Nhóm người đang có bệnh gút hoặc đang điều trị bệnh này cần rất hạn chế ăn món cá chép. Thậm chí, tốt nhất là không nên ăn.
Cá chép trong y học cổ truyền còn được gọi với tên là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều là những vị thuốc quý. Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon…Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.
Tuy nhiên, những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn cá chép.
1. Bệnh nhân Gout (Gút)
Thông thường, nếu người khỏe mạnh thì có thể chọn bất kỳ loại thực phẩm nào để ăn. Nhưng khi cơ thể có bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh, thì phải thực hiện sự kiêng khem và lựa chọn thực phẩm có cân nhắc.
Ví dụ nhóm người đang có bệnh gút hoặc đang điều trị bệnh này cần rất hạn chế ăn món cá chép. Thậm chí, tốt nhất là không nên ăn.
Thực phẩm chứa lượng purine (nguyên nhân gây ra bệnh gút) có thể chia thành 4 loại: Nhóm có hàm lượng purine cao, nhóm khá cao, nhóm khá thấp và nhóm rất thấp.
Trong đó, theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong mỗi 100g cá chép có chứa hàm lượng purine cao tới 137.1 mg, là nhóm thực phẩm có lượng purine cao thứ hai so với các nhóm thức ăn khác.
Vì vậy, người đang trong giai đoạn khởi phát cấp tính bệnh gout, lượng purine hàng ngày của bệnh nhân cần được giới hạn tối đa ở mức 150 mg hoặc thấp hơn. Trong thời gian này, chuyên gia cho rằng nên cấm ăn cá chép, chờ cho đến khi bệnh gout giảm nhẹ thì bệnh nhân mới có thể ăn cá với số lượng hạn chế.
2. Những người bị dị ứng với cá
Một số người có thể trạng cơ thể dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá sẽ gây dị ứng. Nhóm người này tốt nhất là không ăn cá chép, vì loại cá này có khả năng gây mẫn cảm với bệnh nhân dị ứng cao hơn một số loại cá khác.
3. Một số bệnh nhân mắc bệnh về gan và thận
Nhóm người đang có bệnh đường tiểu, sỏi thận, thì cần phải kiểm soát acid uric. Bởi khi lượng acid uric tăng quá cao có sự liên quan lớn đến việc hình thành sỏi.
Vì vậy, những bệnh nhân có bệnh về gan, thận, dễ kết sỏi thì nên hạn chế lượng purine, tốt nhất cũng không nên ăn cá chép. Do cá chép rất giàu kali, bệnh nhân suy thận cấp không nên ăn, nếu không kiêng khem thì món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng lên thận.
Người bị bệnh gan đang trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể trong vòng 20 gram mỗi ngày. Nhưng do cá chép giàu chất đạm, vì vậy những bệnh nhân này cũng không nên ăn cá chép.
4. Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.
Tổng hợp
Vừa ăn chuối vừa uống sữa có thể hình thành độc tố nguy hiểm cho não bộ
Chuối và sữa đều cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể, tuy vậy khi ăn chuối kết hợp uống sữa sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.
Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với cơ thể. Một số chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa có thể kể đến là: vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrat và chất béo. Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên và bổ dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với cơ thể. Ảnh minh họa
Trong khi đó, chuối là trái cây chứa nhiều vitamin B6, mangan, vitamin C, chất xơ, kali và biotin. Mỗi 100 gram trái cây ngọt này có chứa 89 calo, do đó khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn và bổ sung năng lượng bị mất. Nhờ chứa nhiều carbohydrat, chuối thường được coi là món ăn nhẹ lý tưởng trước và sau khi tập luyện.
Chuối là trái cây chứa nhiều vitamin B6, mangan, vitamin C, chất xơ, kali và biotin. Ảnh minh họa
Chế độ ăn chuối kết hợp với sữa lần đầu tiên được phát hiện bởi Tiến sĩ George Harrop vào năm 1934. Ý tưởng đằng sau chế độ ăn uống này là cơ thể sẽ tiêu thụ lượng calo ít hơn mà vẫn khỏe mạnh. Ăn 2 - 3 quả chuối cùng với một cốc sữa không béo cho mỗi bữa ăn. Bạn có thể ăn chuối trước hoặc sau khi uống sữa, thậm chí trộn cả hai với nhau để làm một ly sinh tố chuối.
Mặc dù nhiều người có thói quen kết hợp sữa và chuối trong khi ăn hoặc làm món sinh tố trái cây, trong đó có sự kết hợp của 2 thực phẩm này tuy nhiên, nghiên cứu cho biết sử dụng chuối và sữa cùng nhau lại có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.
Cụ thể, theo thông tin trên tờ Zing.vn cho biết, hai thực phẩm này không nên kết hợp với sữa vì có thể hình thành độc tố gây ra sự nặng nề cho cơ thể, khó tiêu và làm giảm tư duy.
Nói về tác dụng phụ từ sự kết hợp này, báo Dân trí cũng dẫn nguồn từ trang Theo Timesofindia phân tích, theo một số nghiên cứu, khi sử dụng chuối và sữa cùng nhau có thể gây ra một số rối loạn như rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến xoang mũi, gây nghẹt mũi, cảm lạnh.
Ăn chuối kết hợp uống sữa sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Vì vậy, trong khi nhiều người tin rằng kết hợp hai thực phẩm này cùng nhau có thể giải quyết các rối loạn tiêu hóa thì trên thực tế nó có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền của Ấn Độ, kết hợp chuối và sữa có thể gây đầy bụng, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể và làm chậm hoạt động của não bộ.
Theo Minh Hà/Vietq
4 thực phẩm mọc mầm không độc mà còn quý như 'vàng'
Nhiều người quan niệm thực phẩm đã mọc mầm có thể gây độc, không nên ăn nhưng thực ra không hẳn như vậy.
Với một số loại thực phẩm, thời điểm chúng mọc mầm chính là lúc các chất dinh dưỡng dự trữ được kích hoạt và trở nên rất dễ hấp thụ cho cơ thể.
1. Tỏi đã tốt, tỏi mọc mầm còn tốt hơn
Tỏi mọc mầm tăng khả năng chống oxy hoá (Ảnh: Lankasri News)
Nhiều người thường thắc mắc: Liệu tỏi nảy mầm có thể dùng tiếp được hay không? Kỳ thực, chỉ cần củ tỏi mọc mầm không bị mốc, không đổi màu là có thể tiếp tục sử dụng.
Mầm tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với tỏi thường. Hàm lượng các chất này tăng cao nhất vào ngày thứ 5 kể từ khi mọc mầm. Bởi vậy, tỏi đã có mầm so với tỏi thường càng có tác dụng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, người không quen ăn tỏi có thể thử ăn mầm tỏi. Mầm của loại củ này đặc biệt giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, caroten…
2. Đậu tương mọc mầm
Đậu tương mọc mầm càng tươi, càng nhẵn nhụi thì càng dễ tiêu hóa, đặc biệt thích hợp với những người có công năng tiêu hóa không tốt. (Ảnh: nguồn Nemzeti Agrárgazdasági Kamara)
Đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể.
Dùng đậu tương mọc mầm làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương đều là những lựa chọn ẩm thực vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng.
Cần phải lưu ý rằng đậu tương mọc mầm trong thời gian ngắn, dài ra chưa tới 1/2 cm là tốt nhất để ăn.
3. Đậu xanh nảy mầm (giá đỗ)
Cách làm giá đỗ hiện đại (Ảnh: VietQ.vn)
Hạt đậu xanh là một loại rau nhỏ chứa hàm lượng kali cao và các chất dinh dưỡng khác, là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân cao huyết áp. Mầm đậu xanh giàu vitamin, khoáng chất… rất tốt để hỗ trợ chức năng sinh lý, chức năng sinh sản cho cả nam và nữ.
Cách làm giá đỗ truyền thống, sử dụng lá tre làm giá đỡ (Ảnh qua: Phununet.com)
Khi hạt đậu nảy mầm, hàm lượng caroten cao hơn hẳn so với các loại trai cây và rau thông thường giúp tăng thị lực cho đôi mắt, cải thiện làn da thô ráp cũng như thúc đẩy sự cân bằng dầu trên làn da, đặc biệt là da nhờn.
4. Mầm đậu Hà Lan
Mầm đậu Hà Lan có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao (Ảnh: Shutterstock)
Trong số các loại mầm đậu, mầm đậu Hà Lan được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe.
Mầm đậu Hà Lan chứa hàm lượng caroten có thể lên tới 2700 mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng caroten là 100mg/100gr. Không chỉ vậy, loại mầm này còn rất dễ chế biến. Chúng ta có thể dùng mầm đậu Hà Lan để làm rau trộn, xào hay xào trứng cũng đều rất ngon miệng.
Những loại rau củ không nên ăn khi đã mọc mầm
Các loại khoai thường xuyên đứng đầu trong danh sách những loại củ quả không nên ăn khi đã mọc mầm (Ảnh: healthy-easy.com)
Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solanin – một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.
Khoai lang: Chất độc trong khoai lang mọc mầm có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.
Lạc: Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm thấp mà còn làm hàm lượng nước tăng cao, dễ gây nhiễm độc, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Gừng: Khi bị nẫu hoặc mọc mầm, mặc dù gừng vẫn còn vị cay những sẽ gây nguy hiểm do chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Một số loại cây họ đậu: Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có “ngoại lệ”.
Một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim có hàm lượng lớn glucoside sinh acid cyanhydric giống như trong măng và sắn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn mầm của những loại đậu này.
DKN(TH)