhiên một thập kỷ sau mới là thành tựu đỉnh cao của Nhật: họ đánh bại đế chế Nga trong Chiến tranh Nga-Nhật. Chiến thắng quan trọng này củng cố vị thế cường quốc thế giới của Nhật và chứng tỏ được tính đúng đắn của những cải cách thời Mutsuhito.
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Người
thợ xây
Người
thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng
thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về
hưu để vui thú với gia đình.
Hãng
thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề
nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta
nhận lời.
Vì
biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc
trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc,
miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy
tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông
chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với
hãng trong nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng
của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”
Thật
là bàng hoàng! Nếu người thợ biết mình sẽ xây cất căn nhà cho chính mình thì
hẳn ông ta đã làm việc cẩn thận hơn và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất
hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông biết và nay thì ông phải sống với
căn nhà mà ông biết rõ là kém phẩm chất như thế nào.
Câu
chuyện người thợ xây cũng tương tự như chuyện đời của chúng ta. Cũng như người
thợ già kia, chúng ta thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi
không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối
của mình trong quá khứ, chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của
nó.
Cuộc
đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết
quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo
dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn!
sưu
tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét