27 tháng 11 2021
26 tháng 11 2021
Khám phá những điểm đến xa xôi, hẻo lánh nhất thế giới
Có rất ít người trong chúng ta đã từng đặt chân tới những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Chính vì vậy, hãy tham khảo và bỏ túi một vài điểm đến xa nhất thế giới dưới đây để du khách ghé thăm trong thời gian tới.
https://dulich.petrotimes.vn/
Nằm ở cực nam của đất nước Bolivia và gần biên giới, điểm đến này đặc trưng với hồ muối với làn nước màu ngọc lục bảo được bao quanh bởi các dãy núi và núi lửa (bao gồm cả núi lửa Licancábur hiện không hoạt động). Thị trấn gần nhất ở nơi đây là Uyuni mà bạn chỉ có thể đến bằng cách đi xe bus hoặc xe lửa.
2. Đảo lừa dối, Nam Cực
https://dulich.petrotimes.vn/
Là một hòn đảo xa xôi hẻo lánh, không có người sinh sống nằm ở Nam Cực băng giá, nơi đây đã từng là một trung tâm săn bắt cá voi. Hòn đảo nằm trong một miệng núi lửa đang hoạt động vô cùng nguy hiểm. Và để đến được vịnh của đảo thì các con tàu phải đi qua một lối hẹp thường được gọi là Neptune's Bellows.
3. Ittoqqortoormiit, Greenland
https://dulich.petrotimes.vn/
Được cho là nơi có người sinh sống nằm xa xôi nhất ở Tây bán cầu, nơi đây có một thị trấn biệt lập với dân số khoảng 450 người với một cửa hàng tạp hóa và một vài cửa hàng tiện lợi.
4. Đảo Macquarie, Úc
https://dulich.petrotimes.vn/
Hòn đảo xa xôi này là thiên đường của động vật hoang dã và là nơi sinh sản duy nhất của chim cánh cụt hoàng gia trên khắp thế giới. Chim cánh cụt sẽ chia sẻ không gian sinh sống với khoảng 100.000 chú hải cẩu và một số loài chim biển khác.
5. Đảo Bear, Na Uy
https://dulich.petrotimes.vn/
Đảo Bear còn được gọi là Bjørnøya, là hòn đảo cực nam của quần đảo Svalbard được các nhà thám hiểm người Hà Lan phát hiện vào năm 1596. Hòn đảo xa xôi này được biết đến với các vịnh, bãi biển và những vách đá gần như thẳng đứng. Nơi đây cũng là nới sinh sống của một số loài chim biển lớn nhất của Bắc Đại Tây Dương.
6. Monuriki, Fiji
https://dulich.petrotimes.vn/
Monuriki là một hòn đảo san hô nhỏ, không có người sinh sống. Đảo Monuriki được bao quanh bởi các rạn san hô ở tất cả các phía và những bãi biển trắng hoang sơ. Đây cũng là một địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong bộ phim kinh điển "Cast Away" (2000) của Tom Hanks.
Ánh Ngọc
Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ sau hàng thế kỉ không mưa.
Sa mạc Atacama được mệnh danh là sao Hỏa của Trái Đất vì trong hàng thế kỉ qua không có mưa. Gần đây nó thu hút rất nhiều du khách đến với Chile khi phủ kín sắc tím rực rỡ của những bông cẩm quỳ.
Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc của đất nước Chile, khu vực được cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xếp là một trong những nơi khô cằn bậc nhất trên Trái Đất. Thông thường hàng năm lượng mưa tại đây cực thấp, chỉ vào khoảng 15,25 mm, thậm chí các khu vực khác lương mưa chỉ rơi vào khoảng 1 mm/năm.
Ở Atacama có vô vàn những tinh thể muối và những ngọn suối đá vôi với niên đại hàng thiên niên kỉ. Độ cao của những dãy núi Atacama được tạo nên từ hàng triệu năm trước trên sa mạc này.
Hoang mạc Atacama còn có 8 hồ nước nóng với màu nước đặc biệt xanh và mùi vị có lợi cho sự thư giãn - được khu resort Explora Atacama quản lý, quanh năm mở cửa đón du khách đến tham quan.
Sa mạc Atacama được mệnh danh là sao Hỏa của Trái Đất.
Không những thế, trên sa mạc này cây xương rồng cũng không thể mọc lên được. Vì không khí quá khô, ôxi hóa không xảy ra ở những vật liệu bằng kim loại, và - không cần một phương pháp ướp xác nào - các miếng thịt cũng có thể được giữ nguyên mãi mãi. Dù hoang mạc Atacama có những ngọn núi có chiều cao lên đến 6.885 m, nhưng những ngọn núi này không có băng tuyết.
Bỗng từ một nơi khô cằn, cằn cỗi không sức sống, sa mạc Atacama bỗng nhiên được phủ một tấm thảm bằng hoa tuyệt đẹp, khiến cả một vùng sa mạc rộng lớn biến thành bức tranh nửa mộng nửa thật. Du khách khó lòng tin nổi bởi chỉ mới tháng trước đó cả Atacama chỉ trơ trọi bởi đất đá cằn cỗi.
Ngoài Chile, trên thế giới cũng có 2 quốc gia khác được ghi nhận diễn ra hiện tượng hoa nở trên sa mạc là Mỹ và Australia.
Theo Nguyễn Linh/Kinh tế môi trường
Sắc thu rực rỡ ở Nepal.
Tháng 11 là thời điểm tuyệt vời để đến với đất nước có độ cao trung bình đứng thứ hai thế giới: Nepal. Hàng nghìn người đi bộ trên những cung đường trekking nổi tiếng khắc nghiệt, để được chiêm ngưỡng sắc màu đẹp mê mẩn của rừng cây lá vàng, lá đỏ, trời cao xanh, núi tuyết trắng, nắng mật ong và những ngôi làng nhỏ xinh nơi lưng chừng trời.
Nepal vào thu, những thửa ruộng bậc thang vùng Gandaki mang nhiều nét tương đồng với quang cảnh ở miền núi phía bắc Việt Nam. Chỉ có điều bao quanh chúng là vô số rặng tuyết sơn hùng vĩ.
Là quốc gia nằm trên dãy núi “nóc nhà của thế giới” Himalaya, Nepal thường được biết đến với những hình ảnh đặc trưng là sông băng, núi tuyết. Tuy nhiên, nếu chọn cung trekking đến Annapurna Base Camp ở độ cao 4.130 mét (gọi tắt là ABC) vào khoảng tháng 9 đến tháng 11, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều loại địa hình và hệ động thực vật phong phú.
Mùa mưa vừa kết thúc, để lại bầu trời trong vắt và xanh thăm thẳm. Ban ngày có nắng ấm áp, chỉ ban đêm trên núi cao mới xuống dưới độ âm. Nhiều loại chim, thú nhỏ dễ dàng bắt gặp trong rừng. Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng như cổ tích của những ngôi làng ở Tikhedhunga, Banthanti, Sinuwa, Chomrong... đủ sức xóa tan mọi cơn nhức đầu hay đau cơ của lữ khách trên chặng đường dài.
25 tháng 11 2021
Cây bạch quả 800 tuổi rụng lá vàng rực
Hàn Quốc Cuối thu ở thành phố Wonju, du khách lại được ngắm nhìn cây bạch quả cổ thụ rụng lá phủ vàng cả một khoảng sân rộng.
Cây bạch quả 800 tuổi bắt đầu rụng lá kín khuôn viên xung quanh khiến nơi này như được trải thảm vàng rực rỡ. Bộ ảnh được chụp ngày 11/11 tại làng Bangye-ri, thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, cách thủ đô Seoul khoảng 130 km. Cây cao khoảng 34 m và chu vi tán rộng nhất lên tới 16 m.
Ảnh: ICphoto
Là một trong những loại cây sống lâu và rất phổ biến ở các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, bạch quả còn được gọi là "hóa thạch sống". Cây bạch quả du nhập vào Hàn Quốc lần đầu cùng thời điểm đạo Phật và đạo Khổng của Trung Quốc được truyền bá vào nước này. Cứ vào cuối thu, bạch quả sẽ chuyển màu lá vàng hoàn toàn và rụng dần.
Ảnh: ICphoto
Ở xứ sở kimchi, cây bạch quả thường trồng thành hàng dài trên phố hoặc ở các đình đài vì đến mùa thu lá chuyển màu rất đẹp, ngoài ra cây có thể chống chịu được bệnh tật, côn trùng gây hại và cho bóng mát
Ảnh: ICphoto
Cây bạch quả tại làng Bangye-ri ước tính đã có tuổi đời hơn 800 năm. Cây có nhiều cành cần có trụ chống hỗ trợ, tuy nhiên khi nhìn từ xa các cành nhánh đều tỏa khắp phía đem đến một khung cảnh ấn tượng, đặc biệt vào mùa thu thay lá.
Ảnh: ICphoto
Nhiều câu chuyện dân gian được người làng Bangye-ri kể lại về cây bạch quả lâu năm này. Trong đó có chuyện kể một người đàn ông thuộc tộc người Seongju Lee đã trồng và chăm sóc nó trước khi rời khỏi làng. Câu chuyện khác lại cho rằng một sư thầy bị dân làng chặn trên đường đi sang vùng khác, ông bỏ lại cây gậy rồi rời đi, về sau cây gậy biến thành cây bạch quả. Nhiều người lại tin cây được trồng bởi một con rắn trắng, sinh vật linh thiêng không ai dám đụng tới và dân làng cho rằng mùa màng sẽ bội thu nếu mỗi năm mùa thu đến cây đều rực vàng.
Ảnh: ICphoto
Ở Bangye-ri, người dân coi cây bạch quả cổ thụ như một cây thiêng cần được chăm sóc và bảo vệ. Cây đã được thành phố Wonju công nhận là di tích tự nhiên từ tháng 1/1964. Ảnh: historylibrary
Khánh Trần (Theo Wonju)
Vẻ đẹp tựa thiên đường tại 'cái nôi của mỏ muối cổ nhất thế giới'
Hallstatt, ngôi làng đẹp tựa thiên đường ở nước Áo, xưa kia nổi tiếng nhất là muối. Du khách đến đây thường được mời đến thăm những mỏ muối lâu đời nhất thế giới. Hallstatt có nghĩa là ''người muối''.
Hallstatt xưa kia nổi tiếng nhất là muối. Du khách đến đây thường được mời đến thăm những mỏ muối lâu đời nhất thế giới. Hallstatt có nghĩa là ''người muối'' và nơi này chính là cái nôi của mỏ muối cổ nhất thế giới.
Khang Nhi (Tổng hợp)