Hồ Attabad và vẻ đẹp như vẽ nên từ truyện cổ tích
Pakistan là một đất nước sở hữu khánhiều hồ nước đẹp, như hồ Borith nằm ở độ cao 2.600 m so với mực nước biển, hay hồ sông băng Passu giữa núi non trùng điệp… Nhưng ít có hồ nào chứa trong nó cả vẻ đẹp và sự tan hoang nhưhồ Attabad.
Hồ Attabad hay còn được biết đến với tên gọi là Hồ Gojal,là một hồ nước được hình thành vào tháng 1 năm 2010 bởi một vụ sạt lở đất. Hồ nước này nằm ở Gojal, một vùng thung lũng phía Bắc Pakistan.
Với những dãy núi trùng điệp và màu nước xanh huyền hoặc độc đáo, hồ Attabad trở thành một trong những hồ nước đẹp nhất ở đất nước này.Sắc xanh tuyệt đẹp của hồ như hòa cùng nền trời, tạo nên bức họa thiên nhiên tuyệt mỹ. Nằm nép mình giữa những dãy núi Karakoram hùng vĩở miền bắc Pakistan, hồ Attabad hiện là hồ lớn nhất ở vùng Gilgit-Baltistan này.
Chạy dọc theo thung lũng hẹp như một “con rắn” màu xanh lam, hồ Attabad như một nét điểm xuyết cho vẻ đẹp ngoạn mục của thung lũng Gilgi và sông Hunza. Xung quanh đó cũng là hàng chục hồ trên núi màu xanh lam tuyệt đẹp.
Không gian non nước tạo nên vẻ đẹp ngoạn mục cho thung lũng Gilgit, trở thành sức hút mới đối với khách du lịch khi tới Pakistan. Người dân bắt đầu xây dựng khách sạn và nhà nghỉ xung quanh hồ, với nhiều hoạt động giải trí khác nhau như chèo thuyền, câu cá…
Kỳ quan sinh ra từ thảm họa
Ngày nay, Attabad là một điểm đến yêu thích của du khách khi ghé thăm Pakistan. Thế nhưng đằng sau vẻ đẹp và sắc xanh tuyệt diệu ấy lại là một sự thật đau thương.
Ngày 04/01/2010, một vụ lở đất kinh hoàng đã xảy ra tại ngôi làng Attabad ở Gilgit-Baltistan. Vụ sạt lở khiến ít nhất 20 người tử vong, 6.000 người tại các ngôi làng ở thượng nguồn sông phải di dời và chặn dòng chảy của sông Hunza trong 5 tháng. Hơn 19km của đường cao tốc Karakoram đã bị ngập trong nước. Khu vực thoát nước của sông Hunza bị phá hủy. Dòng nước vì thế nhanh chóng bị chặn lại và đạt đến độ sâu tối đa. Hồ Attabad với chiều dài khoảng 21km và sâu hơn 100m đã ra đời từ thảm họa đó.
Thảm họa Attabad đã nhấn chìm bốn ngôi làng, Ainabad, Shishkat, Gulmit và Gulkin. Các vườn táo với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, các di tích Phật giáo, nhà thờ Hồi giáo, đền đài và những ngôi nhà gỗ được chạm khắc tỉ mỉ đều bị trôi theo dòng nước. Quân đội đã sơ tán người dân địa phương, di chuyển họ đến các thung lũng khác.
5 năm sau thảm họa, đường cao tốc Karakoram được chuyển hướng dọc theo bờ hồ. Cuộc sống người dân cũng từ đó trở lại nhịp sống thường nhật. Một số khách sạn, nhà nghỉ mọc lên xung quanh hồ. Các hoạt động giải trí cũng dần nhiều lên, từ chèo thuyền, ván trượt phản lực, thể thao dưới nước hay câu cá trên hồ… Ngày nay, hồ Attabad được du khách trên khắp thế giới lui tới để ngắm nhìn một kỳ quan đặc biệt do bàn tay của thiên nhiên tạo ra.
Để tới được thung lũng Hunza, du khách có thể bắt chuyến bay tới Islamabad, thủ đô của Pakistan. Từ đây, khách có thể chọn chuyến bay thẳng tới sân bay Gilgit và lái xe 2-3 tiếng tới thung lũng. Có nhiều dịch vụ cho thuê xe ở đó. Ngoài cách trên, ngồi xe khách 24 tiếng cũng là cách tới thung lũng. Du khách có thể vừa ngắm được cảnh đẹp trên hành trình của mình.
Bí ẩn trăm năm về “ngọn lửa vĩnh cửu” không bao giờ tắt dù nằm ngay dưới thác nước, giới khoa học đưa ra giải thích ngạc nhiên
"Ngọn lửa vĩnh cửu" phá vỡ mọi định luật vật lý, quanh năm suốt tháng đều không thể dập tắt có thể ẩn chứa rất nhiều điều thú vị về thiên nhiên và tạo hóa.
Con người cũng không thể dập được ngọn lửa âm ỉ này
"Ngọn lửa vĩnh cửu" đã được người dân bản địa tôn thờ trong suốt hàng trăm năm và coi như là một hiện thân của thần linh, sự trường tồn. Có lời đồn tâm linh kể rằng ngọn lửa này chỉ bị dập tắt khi trái đất trải qua một đại họa diệt chủng. Vì thế, chừng nào ngọn lửa còn cháy thì những điều tốt đẹp vẫn còn. Đến thời hiện đại, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã cố gắng lý giải hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này.
Mãi đến năm 2013, một cuộc nghiên cứu lớn đến từ nhóm nghiên cứu của Đại học Indiana (Mỹ) được dẫn đầu bởi giáo sư Arndt Schimmelmann đã giải thích được rất nhiều điều về ngọn lửa nổi tiếng dù vẫn chưa thể bật mí hoàn toàn 100% phép màu của nó.
Ngọn lửa nhỏ đã trở thành một biểu tượng tâm linh và thu hút khách du lịch
Thực chất, hiện tượng ngọn lửa bất tử cháy mãi với thời gian có tồn tại ở một số nơi khác trên thế giới. Những ngọn lửa này đều nằm ở trên những tảng đá đất sét cổ, nhiệt độ cực cao và có nguồn khí gas tự nhiên tích tụ trong lòng đất. Vì vậy, chúng giống như ngọn đuốc và mãi được cấp nguyên liệu nhờ khí gas ẩn dưới đất đá.
Tuy nhiên, "ngọn lửa vĩnh cửu" ở New York lại không đáp ứng các điều kiện như vậy. Kết quả đo đạc cho thấy những tảng đá nằm dưới ngọn lửa ở đây không đủ nóng để tạo ra phản ứng này. Chúng chỉ có nhiệt độ tương đương với một tách trà nóng mà thôi. Hơn nữa, cấu tạo của những phiến đá không giống với những phiến đất sét.
Bí ẩn về ngọn lửa đặc biệt có thể giúp ích rất nhiều cho ngành địa chất và khai thác tài nguyên
Dẫu vậy, các nhà khoa học khẳng định phía dưới ngọn lửa vẫn là một nguồn khí gas đốt tự nhiên nhưng mang những tính chất đặc biệt khác thông thường. Các cuộc nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng khí gas rò rỉ ở quanh khu vực ngọn thác chứa tỷ lệ etan và propan cao đột biến. Rất có thể trong vùng đất này tồn tại một mỏ khí gas khổng lồ ẩn sâu khoảng 400 mét dưới lòng đất. Các nhà địa chất hiện tại vẫn đang tích cực khám phá và nghiên cứu nguồn gas khổng lồ này. Nhiều người tin rằng nếu bí mật về "ngọn lửa vĩnh cửu" được giải mã thì con người sẽ tìm ra cách khai thác khí gas tự nhiên dưới các vùng đất đá một cách hiệu quả hơn.
Nguồn: Discovery
Loài cá có thể sống tới 200 năm tuổi
Nghiên cứu mới của Đại học California, Berkeley, phát hiện cá quân có thể sống hàng trăm năm nhờ sở hữu nhiều gene giúp kéo dài tuổi thọ.
Một số động vật có tuổi thọ dài hơn hẳn những loài cá khác. Trong khi cá bống lùn chỉ tồn tại chưa tới 10 tuần, cá mập Greenland có thể sống hơn 500 năm. Để tìm hiểu cơ chế di truyền của lão hóa, một nhóm nhà sinh vật học ở Đại học California (UC), Berkeley chọn cá quân. Phân bố ở vùng biển ven bờ từ California, Mỹ, tới Nhật Bản, cá quân là một họ cá sặc sỡ gồm hơn 120 loài trong chi Sebastes. Một số loài trong số đó chỉ sống 10 năm trong khi những loài khác như cá quân rougheye có thể sống hơn 200 năm.
Tuổi thọ đa dạng của cá quân cung cấp thông số hoàn hảo để phân tích cơ chế di truyền phía sau, theo nhà sinh vật học Peter Sudmant ở UC Berkeley. Trong nghiên cứu công bố hôm 11/11 trên tạp chí Science, Sudmant và cộng sự kiểm tra hệ gene của 88 loài cá quân và xác định 137 gene giúp tăng cường tuổi thọ.
Kích thước và môi trường sống là những yếu tố góp phần quyết định tuổi thọ của cá. Các nhà khoa học phát hiện loài vật lớn hơn thường có lợi thế giúp kéo dài tuổi thọ bởi chúng trao đổi chất chậm hơn và ít bị động vật ăn thịt đe dọa hơn. Tương tự, môi trường lạnh có thể làm chậm trao đổi chất ở động vật. Ví dụ, nước lạnh giúp cá mập Greenland sống hàng thế kỷ.
Bằng cách so sánh hệ gene của cá quân có tuổi thọ ngắn và dài, nhóm nghiên cứu có thể nhận biết những gene giúp chúng sống lâu. Chẳng hạn, cá quân sống lâu năm có nhiều gene chịu trách nhiệm sửa chữa ADN bị tổn thương. Sudmant và cộng sự cũng nhận thấy các loài sống lâu có gene phụ trách điều tiết insulin. Một nhóm gene khác gọi là butyrophilin, kiểm soát hệ miễn dịch của cá quân. Theo Sudmant, các gene tương tự có vai trò ức chế viêm nhiễm ở người đang lão hóa.
Tuổi thọ dài là điều thiết yếu đối với vài loại cá quân, theo Sabrina Beyer, nhà sinh thái học chuyên nghiên cứu cá ở Đại học California, Santa Cruz. Chúng có thể mất hàng thập kỷ để đạt đến tuổi sinh sản và rất ít ấu trùng của chúng sống sót tới thời kỳ trưởng thành. Để bù lại những bất lợi đó, cá quân cái cần đẻ lượng ấu trùng cực lớn mỗi năm. Đó là nguyên nhân cá quân cần đạt kích thước lớn, sống lâu và đẻ thật nhiều ấu trùng chất lượng cao.
An Khang (Theo Scientific American)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét