Đã trải qua những cái tết ấu thơ ở quê nhà Sóc Trăng hơn nửa thế kỷ trước, nay nhìn lại tôi thấy nhiều phong tục có những đổi thay đáng kể. Đối với người Việt Nam ta, ngày tết Nguyên đán là ngày thiêng liêng, chúng ta vẫn mong nét đẹp truyền thống của “hồn tết”vẫn được giữ gìn không bao giờ phai lạt…
Một người bạn trẻ hỏi tôi ngày tết ở Sóc Trăng trước năm 1975 có gì đặc biệt khác với tết ngày nay. Nghe bạn hỏi cũng khó trả lời chính xác, bởi cảm nhận của mỗi người mỗi khác nhau. Sóc Trăng là vùng đất mới, vào dịp tết Nguyên đán ít có lễ hội hay trò chơi dân gian như ở miền Bắc hay miền Trung. “Cu kêu ba tiếng cu kêu/ Trông mau tới tết dựng nêu, ăn chè”. Nửa thế kỷ trước, ở miền Nam cây nêu cũng đã ít thấy.Tôi nhớ lại những ngày tết của tôi ở Sóc Trăng mà mình đã trải qua, mới đó mà đã hơn nửa thế kỷ rồi còn gì!
Mới 23 tháng chạp, tết như đã về với đường phố khi những cậu bé bằng tuổi tôi chạy long nhong bán “cò bay ngựa chạy”. Ông tôi nói theo tục lệ ông bà, 23 tháng chạp là táo quân về trời nên người trần gian phải đưa tiễn. Kể từ ngày này, mọi sinh hoạt đã khác ngày thường. Nhà nhà tất bật chuẩn bị mọi thứ để đón tết, dù bộn bề nhưng trong lòng ai cũng vui tươi. Mỗi lần tết đến, tôi đều nghe ông tôi nhắc đến câu “tống cựu nghênh tân” tức là tiễn đưa những thứ cũ để đón chào những điều mới mẻ.Ý nghĩa nhân sinh của ngày tết Nguyên đán gói trọn trong khung cảnh tết của gia đình. Bởi vậy, người tha phương đi làm ăn hay sinh sống ở phương xa, tết là phải về quê ăn tết với gia đình. Tết là để mọi người trong gia đình sum hợp và bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Chợ đêm ở Sóc Trăng thường bắt đầu từ ngày đưa ông Táo về trời.Thời đó đi chợ tết còn là thú vui của người Sóc Trăng. Chợ tết dù ở thành thị hay nông thôn vẫn luôn náo nhiệt. Nhiều mặt hàng chỉ tết mới có bán như dưa hấu không phải được bán quanh năm như bây giờ. Bởi vậy, khi đó ra chợ thấy có bán dưa hấu là biết tết đã gần tới. Sau một năm buôn bán mệt nhọc, tiểu thương nghỉ bán đến mồng bốn mới khai trương. Do đó nhà nào cũng phải trữ thực phẩm để ăn dần, không như bây giờ chợ chỉ nghỉ bán có ngày mồng một qua mồng hai đã có người lục đục đi chợ. Nơi góc phố, có “ông đồ” lặng lẽ ngồi viết liễn tết, mặc cho ngoài kia khung cảnh náo nhiệt của chợ búa. Gần như năm nào chợ hoa ở Sóc Trăng cũng diễn ra ở đường Lý Thường Kiệt. Do chợ hoa nằm sát mé sông nên thuận tiện trong việc vận chuyển, chăm sóc. Dân miền Nam phần đông thích các loại hoa truyền thống như hoa mai, vạn thọ, cúc, sứ.. Năm nào bà tôi cũng chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh tét. Hồi trước phần đông gia đình tự gói bánh, làm mứt chớ ít ai chịu mua ngoài chợ. Mâm cơm cuối năm chuẩn bị thịnh soạn để rước ông bà tổ tiên cùng về ăn tết với con cháu.
Giao thừa là thời khắc hết sức thiêng liêng. Những năm ấy dù đất nước có chiến tranh nhưng ngày tết vẫn được đốt pháo và pháo được đốt nhiều nhất vào lúc cúng giao thừa. Theo quan niệm của người xưa, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ. Trong ký ức của tôi, tiếng pháo nổ đì đùng trong những đêm xuân là một trong những hình ảnh khó quên vào mỗi độ tết. Sáng mồng một con cháu tụ họp đông đủ chúc tụng ông bà, cha mẹ và nhận những phong bao lì xì đỏ thắm.
Ở Sóc Trăng thời ấy, ngày tết chuyện đỏ đen diễn ra khá phổ biến. Không kể những sòng bài tổ chức đánh lén lút trong nhà, ở ngoài đường xòng “bầu cua cá cọp” nở rộ. Ông tôi bảo dân mình còn thích cờ bạc nên khó cấm triệt để trong mấy ngày tết, lo nhất là đám trẻ chơi thoải mái, sẽ nhiễm tính xấu như vậy là không tốt.
Chuyện giải trí ở tỉnh lẻ cũng đơn điệu lắm. Trung tâm tỉnh thì nhỏ, ít thấy tổ chức các cuộc vui xuân, nên đi tới đi lui kéo nhau vào Hồ Nước ngọt vãn cảnh và chụp hình. Sóc Trăng có 3 rạp chiếu phim, ngày tết họ chiếu nhiều suất với phim khác nhau. Bởi vậy mới có chuyện vừa coi xong suất phim trước trở ra mua vé coi suất phim sau. Thời đó, trước năm 1967 chưa có truyền hình nên muốn coi phim hay cải lương là phải đến rạp. Kinh doanh rạp hát không bao giờ sợ ế hay sợ lổ như các ngành nghề khác.
Ông bà mình dùng từ thật hay, nói “ăn tết” là đầy đủ ý nghĩa. Ngày xưa, dân ta đa số là nông dân, miếng ăn tấm áo ngày thường hết sức đạm bạc. Nhưng tết nhất trong nhà phải đầy đủ mọi thứ để lấy hên. Những ngày đầu năm, ai cũng ước mơ cuộc sống một ngày một sung túc, vui vẻ hơn năm cũ. Đó là ước vọng hết sức bình thường, dân dã. Ngày xưa, ngày tết hay kiêng cử như: kiêng làm bể đồ vật trong gia đình, kiêng mượn nợ hay trả nợ, kiêng đổ rác trong 3 ngày tết. Ngồi nhớ lại chuyện ăn tết gần nửa thế kỷ trước so với ngày hôm nay quả là có nhiều đổi thay đáng kể. Hồi trước, tết nhứt là phải hưởng không khí đầm ấm của gia đình rất hiếm có chuyện ngày tết mà đi du lịch như bây giờ. Bây giờ đời sống dân mình khấm khá hơn xưa nên “ăn tết’ không bằng chuyện “chơi tết”.
Nhiều phong tục tết truyền thống ngày mai một dần, qua thời gian bị phôi pha, có những thứ đã mất.Có những phong tục đã thay đổi hay không còn nữa do sự phát triển của đời sống xã hội. Cuộc sống phải luôn tiến về phía trước nên chuyện thay đổi “vật đổi sao dời” theo tôi là hợp với quy luật cuộc sống. Càng lớn tuổi, mỗi lần tết về là sống dậy trong lòng tôi biết bao kỷ niệm êm đẹp thời thơ ấu trong ngôi nhà xưa của ông bà ngoại tôi nằm ở ngoại ô tỉnh lỵ Sóc Trăng. Tết còn để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về cách sống và cư xử trong đời sống hàng ngày đối với gia đình và xã hội. Thời gian dù có làm thay đổi mọi thứ, nhưng tôi nghĩ nét đẹp truyền thống của văn hoá dân tộc, cái hồn tết của ông bà truyền lại cần được con cháu giữ gìn và phát huy.
Mới 23 tháng chạp, tết như đã về với đường phố khi những cậu bé bằng tuổi tôi chạy long nhong bán “cò bay ngựa chạy”. Ông tôi nói theo tục lệ ông bà, 23 tháng chạp là táo quân về trời nên người trần gian phải đưa tiễn. Kể từ ngày này, mọi sinh hoạt đã khác ngày thường. Nhà nhà tất bật chuẩn bị mọi thứ để đón tết, dù bộn bề nhưng trong lòng ai cũng vui tươi. Mỗi lần tết đến, tôi đều nghe ông tôi nhắc đến câu “tống cựu nghênh tân” tức là tiễn đưa những thứ cũ để đón chào những điều mới mẻ.Ý nghĩa nhân sinh của ngày tết Nguyên đán gói trọn trong khung cảnh tết của gia đình. Bởi vậy, người tha phương đi làm ăn hay sinh sống ở phương xa, tết là phải về quê ăn tết với gia đình. Tết là để mọi người trong gia đình sum hợp và bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Chợ đêm ở Sóc Trăng thường bắt đầu từ ngày đưa ông Táo về trời.Thời đó đi chợ tết còn là thú vui của người Sóc Trăng. Chợ tết dù ở thành thị hay nông thôn vẫn luôn náo nhiệt. Nhiều mặt hàng chỉ tết mới có bán như dưa hấu không phải được bán quanh năm như bây giờ. Bởi vậy, khi đó ra chợ thấy có bán dưa hấu là biết tết đã gần tới. Sau một năm buôn bán mệt nhọc, tiểu thương nghỉ bán đến mồng bốn mới khai trương. Do đó nhà nào cũng phải trữ thực phẩm để ăn dần, không như bây giờ chợ chỉ nghỉ bán có ngày mồng một qua mồng hai đã có người lục đục đi chợ. Nơi góc phố, có “ông đồ” lặng lẽ ngồi viết liễn tết, mặc cho ngoài kia khung cảnh náo nhiệt của chợ búa. Gần như năm nào chợ hoa ở Sóc Trăng cũng diễn ra ở đường Lý Thường Kiệt. Do chợ hoa nằm sát mé sông nên thuận tiện trong việc vận chuyển, chăm sóc. Dân miền Nam phần đông thích các loại hoa truyền thống như hoa mai, vạn thọ, cúc, sứ.. Năm nào bà tôi cũng chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh tét. Hồi trước phần đông gia đình tự gói bánh, làm mứt chớ ít ai chịu mua ngoài chợ. Mâm cơm cuối năm chuẩn bị thịnh soạn để rước ông bà tổ tiên cùng về ăn tết với con cháu.
