Nhiều khám phá khảo cổ trong những năm gần đây gợi ý quần thể kim tự tháp Teotihuacan ở Mexico rất có thể là một cơ sở năng lượng tinh vi, phức tạp.
Thành phố Kim tự tháp Teotihuacan – công trình còn sót lại của một nền văn minh thất lạc
Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở México, cách thủ đô Mexico 48 km về phía đông bắc, nổi tiếng với hai công trình hùng vĩ Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Năm 1987, UNESCO đã công nhận thành phố Teotihuacan là di sản thế giới.
Tọa lạc tại vùng Trung Bộ Châu Mỹ, lịch sử của cổ thành Teotihuacan là một bí ấn chưa có lời giải, một chủ đề còn đang được tranh luận giữa các chuyên gia. Thời tiền Cô-lôm-bô, thổ dân da đỏ Aztec là những người cư trú tại khu vực này. Tuy nhiên, niên đại của Teotihuacan còn lâu đời hơn thế. Thực tế, khi người Aztec cổ đại đặt chân đến đây, thành phố cổ đại này đã thành hình, được xây bởi một nền văn minh bí ẩn chưa được lưu danh sử sách. Nó đã bị thất lạc, bỏ quên và bao phủ trong cây cối rậm rạp khi tộc người Aztec cổ đại đặt chân đến nơi này. Cái tên Teotihuacan cũng là được đặt về sau, bắt nguồn từ ngôn ngữ Nahuatl của người Aztec. Danh tính của những người dựng lập thành phố cho đến nay vẫn trường kỳ là một bí ẩn.
Tuy xa xưa và lâu đời như vậy, nhưng vốn tri thức của nền văn minh dựng lập thành phố này lại không hề hạn hẹp và giới hạn chút nào.
Kim tự tháp Teotihuacan: Bố cục rất giống “bảng mạch điện” khi quan sát từ bên trên
Theo các nhà khảo cổ học, mẫu thiết kế “tiên tiến” của Teotihuacan cho thấy những người thợ cổ đại đã không chỉ có vốn kiến thức phức tạp về kiến trúc xây dựng mà còn về toán học và thiên văn. Một điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước ba ngôi sao trong chòm sao Orion (chòm sao Lạp Hộ).
Tuy nhiên sự kỳ diệu của Teotihuacan không chỉ dừng lại ở đó. Điều khiến thành phố này trở nên khác biệt so với các di chỉ cổ đại khác là khi quan sát từ trên cao, bố cục của thành phố Teotihuacan trông rất giống một bảng mạch điện tử với hai chip xử lý lớn là Kim tự tháp Mặt trời và Kim tự tháp Mặt Trăng (hình dưới).
Sẽ là võ đoán nếu cho rằng quần thể kim tự tháp Teotihuacan là một cơ sở năng lượng nếu chỉ xem xét sự tương đồng thuần túy giữa bố cục của nó với một bảng mạch điện. Nhưng một phát hiện tình cờ vào năm 2003 đã hé mở “cơ chế năng lượng” đằng sau quần thể kim tự tháp này.
Tản mát đi dạo, tình cờ lọt đường hầm ngầm bí ẩn bên dưới quần thể kim tự tháp
Năm 2003, nhà khảo cổ Sergio Gomez đang đi bộ ở đền thờ thần rắn Quetzalcoatl thì nhận thấy một vết nứt lớn khoảng 6m trên mặt đất, ngay cạnh chân của cầu thang đi lên. Nước mưa đã làm sụp một mảng đất, để lại rãnh sâu có thể làm bị thương du khách. Gomez đã làm việc ở địa điểm này trong hơn 30 năm, ông xem xét vết nứt và khẳng định rằng có gì đó nằm ở phía dưới.
Teotihuacan được xem là một công viên khảo cổ và hầu như các nhà nghiên cứu đều biết rằng mỗi mét vuông đất ở đây có thể lưu giữ các cổ vật và bằng chứng quan trọng về quá khứ.
Gomez, thành viên của Viện nhân loại học và lịch sử quốc gia (INAH), sau đó đã được cho phép tiến hành điều tra khu vực, một nhóm các chuyên gia đã đến để bắt đầu dọn các lớp đất đá ở phía trên. Khai quật khảo cổ là một quá trình chậm và khi tiến xuống sâu, họ phát hiện ra một đường thông hình tròn, giống như một cái giếng, được làm hoàn chỉnh bằng xi măng và đá.
Họ vô tình đã phát hiện ra lối vào chính trong thiết kế ban đầu của khu phức hợp, kéo dài sâu xuống khoảng 12m nữa. 400 tấn đất và xà bần đã được lấy ra trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã cẩn thận để tìm cổ vật có thể có.
Khi đến hang động, họ nhận thấy nơi này đã được khéo léo cắt ra khỏi đá móng cứng và mở ra một đường hầm lớn khác. Trước khi nhóm nghiên cứu bắt đầu đào đất đá cản lối vào đường hầm, Gomez đã cho chụp laser khu vực này để xác định độ sâu và các dấu vết về quá trình xây dựng. Ảnh scan cho thấy đường hầm này được cắt rất chính xác và nằm 100m dưới kim tự tháp. Ảnh scan cũng cho thấy trên đường hầm chính có những vết lõm tựa như căn phòng nhỏ.
Nhóm bắt đầu khai quật đường hầm, và tìm thấy những cổ vật và dụng cụ đầu tiên – thuộc về những người đã xây nên nơi này, theo các nhà khảo cổ. Ở khoảng 30m dưới mặt đất, họ đã tìm thấy 50.000 cổ vật và cho rằng hẳn một ngôi mộ hoàng gia phải ở đâu đây.
Đường hầm trên (trong hình) được chia thành những ô âm vào mặt đất, có lẽ chứa những kim loại nặng và để trong những trạm pha trộn trước khi truyền dẫn điện hay phản ứng hóa học đến một khu trung tâm ngay bên dưới kim tự tháp.
Tìm thấy những quả cầu Pyrit kì lạ
Nhóm khai quật cũng tìm thấy một số ống hóa chất và khoáng chất chôn trong đất. Hàng trăm quả cầu vàng đã được khai quật ở các mức phân hủy khác nhau. Chúng được tạo thành từ Pyrit (khoáng vật có ánh kim và sắc vàng nên thường được gọi là “vàng của kẻ ngốc”) và hỗn hợp gạch sống và đá dăm.
Gomez cũng nhận thấy các bức tường được phủ Pyrit, làm cho một số đoạn đường hầm tỏa ra thứ ánh sáng kỳ lạ. Khi cẩn thận xem xét khu vực còn lại, Gomez yêu cầu quét laser một lần nữa để xác định địa hình khu vực phía trước. Ngạc nhiên thay, những đường hầm kết thúc ở một khu vực khép kín giống như chữ X, mà tâm điểm đặt ngay phía dưới trung tâm của kim tự tháp. Những lỗ nhỏ (phía dưới nền – hình dưới) trong đường hầm có thể là các khoang trộn hóa chất, vì đã phát hiện được sự có mặt của nước, pyrit, thủy ngân và khí radon ở đây.
Cuộc khai quật tiếp tục tìm kiếm ngôi mộ hoàng gia, nhưng lại phát hiện một số điều quan trọng cho thấy mục đích thật sự của hệ thống đường hầm này. Đầu tiên, người ta tin rằng các cổ vật và đồ cúng tế đã được những người tái phát hiện Teotihuacan (người Aztec) hơn 1.800 năm trước để lại, và không liên quan gì tới thiết kế ban đầu của hệ thống. Một số bằng chứng quan trọng hé lộ cho chúng ta biết mục đích ban đầu của khu phức hợp kim tự tháp này và các thành phần của nó.
Kim tự tháp Teotihuacan có thể sản sinh năng lượng điện?
Khi Gomez và nhóm cộng sự khai quật đường hầm, họ tìm thấy vết mực nước cao ở trên tường, kéo dài suốt đường hầm, cho thấy trước đây nơi này luôn chứa đầy chất lỏng. Các vết nước gần như màu đen, dường như là tác động một loại hóa chất cô đặc nào đó.
Nước được vận chuyển từ mặt đất, qua đường hầm của cái giếng đá, và chảy trực tiếp vào những khu vực khác nhau của đường hầm.
Những phát hiện gần đây về cặn hóa chất và khoáng chất, cộng với thiết kế của hệ thống đường hầm, hang động, cho phép người ta kết luận rằng đây là hệ thống ngầm dùng để tạo ra một loại phóng điện nào đó , có thể xảy ra ở căn phòng nhỏ dẫn lên khu vực giao lộ chữ X ở cuối đường hầm.
Trong những năm gần đây, các hợp chất hóa học và khoáng chất đã được tìm thấy số lượng lớn trong suốt chiều dài hệ thống đường hầm, một điều mà những nhà khảo cổ – vốn chỉ định khai quật như Gomez – hoàn toàn bất ngờ.
Pyrit và các hồ thủy ngân đã được tìm thấy, một vài năm sau, khí Radon đã được phát hiện đang di chuyển trong một vài khu vực của đường hầm, làm cho các nhân viên phải đeo mặt nạ phòng hơi độc. Nếu bạn kết hợp những nguyên tố này và một dòng năng lượng địa-từ trường, thì kim tự tháp này sẽ có thể sản sinh ra một nguồn điện năng rất lớn, lên đến nhiều nghìn vôn.
Teotihuacan không phải cá biệt, các kim tự tháp trên thế giới đều có công dụng kỳ diệu
Trong khi hầu hết chúng ta đều quen thuộc với Kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico, sự thật là loại công trình này không chỉ giới hạn ở hai đất nước đó. Đã có đến hơn 1000 kim tự tháp chỉ tính riêng ở khu vực Trung Mỹ. Có 300 kim tự tháp ở Trung Quốc và hơn 200 kim tự tháp ở Sudan. Ai Cập có khoảng 120 kim tự tháp. Bất kể bạn hướng ánh nhìn đến đâu, trên khắp toàn cầu, các nền văn minh cổ đại đã chọn xây dựng loại công trình bí ẩn này. Chúng đóng vai trò như chiếc hộp thời gian (time capsule), kể lại cho chúng ta nghe về một thời quá khứ huy hoàng.
Tại sao chúng ta tìm thấy hàng nghìn kim tự tháp rải rác trên khắp thế giới, và quan trọng hơn, tại sao nhiều kim tự tháp có hình dạng giống nhau đến vậy?
Có hàng ngàn câu hỏi xoay quanh vô số các kim tự tháp được tìm thấy trên khắp hành tinh. Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng nhất trong số đó là; người ta xây dựng chúng để làm gì?
Nếu người ta không xây dựng nó với chủ đích làm mộ, thì tại sao các nền văn minh cổ xưa trải qua một quá trình mệt nhọc để dựng nên các công trình kĩ vĩ này? Chắc chắn họ có một lý do rất quan trọng đằng sau.
Tiến sĩ Volodymyr Krasnoholovets từ Viện Vật Lý Ukraina đã dành hơn một thập kỉ xây dựng và nghiên cứu rất nhiều kim tự tháp với chiều cao và tỉ lệ khác nhau. Ông có thể đã tìm ra đáp áp cho câu hỏi tại sao các kim tự tháp được xây dựng vào thời cổ đại ở khắp nơi trên thế giới.
Các phát hiện của ông cho thấy, công trình kiến trúc dạng kim tự thápcó rất nhiều công dụng diệu kỳ. Từ khả năng cải thiện sự tái tạo mô, gia tăng năng suất hạt giống, bảo quản thịt sống trong nhiều ngày không hỏng (?!), biến đổi hành vi phạm nhân theo hướng tích cực, sạc điện tự động thiết bị, cải thiện sức khỏe bệnh nhân,… kim tự tháp có thể tạo ra rất nhiều kỳ tích, chứ không chỉ để làm hầm mộ cho các Pha-ra-ông hay làm một công trình kiến trúc trang trí đặc sắc, tinh mỹ.
a) Kim tự tháp là trạm năng lượng điện
Cả Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập lẫn tháp Wardenclyffe của Tesla đều là các hệ thống sản sinh ion âm và có khả năng truyền tải chúng không cần dây điện, một nguồn năng lượng hoàn toàn không dây và miễn phí, cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện khác qua khoảng cách xa.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, kim tự tháp được xây để sản sinh điện, vậy nguồn điện được tạo ra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích nào?
Nhiều bức phù điêu trong các kim tự tháp cho thấy điện được sản xuất rộng rãi và được sử dụng ở thời Ai Cập cổ đại.
Ánh sáng chính là năng lượng. Tại Mexico, người ta đã chụp đưọc ảnh kim tự tháp El Castillo phát phóng cột ánh sáng lên bầu trời. Phải chăng đây là một cột năng lượng?
b) Kim tự tháp có khả năng chữa bệnh diệu kỳ
Hiệu quả tích cực cấu trúc dạng kim tự tháp đối với sức khỏe con người đã được ghi nhận ở nhiêu nơi. Dưới đây xin kể ra hai trường hợp điển hình, liên quan đến khu đường hầm tiền sử bên dưới kim tự tháp Bosnia.
Veronika Vranko là một cô gái trẻ mười bảy tuổi người Slovakia. Năm 2013, cô mắc phải chứng viêm u nang kèm theo tình trạng khó thở, khiến dung tích phổi của cô giảm xuống chỉ còn 47%. Do sức khỏe yếu, nên không lâu sau khi được chẩn đoán, Veronika đã tiến hành phẫu thuật phổi bên phải. Cô đã đi đến mê cung ngầm Ravne bên dưới kim tự tháp Bosnia, một phần trong liệu pháp điều trị mà cô tham dự.
Sau hai chuyến đi đến Visoko để chữa bệnh trong mê cung ngầm Ravne, cô gái trẻ người Slovakia cảm thấy sức khỏe của mình đã được cải thiện. Lần đầu tiên trong hai năm qua, cô không còn cảm thấy cơn đau nhói nơi lồng ngực mà cô đã phải chịu đựng trong một thời gian dài. Toàn bộ quá trình điều trị, bao gồm hai chuyến đi đến mê cung đường hầm thời tiền sử Ravne, đã khiến dung tích phổi của cô tăng từ 47% dung tích ban đầu lên đến 84% như hiện nay.
Năm 2015, một đội thám hiểm đã đến khu đường hầm tiền sử bên dưới kim tự tháp Bosnia để nghiên cứu tác dụng của môi trường trong khu vực này đối với chỉ số đường huyết (lượng đường trong máu) của người. Như chúng ta đã biết, chỉ số đường huyết là yếu tố quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường được yêu cầu giữ chỉ số này ở mức thấp.
Chỉ số đường huyết của thành viên tham gia thí nghiệm ông Jyrki (58 tuổi) đến từ Prague đã được đo đạc 45 phút trước khi ông tiến vào mê cung đường hầm Ravne. Vào thời điểm đó, chỉ số đường huyết của ông là 7,8 mmol/L (thuộc nhóm rủi ro). Sau một chuyến viếng thăm tới mê cung đường hầm Ravne, chỉ số đường huyết của ông giảm xuống chỉ còn 5,1 mmol/L (mức bình thường: nhóm không rủi ro).
Một thành viên tham gia khác là Karel, có chỉ số đường huyết 10,5 mmol/L trước khi tiến vào mê cung đường hầm Ravne, và sau khi dành một khoảng thời gian bên trong đường hầm, chỉ số đường huyết đã giảm xuống còn 5,7 mmol/L. Nhà vật lý trưởng từ Bệnh viện Prague đã tiến hành theo dõi nhưng không thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng này. Sau khi trở về Prague, những người tham gia thí nghiệm cho biết các ảnh hưởng có lợi từ đường hầm đã kéo dài trong 14 ngày, chỉ sau đó chỉ số đường huyết mới bắt đầu tăng nhẹ.
Đây là một khám phá có ý nghĩa to lớn. Khoa học cổ đại và huyền bí đã thiết kế ra các công trình kim tự tháp với rất nhiều công dụng khác nhau, vô cùng tinh vi và phức tạp. Cũng như đối với các bí ẩn xoay quanh vô số công dụng bí ẩn diệu kỳ đằng sau cấu trúc kim tự tháp này, một câu hỏi khác mà rất nhiều nhà khảo cổ đang băn khoăn lo lắng đi tìm lời giải là:
Vậy rốt cục nền văn minh thất lạc nào đã xây dựng nên quần thể kim tự tháp Teotihuacan?
Quang Khánh
Bí ẩn cỗ máy ‘Quả chuông’ phản trọng lực của Đức quốc xã
Die Glocke (Quả chuông) là một siêu vũ khí bí mật thuộc dự án Wunderwaffe của Đức Quốc xã nhằm tạo ra một loại vũ khí với sức mạnh có thể thay đổi cục diện Thế chiến II.
Vũ khí đi trước thời đại
Thiết bị này được mô tả bởi nhà báo người Ba Lan – nhà văn Igor Witkowski trong cuốn sách có tên ‘Prawda o Wunderwaffe’ được xuất bản năm 2000 sau đó được phổ biến bởi nhà báo quân sự – nhà văn Nick Cook, cũng như của Joseph P. Farrell và các tác giả liên kết nó với chủ nghĩa huyền bí của Đức Quốc xã và nghiên cứu về năng lượng tự do.
Witkowski đã tìm hiểu chi tiết về Die Glocke sau khi có được thông tin về cuộc thẩm vấn sĩ quan cận vệ Jakob Sporrenberg từ cơ quan tình báo Ba Lan.
