Từ thời Trung Quốc cổ đại, vốn tục ngữ trong tiếng Trung đã rất phong phú. Một câu tục ngữ nhỏ có thể khiến cho tâm trí con người trở nên đơn giản hơn đúng lúc, để có thể sáng tỏ được chân lý.
Nguồn gốc của câu tục ngữ: “Bắt trộm một con gà mỗi tháng” là câu của một người tên là Mạnh Tử sống giữa những năm tháng thời Xuân Thu.
Đái Anh, một viên quan ở nước Tống thời Xuân Thu, ra quyết định giảm thuế. Ông hỏi Mạnh Tử, “Ta muốn giảm thuế. Mà chúng ta không có đủ kinh phí để giảm thuế nhiều như ta mong muốn. Ngươi nghĩ sao nếu chúng ta năm nay giảm ít và chờ đến năm sau mới giảm thuế đầy đủ?” Mạnh Tử nói, “Có một người hay ăn trộm một con gà bên hàng xóm mỗi ngày. Người ta nói với anh ta rằng, “Đây không phải là điều mà một người có đạo đức nên làm. “Vậy thì tôi sẽ ăn trộm ít gà hơn” Anh ta trả lời, “Tôi sẽ chỉ ăn trộm một con gà mỗi tháng và năm sau tôi sẽ không ăn trộm bất cứ một con nào nữa. Khi anh ta biết anh ta làm sai, anh ta cần phải dừng lại ngay. Sao phải chờ đến tận năm sau?”
“Bắt trộm một con gà mỗi tháng”, câu tục ngữ nhắc nhở những người biết rằng mình đang làm sai mà lại không sửa ngay. Đôi khi việc này rất khó, nhưng khi chúng ta nghĩ đến câu tục ngữ đơn giản này, có thể những suy nghĩ phức tạp của chúng ta sẽ trở nên đơn giản và chúng ta có thể tìm được con đường để biến thói quen tiêu cực trở thành một kinh nghiệm để học tập sau này.
Mạnh Tử rất giỏi trong việc dùng những việc tương đồng để diễn đạt ý mình. Ông nói rằng trị vì một đất nước là một việc đơn giản và chỉ là việc người cai quản có muốn cố gắng hay không. Tuyên Công ở nước Tề, cũng vào thời Xuân Thu, hỏi ông rằng, “Ngươi có thể nói ra sự khác biệt giữa thiếu cố gắng và không có khả năng không?” Mạnh Tử trả lời, “Nếu ai hỏi ngài rằng ngài có thể mang núi Thái Sơn trong tay và nhảy qua biển Bắc, và ngài nói, ‘Ta không làm được,’ thì đó là bởi vì ngài thực sự không làm được. Nhưng nếu ai hỏi ngài có thể bẻ một cành cây không, và ngài nói ‘Ta không thể làm được,’ đó là thiếu cố gắng. Trị vì một vương quốc không khó như mang núi Thái Sơn trong tay và nhảy qua biển Bắc. Nó cũng dễ như là bẻ một cành cây. Vì ngài muốn chăm sóc hoàng thân quốc thích của mình, ngài chăm sóc cho người thân của tất cả mọi người. Vì ngài muốn tốt cho con cháu của mình, ngài cũng tốt với tất cả mọi trẻ em trên đời. Nếu ngài làm được như vậy, ngài sẽ giữ được vương quốc của mình trong lòng bàn tay.”
Câu chuyện trên nói lên rằng, khi trung thực với người khác và trung thực với bản thân mình, thì một người có thể thấy được bản chất thực sự của mình. Khi từ bi với người khác và bảo trì một trái tim vị tha, một người có thể làm những việc lớn lao.
Những câu chuyện nhỏ này rất đơn giản, nhưng hàm ý sâu sắc bên trong còn sống mãi qua hàng thế kỷ.
Giữ vững cao quý trong tâm
Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta không có quy tắc hay lý tưởng để theo, chúng ta sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và thuận theo ham muốn. Do đó chúng ta có thể sống cả trăm năm mà vẫn không thể nhận ra bản ngã chân chính của mình. Chúng ta có thể trông mạnh mẽ ở bên ngoài, nhưng thế giới nội tâm chúng ta là rất yếu đuối. Người khôn ngoan đều có chính kiến riêng, nên trong nghịch cảnh, họ có thể bảo vệ công lý và lương tâm. Trong hành trình cuộc sống, họ theo các nguyên tắc của mình và không bao giờ từ bỏ sự cao quý trong tâm.
Triết gia trứ danh Baruch de Spinoza tin rằng linh hồn của một người khôn ngoan thực sự sẽ không bị kích động. Nó đi theo tự nhiên bất biến và tự biết chính mình, Thần và vạn vật trong vũ trụ. Nó tồn tại vĩnh viễn và hưởng thụ thỏa mãn chân chính của linh hồn.
Ba trăm năm trước, kiến trúc sư nổi tiếng Christopher Laiyien được phân công thiết kế Tòa thị chính thành phố Windsor, Anh quốc. Sau khi áp dụng kiến thức kỹ thuật và nhiều năm kinh nghiệm, ông đã thiết kế khéo léo trần nhà chỉ được đỡ bởi một chiếc cột. Một năm sau, khi các viên chức chính quyền kiểm tra Tòa thị chính, họ tỏ ra ngờ vực công trình và yêu cầu ông thêm vào một vài cây cột.
Laiyien tự tin rằng một cây cột là đủ để chống đỡ vững chắc Tòa thị chính. Tuy nhiên, sự bảo thủ của ông đã chọc giận các viên chức và ông gần như đã bị đưa ra tòa. Khi ấy ông phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: Nếu ông khăng khăng giữ ý tưởng, thì chính quyền thành phố chắc chắn sẽ tìm ai đó khác để thay đổi hay thiết kế lại Tòa thị chính. Còn nếu sửa đổi thiết kế, thì ông sẽ vi phạm các nguyên tắc của chính mình. Kiên quyết theo các nguyên tắc đó, ông đã dành rất nhiều thời gian và đưa ra một quyết định khôn ngoan. Ông thêm vào bốn cây cột trong Tòa thị chính, nhưng chỉ để cho đẹp mà thôi: không cây cột nào đụng tới trần nhà hết. Tuy nhiên, không ai để ý rằng chúng chỉ đóng một vai trò trang trí.
Không ai khám phá ra bí mật này cho tới hơn 300 năm sau. Vài năm trước, chính quyền thành phố đã sẵn sàng trùng tu Tòa thị chính. Họ đã phát hiện ra bốn cây cột được thêm vào. Tin tức lan truyền khắp xa gần. Các kiến trúc sư và du khách từ khắp nơi trên thế giới đã tới thăm, bởi vậy Tòa thị chính đã trở thành một điểm du lịch hút khách. Các khách du lịch không chỉ tới để khen ngợi tài năng của Laiyien, mà khâm phục sự kiên định của ông trong việc giữ vững các nguyên tắc dưới áp lực khổng lồ. Từ điểm này, thật là xuất chúng khi người ta có thể giữ vững sự cao quý trong tâm, bất chấp áp lực thế nào.
Quy tắc tương tự cũng được áp dụng ở đây. Nếu một người muốn duy trì phẩm đức cao đẹp, người ấy phải giữ vững lương thiện và trong sáng trong tâm khi sống ở thế giới trần tục này. Tự ngã chân chính được thể hiện khi người ta giữ vững các nguyên tắc và bất động dưới áp lực. Giữ vững cao quý trong tâm là thực sự có trách nhiệm với sinh mệnh của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét