.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

24 tháng 12 2017

Hóa thạch tê giác còn nguyên lông và sừng sau 34.000 năm chôn vùi dưới băng tuyết



Con tê giác non vẫn giữ nguyên dáng vẻ và bộ lông dày sau 34.000 năm chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu.
Theo Siberia Times, xác một tê giác con lông mượt  34.000 năm tuổi được khai quật từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng Yakutia , Siberia, vào năm 2014 và mang tên Sasha theo tên người đàn ông phát hiện ra nó. Hiện nó đang được trưng bày tại thủ đô Moscow, Nga  sau khi quá trình ướp chất thơm hé lộ diện mạo thực sự của nó dưới thời Đồ đá cũ.
Xác ướp của tê giác lông mượt con Sasha được trưng bày ở Moscow. (Ảnh: Anastasia Loginova)
Đây là một phát hiện rất độc đáo vì tê giác lông mượt từng tìm thấy trên trái đất chỉ đếm trên đầu ngón tay và chúng ít được nghiên cứu hơn so với voi ma mút. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đi hết từ bất ngờ này đến bát ngờ khác.
Đầu tiên là màu sắc của lông Sasha, nó có màu hung đỏ, khác biệt hoàn toàn với màu xám đen quen thuộc của tê giác trắng ngày nay tại châu Phi. Điều này trái ngược hẳn với dự đoán màu xám nhạt ban đầu của các nhà nghiên cứu.
Màu sắc lông của con tê giác khác hẳn với tê giác ngày nay. (Ảnh: The Siberian Times)
Tiếp theo là kích thước của Sasha. Theo kết quả phân tích răng cho thấy con tê giác non này chết lúc 7 tháng tuổi, tương đương với kích thước 1 con tê giác 18 tháng tuổi thời hiện đại. Hay nói cách khác, loài tê giác lông mượt đã tuyệt chủng lớn hơn với tê giác ngày nay ở châu Phi. Gốc sừng mới nhú của nó cũng có thể nhìn rõ.
Sasha có kích thước lớn hơn tê giác ngày nay. (Ảnh: The Siberian Times)
Các nhà nghiên cứu chưa biết xác tê giác thuộc giống đực hay giống cái do các cơ quan nội tạng của con vật không còn tồn tại. Trong tiếng Nga, Sasha là tên gọi chỉ một cậu bé hay cô bé.
( Ảnh: Çanakkale Matbuat)
Nhà nghiên cứu Valery Plotnikov cho biết: “Nhờ khám phá này, chúng tôi biết rằng tê giác lông mượt có phần lông phủ rất dày. Trước đây, chúng ta chỉ biết điều này qua những bức tranh đá khắc ở Pháp. Với bằng chứng này có thể kết luận, loài tê giác lông mượt bị tuyệt chủng hoàn toàn thích ứng với kiểu thời tiết lạnh buốt từ khi còn rất nhỏ”.
Về nguyên nhân tử vong của con tê giác, một giả thuyết được nhóm nghiên cứu đưa ra là nó bị chết đuối dưới hồ nước đầy bùn lầy trước khi cơ thể đông cứng. Theo các chuyên gia, nó đã thay lông trước khi chết.
Theo Yevgeny Maschenko, nhà nghiên cứu đến từ Viện Cổ sinh vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga chia sẻ: “Chúng tôi thấy điều kiện sống của những sinh vật này khác hơn nhiều so với ngày nay. Cách đây chừng 35.000 năm đến 50.000 năm, khí hậu khô và lạnh hơn, không có các vùng khí hậu như hiện tại. Địa điểm phát hiện xác con vật nay là vùng lãnh nguyên vốn không tồn tại vào thời đó”.
(Ảnh: THE DAILY BRAILLE)
Tê giác lông mượt được cho là tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước. Chúng sống ở châu Âu và phía bắc châu Á trong Thế Canh Tân. Dù sống sót qua thời kỳ băng hà gần đây nhất những loài động vật này đã biến mất do biến đổi khí hậu và bị con người săn bắt.

Khó tin với loài cá mập duy nhất trên thế giới có thể ‘đi bộ trên cạn’



Khi bị mắc cạn, loài cá mập này có khả năng đi bộ để thoát khỏi nơi nguy hiểm và chúng có thể sống sót qua 1 hơn giờ đồng hồ trong môi trường không có nước. 
Được phát hiện từ năm 2006 tại Halmahera, vùng biển phía đông bắc Indonesia với tên gọi là “cá mập đi bộ” Raja Ampat. Đây là loài cá đi bộ thứ 9 trên thế giới được phát hiện và công nhận. Tên thường gọi của loài cá mập này là Epaulete.
Cá mập Epaulete nhìn chung có kích thước khá nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ có chiều dài 121 cm. Thay vì bơi như những loài cá mập khác thì loài cá này lại “đi bộ” trên đáy đại dương bằng cách luồn lách và sử dụng nhưng chiếc vây có hình dáng như những mái chèo để di chuyển về phía trước. Vậy nên loài cá này chỉ bơi được một đoạn ngắn và rất dễ bị tóm gọn khi chúng bị truy sát.
Loài cá mập đi bộ Epaulete. (Ảnh: animalia-life.club)
Cá mập Epaulete thường kiếm ăn về đêm, chúng thường sống ở những vùng nước nông, gần các vỉa đá ngầm. Cá mập Epaulete có một khả năng khá độc đáo là làm tăng lượng máu cho não và có thể dừng các chức năng thần kinh không cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể sống sót trong điều kiện không có oxy trong thời gian 1 giờ đồng hồ mà không vấn đê gì hết.
Theo các chuyên gia về sinh vật biển cho biết, loài cá mập mới hoàn toàn không gây nguy hiểm với con người. Khi săn mồi, chúng dùng bốn vây của mình để di chuyển dọc đáy đại dương, tìm kiếm những loài cá nhỏ và động vật thân mềm. Sự di chuyển của chúng khá giống chuyển động đi bộ của các loài sống trên cạn.
Loài cá mập Epaulette hoàn toàn vô hại đối với con người. (Ảnh: mGift)
Trước đó, Tiến sĩ sinh vật học Gerard Allen thuộc hiệp hội Bảo tồn quốc tế cùng các cộng sự của ông đã phát hiện loài cá mập mới có khả năng “đi bộ” dưới đáy đại dương cũng chính tại Indonesia.
Loài cá mập này có tên khoa học hemiscyllium halmahera (hay còn gọi là cá mập tre), sống ở khu vực bờ biển phía đông quần đảo Maluku, Halmahera của Indonesia. Loài này có kích thước khá nhỏ, dài khoảng 71cm và có hai loại là cá mập tre thường và các mập tre vằn, chúng chỉ khác nhau một chút về màu sắc.
Loài cá mập tre. Ảnh: Congnghe.vn
Indonesia là quốc gia nổi tiếng với việc xuất khẩu vây cá mập làm thực phẩm, thuốc. Vậy nên khi phát hiện ra loài cá mập mới này, chính phủ lập tức ra thông cáo chính thức bảo tồn chúng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy du lịch sinh thái biển.
Nhà sinh thái về rạn san hô và bảo tồn biển, Mark Erdmann cho biết:“Cá mập đi bộ sẽ đại sứ tuyệt vời cho việc bảo tồn sinh thái đại dương nói chung và bảo tồn loài cá mập nói riêng.”

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.