AUSTRALIAHàng triệu cua đỏ tiến về biển để đẻ trứng trong cuộc di cư hàng năm, biến cả đảo Giáng sinh thành màu đỏ rực.
Hơn 50 triệu con cua đỏ thực hiện hành trình từ rừng rậm tới ven biển ở đảo Giáng sinh phía tây bắc bang Tây Australia. Người dân địa phương và du khách thường chia sẻ nhiều hình ảnh ghi lại một trong những cuộc di cư lớn nhất của động vật trên hành tinh khi những con cua biến cả hòn đảo thành màu đỏ. Cua đỏ bò khắp mặt đường, cầu, đá và dọc các dòng suối để tới điểm sinh sản kịp thời. Chúng thậm chí xuất hiện ở một số địa điểm kỳ lạ như vách đá và trung tâm thành phố.
Nhân viên bảo tồn trên đảo mất vài tháng chuẩn bị cho cuộc di cư bằng cách xây dựng những cây cầu đặc biệt dành cho cua và rào chắn tạm thời. Tiến sĩ Tanya Detto, điều phối viên chương trình loài xâm hại ở đảo Giáng sinh, cho biết vùng đất này chưa bao giờ có nhiều cua di cư như vậy từ năm 2005. Ông và cộng sự dành nhiều thời gian sắp xếp cầu và rào chắn để giúp cua đỏ di chuyển an toàn tới vịnh Flying Fish.
Theo Detto, dù chuyên gia trên đảo có thể dự đoán tuyến đường đàn cua sẽ đi, lộ trình vẫn thay đổi đôi chút mỗi năm. Vài con cua bị mắc kẹt khi bò qua những tòa nhà ba tầng hoặc rơi xuống từ vách đá vôi, nhưng phần lớn đều sống sót. Mùa di cư thường bắt đầu khi cơn mưa đầu tiên của mùa mưa trút xuống vào tháng 10 hoặc 11. Cua đực sẽ rời khỏi hang và tiến về bãi biển, đem theo cua cái trên đường.
Thời gian chính xác và tốc độ di cư được quyết định bởi pha Mặt Trăng. Năm nay, các chuyên gia dự đoán đàn cua sẽ đẻ trứng vào ngày 29 hoặc 30/11. Những con cua biết chính xác khi nào cần rời khỏi hang để tới bãi biển kịp thời nhằm đẻ trứng thuận lợi nhất. Mỗi con cua cái sẽ đẻ 100.000 quả trứng xuống Ấn Độ Dương trong 5 - 6 đêm liên tục suốt đợt di cư. Một tháng sau, cua đỏ con quay trở lại bờ để thực hiện hành trình trở về khu rừng nhiệt đới trên đảo. Tuy nhiên, đa số ấu trùng sẽ bị ăn bởi cá, cá đuối và cá mập voi rình sẵn ở vùng biển xung quanh.
Bianca Priest, quản lý đảo Giáng sinh chia sẻ sự kiện tự nhiên này diễn ra trên đảo mỗi năm. Vườn quốc gia đảo Giáng sinh đã dựng hàng kilomet rào chắn tạm thời, biển hướng dẫn và phong tỏa những con đường để bảo vệ hàng triệu con cua.
An Khang (Theo Mail)
Giải mã bí ẩn về loài động vật vỏ sắt, sống trong “địa ngục” núi lửa nóng nhất thế giới
Tên khoa học của loài động vật này là Chrysomallon squamiferum, nhưng bạn có thể gọi nó là ốc núi lửa. Đôi khi, nó còn được gọi ốc chân vảy hoặc tê tê biển. Dù tên gọi là gì, thì loài động vật nhỏ bé này có lẽ là loài cứng rắn nhất, nó sống ở những phần sâu nhất của một số miệng núi lửa dưới nước nóng nhất thế giới, nhờ lớp vỏ bằng sắt sunfua (FeS) giúp duy trì sự sống trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Và gần đây, lần đầu tiên trong lịch sử, bộ gien của ốc núi lửa đã được các nhà khoa học giải trình tự - giải quyết những gì từng là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới khoa học.
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001, ốc núi lửa ban đầu được gọi là “gastropod chân vảy” (gastropod là động vật lớp Chân bụng), một cái tên mà hầu hết giới khoa học vẫn gọi nó cho đến ngày nay.
Vào thời điểm phát hiện ban đầu, tạp chí Science cho rằng nó chỉ là một phần của quần xã sinh vật ở Ấn Độ Dương. Tạp chí này cũng tuyên bố rằng chúng tập trung xung quanh cái gọi là “miệng phun thủy nhiệt” của Ấn Độ Dương. “Ngôi nhà” nổi bật đầu tiên của ốc núi lửa được gọi là miệng phun thủy nhiệt Kairei, còn “ngôi nhà” thứ hai được gọi là được gọi là miệng phun Solitaire, cả hai đều nằm dọc theo Mạch Trung Ấn.
Sau đó, loài ốc sên này cũng được tìm thấy gần các miệng phun thủy nhiệt ở Longqi, thuộc Mạch Tây Nam Ấn Độ. Nhưng bất kể bạn tìm thấy những sinh vật nhỏ bé này ở vùng nào, chúng đều chỉ tập trung ở Ấn Độ Dương, cách mặt nước khoảng 2,5km.
Và đó không phải là tất cả những gì kỳ lạ về loài ốc này. Các miệng phun thủy nhiệt có nhiệt độ lên tới gần 400 độ C, đòi hỏi ốc núi lửa phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp. Theo tạp chí Smithsonian, trong quá trình tiến hóa, chúng đã phát triển các biện pháp bảo vệ cần thiết cho bản thân. Ốc núi lửa hút sắt sunfua từ môi trường để phát triển một “bộ áo giáp” bảo vệ phần mềm bên trong của nó.
Smithsonian cũng lưu ý rằng sinh vật này lấy thức ăn từ vi khuẩn, xử lý trong một tuyến lớn, thay vì “ăn” theo nghĩa truyền thống.
Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu sâu hơn điều gì khiến sinh vật quý hiếm này trở nên nổi tiếng. Và vào tháng 4/2020, họ đã có câu trả lời.
Giải mã DNA của ốc núi lửa
Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) đã giải mã bộ gien của ốc sên núi lửa lần đầu tiên trong lịch sử.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có 25 yếu tố sao chép mã di truyền đã giúp loài ốc núi lửa tạo ra lớp vỏ đặc biệt của nó từ sắt.
Tiến sĩ Sun Jin, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng một gien, được đặt tên là MTP 9 - protein dung nạp kim loại – đã cho thấy sự gia tăng gấp 27 lần các cá thể có khoáng chất sắt sunfua so với gien không có.
Khi các ion sắt trong môi trường của ốc núi lửa phản ứng với lưu huỳnh trong vảy của chúng, sắt sunfua được tạo ra và tạo nên màu đặc biệt cho loài vật này.
Cuối cùng, trình tự bộ gien của ốc núi lửa đã cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết độc đáo về cách vật liệu vỏ sắt của chúng có thể được con người ứng dụng trong tương lai, chẳng hạn như ý tưởng về chế tạo áo giáp bảo vệ tốt hơn cho binh sĩ ngoài chiến trường.
Nguy cơ tuyệt chủng
Tuy nhiên, những sinh vật có sức sống tuyệt vời này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất.
Năm 2019, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã xếp loài ốc núi lửa vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của loài này đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Mặc dù ốc núi lửa vẫn rất sung mãn ở miệng phun thủy nhiệt Longqi, số lượng của chúng lại đang giảm mạnh ở những nơi khác.
Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của ốc núi lửa là nạn khai thác quá mức ở biển sâu. Tài nguyên khoáng sản sunfua đa kim - hình thành rất nhiều gần nơi cư trú của ốc núi lửa - được đánh giá cao vì có nồng độ lớn các kim loại quý, bao gồm đồng, bạc và vàng. Và do đó, sự tồn tại của những loài động vật kỳ lạ này liên tục bị đe dọa do việc khai thác sunfua đa kim làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
Cho đến nay, ốc núi lửa là sinh vật sống duy nhất được biết đến có chứa sắt trong lớp giáp ngoài, khiến nó trở thành một loài động vật lớp Chân bụng (Gastropod) đặc biệt.
Theo Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Allthatsinteresting)
Ngỡ ngàng với sắc màu “độc lạ” của các dòng sông trên thế giới
Sông Caño Cristales, Colombia. |
Sông Cano Cristales Colombia hay còn được gọi là dòng sông cầu vồng vì màu sắc rực rỡ hiếm có khó tìm của nó, kết hợp hài hòa với phong cảnh hùng vĩ của khu vực lân cận làm nên sức hút cùng sự quyến rũ du khách bốn phương.
Các giả thuyết về màu xanh ngọc lam của sông được nhiều cộng đồng nghiên cứu đưa ra. Nhưng chưa ai có thể đưa ra bằng chứng thuyết phục cho hiện tượng thiên nhiên độc đáo này. |
3. Sông Hoàng Hà, Trung Quốc
Hoàng Hà vẫn được biết đến như một trong những dòng sông kỳ vĩ và nguyên sơ nhất của Trung Quốc. Tên gọi dòng sông xuất phát từ màu nước vàng của con sông là do phù sa mà nó mang theo.
Màu nước của nó có màu tương tự như màu trà đặc, đây là màu đặc trưng của nó. Màu tối của sông là từ axit humic do sự phân hủy hoàn toàn của thảm thực vật chứa phenol từ cát phân cắt. |
5. Sông Drina, Serbia
Nó cũng là một trong những con sông đẹp nhất ở Serbia. Trong thời cổ đại, nó được gọi là Drinos và người ta đặt tên nó là Zelenika hay Zelenka (trong tiếng Serbia có nghĩa là màu xanh lá cây) dựa theo màu nước của nó. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét