Mỗi khi đau đầu, bạn có với lấy ngay lọ thuốc giảm đau không?
Lần tới, đầu tiên bạn hãy dành ra chút thời gian tìm hiểu chính xác thực ra bạn đang gặp phải chứng đau đầu kiểu gì. Vì trên thực tế, những chứng đau đầu phổ biến nhất là có nhiều nguyên nhân khác nhau và có những phương pháp khác nhau phù hợp với từng loại nguyên nhân.
Hầu như các bác sĩ đều không dành thời gian để phân biệt các dạng đau đầu thường gặp, đó chính là lý do nhiều người đã uống thuốc giảm đau không cần thiết và có tiềm ẩn nguy hại.
“Đối với những người có thói quen hay dùng những loại thuốc này để chữa đau đầu hay làm dịu cơn đau, có lẽ họ nên xem lại”.
Những dạng đau đầu cơ bản
Từ lâu, những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu thường là do chúng ta thiếu quan tâm đến sức khỏe bản thân chẳng hạn như hay làm việc mệt nhọc hoặc uống thiếu nước. Đối với những cơn đau đầu này, cách chữa tự nhiên hiệu quả nhất là chúng ta nên ăn một quả chuối và uống nhiều nước. Cách này đủ làm giảm một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác như chứng mất ngủ. Nhưng nếu đau đầu của bạn không giảm khi bạn đã uống đủ nước, ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý thì bạn có thể đã mắc phải một trong những dạng đau đầu phổ biến dưới đây.
Khi chúng ta bị viêm xoang, chứng đau đầu xoang sẽ xuất hiện, thường là do bị nhiễm trùng, cơn đau sẽ lan rộng sang má, trán và vùng mắt. Chứng đau đầu này thường đi kèm với sốt. Để điều trị chứng đau đầu xoang một cách tự nhiên nhất, chúng ta hãy uống thật nhiều nước, nhất là nước ấm, cách này sẽ giúp giảm viêm xoang cũng như thúc đẩy các mô mở ra. Để tránh nhiễm trùng, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam. Bạn cũng có thể kết hợp mẹo này bằng cách uống tách trà xanh nóng chứa chất chống oxy hóa với chanh hay ăn món canh giàu dinh dưỡng. Gừng tươi vừa là thuốc chống viêm tự nhiên, vừa là thuốc giảm đau.
Chườm nóng và chườm lạnh cho các xoang cũng có thể làm giảm cơn đau.
Dạng đau đầu thứ ba là đau đầu do căng thẳng, biểu hiện đặc điểm là chúng ta phải chịu áp lực lâu dài hay một cơn đau nào đó, đặc biệt đau ở thái dương, cổ và sau gáy. Cơn đau này thường lan sang vùng mắt, kèm theo hiện tượng buồn nôn hay thậm chí là nôn ọe. Chứng đau đầu này còn bị trầm trọng thêm do stress, điều này làm cho các cơ da đầu và cơ cổ bị co rút lại.
Để xoa dịu các cơ, chúng ta nên dùng dầu bạc hà để xoa bóp, đặc biệt dọc đường chân tóc. Cũng như với chứng đau đầu xoang, việc uống trà gừng có thể làm giảm viêm cũng như giảm cơn đau tự nhiên.
Đau đầu do các dây thần kinh bị kích thích
Một số chứng đau đầu có thể chỉ ra những vấn đề thần kinh tiềm ẩn.
Chứng đau đầu từng cơn có đặc điểm là đột ngột đau dữ dội một bên đầu, cụ thể là một bên vùng mắt. Những cơn đau đầu này thường tái phát, hoặc đau theo chu kì hoặc các cơn đau trở lại sau thời gian tạm lắng. Đau đầu từng cơn thường đi kèm với nghẹt mũi, chảy nước mũi hay chảy nước mắt. Phụ nữ thường mắc phải chứng đau đầu này nhiều hơn đàn ông.
Nguyên nhây gây ra chứng đau đầu từng cơn vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân gần nhất là do sự nhạy cảm của một số dây thần kinh cụ thể. May mắn thay, có một cách điều trị đơn giản, đó là dùng kem capsaicin, hoạt chất tạo vị cay trong ớt, thoa vào lỗ mũi. Phương pháp này giúp ngăn cản các dây thần kinh không phát ra tín hiệu gây đau.
Có lẽ chứng đau đầu được biết đến nhiều nhất là chứng đau tiền đình, chỉ tính riêng ở Hoa Kì nó đã ảnh hưởng đến 38 triệu người, hầu hết trong số họ ở độ tuổi từ 25-55. Đặc điểm của những cơn đau đầu này là những cơn đau nhói với cường độ cao, thường đau ở một bên đầu nhưng trong 1/3 trường hợp thì đau ở cả 2 bên. Đau tiền đình thường đi kèm với các triệu chứng thần kinh khác như chóng mặt, rối loạn thị giác, buồn nôn, ói mửa, tê hoặc ngứa ở mặt và cực kì nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động, mùi hay sự đụng chạm. Triệu chứng đau tiền đình thường bắt đầu đau ở đỉnh đầu và sau đó đau lan rộng ra.
Nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin B12, magie và omega-3 có thể làm giảm sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chứng đau tiền đình. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau.
Đông Y: Làm thế nào để cơ thể khỏe mạnh trong mùa hè?
Chúng ta không ngạc nhiên khi biết trong Y học Trung Quốc Yếu tố gắn liền với mùa hè là Lửa (Hỏa). Yếu tố Lửa rất đặc biệt vì nó cung cấp tia lửa truyền cảm hứng tình yêu cho người khác cũng như truyền sự nhiệt huyết cho những ý tưởng mới, và thậm chí đó có thể là về một cuộc phiêu lưu.
Mùa hè là mùa có mức Dương tính (Yang) cao nhất trong năm. Mức Dương tính cao đồng nghĩa với nóng, với mức hoạt động tối đa, và sự mở rộng.
Khi yếu tố Lửa được cân bằng, trái tim của bạn được khỏe và mạnh mẽ, trí óc bạn được điềm tĩnh, tinh thần bạn vui vẻ.
Các tia sáng mặt trời phát ra làm ấm tất cả những gì phát triển trong thiên nhiên. Việc này cũng đúng đối với các mối quan hệ vì cảm xúc gắn liền với yếu tố Lửa là niềm vui và âm thanh gắn liền với Lửa là tiếng cười. Nghe có vẻ tuyệt vời, đúng vậy không?
Triết lý này cho chúng ta biết rằng việc sống hòa hợp với thiên nhiên là đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa hè, để có được sự hân hoan và vui cười.
Tôi định sẽ làm theo lời khuyên này tới mức tối đa và tôi hy vọng bạn sẽ giống tôi!
Những thứ khác gắn liền với yếu tố Lửa là: màu đỏ, các loại thức ăn với vị đắng, sự năng động, sức mạnh và sự bền bỉ. Trong cơ thể thì yếu tố Lửa gắn liền với tim, ruột non, và lưỡi.
Khi yếu tố Lửa được cân bằng, trái tim của bạn được khỏe và mạnh mẽ, trí óc bạn được điềm tĩnh, tinh thần bạn vui vẻ. Giấc ngủ của bạn được khỏe khoắn và sự sáng tạo của bạn được nâng cao.
Ngược lại, khi yếu tố Lửa không được cân bằng, bạn sẽ hoặc là bị thiếu niềm vui (trầm cảm) hoặc là vui quá độ (cuồng). Yếu tố Lửa cung cấp sự ấm áp và sự nhiệt tình, nhưng nếu nó dư thừa thì có thể dẫn đến việc gây gổ, thiếu kiên nhẫn, bồn chồn, và hành vi bốc đồng.
Vì mùa hè là mùa nóng nhất, nên để cân bằng nhiệt bạn cần có một chế độ ăn uống có tính hàn (mát). Tôi có một vài gợi ý dưới đây.
Nếu bạn uống trà đá, hãy thử trà xanh. Nó tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều so với các loại khác mà vẫn có mùi vị tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy trà xanh chống ung thư và giúp giảm cholesterol. Trà xanh rất dễ kiếm, có rất nhiều thương hiệu tốt, và nó có thể được mua tại hầu hết các cửa hàng tạp hóa.
Ăn dâu tây nhiều hơn. Những trái cây này bản chất có tính mát, giúp nó trở thành loại thực phẩm mùa hè hoàn hảo. Trong y học Trung Quốc, nó rất tốt đối với bệnh ho khan và đau họng. Dâu tây làm trơn phổi, đẩy mạnh việc sản xuất các chất dịch cơ thể, và đối với những buổi dạ tiệc say sưa thì nó giúp giải độc rượu. Tốt nhất là ăn dâu tây (và hầu hết trái cây) ở điều kiện nhiệt độ phòng.
Cũng như các loại thực phẩm giàu vitamin C khác, dâu tây tăng cường sự hấp thu chất sắt từ thực phẩm và việc có đủ chất sắt là rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng máu.
Dùng một ít dưa hấu. Dưa hấu được coi trọng tới mức nó được đặt trong ngôi mộ của nhiều vị vua Ai Cập! Dưa hấu được xem là có nhiều lợi ích trong y học Trung Quốc. Trái Dưa (Xi Gua) và hạt dưa (Xi Gua Ren) được sử dụng để chữa nhức đầu, buồn nôn, khó chịu, chán ăn, tiêu hóa kém và đau họng.
Dưa hấu cũng là một nguồn cung cấp vitamin C và lycopene tuyệt vời. Lycopene là một chất chống oxy hóa và nó được phát hiện là giúp bảo vệ cơ thể khỏi một danh sách ngày càng tăng của bệnh ung thư. Thêm nữa là vì vỏ dưa rất dày, nên mức độ tiếp xúc với những loại thuốc trừ sâu độc hại là thấp hơn nhiều so với nhiều loại trái cây và rau quả khác.
Những ví dụ khác của các loại thực phẩm mát bao gồm măng tây, giá đỗ, ngô, dưa chuột, rau bina, và bạc hà.
Mùa hè không phải là thời gian để ăn nhiều thức ăn cay, rượu, hay cà phê. Tất cả những thực phẩm này khiến bạn nóng chứ không phải làm bạn mát.
Chúc bạn một mùa hè đáng yêu, sáng tạo, và vui vẻ!
Jennifer Dubowsky là một chuyên gia châm cứu đã được cấp chứng chỉ và hiện đang hành nghề tại khu vực trung tâm của thành phố Chicago, Illinois, từ năm 2002. Dubowsky nhận được bằng Cử nhân Khoa học ngành Vận Động học từ Trường Đại học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sỹ Khoa học ngành Y học Phương Đông từ Trường Cao đẳng Châm cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. Trong quá trình học tập, bà đã hoàn thành xong một khóa thực tập bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Nhật tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và viết các bài báo về Y học Trung Quốc và có các buổi thuyết giảng về chủ đề này. Bà duy trì một trang blog phổ biến về sức khỏe và Y học Trung Quốc tại Blog Châm cứu Chicago. ‘Cuộc phiêu lưu trong Y học Trung Quốc’ là quyển sách đầu tay của bà. Bạn có thể tìm thêm các thông tin về bà trên trang www.tcm007.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét