.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

27 tháng 4 2019

Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy

Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ

Người xưa nói rằng “tổ tiên không tích đức, thì con cháu của họ sẽ gặp tai họa.” Gia đình Kennedy sinh ra ở Ireland là một trong những ví dụ điển hình.
Joseph Kennedy Sr. (thường được gọi là Old Kennedy) và vợ, Rose Fitzgerald Kennedy, họ kết hôn vào tháng 10 năm 1914, trước khi kết hôn ông là một người giàu có ở địa phương. Họ có tổng cộng 9 người con, 4 con trai và 5 con gái.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Joseph Kennedy Sr., Nguyên Đại sứ Mỹ tại Anh, Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. (Ảnh: Wikimedia)
Old Kennedy rất có tầm ảnh hưởng trong giới chính trị. Bốn người con trai của ông đều rất ưu tú. Họ đều có đủ tư cách để được bầu làm tổng thống, nhưng bất cứ người con trai nào của ông khi đang tuyển cử làm tổng thống hoặc chuẩn bị được bầu làm tổng thống thì đều bị ám sát. Điều này vẫn mãi là một bí ẩn chưa được lý giải.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Old Kennedy và hai cậu con trai, Joseph P. Kennedy Jr. (trái) và John F. Kennedy (phải). (Ảnh: WNYC Studios)
Vào những năm 1940, Old Kennedy đặt nhiều hy vọng vào người con trai cả của mình Joseph Patrick Kennedy Jr., hy vọng rằng anh ta sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ trong tương lai. Vì vậy, ông đã cho con trai một số kinh nghiệm chính trị và đưa anh vào làm phi công trong Thế chiến II.
Sự kiện rơi máy bay của người con trai cả
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Joseph P. Kennedy Jr. (Ảnh: Wikipedia)
Nhưng mọi việc diễn ra không như những gì Old Kennedy mong đợi. Năm 1944, Joseph đã hy sinh trên chiến trường nước Anh khi đang thực hiện nhiệm vụ . Vì vậy, Old Kennedy lại phó thác trọng trách bước vào vũ đài chính trị lên người con trai thứ hai John F. Kennedy.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, John F. Kennedy bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ. Năm 1942, ông là trung úy hải quân. Từ năm 1946 đến 1960, ông là thành viên của hạ viện và thượng nghị sĩ. Năm 1960 ông được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ ở tuổi 43 và trở thành vị tổng thống trẻ tuổi thứ hai của Hoa Kỳ từ trước đến giờ. John F. Kennedy là tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tin vào Công giáo La Mã, đồng thời ông cũng là vị tổng thống duy nhất giành được giải thưởng Pulitzer. Ông cầm quyền từ ngày 20/1/1961 cho đến ngày 22/11/1963 thì bị ám sát ở Dallas, bang Texas.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Tổng thống John F. Kennedy. (Ảnh: Wikipedia)
Con trai thứ hai của Old Kennedy, tổng thống John F. Kennedy bị ám sát
Câu chuyện bắt đầu vào một ngày vào khoảng 11 năm trước vụ ám sát tổng thống … Buổi chiều hôm ấy, trong lúc trời đổ mưa phùn, Jeane Dixon đã tới nhà thờ St. Matthew, Washington (Mỹ). Trong những ngày đó, bà luôn có một cảm giác rất kỳ lạ – một cảm giác muốn được ẩn nấp, giống như một khúc dạo đầu cho những điều kỳ lạ xảy ra tiếp sau.
Trong nhà thờ, Jeane đã mua một vài ngọn nến; và trong khi đang chuẩn bị quỳ xuống cầu nguyện trước tượng Đức mẹ Maria, đột nhiên trước mắt bà xuất hiện môt ánh lửa lập lòe, rồi những tia sáng này nhanh chóng tạo thành con số “1960”. Bà còn nhìn thấy một đám mây đen lan ra từ những con số và chúng tạo thành hình tượng Nhà Trắng. Trong đó có một người đang đứng tại cửa trước – đó là một người trẻ tuổi, thân hình cao lớn, đôi mắt màu xanh lam, cùng mái tóc xoăn. Sau đó, một âm thanh vang lên bên tai bà Jeane: “Người này thuộc Đảng Dân Chủ, năm 1960 đắc cử Tổng thống, nhưng bị sát hại trong nhiệm kỳ”, những hình ảnh này xuất hiện rất nhanh rồi vụt biến mất.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Nhà tiên tri Jeane Dixon. (Ảnh: Steemit)
Toàn bộ hình ảnh đó mờ đi và xa dần, nhẹ nhàng tan biến giống như lúc nó hiện ra. Nhưng Jeane Dixon sẽ không bao giờ quên được điều đó, mãi cho đến 11 năm sau khi ngày không may đó thật sự đã diễn ra. Điều mà Jeane Dixon thấy đã trở thành hiện thực ở Dallas.