Sĩ quan này mô tả chi tiết về một thí nghiệm được thực hiện trong một căn cứ bí mật có tên là Der Riese, nằm trong dãy núi Owl, gần mỏ Wenceslaus ở Sudetes (gần biên giới Séc).
Theo bài báo của Patrick Kiger đăng trên Tạp chí Địa lý Quốc gia, Die Glocke đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi và có rất nhiều người quan tâm. Thiết bị bí ẩn này cũng đã được nhiều tác giả mô tả như một chiếc máy có thể du hành thời gian của Đức quốc xã.
‘Quả chuông’ được nói đến như là một thứ vũ khí kỳ diệu, huyền bí, dựa trên công nghệ vượt xa mọi thứ mà nhân loại có thể sản xuất.
Tuy nhiên, khả năng có một thiết bị bí mật với công nghệ vượt trội tại thời điểm đó là rất hiếm, rất có thể nhiều người đã viết về đề tài này dựa trên trí tưởng tượng phong phú của mình.
Một số người trong số họ như Jan Van Helsing, Norbert-Jürgen Ratthofer và Vladimir Terziski cảm thấy không có vấn đề gì khi pha trộn giữa thực tế và hư cấu trong một hỗn hợp gồm những đề tài như vũ khí huyền bí, chủ nghĩa bí truyền của Đức Quốc xã, các xã hội bí mật và vật thể bay không xác định UFO để rồi một hiện tượng bắt đầu lan rộng nhanh chóng trong những năm 50.
‘Quả chuông’ là thiết bị như thế nào?
‘Quả chuông’ được các nhà khoa học Đức quốc xã phát triển dưới sự kiểm soát của lực lượng SS tại một cơ sở có tên là Der Riese gần mỏ Wenceslaus gần biên giới Séc.
‘Quả chuông’ được mô tả như là một thiết bị “làm bằng kim loại cứng và nặng”, có đường kính khoảng 2,7 m và chiều cao từ 3,7 m đến 4,6 m, có hình dạng tương tự một quả chuông lớn.
Theo cuộc phỏng vấn của Cook với Witkowski, thiết bị này có hai xi lanh quay ngược, có thể “chứa đầy một chất tương tự như thủy ngân có màu tím”.
Chất lỏng kim loại này có tên mã là “Xerum 525” và được “lưu trữ trong một bình thủy cách nhiệt cao 1m được bọc trong một lớp chì.”
Người ta nói rằng các thí nghiệm đã sử dụng các chất bổ sung dưới dạng Leichtmetall (kim loại nhẹ), “bao gồm cả thori và berili peroxit”.
Witkowski mô tả rằng khi ‘Quả chuông’ được kích hoạt, tầm ảnh hưởng của nó là từ 150 m đến 200 m.
Nhà báo Ba Lan giải thích rằng mục tiêu của Die Glocke là tạo ra lực đẩy phản kháng – đó là lý do tại sao nó được thắt chặt với mặt đất bằng các dây xích lớn.
Witkowski giải thích rằng khi thiết bị được kích hoạt, nó có thể gây ra những hậu quả chết người đối với những sinh vật sống trong bán kính 150 đến 200 mét: đông máu trong hệ thống tuần hoàn, sự phân hủy các mô hữu cơ…
Hơn nữa, năm trong số bảy thành viên của nhóm nghiên cứu – do nhà vật lí Walther Gerlach – đã chết không rõ nguyên nhân sau các cuộc thử nghiệm.
Witkowski nói trong cuốn sách của mình rằng một nhà khoa học người Pháp tên là Elie Cartan đã có những bước đi quan trọng trong lĩnh vực chống lại lực hấp dẫn sau Thế chiến thứ nhất, mặc dù sự phản trọng lục được tạo ra bởi thiết bị của ông quá yếu để có một ứng dụng thực tiễn. Die Glocke có thể đã được dựa trên công nghệ của Cartan.
Dựa trên bằng chứng bên ngoài, Witkowski tuyên bố rằng những tàn tích của một cấu trúc bê tông có biệt danh là “The Henge” – gần vùng mỏ Wenceslas có thể đã phục vụ trong các thí nghiệm về “phản trọng lực” được tạo ra với ‘Quả chuông’.
Dù ‘Quả chuông’ có thực sự tồn tại hay không vẫn là một trong những bí mật lớn nhất của Đức quốc xã và ít nhất nó đã không kịp hoàn thiện để xuất hiện trên chiến trường, nếu không, phe Đồng Minh có thể đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề và lịch sử thế giới có thể đã đi theo một hướng khác tồi tệ hơn nhiều những gì chúng ta thấy.
Nhật Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét