Trong đời tôi và bạn chắc
chắn chúng ta đã từng dự nhiều lễ Vu Lan của Việt Nam hoặc Ngày Của
Mẹ của Mỹ. Cứ mỗi lần như vậy chúng ta lại có những cảm xúc đặc
biệt tùy theo hoàn cảnh và sự tổ chức lúc đó, tuy nhiên cảm thức
cá nhân mỗi người mỗi khác...
Vừa qua tôi có hân hạnh dự một buổi lễ Vu Lan khá đặc biệt trong một đạo tràng nho nhỏ và thân tình ở Santa Ana do một gia đình Phật Tử rất khiêm cung và thân thiện chủ trì.
Mọi thứ đều đơn giản. Bàn thờ Phật chưng hoa quả tươi sáng nhưng không tràn ngập. Tượng Phật Thích Ca và tượng Phật Quan Âm cao vừa phải, chiếm vị trí khiêm nhường trên bàn thờ, không gây cho Phật tử cảm giác bị đè bẹp khi nhìn những bức tượng quá đồ sộ. Gần đây tôi có cảm giác những bức tượng thờ ở hải ngoại nầy càng lúc càng lớn theo thời gian, nơi thờ phượng như thênh thang lộng lẫy hơn. Và số lượng sư sãi dự lễ nhiều lúc đông xấp xỉ số Phật tử tham dự, riêng sự giới thiệu và sắp xếp nơi an vị không thôi cũng chiếm mất thời gian dài trong những buổi lễ long trọng...
Đạo tràng sánh với những nơi thờ tự khác giống như một khu phố nhỏ yên tỉnh với nơi phồn hoa đô hội của thành phố lớn tràn ngập những nhà lầu cao từng choáng ngợp. Có thể tôi nghĩ theo cách trần tục đời thường khi so sánh như vậy, nhưng theo tôi đạo tràng có được tính cách đơn giản và thân mật, thân mật giữa nhà sư làm lễ với Phật tử, thân mật giữa tín hữu bạn đạo, đơn giản trong sự cúng kiến và nghi thức.
Thầy làm lễ, đọc kinh, đánh chuông, gõ mỏ, khách tham dự có thể nghe từng lời, thấy từng cử chỉ của Thầy. Không có sự lo ra xao lãng hay vì sự chật hẹp đông đúc mà phải có mặt chỉ để có mặt, càng không có sự kiện đứng xa xa bên ngoài trao đổi riêng tư hay kéo rít một hai hơi thuốc lá.
Sau thời kinh và buổi thuyết pháp của Thầy là phần đặc biệt riêng cho Lễ Vu Lan. Mỗi Phật tử được tặng một bông hồng vàng, thay vì màu trắng hay màu đỏ như sự tượng trưng thông thường trong mùa Vu Lan báo hiếu. Tình thương Mẹ ở trong trái tim con. Ai ai cũng có Mẹ nên đều có bông hồng. Không phân biệt Mẹ đã mất hay Mẹ còn sanh tiền bằng sắc hoa màu nhớ. Chỉ có Mẹ ở trong tim con, đó mới là chân lý vĩnh cữu.
Thay vì kể chuyện về sự hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên hay những gương hiếu của Tàu trong Nhị Thập Tứ Hiếu hoặc vài câu chuyện trong sách Phật, hay gần đây nhất là cô Hoa Hậu Thái Lan đã quỳ lạy người Mẹ bán ve chai lam lũ của mình khiến bao người xúc động,Thầy lại bắt đầu kể về tình thương bao la của mẹ Thầy khi lo lắng săn sóc đứa con trẻ quyết chí đi tu. Thầy khóc vì mình đã làm khổ mẹ khi chỉ lo hoàn thành ý nguyện tu hành mà nhẹ tình gia tộc. Sau nầy mỗi khi nhớ đến Mẹ, Thầy đều có cảm thức rằng mình bất hiếu và chỉ mong ước được trở về bên cạnh mẹ thôi. Sự nghẹn lời của Thầy làm mọi người lặng yên trong xúc động.
Câu chuyện Thầy kể khiến cho Phật tử thấy sự xung đột giữa tình Hiếu và tính Đạo, một điều không phải ai cũng được cơ duyên để nghe. Rồi Thầy mời những ai muốn nói về Cha Mẹ mình lên kể chuyện. Lời kể có thể không văn hoa, câu chuyện có thể không suông sẻ, nhưng chắc chắn được nói lên với sự thật và bằng tình thương mẹ vô bờ mà cá nhân người Phật tử đó bao năm nay ôm ấp trong lòng và có thể chưa bao giờ bộc bạch tâm tình riêng tư trước đám đông.
Vừa qua tôi có hân hạnh dự một buổi lễ Vu Lan khá đặc biệt trong một đạo tràng nho nhỏ và thân tình ở Santa Ana do một gia đình Phật Tử rất khiêm cung và thân thiện chủ trì.
Mọi thứ đều đơn giản. Bàn thờ Phật chưng hoa quả tươi sáng nhưng không tràn ngập. Tượng Phật Thích Ca và tượng Phật Quan Âm cao vừa phải, chiếm vị trí khiêm nhường trên bàn thờ, không gây cho Phật tử cảm giác bị đè bẹp khi nhìn những bức tượng quá đồ sộ. Gần đây tôi có cảm giác những bức tượng thờ ở hải ngoại nầy càng lúc càng lớn theo thời gian, nơi thờ phượng như thênh thang lộng lẫy hơn. Và số lượng sư sãi dự lễ nhiều lúc đông xấp xỉ số Phật tử tham dự, riêng sự giới thiệu và sắp xếp nơi an vị không thôi cũng chiếm mất thời gian dài trong những buổi lễ long trọng...
Đạo tràng sánh với những nơi thờ tự khác giống như một khu phố nhỏ yên tỉnh với nơi phồn hoa đô hội của thành phố lớn tràn ngập những nhà lầu cao từng choáng ngợp. Có thể tôi nghĩ theo cách trần tục đời thường khi so sánh như vậy, nhưng theo tôi đạo tràng có được tính cách đơn giản và thân mật, thân mật giữa nhà sư làm lễ với Phật tử, thân mật giữa tín hữu bạn đạo, đơn giản trong sự cúng kiến và nghi thức.
Thầy làm lễ, đọc kinh, đánh chuông, gõ mỏ, khách tham dự có thể nghe từng lời, thấy từng cử chỉ của Thầy. Không có sự lo ra xao lãng hay vì sự chật hẹp đông đúc mà phải có mặt chỉ để có mặt, càng không có sự kiện đứng xa xa bên ngoài trao đổi riêng tư hay kéo rít một hai hơi thuốc lá.
Sau thời kinh và buổi thuyết pháp của Thầy là phần đặc biệt riêng cho Lễ Vu Lan. Mỗi Phật tử được tặng một bông hồng vàng, thay vì màu trắng hay màu đỏ như sự tượng trưng thông thường trong mùa Vu Lan báo hiếu. Tình thương Mẹ ở trong trái tim con. Ai ai cũng có Mẹ nên đều có bông hồng. Không phân biệt Mẹ đã mất hay Mẹ còn sanh tiền bằng sắc hoa màu nhớ. Chỉ có Mẹ ở trong tim con, đó mới là chân lý vĩnh cữu.
Thay vì kể chuyện về sự hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên hay những gương hiếu của Tàu trong Nhị Thập Tứ Hiếu hoặc vài câu chuyện trong sách Phật, hay gần đây nhất là cô Hoa Hậu Thái Lan đã quỳ lạy người Mẹ bán ve chai lam lũ của mình khiến bao người xúc động,Thầy lại bắt đầu kể về tình thương bao la của mẹ Thầy khi lo lắng săn sóc đứa con trẻ quyết chí đi tu. Thầy khóc vì mình đã làm khổ mẹ khi chỉ lo hoàn thành ý nguyện tu hành mà nhẹ tình gia tộc. Sau nầy mỗi khi nhớ đến Mẹ, Thầy đều có cảm thức rằng mình bất hiếu và chỉ mong ước được trở về bên cạnh mẹ thôi. Sự nghẹn lời của Thầy làm mọi người lặng yên trong xúc động.
Câu chuyện Thầy kể khiến cho Phật tử thấy sự xung đột giữa tình Hiếu và tính Đạo, một điều không phải ai cũng được cơ duyên để nghe. Rồi Thầy mời những ai muốn nói về Cha Mẹ mình lên kể chuyện. Lời kể có thể không văn hoa, câu chuyện có thể không suông sẻ, nhưng chắc chắn được nói lên với sự thật và bằng tình thương mẹ vô bờ mà cá nhân người Phật tử đó bao năm nay ôm ấp trong lòng và có thể chưa bao giờ bộc bạch tâm tình riêng tư trước đám đông.
Nhân cơ hội này nhiều vị đã thú nhận trong thời trẻ mình đã từng làm cho Mẹ buồn. Những hối tiếc vì mình mãi lo bon chen trong sóng biển tiền tài danh vọng mà quên vấn an chăm sóc mẹ, mãi lo cho con cái, gia đình mà không chú ý tới tâm tình u uẩn ít bộc lộ của Mẹ... Mỗi câu chuyện là một cảm xúc tràn ngập khiến người nghe phải rưng nước mắt.
Buổi lễ kết thúc trong tình thân hoan hỉ, như anh chị em chung một mái nhà ấm cúng mà Thầy là một biểu tượng tinh thần đầy an nhiên tự tại ngoài những giá trị khác còn có tác dụng nối kết thâm tình của các bạn đạo. Đây là điều hiếm thấy khi sinh hoạt tôn giáo ở những nơi ồn ào náo nhiệt khác. Phải chăng đó là một ưu điểm nên ngày càng có nhiều hình thức đạo tràng dành cho các đạo hữu muốn tìm nơi thanh tịnh để tu tập, tham thiền.
Buổi lễ Vu Lan mới vừa được dự cho tôi những cảm xúc đáng nhớ bằng những giọt nước mắt hoen mi của Thầy, bằng câu chuyện đứa con đè bể hết rổ bánh tráng của mẹ để bắt bà bỏ một buổi bán theo mình về nhà, bằng câu chuyện cái áo cũ, dòng sông xưa nhưng mẹ nay đã không còn...
Khi gỏ những dòng nầy bên tai tôi văng vẳng câu hát thấm vô tim nghe từ thời còn rất nhỏ: “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Lời Mẹ tha thiết như đồng lúa chiều rì rào...”
Ôi tình Mẹ qua bài ca chỉ đến trong tâm tưởng thôi cũng đã lấy nước mắt bao nhiêu người, kể cả nhóm lính chiến tuổi thất thập mới vừa thú nhận rất dễ thương trên net: “ Vu Lan, những thằng già nhớ Mẹ”.
Muôn đời những đứa con luôn nhỏ nhoi trước đấng sinh thành.
Từ sinh hoạt Vu Lan cách nầy, tôi nghĩ là chúng ta nên bước về phía cải cách trong những nghi thức lễ lạc thường có. Chẳng hạn ma chay, cúng kỵ thay vì ai cũng nói lời thương tiếc trùng lập đến nỗi nhàm chán hay tổ chức ăn uống linh đình (như trong nước) thì nên tạo dịp cho người đến viếng hay con cháu trong gia đình nói về một hành trạng, một kỷ niệm nào đó của người đã khuất, vừa tạo được không khí ấm cúng thân tình mà vẫn giữ được sự tôn kính trang nghiêm, lại có ý nghĩa.
Tóm lại, nhân dự buổi lễ Vu Lan 2016, tại một đạo tràng nhỏ trong vùng Cali, tôi thoáng thấy cần có sự cải tiến từ từ trong cách cúng tế hay hành lễ của người Việt Nam dù đang ở đâu trên thế giới này. Không phải cho lễ Vu Lan thôi mà cả các lễ khác nữa. Chẳng hạn không cần đúc tượng to, tạo thói quen không chưng bày hoa quả nhiều. Bớt đi nhang đèn, bỏ hẵn chuyện đốt giấy tiền vàng mã. Kinh tụng nên thay bằng thứ tiếng Việt dễ hiểu. Chùa chiền cần có nhiều phòng ốc nho nhỏ đủ cho một hai vị Thầy sinh hoạt với nhóm theo từng đề tài nhỏ của buổi lễ ngay sau nghi thức lễ thay vì bài giảng chung nơi sảnh đường mênh mông, một thầy thuyết pháp cho toàn thể thính chúng, Phật tử nghe tiếng được tiếng mất, quí vị sư sãi ngồi như những pho tượng sống mỏi mòn...
Đời là dòng thời gian cải tiến, tôi chắc chắc rằng khi xưa Đức Phật chẳng dùng chuông mõ, chắc chắn rằng lễ Vu Lan trước đây bảy tám chục năm Việt Nam ta chưa có tục gắn bông hồng. Vậy thì những thay đổi xét ra phù hợp với thời đại mới cũng cần nên có.
Biết đâu những đạo tràng nho nhỏ thân tình những năm gần đây mọc lên nhiều nơi trên đất Mỹ sẽ tạo nên những cải cách trong nghi thức lễ lạc Phật giáo Việt Nam trong tương lai....
Mong lắm thay!
NGUYỄN VĂN SÂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét