.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

24 tháng 8 2020

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG




Viện Hải dương học nằm tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Đến đây du khách được tìm hiểu các loài sinh vật của đại dương và các mô hình sinh thái biển.
Viện Hải dương học do người Pháp trực tiếp quản lý, điều hành cho tới năm 1952. Để hiểu khái quát về biển Việt Nam, du khách có thể xem sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam”. Sa bàn như một cẩm nang cho du khách hình dung về độ sâu của đáy biển, giới thiệu sự đa dạng sinh học, nguồn lợi từ biển và tuyên truyền bảo vệ môi trường biển … Nói đến Viện Hải dương học, người ta không thể không nhắc đến bảo tàng Hải dương học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”.
Bảo tàng Hải dương học là nơi tập trung nhiều phòng trưng bày về các loài sinh vật, hệ sinh thái của biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Gian trưng bày sinh vật trong bể nuôi ngoài trời sẽ cho du khách hình dung tổng thể về sự phong phú, đa chủng loại của các loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm: cá kẽm sọc, cá bò đuôi gai, cá hoàng đế, cá chình, cá thia... Những loài cá lớn như cá mập, cá đuối, cá khoang cổ cũng được tập hợp thành khu trưng bày riêng. Trong gian trưng bày của bảo tàng, ta còn gặp đại diện của cá heo và cá mập trắng nhồi bông. Ở đây có lưu giữ bộ xương của cá voi lưng gù được nhân dân xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định khai quật ngày 18 tháng 12 năm 1994 dưới độ sâu 1,2m. Bộ xương dài 18m, cao 3m, nặng tới 10 tấn với đầy đủ 48 đốt cột sống được phục chế. Hiện nay, bảo tàng Hải dương học được đầu tư nâng cấp, phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước.
Đến Viện Hải dương học, du khách như được du lịch trong lòng đại dương với hàng ngàn loại sinh vật đa dạng. Bên cạnh đó, du khách cũng được tận mắt nhìn thấy tàu khảo sát biển với trọng tải 30 tấn, tốc độ 8 hải lý mà các cán bộ khoa học nơi đây thường sử dụng khi thám hiểm đại dương. Viện đã xây dựng Khu trưng bày “Tài nguyên Biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa” nhằm thông tin về tài nguyên, môi trường biển-đảo Việt Nam.
Đến thăm Viện Hải dương học du khách ra về có thêm những kiến thức quý về tiềm năng của biển, về công tác bảo tồn của ngành hải dương học Việt Nam. Đây là địa chỉ tham quan không thể thiếu khi du khách về thăm thành phổ biển Nha Trang.

Tuấn Ba


Những bức ảnh kiệt tác về loài kiến khiến bạn kinh ngạc

Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Pavlov đã dành nhiều giờ đồng hồ để chụp những bức ảnh cực kỳ độc đáo về loài kiến.
Nhận thấy rằng loài côn trùng này di chuyển theo một đường nhất định khi làm việc, Pavlov đã đặt đạo cụ của mình trên đường chúng đi, và chụp lại cách chúng tương tác với những món đồ đó. " Tôi chọn kiến vì tôi khâm phục chúng cũng như cách sống của chúng. Kiến 'thanh niên' luôn quan tâm đến con cái và chăm sóc các cụ kiến già".
Mỗi mùa hè Pavlov lại dọn đến một căn nhà nhỏ ở vùng nông thôn để chụp những con kiến rừng trong các khung cảnh đẹp và kỳ lạ như xứ thần tiên. Ông nói:  "Khi tôi có con và bắt đầu đọc truyện cổ tích cho chúng nghe, tôi nhận ra rằng hồi bé mình chưa bao giờ đọc truyện cổ tích cả. Tôi quyết định 'bù đắp' cho bản thân, và bắt đầu chế ra những câu chuyện cổ tích của riêng mình."
Pavlov không dùng bất cứ hiệu ứng kĩ thuật số nào trong series ảnh của mình. Để có thể chụp cận cảnh lũ kiến lúc chúng làm việc, ông dùng một  ống kính macro có tỉ lệ phóng đại lớn.









































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.