Đầu tháng 11/1963, Jeane tìm mọi cách cố gắng thuyết phục người bạn tốt của tổng thống Kennedy để nói với ông đừng thực hiện chuyến đi này, nhưng ông không quan tâm. Vào trưa ngày 22/11, tổng thống Kennedy đã bị ám sát tại Dallas.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Tổng thống Kennedy tại Quảng trường ở Dallas trong cuộc diễu hành định mệnh. (Ảnh: history.com)
Đầu tháng 11/1963, một vị khách không mời đã đột nhiên xuất hiện trước mặt bà Kay Halle – người bạn thân thiết của gia đình Tống thống Mỹ Kennedy. Với vẻ mặt thất thần và hối hả, vị khách đi thẳng luôn vào vấn đề:
“Tổng thống vừa mới ra quyết định sẽ công du tới một nơi nào đó ở phía Nam. Tôi biết bà và Tổng thống Kennedy thân thiết như người một nhà, vậy xin bà nói với Tổng thống hãy hủy bỏ chuyến công du này”.
Nhận thấy bà Kay Halle có vẻ không hiểu lời mình đang nói, vị khách tiếp tục:
“Trong thời gian rất lâu đã có một đám mây đen che phủ toàn bộ Nhà Trắng. Đám mây kéo đến càng ngày càng nhiều, và bây giờ nó đang ép xuống Nhà Trắng. Điều này có nghĩa là đại họa sắp xảy ra… khi Tổng thống rời khỏi Nhà Trắng, ngài sẽ bị ám sát”.
Bà Kay Halle cảm thấy người phụ nữ lạ mặt thật quá tùy tiện, nên chỉ trả lời qua loa: “Nếu những sự việc này đã được số phận định sẵn, vậy dù chúng ta có cố gắng thế nào thì cũng chỉ là vô ích, phải không?”. Nhưng vị khách không chịu bỏ qua mà lại cố thuyết phục: “Đôi khi, cho dù chỉ còn một cơ hội rất nhỏ, nhưng chỉ cần vẫn còn kịp thời gian thì vẫn có khả năng thay đổi được cục diện, xin bà hãy khẩn báo cho Tổng thống ngay”.
Tuy nhiên, bà Kay Halle không thật sự tin vào lời cảnh báo này và thầm nghĩ: “Cho đến thời điểm này, các nhân viên trong Nhà Trắng đều coi mình là một người có hiểu biết, nếu bây giờ mà nói ra cảnh báo kỳ lạ này thì họ sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Chẳng qua vì vị khách quá kiên trì khẩn cầu, bà Kay mới trả lời đồng ý và hứa sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Kennedy. Nhưng ngay sau khi vị khách rời đi, bà đã vội quên ngay câu chuyện “nhảm nhí” này.
Giữa trưa ngày 22/11/1963, tại một nhà hàng ở Washington, trong lúc đang vui vẻ trò chuyện với bạn bè, bà Kay Halle đã nhận được một cuộc điện thoại. Tại đầu bên kia điện thoại, một giọng nói nặng trĩu cất lên: “Tổng thống đã bị ám sát!”. Nét mặt bà Kay trở nên biến sắc. Vậy là vị khách kỳ lạ ấy, bà Jeane Dixon, đã nói đúng!
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Tổng thống Kennedy bị ám sát, hộp sọ bị đánh bật ra, cổ họng bị bắn, và chết không nhắm mắt. (Ảnh: renminbao.com)
Sau này, khi nhớ lại sự kiện đó bà Jeane Dixon nói:
“Bây giờ tôi nhận ra rằng những nỗ lực của tôi vào thời điểm đó là vô nghĩa vì cái chết của ông ấy đã được Chúa hé mở cho tôi. Dấu hiệu của Chúa rất rõ ràng. Vận mệnh là khó có thể thay đổi”.
John F. Kennedy qua đời khi ông mới 46 tuổi. Ông giữ chức tổng thống trong hai năm 10 tháng, và ông có hy vọng được bầu làm tổng thống trong nhiệm kỳ tiếp theo. Khi qua đời, ông đã để lại một người vợ trẻ kết hôn được 10 năm và mới 34 tuổi, cùng một cô con gái 6 tuổi và một cậu con trai 3 tuổi.
Bốn người con trai của Old Kennedy đã rút khỏi cuộc bầu cử tổng thống và vụ tai nạn máy bay của Edward Kennedy
Con trai thứ tư của ông Kennedy, Edward Kennedy, là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của Massachusetts. Ông là ứng cử viên tổng thống trẻ nhất, triển vọng nhất trong số ba anh em của gia đình Kennedy. Ông là người duy nhất trong số ba người con trai của Old Kennedy bị buộc phải rút khỏi cuộc bầu cử tổng thống và cũng là người duy nhất may mắn còn sống trong số bốn anh em. Ông đã bị thương nặng và cột sống bị gãy trong một tai nạn máy bay bị rơi. Nhưng ông đã sống sót và là người duy nhất trong bốn anh em sống đến 77 tuổi.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Edward Kennedy. (Ảnh: renminbao.com)
Ngày 22/11/1963, Tổng thống Kennedy bị bắn. Ngày 22/2/1964, bà Jeane nói với Kay Harry, Eleanor và Ruth Montgomery rằng:
“Bi kịch của gia đình Kennedy vẫn chưa kết thúc. Tôi thấy một thảm kịch khác sẽ sớm xảy ra với một thành viên nam khác trong gia đình họ”.
Walter Stoke là một quan chức chính phủ nổi tiếng, từng phục vụ một vài đời tổng thống và từng được tổng thống Eisenhower và tổng thống Kennedy trao tặng huy chương. Bốn tháng sau, vào sáng thứ sáu, ngày 19/6/1964, Mary vợ của Walter đã gọi cho bà Jeane để nói rằng chồng bà bị ốm nằm liệt giường. Các bác sĩ đều cho rằng ông không còn hy vọng. Cô mong Jeane sẽ cho ông ấy biết nếu quả thật Thượng Đế muốn ông ra đi, thì cô tự hỏi liệu có thể chôn cất ông ấy ở Arlington, gần nơi an nghỉ của Tổng thống Kennedy hay không, bởi ông rất ái mộ tổng thống.
Jeane thở dài và nói:
“Mary, bi kịch của gia đình Kennedy chưa chấm dứt đâu. Tôi thấy một thảm kịch khác sắp xảy ra”.
“Ý ông là cha của tổng thống [Old Kennedy] à?”, Bà Mary hỏi. Phải chăng cái chết của tổng thống 3 năm trước đã khiến Old Kennedy bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến đột quỵ?
“Không, không,” bà Jeane trả lời. “Đó là một thượng nghị sĩ trẻ. Mary, nếu cô thực sự yêu mến gia đình Kennedy, thì hãy bảo họ rằng trong hai tuần tới, Edward sẽ phải tuyệt đối tránh xa các máy bay phản lực tư nhân. Nếu không, một sự tình rất nghiêm trọng sẽ xảy đến”.
Sáng hôm sau, bà Mary nhặt tờ báo tại cửa nhà và đọc được tiêu đề: “Thượng nghị sĩ Edward Kennedy bị thương nặng, cột sống bị gãy trong một vụ tai nạn máy bay. Trợ lý thân cận và phi công của ông đã thiệt mạng”.
Bà Mary vội vã cầm điện thoại để bấm số của Jeane.
“Jeane, đây thật sự là một tai nạn! Giống như trước đây, linh cảm của bà đã chính xác!”, bà nói.
Jeane không hề biết tin này. Bà Mary không thể chờ để đọc cho Jeane nghe nội dung tờ báo qua điện thoại. Sau khi đọc xong, Jeane nói một cách bình tĩnh:
“Đây không phải là linh cảm của tôi. Đó chính là những gì Chúa đã cho tôi thấy”.
Con trai thứ ba của Old Kennedy, Robert Kennedy bị bắn khi ra tranh cử tổng thống
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Robert Kennedy trong lễ kỷ niệm của Đảng Dân sau khi giành chiến thắng trong vòng bầu cử Tổng thống sơ bộ của bang California . (Ảnh: renminbao.com)
Sau vụ ám sát Con trai thứ ba của Old Kennedy, cựu bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Robert, đã ra tranh cử tổng thống.
Đầu tháng 6/1968, Robert vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Đảng Dân chủ tại California và bị bắn chết trong một khách sạn ở Los Angeles vào sáng ngày 5/6.
Khả năng tiên tri của Jeane Dixon đã giúp bà thấy trước thảm kịch. Bà đã nhờ bạn bè và người thân của Kennedy liên lạc với Robert nhiều lần, hy vọng ông có thể chú ý đến sự cố này và ngăn chặn thảm kịch xảy ra. Nhưng mọi nỗ lực của bà đều thất bại. Không phải là chính Robert đã bỏ ngoài tai lời cảnh báo, mà là người thân và bạn bè của ông đã quên mất lời cảnh báo này và chưa hề nói với Robert. Cứ như thể định mệnh đã sắp đặt Robert như vậy.
Nỗ lực đầu tiên của Jeane là vào ngày 13/9/1967, 8 tháng và 23 ngày trước vụ ám sát Robert Kennedy.
Vào ngày hôm đó, Jeane đã tìm thấy một người bạn, James J. Fahey , tác giả cuốn sách “Nhật ký chiến tranh Thái Bình Dương”. Ông cũng là một người bạn thân của gia đình Kennedy. Jeane cấp thiết muốn ông chuyển lời tới thượng nghị sĩ Robert.
“Xin hãy nói với ông ấy, tôi phải gặp ông ấy để nói một chuyện rất quan trọng … Tôi hy vọng ông ấy sẽ đáp lời tôi’. Bà đã chủ động gửi một tác phẩm có chữ ký của mình trên đó như cầu nối cho một cuộc hẹn.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Tác giả James J. Fahey bên cạnh tổng thống John Kennedy. (Ảnh: Flickr)
Robert rất vui khi gặp James và hỏi ông ta, “Có điều gì đặc biệt mà tôi có thể làm cho anh không?” James nói. “Jeane Dixon muốn tôi đưa cuốn sách có chữ ký của cô ấy cho anh. Cô ấy nói cô ấy muốn gặp anh. Cô ấy bảo tôi nói với anh chuyện này!”
Robert đã nghe về khả năng tiên tri của Jeane. Ông quay người đi, rồi dừng lại, từ từ cúi đầu xuống cho đến khi mắt ông dán chặt trên sàn nhà. Một lúc sau, James bắt đầu hiểu chuyện gì đang xảy ra, nên ông đã phá vỡ sự im lặng trong nhà để chào cáo biệt.
Cùng năm đó, James đã viết một lá thư cho Robert và bảo Robert rằng ông nên liên hệ với Jeane Dixon. James cũng đề nghị tổ chức gặp mặt một cách kín đáo, không để người khác biết. Nhưng thượng nghị sĩ Robert chưa bao giờ hồi đáp lại!
Tháng 1/1968, trước vụ ám sát Robert Kennedy chưa đầy 5 tháng, một cuộc họp đã được tổ chức tại bãi biển Miami, bang Florida, trong cuộc họp có nhiều cổ đông và đại diện từ hãng gà rán Kentucky.
Bà Jeane có tham dự cuộc họp. Sau khi phát biểu tại cuộc họp, theo thường lệ bà sẽ trả lời câu hỏi về những vấn đề mà mọi người đặc biệt quan tâm. Một cổ đông hỏi:
“Robert Kennedy có trở thành tổng thống Hoa Kỳ không?”. Jeane đã trả lời một cách rất chắc chắn:
“Không, anh ta sẽ không bao giờ trở thành Tổng thống”.
Hơn 10 người tham gia buổi họp đã ghé qua nơi ở của bà Jeane vào tối hôm đó. Frank Callahan đã hỏi riêng cô: “Bà khẳng định rằng Robert Kennedy sẽ không bao giờ trở thành tổng thống?” “Vâng, ông Callahan. Anh ta sẽ bị ám sát ở California vào tháng 6 này.” (Robert quả thật đã bị ám sát vào ngày 5/6 năm đó).
Ngày 4/3/1968, ba tháng và một ngày trước thời điểm ám sát Robert Kennedy, James J. Fahey đã có cuộc gặp với Robert. Ông nhớ lại: Khi tôi đang đợi Jeane ở trong phòng của chồng bà ấy, tôi đã nhặt được một tờ báo. Điều đầu tiên khiến tôi chú ý là chuyên mục Bob Duke, đề ngày 20/2/1968:
“Nhà tiên tri của Washington, Jeane Dixon, đã có dự ngôn vào tối thứ Hai, thu hút hơn 5.000 thính giả: Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Robert Kennedy sẽ không bao giờ thắng cử tổng thống”. Tại sao bà ấy lại nói rằng ông ấy sẽ không bao giờ làm tổng thống? Ông ta còn chưa tham gia cuộc bầu cử mà!”
Sáng hôm sau, khi James gặp Robert, ông không đề cập đến tờ báo, nhưng ông không biết Robert đã nhìn thấy nó. James đã cho ông xem một tấm hình nhỏ của Thánh Patrick mà ông đã tiện tay mua từ Boston, một bên là hình Thánh Patrick, phía bên kia là 3 câu thơ:
“Ma Vương biết bạn sẽ chết
Trước nửa tiếng đồng hồ
Hy vọng bạn sẽ lên thiên đường”.
Đôi mắt của Robert Kennedy dõi theo từng câu thơ, tay ông run rẩy. Ông nhìn chằm chằm vào bài thơ nhỏ trên món quà, không nói gì nhưng đôi mắt chứa đầy nỗi sầu muộn. Sau một tuần gặp gỡ, James đã gặp lại ông, nhưng lần này ông có mặt trên truyền hình để thông báo quyết định ra tranh cử tổng thống.
Robert Kennedy bị khống chế bởi những lực lượng siêu nhiên, nên dù cho buồn bã, u uất và run rẩy, ông vẫn phải bước đi trên con đường dẫn đến cái chết.
Lúc này, James đã hiểu lý do vì sao Jeane Dixon rất muốn gặp Robert. Có vẻ như không chỉ là vấn đề tuyển cử “không bao giờ thành công”, mà James còn cảm thấy sợ hãi và muốn cứu anh ta.
Ngày 29/3/1968, hai tháng và sáu ngày trước khi Robert bị ám sát. Trong một bữa ăn sáng tại Fort Worth, Texas, bà Jeane đã nói với Mia Whitehead, thành viên Ủy ban Chào mừng và là vợ của Thượng nghị sĩ bang Texas John Thor:
“Khi Robert ở California, anh ta sẽ bị bắn!”
Ngày 4/4/1968, trước khi Robert bị ám sát hai tháng, khi cô đang ăn trưa tại khách sạn Washington, Jeane đã nói với bạn bè của mình, trong đó có nghị sĩ Frank rằng:
“Martin Luther King đã bị bắn, tiếp theo sẽ là Robert Kennedy”.
Nghị sĩ Frank là người bạn tốt nhất của Old Kennedy. Ông đã cố gắng cảnh báo, nhưng Robert đã không lắng nghe mà vẫn tranh cử tổng thống. Old Kennedy đã mất một người con trai tổng thống, và ông sợ mất người con thứ hai, nên ông đã gọi cho Frank và hy vọng Frank sẽ ngăn trở con trai mình ra tranh cử tổng thống: “Hãy xem ông có thể làm gì giúp nó”. Frank bất lực nói: “Ông biết rằng tôi không ngăn cản được nó, nó không nghe!” Old Kennedy tuyệt vọng nhưng không cam tâm. Ông đã nhờ Howard Smith, một nghị sĩ có mối quan hệ tốt với con trai mình, làm người thương thuyết. Frank ngay lập tức gọi cho Nghị sĩ Smith, sau đó Smith và Robert đã nói chuyện rất lâu. Nhưng dường như mọi việc không thay đổi.
Ngày 28/5/1968, trong phòng khiêu vũ lớn của khách sạn Đại Sứ ở Los Angeles, khán giả đặt câu hỏi cho Jeane sau khi phát biểu tại cuộc họp. Có người hỏi liệu Robert có trở thành tổng thống Hoa Kỳ không. Bà bình tĩnh trả lời: “Không, anh ta sẽ không bao giờ trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Bởi vì sẽ có một thảm án xảy ra trong khách sạn này”.
Sau cuộc họp, Jeane vẫn cố gắng cứu vãn sự bất hạnh này. Cô đã cân nhắc có nên thông báo cho nhân viên quản lý khách sạn hay không, nhưng vì Robert sẽ nói chuyện ở đây vào tuần tới, nên George Maynes, một quan chức của quân đoàn Hoa Kỳ (Tổ chức Cựu chiến binh), đã phủ định việc này vì nó sẽ mang đến rắc rối cho khách sạn.
Sau khi nghe xong mẹ chồng của phó thống đốc bang Florida, Joan Wright, ngay lập tức thông báo cho vợ của Old Kennedy, người đang ở tại khách sạn tối hôm đó. Điện thoại được phát ba lần, không một ai trả lời, chỉ có thể nhắn tin. Joan không còn cách nào khác đành để lại một tin nhắn, yêu cầu bà Kennedy gọi lại cho bà để nói về lời tiên tri không may, nhưng cho đến khi con trai Robert bị ám sát, bà Rose đã không chú ý đến tin nhắn trên điện thoại, Joan Wright không thể tìm được cơ hội nào để nói với bà!
Khi Jeane và nhóm của bà đi qua lối đi trong quán bar để ra khỏi phòng khiêu vũ, Jeane đột nhiên cảm thấy được sự chết chóc … Nó tràn ngập khắp nơi. Giăng đầy trên lối đi là rất nhiều những thứ đen tối, xấu xa. Bóng tối dày đặc bao quanh bà, những bóng mờ trong bóng tối khủng bố tiếp cận bà từ mọi phía. Bà nao núng, sợ hãi, như thể đã bị thứ gì đó làm cho bị thương.
George Maynes hét lên: “Chuyện gì đã xảy ra vậy, Jeane? Chuyện gì đã xảy ra?” Giọng anh gọi Jeane quay trở lại với hiện thực. Bà nói, ngắt quãng, ngập ngừng:
“Robert Kennedy … đó là nơi anh ta bị bắn. George! Tôi thấy anh ta ngã trên sàn, đó là máu … “
Tám ngày trước khi Robert bị ám sát, Jeane biết rằng mọi thứ đều không thể vãn hồi được, nên cô đã bất lực chờ đợi ngày đó đến. Ngày 5/6/1968, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người tuyên bố ứng cử vào vị trí tổng thống, đã đến “Khách sạn Đại sứ” để chuẩn bị cho bài phát biểu. Hôm đó, ông bị ám sát, điều mà Jeane đã thấy trước đó 8 ngày.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Robert Kennedy bị ám sát trước khách sạn. (Ảnh: twitter.com)
Mọi thứ thật là kỳ lạ, nó khiến mọi người cảm thấy rằng có một lực lượng siêu nhiên chi phối đằng sau và đang cố ý dàn dựng ra bi kịch khủng khiếp này.
Những bi kịch liên hồi
Năm 1999, đứa con trai duy nhất của tổng thống John Kennedy đã gặp tai nạn máy bay và tử vong cùng với vợ và chị vợ. Ngoài ra, tai nạn xe hơi, lạm dụng ma túy và cáo buộc hãm hiếp đã liên tục vây khốn những thành viên còn lại trong gia tộc này.
Theo thống kê, từ năm 1941 đến 1999, gần 10 người có họ “Kennedy” đã chết. Thậm chí còn kinh ngạc hơn, khi những người từ các gia đình khác có liên quan đến nhà Kennedy cũng gặp phải những điều bất hạnh tương tự.
Lấy ví dụ, cho đến nay, nhiều người tin rằng sau cuộc hôn nhân của Jacqueline Kennedy, góa phụ của Tổng thống Kennedy và Aristotle Onassis , ông trùm vận tải người Hy Lạp, lời nguyền của gia đình Kennedy đã được đưa vào gia đình Hy Lạp này. Sau khi kết hôn với Jacqueline, có bốn vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy đến đối với họ hàng Onassis. Bảy năm sau, con trai Alexander của Onassis đã bị chết vì tai nạn máy bay. Hai năm sau, chính bản thân Aristotle Onassis cũng qua đời. Công việc kinh doanh của gia đình cũng bị tổn thất nặng nề.
Đối diện với một loạt những chuỗi bất hạnh ấp đến, các thành viên của gia đình Kennedy cũng cảm thấy một nỗi sợ hãi sâu sắc trong tâm. Trong gia đình Kennedy, Robert Kennedy, người bị bắn trong khách sạn ở California, là người đầu tiên nghĩ tới cái gọi là “lời nguyền gia tộc”.
Nhìn lại lý do vì sao Robert F. Kennedy kiên quyết không quan tâm đến lời dự ngôn của Jeane. Có lẽ không phải vì ông kiêu ngạo không sợ trời đất, mà vì ông tin rằng gia đình mình đã bị nguyền rủa, rằng không thể nào thoát khỏi được số phận định trước.
Gia đình Kennedy bị nguyền rủa bởi mối quan hệ nhân quả?
Old Kennedy có bốn con trai và năm con gái. Tại sao ông trời không để thêm một hậu duệ khác của một gia đình ưu tú như vậy làm tổng thống Hoa Kỳ? Ngay cả cháu trai và những người thân của Old Kennedy cũng không buông tay.
Một loạt các bi kịch đang cho người ta thấy rằng: có nhân ắt có quả.
Về lý do tại sao gia đình Kennedy phải chịu lời nguyền, có ba giả thuyết chính.
Có một lập luận cho rằng trong khoảng thời gian từ 1937 đến 1940 lúc Old Kennedy làm đại sứ Hoa Kỳ ở Anh, ông đã từ chối cấp thị thực cho 500 người Do Thái sẽ bị đưa đến trại tử thần của Đức quốc xã. Sau khi ông trở về Hoa Kỳ vào năm 1940, “lời nguyền của gia tộc Kennedy” bắt đầu.
Lập luận thứ hai là vào năm 1937, trên đường trở về Hoa Kỳ, Old Kennedy đã ngồi cùng một tàu với vị linh mục người Do Thái vừa trốn thoát khỏi nanh vuốt của Đức quốc xã. Kennedy đã phàn nàn với thuyền trưởng, yêu cầu thuyền trưởng ngắn cấm linh mục người Do Thái cùng những người khác cầu nguyện trên tàu. Do đó, có lẽ vị linh mục Do Thái đã giáng một lời nguyền cho tất cả những người đàn ông trong gia đình Kennedy: họ sẽ phải chịu một số phận bi thảm.
Trong cuốn sách “Lời nguyền của Kennedy”, lập luận thứ ba cũng được đề cập: đây là gia tộc bị Chúa trừng phạt vì có lịch sử đen tối và khét tiếng trong việc lạm dụng quyền lực.
Gần đây, tôi thấy một bí mật nữa của gia đình Kennedy trên mạng Internet. Trái với 3 giả thuyết trên, đây là một sự thật đã được xác nhận.
Bi kịch của con gái lớn nhà Kennedy
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Old Kennedy và vợ. (Ảnh: renminbao.com)
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Chín người con trong gia đình Old Kennedy. (Ảnh: renminbao.com)
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Bức ảnh cho thấy năm người con trai và ba người con trai của Old Kennedy. Đứa con trai út chưa được sinh ra. (Ảnh: renminbao.com)
Old Kennedy có chín người con, hai người đầu tiên là con trai và người thứ ba là cô con gái Rosemary Kennedy. Bi kịch của gia đình Old Kennedy có thể đã bắt nguồn từ cô gái này.
Rosemary là chị cả trong năm chị em của Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, chỉ trẻ hơn John một tuổi. Khi bà Rose mang thai Rosemary, cuộc sống gia đình vô cùng hạnh phúc .
Giống như tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới, cặp vợ chồng đang từng ngày mong chờ sự xuất hiện của sinh mệnh nhỏ bé này. Nếu là con gái, họ hoàn toàn có đủ khả năng và điều kiện để cho con sống cuộc sống của một nàng công chúa.
Nhưng vào ngày sinh của Rosemary, ngày 13/9/1918, bác sĩ chịu trách nhiệm sinh nở đã không đến kịp. Người mẹ đã nghiến răng từ chối người y tá làm thay và đợi bằng được vị bác sĩ đã giúp bà sinh hạ hai lần trước.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Đứa bé bên trái là con gái lớn của Old Kennedy, Rosemary. (Ảnh: renminbao.com)
Cô bé Rosemary đã phải ở lại trong bụng mẹ trong hai giờ đồng hồ. Rốt cục não bộ cô, do thiếu oxy nên đã phải chịu tổn thương không thể phục hồi.
Rosemary đã nhận thức được tình trạng chậm phát triển trí tuệ của mình từ khi còn nhỏ. Lúc mới chập chững biết đi, biết nói, cô bé đã vất vả hơn những đứa trẻ khác. Tuy vậy, điều đó không hề làm giảm đi sự dễ thương của cô. Cô vẫn luôn cư xử tốt với mọi người.
Khi Rosemary lớn lên, cô bắt đầu nhận ra rằng mình khác với các anh chị em trong gia đình, cô thấy mình “ngu ngốc” hơn họ. Nhưng cô gái nhỏ nhạy cảm và mỏng manh sống ở tầng lớp thượng lưu, nên cô biết mình phải thật thận trọng để tỏ ra “bình thường” trước mặt mọi người, và không thể làm mất mặt cha mẹ.
Trong một bài kiểm tra trí thông minh ở trường tiểu học, kết quả kiểm tra của Rosemary cho thấy chỉ số IQ của cô là 70. Vào thời điểm đó, xã hội thường coi những trở ngại về trí tuệ là khiếm khuyết, thậm chí là điều đáng xấu hổ trên bình diện đạo đức.
Cô con gái này trở thành nỗi xấu hổ cho gia đình. Đó là một trở ngại cho Old Kennedy khi trèo lên vũ đài chính trị. Để tránh rò rỉ tin tức, cha mẹ cô đã thường xuyên chuyển Rosemary sang học tại các trường nội trú đặc biệt khác nhau.
Khi cảm thấy cô đơn, Rosemary sẽ viết một lá thư cho cha mẹ cô. Trong thư cô viết: “Con sẵn sàng làm bất cứ điều gì để làm ba mẹ hài lòng” . Mặc dù viết lách không được tốt, nhưng cô vẫn luôn kỳ vọng có được tình yêu thương từ cha mẹ mình.
Giống như những cô gái ngây thơ và trong sáng khác, cô yêu cái đẹp, thích mặc quần áo mới, đi xem những vở opera, tham gia những buổi tiệc trà, và kết bạn.
Năm 1938, Old Kennedy được phái đi làm Đại sứ Mỹ tại Anh. Lúc đó Rosemary được 20 tuổi. Gia đình ông chuyển đến sống ở London.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Rosemary, con gái lớn của Kennedy, ở Anh . (Ảnh: renminbao.com)
Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời cô. Cô sống bình thường trong xã hội như những người khác. Cô tham dự các buổi khiêu vũ tại Cung điện Buckingham và được gặp gỡ công chúa Elizabeth, cũng như ra mắt nhà Vua George VI.
Bên cạnh vẻ ngoài xinh đẹp, cô còn được học tập các phép tắc xã giao một cách cẩn thận và chuyên cần, nên không ai nhận thấy được sự bất thường ở cô. Ngoại trừ việc người ta thấy cô phản ứng hơi chậm ra, họ đều nghĩ rằng cô là một “người đẹp rực rỡ”.
Không lâu trước khi Thế chiến II nổ ra, Đại sứ Kennedy đã nhận được lệnh trở về nước. Lúc này Rosemary được gửi trở lại một trường nội trú đặc biệt.
Đây cũng là thời hoàng kim của gia tộc Kennedy trong lĩnh vực chính trị, nên Rosemary cảm thấy bị áp lực. Tình trạng bệnh của cô trở nên nghiêm trọng hơn. Cô thậm chí bắt đầu xuất hiện khuynh hướng bạo lực.
Người cha đầy tham vọng lo lắng rằng sớm hay muộn, tình trạng của con gái sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp tranh cử tổng thống của con trai ông. Để giải quyết triệt để chuyện này, Old Kennedy đã quyết định áp dụng một phương pháp điều trị mới nổi lúc đó cho con gái – phẫu thuật thùy trán. Vào thời điểm đó, việc điều trị này chỉ mới được thực hiện đối với 80 trường hợp ở Hoa Kỳ. Biện pháp này vẫn chưa thành thục, và các đối tượng của nó đều là bệnh nhân tâm thần.
Các bác sĩ tuyên bố rằng trong cuộc phẫu thuật này, họ sẽ cắt các sợi thần kinh liên kết thùy trán với đồi thị, và các sợi liên kết thùy trán. Họ nói rằng phương pháp điều trị này “hoàn toàn có thể chữa khỏi các triệu chứng tâm lý bất thường và xu hướng bạo lực của bệnh nhân”. Họ tuyên bố rằng “cuộc phẫu thuật sẽ sớm giành giải thưởng Nobel”.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Rosemary bị lừa vào bàn mổ . (Ảnh minh họa: renminbao.com)
Năm 1941, khi Rosemary 23 tuổi, Old Kennedy đã ký giấy đồng ý phẫu thuật mà không có sự đồng ý của vợ.
Rosemary đã bị lừa vào bàn mổ. Sau ca phẫu thuật, tinh thần của Rosemary đã trở nên xấu đến mức chỉ như đứa trẻ hai tuổi. Cô đã không còn ồn ào và ầm ĩ nữa, nhưng nó đã chuyển từ “trị bệnh tâm lý” sang “bệnh tâm thần”. Điều này càng khiến cô càng không thể được phép gặp gỡ bất kỳ ai.
Vì vậy, Rosemary đã được bí mật gửi đến Viện Santa Coletta gần Milwaukee, bang Wisconsin. Cô đã biến mất trong mắt công chúng như vậy.
Khi gia đình Kennedy ngày càng phất lên trong chính trường Mỹ, thì thế giới bên ngoài càng trở nên tò mò hơn về sự mất tích đột ngột của cô con gái cả của nhà này.
Cho đến khi John F. Kennedy trở thành tổng thống Hoa Kỳ, Hiệp hội Trẻ em Tâm thần Quốc gia đã đề cập trong một ấn phẩm nói rằng vị tân tổng thống “có một chị gái bị bệnh tâm thần tại Học viện Wisconsin!”
Rosemary luôn là nỗi hối hận tột cùng không thể xóa nhòa được của mẹ cô. Năm 1995, bà Rose qua đời ở tuổi 105. Trước khi chết bà chưa từng bao giờ có ý muốn hắt hủi cô con gái này.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Rosemary (bên trái) đã được người em gái Eunice đón về chăm sóc. (Ảnh: renminbao.com)
Năm 1984, sau khi Rosemary bị đột quỵ, bà đã được em gái của mình, Eunice nhận về chăm sóc. Rosemary bắt đầu tham gia các buổi họp mặt và sinh hoạt gia đình. Nhưng điều này rốt cuộc cũng không còn ý nghĩa gì đối với bà nữa.
Eunice đã chứng kiến mọi thứ mà chị gái mình phải chịu đựng. Để cho những người khuyết tật như chị mình được đối xử công bằng, Eunice bắt đầu thành lập thế vận hội người khuyết tật đầu tiên của riêng mình, và trong những thập kỷ tiếp theo, cô dần dần phát triển thành Tổ chức thế vận hội dành cho người khuyết tật lớn nhất toàn cầu Special Olympics.
Giải mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy - Gia tộc danh giá nhất chính trường Mỹ
Biểu tượng Thế vận hội Special Olympics. (Ảnh: Wikipedia)
Ngày 7/1/2005, Rosemary qua đời bình yên ở tuổi 86. Người chăm sóc cô, cô em gái Eunice đã qua đời 4 năm sau đó, vào ngày 12/8/2009.
Đến năm nay, chỉ còn Jean Kennedy Smith, người con thứ tám trong chín người con của Old Kennedy là còn sống.
Lời nguyền của gia tộc Kennedy
Về lời nguyền của gia tộc Kennedy, thì đối với ba tuyên bố đầu tiên, không ai chứng thực được. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào câu chuyện bi thảm của Rosemary, sẽ nhận thấy một điểm rất đáng chú ý. Kennedy, một gia tộc có vị thế rất lớn trong xã hội Mỹ, đã ngay lập tức gặp xui xẻo không lâu sau khi cô bị phẫu thuật, chính là cùng một lúc 10 thành viên đã liên tiếp mất mạng. Những người thân khác hoặc bị thương nặng hoặc vướng vào những vụ bê bối khác nhau. Đây có lẽ không phải là điều ngẫu nhiên.
Sau đây là các vấn nạn đã xảy đến với các thành viên trong gia đình Kennedy:
Năm 1941, con gái cả của Old Kennedy, Rosemary, bị liệt nửa người trong cuộc phẫu thuật thất bại cắt bỏ chất trắng ở thùy trước.
Năm 1944, con trai cả Joseph Kennedy đã chết trong tai nạn máy bay, trong một cuộc chiến trong Thế chiến II.
Năm 1948, con gái thứ hai của Old Kennedy, Catherine, chết trong tai nạn máy bay, ở tuổi 28.
Năm 1963, thế hệ thứ ba của gia đình Kennedy, cháu nội của ông Kennedy, Powell Kennedy và đứa con thứ ba của John F. Kennedy và Jacqueline qua đời hai ngày sau khi sinh.
Năm 1963, tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas. Theo điều tra chính thức, không có âm mưu nào: chỉ có một thanh niên 24 tuổi người không thể thích ứng với xã hội đã kết liễu cuộc đời của tổng thống bằng một khẩu súng trường.
Năm 1964, Edward, con trai út của Kennedy, bị thương nặng trong tai nạn máy bay và bị gãy cột sống.
Năm 1968, con trai thứ ba của Robert Kennedy, Robert, bị ám sát ở Los Angeles khi đang chạy đua tranh cử chức tổng thống.
Năm 1969, Edward, con trai út của Kennedy, tham gia lễ hội ở Massachusetts. Khi lái xe về nhà, anh đã lao xuống và đâm vào cây cầu. Tai nạn xe hơi khiến nữ trợ lý 27 tuổi của anh ta chết tại chỗ. Anh rơi vào vụ kiện dài 34 năm khiến anh buộc phải rút khỏi cuộc bầu cử tổng thống.
Năm 1984, ở thế hệ thứ ba, David cháu trai của Old Kennedy, đã chết vì dùng cocain quá liều ở Florida.
Năm 1997, ở thế hệ thứ ba, cháu trai của Kennedy, Michael, đã chết trong một tai nạn trượt tuyết ở Colorado.
Tháng 7 năm 1999, John F. Kennedy Jr, con trai nhỏ của Tổng thống John Kennedy, đã chết trong một vụ tai nạn máy bay, cùng vợ Caroline Bessette và chị gái Lauren Bessette.
Năm 2001, cháu trai của Robert Kennedy, Michael Skakel bị xét xử vì tội giết người.
Năm 2004, William Kennedy hãm hiếp nữ trợ lý Odra Giulias trong căn hộ và bị buộc tội ra tòa.
Vào ngày 26/6/2009, con trai út của Kennedy, thượng nghị sĩ dân chủ Edward Kennedy, đã chết vì ung thư.
Old Kennedy chỉ vì muốn con trai mình trở thành tổng thống Hoa Kỳ mà đã hủy hoại cuộc đời của một cô con gái. Kết quả là, không những không đạt được mục tiêu trọn vẹn, mà thậm chí từng có người nói: Là một thành viên của gia đình Kennedy, bạn đừng mong sẽ được chết trên giường.
Tác giả: Hứa Linh, renminbao.com
Yên Tử biên dịch

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.