Giao thừa là thời khắc hết sức thiêng liêng. Những năm ấy dù đất nước có chiến tranh nhưng ngày tết vẫn được đốt pháo và pháo được đốt nhiều nhất vào lúc cúng giao thừa. Theo quan niệm của người xưa, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ. Trong ký ức của tôi, tiếng pháo nổ đì đùng trong những đêm xuân là một trong những hình ảnh khó quên vào mỗi độ tết. Sáng mồng một con cháu tụ họp đông đủ chúc tụng ông bà, cha mẹ và nhận những phong bao lì xì đỏ thắm.
Ở Sóc Trăng thời ấy, ngày tết chuyện đỏ đen diễn ra khá phổ biến. Không kể những sòng bài tổ chức đánh lén lút trong nhà, ở ngoài đường xòng “bầu cua cá cọp” nở rộ. Ông tôi bảo dân mình còn thích cờ bạc nên khó cấm triệt để trong mấy ngày tết, lo nhất là đám trẻ chơi thoải mái, sẽ nhiễm tính xấu như vậy là không tốt.
Chuyện giải trí ở tỉnh lẻ cũng đơn điệu lắm. Trung tâm tỉnh thì nhỏ, ít thấy tổ chức các cuộc vui xuân, nên đi tới đi lui kéo nhau vào Hồ Nước ngọt vãn cảnh và chụp hình. Sóc Trăng có 3 rạp chiếu phim, ngày tết họ chiếu nhiều suất với phim khác nhau. Bởi vậy mới có chuyện vừa coi xong suất phim trước trở ra mua vé coi suất phim sau. Thời đó, trước năm 1967 chưa có truyền hình nên muốn coi phim hay cải lương là phải đến rạp. Kinh doanh rạp hát không bao giờ sợ ế hay sợ lổ như các ngành nghề khác.
Ông bà mình dùng từ thật hay, nói “ăn tết” là đầy đủ ý nghĩa. Ngày xưa, dân ta đa số là nông dân, miếng ăn tấm áo ngày thường hết sức đạm bạc. Nhưng tết nhất trong nhà phải đầy đủ mọi thứ để lấy hên. Những ngày đầu năm, ai cũng ước mơ cuộc sống một ngày một sung túc, vui vẻ hơn năm cũ. Đó là ước vọng hết sức bình thường, dân dã. Ngày xưa, ngày tết hay kiêng cử như: kiêng làm bể đồ vật trong gia đình, kiêng mượn nợ hay trả nợ, kiêng đổ rác trong 3 ngày tết. Ngồi nhớ lại chuyện ăn tết gần nửa thế kỷ trước so với ngày hôm nay quả là có nhiều đổi thay đáng kể. Hồi trước, tết nhứt là phải hưởng không khí đầm ấm của gia đình rất hiếm có chuyện ngày tết mà đi du lịch như bây giờ. Bây giờ đời sống dân mình khấm khá hơn xưa nên “ăn tết’ không bằng chuyện “chơi tết”.
Nhiều phong tục tết truyền thống ngày mai một dần, qua thời gian bị phôi pha, có những thứ đã mất.Có những phong tục đã thay đổi hay không còn nữa do sự phát triển của đời sống xã hội. Cuộc sống phải luôn tiến về phía trước nên chuyện thay đổi “vật đổi sao dời” theo tôi là hợp với quy luật cuộc sống. Càng lớn tuổi, mỗi lần tết về là sống dậy trong lòng tôi biết bao kỷ niệm êm đẹp thời thơ ấu trong ngôi nhà xưa của ông bà ngoại tôi nằm ở ngoại ô tỉnh lỵ Sóc Trăng. Tết còn để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về cách sống và cư xử trong đời sống hàng ngày đối với gia đình và xã hội. Thời gian dù có làm thay đổi mọi thứ, nhưng tôi nghĩ nét đẹp truyền thống của văn hoá dân tộc, cái hồn tết của ông bà truyền lại cần được con cháu giữ gìn và phát huy.
Tuấn Ba
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét