Để có được một bát cháo nấm thơm ngon không phải là khó. Hãy cùng tìm hiểu những cách nấu món ngon cháo nấm đơn giản sau đây nhé.
1. Cháo nấm thịt bò viên
Nguyên liệu: 150 gram nấm đông cô; 150 gram thịt bò; 50 gram đậu xanh; 2 củ cà rốt; 1 bó cải xanh; 3 lát đậu hủ chiên; Tiêu hạt trắng; Hành lá.
Cách làm:
- Nấu một nồi cháo đậu xanh tùy theo số lượng người ăn. Cháo nấu càng nhuyễn càng ngon.
- Thịt bò băm nhuyễn, ướp gia vị, vo thành từng viên, mỗi viên kèm theo một hạt tiêu trắng. Vị cay nhẹ và mùi thơm của tiêu sẽ làm thịt bò viên ngon hơn.
- Cà rốt thái hạt lựu.
- Mỗi miếng đậu hũ cắt làm 8.
- Bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng cho hành củ vào khử, sau đó cho nấm đông cô xào sơ qua nêm gia vị nắm mì chính, ớt tươi.
- Cháo chín cho cà rốt vào đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó cho thịt bò viên, đậu hũ vào, chờ thêm 4 phút rồi cho thêm nấm đông cô vào.
- Chờ cho nồi cháo sôi lại nêm gia vị cho vừa ăn.
2. Cháo gà nấm rơm
Nguyên liệu: Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh); thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh); nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái); dầu ăn (2 thìa cafe); nước (250ml); gia vị (nước mắm hoặc muối).
Cách làm:
- Trước tiên, đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.
- Trộn nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Sau đó, đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi cháo đang sôi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.
- Sau khi đổ cháo ra bát mới trộn dầu ăn vào, bạn có thể nêm vào bát cháo một chút muối rồi thưởng thức.
3. Cháo tôm nấm rơm
Nguyên liệu: 40 g gạo; 100g tôm; 100g nấm rơm; Đậu hũ chiên; Hành ngò.
Cách làm:
- Cho dầu vào chảo đun nóng, phi thơm hành, rồi cho gạo vào xào, thêm chút muối.
- Gạo thơm cho vào nồi nước sôi không đảo trong vòng 45 phút để gạo không dính đáy nồi. Tôm bóc vỏ làm sạch, đem giã nhuyễn với hành, chỉ ướp tôm với tiêu thôi, rồi viên lại.
- Nấm rơm ngâm với muối hoặc bột năng trong vòng 10 phút, cắt đôi. Chảo nóng cho dầu vào, phi hành thơm, bỏ tôm đã sơ chế vào xào, cho nấm vào xào cùng, nêm thêm 1/2 muỗng hạt nêm, 1/4 muỗng muối, tiêu. Tắt bếp.
- Cháo chín cho phần tôm nấm vào, đậu hũ chiên, nêm lại cho vừa ăn là xong.
Với các cách nấu cháo nấm thơm ngon lạ miệng trên chắc chắn mọi người trong gia đình bạn sẽ “đánh bay” hết cả nồi cháo trong tích tắc. Hãy cùng gia đình tận hưởng niềm vui qua các món ngon mỗi ngày như vậy nhé.
Theo Vietnamnet
Cách làm mứt khoai tây hoa hồng đẹp mắt, dẻo ngon
Bên cạnh các món mứt truyền thống thì mứt khoai tây cũng rất dễ làm và lạ miệng. Đặc biệt, tạo hình hoa hồng khiến cho đĩa mứt trở nên hấp dẫn, lạ mắt đến không ngờ.
Nguyên liệu làm mứt khoai tây:
– Khoai tây ta: 1 kg
– Đường trắng: 400 gr
– Củ dền: 1/2 củ
– Giấm: 50 gr
– Vanilla, muối, bột nghệ
Cách làm mứt khoai tây:
– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, ngâm vào chậu nước pha thêm một chút muối, sau đó vớt ra thái thành thành những miếng nhỏ.
– Lấy một phần khoai thái thành những lát mỏng để tạo thành hình cánh hoa. Tiếp tục, ngâm khoai vào trong nước có pha giấm trong 30 phút.
– Vớt khoai ra rửa lại một lần nữa với nước sạch, để ráo rồi cho đường vào xóc đều, để đường tan hết trong khoảng 20 phút.
– Chia khoai vào 3 bát riêng, cho màu đỏ của nước cốt củ dền, màu xanh của bột trà xanh và màu vàng của bột nghệ vào trộn đều, để khoai ngấm trong 20 phút nữa.
– Bắc chảo lên bếp, bật lửa to, cho từng phần khoai khác nhau vào, đảo đều tay cho đến khi thấy khoai khô thì vặn nhỏ lửa.
– Khi thấy đường bắt đầu bám trắng trên bề mặt khoai thì tiếp tục đảo thêm 2 phút, dùng tay gỡ những miếng khoai vón cục. Những miếng khoai to để làm cánh hoa thì vuốt thẳng, đặt lên mặt chảo để miếng khoai đó được khô ráo.
– Cuộn một vài miếng khoai to làm nhụy hoa, dùng miếng khoai trà xanh cắt thành hình lá.
– Ghép từng cánh khoai tạo thành hình hoa hồng, dùng ghim cố định.
– Mứt nguội thì cho hũ thủy tinh hoặc bao ni lông bọc kín, bảo quản nơi thoáng mát.
Khi ăn, bạn có thể bày ra đĩa hay xếp thành những bức tranh đẹp mắt để đãi khách.
Theo Nghĩa Nguyễn (Dân Việt)
Nguồn: 24H
Hướng dẫn gói bánh chưng ‘từ A tới Z’ đảm bảo ngon, xanh đẹp
Bánh chưng không thể thiếu trong thực đơn món ăn ngày Tết. Nhiều gia đình coi việc gói bánh chưng là dịp để các thành viên gia đình quây quần và ghi nhớ những giá trị Tết cổ truyền. Dưới đây là hướng dẫn cách gói bánh chưng sao cho bánh ngon, đẹp.
Chọn nguyên liệu làm bánh chưng
Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng hàng đầu khi bạn muốn tự tay gói bánh chưng.
Chọn lá dong, lạt: Lạt phải là lạt dang dẻo, mỏng. Chọn lá dong bánh tẻ để dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp. Lá dong mua về có thể luộc rồi rửa (nếu muốn gói lá chín giúp bánh lâu bị hỏng) hoặc lá sống rửa kĩ để ráo nước trước khi gói bánh.
Chọn gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy, vừa thơm vừa dẻo. Có thể dùng gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương cũng rất ngon. Gạo phải ngâm ít nhất 8 tiếng rồi đãi sạch sạn, để ráo nước trước khi gói bánh.
Chọn đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn.
Chọn nhân thịt: Có thể dùng thịt ba chỉ hoặc thịt vai lẫn chút mỡ thì mới ngon.
Hướng dẫn gói bánh chưng
– Tỉ lệ nguyên liệu gói 1 chiếc bánh chưng thông thường: 8 gạo – 2 đỗ; 4 lá dong; 2-4 chiếc lạt tùy kiểu buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt).
– Thịt thái dày 0,5cm, độ dài khoảng 5-7cm.
– Có 2 cách sơ chế nhân bánh chưng:
Nếu gói nhân sống thì bạn ngâm đỗ xanh 6-8 tiếng cho mềm rồi đãi sạch. Thịt ướp với gia vị, hạt tiêu cho ngấm.
Nếu gói nhân chín thì đồ đỗ xanh chín tơi rồi nắm lại từng nắm nhỏ. Thịt có thể xào chín với gia vị trước khi gói.
Mẹo giúp bánh chưng xanh: Dùng lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân.
* Lưu ý: Cho thêm chút xíu muối vào gạo, đỗ và xóc đều để bánh đậm đà.
1. Cách gói bánh chưng vuông bằng tay không cần khuôn
Lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước. Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá hướng xuống dưới. Xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân quay lên trên.
Đổ một nửa gạo lên trên, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn rồi cho tiếp nửa đỗ, sau đó là nửa gạo còn lại. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, dùng lạt buộc lại cho chắc.
Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo, không bị thấm nước vào bên trong.
Lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc chừng 10 đến 14 giờ đồng hồ.
Bánh chín, vớt ra, rửa sạch. Xếp bánh lên bàn, dùng tấp ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng để bánh ráo hết nước, để lâu không bị mốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét