Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho biết một viên "kim cương sâu" đặc biệt đã vô tình bọc được một ít davemaoite.
Được đặt theo tên nhà địa vật lý nổi tiếng Ho-kwang (Dave) Mao, khoáng chất này là ví dụ đầu tiên về perovskite canxi silicat áp suất cao (CaSiO3) được tìm thấy trên Trái đất .
Một dạng khác của CaSiO3, được gọi là wollastonite, thường được tìm thấy trên toàn cầu, nhưng davemaoite có cấu trúc tinh thể chỉ hình thành dưới áp suất và nhiệt độ cao trong lớp phủ của Trái đất. Ngược lại sự phân bố của khoáng chất này cũng ảnh hưởng đến lượng nhiệt trong lớp phủ sâu và quyết định cách tái tạo lớp vật chất nằm ở nơi cách bề mặt tới hàng trăm km.
Davemaoite từ lâu đã được kỳ vọng là một khoáng chất quan trọng về mặt địa hóa trong lớp phủ của Trái đất nhưng giới khoa học chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào về sự tồn tại của nó vì nó phân hủy thành các khoáng chất khác khi di chuyển về phía bề mặt và áp suất giảm.
Tuy nhiên, phân tích một viên kim cương được tìm thấy ở Orapa, Botswana, hình thành trong lớp phủ cách bề mặt Trái đất khoảng 660 km, đã tiết lộ một mẫu davemaoite nguyên vẹn bị mắc kẹt bên trong. Do đó, Hiệp hội khoáng vật học quốc tế đã xác nhận davemaoite là một khoáng chất mới.
Theo đó nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Yingwei từ Viện Khoa học Carnegie và nhà khoáng vật học Oliver Tschauner từ Đại học Nevada đã phát hiện ra mẫu davemaoite bằng một kỹ thuật được gọi là nhiễu xạ tia X synctron. Kỹ thuật này tập trung chùm tia X năng lượng cao vào một số điểm nhất định bên trong viên kim cương với độ chính xác cực nhỏ. Mẫu davemaoite bên trong viên kim cương có kích thước chỉ vài micromet (phần triệu mét), vì vậy các kỹ thuật lấy mẫu kém hiệu quả hơn sẽ bỏ sót nó.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra một nửa lượng canxi trong davemaoite đã được thay thế bằng các nguyên tố khác, chủ yếu là kali. Có thể chính điều này đã giúp cấu trúc đặc biệt của davemaoite được bảo tồn trong chuyến hành trình xuyên lòng đất, ngoài độ bền chắc của lớp vỏ kim cương.
Các nhà khoa học còn đưa ra giả thuyết, khoáng chất này có thể chứa các nguyên tố vi lượng khác, bao gồm uranium và thorium, giải phóng nhiệt thông qua phân rã phóng xạ. Do đó, davemaoite có thể giúp tạo ra một lượng nhiệt đáng kể trong lớp phủ.
Minh Hoa (t/h theo Người Lao Động, Tiền Phong)
7 trải nghiệm bầu trời hiếm gặp bạn chỉ có thể quan sát ở Úc.
Dưới đây là những trải nghiệm về bầu trời bạn có thể nhìn thấy ở đất nước chuột túi xinh đẹp.
1. Mây hình ống
Ở vịnh Carpentaria xuất hiện những đám mây hình ống cuộn qua như những con rắn uốn lượn. Những đám mây cao tới 2km và dài khoảng 1km, di chuyển với tốc độ 60km/h. Đây là hiện tượng hiếm thấy ở các nơi khác trên thế giới.
2. Hiện tượng Min Min
Min Min là hiện tượng ánh sáng xuất hiện ở vùng hẻo lánh của Úc. Ánh sáng có hình cầu mờ ảo giống như một đàn ong bay lơ lửng trên mặt đất. Bình thường nó có màu trắng, nhưng đôi khi có màu khác như xanh dương hoặc vàng. Các “mảnh” ánh sáng hình cầu có thể chia đôi và đi theo các hướng khác nhau. Một số thổ dân tin rằng, chúng là linh hồn của những người đã khuất và không nên đi theo.
Có người cho rằng Min Min chỉ là hình ảnh ảo giác, chúng có thể là những côn trùng phát sáng sinh học.
3. Ảo ảnh trên đồng bằng Nullarbor
Những người lái xe băng qua đồng bằng Nullarbor thường nhìn thấy ảo ảnh. Mặt trời sa mạc làm nóng cát, làm nóng không khí ngay trên nó. Không khí nóng bẻ cong các tia sáng và phản chiếu bầu trời.
4. Cầu thang lên mặt trăng
Broome ở Tây Úc là nơi có Cầu thang lên Mặt trăng, một ảo ảnh quang học xảy ra vào những đêm khi trăng tròn mọc trên các bãi triều lộ ra của vịnh Roebuck. Ánh trăng phản chiếu lên các bãi bồi nên chúng xuất hiện như những thanh phát sáng.
5. Ngắm nhìn bầu trời mới
Ngắm nhìn bầu trời từ Úc, bạn sẽ được khám phá 1 chân trời mới. Bạn có thể nhìn thấy các cụm sao, chẳng hạn như Alpha Centauri và Proxima Centauri, Omega Centauri (cụm sao lớn nhất có thể nhìn thấy trên bầu trời), tinh vân Coalsack và hai thiên hà, đám mây Magellanic lớn và nhỏ. Úc đối diện với Dải Ngân hà, vì vậy những người ngắm sao có thể nhìn thấy số lượng sao nhiều hơn 100 lần so với ở Bắc bán cầu.
6. Công viên bầu trời tối đầu tiên ở Nam bán cầu
Giống như vườn quốc gia Joshua Tree và Jasper (Canada), vườn quốc gia Warrumbungle là công viên bầu trời tối được chỉ định bởi Hiệp hội Bầu trời tối quốc tế. Warrumbungle là khu bảo tồn bầu trời tối đầu tiên ở Nam Bán cầu và cách Sydney 6 giờ lái xe về phía đông bắc.
Ở đây, bạn sẽ được tham quan Đài quan sát Siding Spring, cơ sở nghiên cứu thiên văn quang học lớn nhất của Úc và là nơi đặt kính viễn vọng Anh-Úc, kính thiên văn quang học lớn nhất ở Úc. Kính thiên văn cao bốn tầng thậm chí có thể hiển thị chuẩn tinh (khí xoay quanh một lỗ đen siêu lớn) cách xa tới 12 tỷ năm ánh sáng.
Vào ban ngày, Siding Spring Exploratory tổ chức các cuộc triển lãm thiên văn học miễn phí. Bạn sẽ được xem kính thiên văn, đọc và khám phá về lịch sử của nó.
7. Khám phá mặt trăng tại mạng lưới giám sát Không gian sâu NASA
Trên thế giới có 3 trạm nhận được tín hiệu cho cuộc khám phá mặt trăng năm 1969: Goldstone ở California, Honeysuckle Creek (Úc) và Đài thiên văn Parkes (Úc).
Tại Honeysuckle Creek, bạn có thể xem những hình ảnh mới nhất từ hệ mặt trời, xem mô hình tàu vũ trụ, tìm hiểu các phi hành gia ăn gì tại Trạm vũ trụ quốc tế và xem một mảnh đá mặt trăng 3,8 tỷ năm tuổi. Đặc biệt ở đây mở cửa tự do cho du khách.
Ở trung tâm New South Wales, hãy ghé thăm Đài thiên văn Parkes, còn được gọi thân mật là “The Dish”. Bề mặt lớn của nó làm cho kính thiên văn có độ nhạy cao trong việc tìm kiếm các sao xung và các sao neutron quay nhanh. Kính viễn vọng Parkes đã tìm thấy một nửa trong số hơn 2.000 sao xung.
The Dish được biết đến nhiều nhất với việc chuyển tiếp các hình ảnh truyền hình trực tiếp về bước chân đầu tiên của Neil Armstrong và Buzz Aldrin trên Mặt trăng.
Kho báu lớn nhất thế giới trị giá hơn 20 tỉ USD sắp lộ diện?
Theo tờ New York Post , một nhóm săn lùng kho báu có thể đang tiến rất gần đến “kho báu lớn nhất thế giới” trị giá hơn 20 tỉ USD (453.000 tỉ đồng).
Nhóm có tên là “Temple Twelve” từ năm 1987 đã tìm kiếm kho báu Lemminkainen, ở Phần Lan, được cho là chứa nhiều vàng, trang sức và nhiều vật chế tác khác. Nếu được tìm thấy, đó sẽ là kho báu lớn nhất từ trước đến nay.
Các thành viên trong nhóm đã trải qua những mùa hè săn lùng kho báu, làm việc khoảng 6 giờ mỗi ngày và không nghỉ ngơi ngày nào trong suốt tuần.
Kho báu được cho là chứa khoảng 50.000 viên đá quý như hồng ngọc, lam ngọc, kim cương và ngọc lục bảo. Bên cạnh đó còn có khoảng 1.000 đồ chế tác có niên đại hàng ngàn năm và nhiều tượng vàng 18 carat.
Thành viên của nhóm gồm những người từ khắp nơi trên thế giới như Nga, Úc, Mỹ, Thụy Điển, Na Uy, Đức và Hà Lan đến để tham gia tìm kiếm.
Theo tác giả Carl Borgen, người từng mô tả cuộc sống của những người săn lùng và kho báu trên trong quyển Temporarily Insane, cho biết việc tìm kiếm đã có tiến triển đáng kể và các thành viên đang rất nôn nao về những tháng sắp tới.
Sự tồn tại của kho báu được ghi nhận vào năm 1984 khi chủ đất là ông Ior Bock cho biết gia đình ông là hậu duệ của Lemminkainen, nhân vật trong thần thoại Phần Lan.
Ông Bock nói rằng kho báu đã được các phiến đá chắn lại từ thế kỷ thứ 10 để bảo vệ. Người đàn ông này bị liệt tứ chi sau khi bị đâm vào tháng 6.1999 và bị các cựu trợ lý sát hại vào năm 2010, nhưng cuộc săn lùng kho báu vẫn tiếp diễn.
Kho báu được cho là nằm dưới một ngôi đền ở Sipoo. Lần cuối kho báu được bổ sung được cho là vào năm 987, khi gian phòng và lối vào bị lấp kín và che giấu.
Nhiều cuộc săn lùng được tiến hành trong 3 thập niên qua, liên quan hơn 100 chuyên gia trên thế giới. Nhóm Temple Twelve cho rằng họ chỉ cách kho báu vài mét và có thể phát hiện vào mùa hè tới.
Ban đầu, nhóm bắt đầu khai quật vào năm 1987 với 24 người gồm 12 đàn ông và 12 phụ nữ. Đến nay, nhóm săn lùng kho báu này chỉ còn 2 cựu thành viên bên cạnh những người mới. Trong năm tới, dự kiến họ sẽ trở lại khu vực vào tháng 5 và bắt đầu làm việc tại đó vào tháng 9.
Theo Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét